Nhân Vật
TÀI – TAI_THÁI DOÃN HIỂU
Không một thiên tài nào là không bị bức hại
VONTER
Lê Ngô Cát ngồi Tri huyện Thất Khê đã được mấy niên.
Ông huyện trẻ không thấy non nước Cao Bằng thơ mộng như trong ca dao ai đó từng nỉ non tủi hờn “Nàng về nuôi cái cùng con – Để cho anh trẩy nước non Cao Bằng”, mà chỉ thấy từng giải rừng thiêng chập chùng hoang vắng, suối reo róc rách, chim hót líu lo, mang hoẵng tác váng thung ghê rợn cả hoàng hôn. Có chăng nét gợi cảm đến rưng lệ là thành quách nhà Mạc trơ gan cọ mãi với nắng mưa năm tháng như một thoáng hoài cổ mơ hồ. Mấy lần bệnh sốt nước ngã nước quái ác quật ông xuống hành cho trụi lủi râu tóc. Lê Ngô Cát phập phồng sống trong tâm trạng buồn nhớ quê nhà, bất đắc chí vì cuộc đời này đầy rẫy bất công !
Cao Bằng là u tì quốc dành riêng cho những người như loại ông có tài nhưng không chịu luồn cúi và chẳng biết đứng về phe phái nào hết.
Một sáng thăng đường (Mậu Ngọ, Tự Đức thứ 11, năm 1858), liền có chiếu chỉ của vua Tự Đức triệu ông về Huế. Ông tức tốc lên đường ngay. Mừng lo lẫn lộn khôn xiết. Không biết số phận mình sẽ ra sao đây ?
Đến kinh, Cát vào thẳng Đại Nội bái mạng vua. Tự Đức phán :
- Trẫm biết rõ tài khanh nên phong cho khanh chức Hàn lâm viện Biên tu và giao Quốc sử quán cho khanh đó. Khanh hãy vì trẫm mà san định lại lịch sử nước nhà cho tử tế ?
Lê Ngô Cát rập đầu :
- Muôn tâu, thần xin phụng mệnh.
Thế là từ đó cuộc sống đế đô bắt đầu : ơn vua lộc nước, áo mão xênh xang, ăn trắng mặc trơn. Ngày ngày, ngồi ở Quốc sử quán, Các lục lọi bí thư các sắp xếp chỉnh lý tài liệu, xắn cao tay áo viết tiếp lịch sử thời vua Lê chúa Trịnh đến hết thời Lê Chiêu Thống, rồi vắt qua đương triều. Cát viết miệt mài ngày đêm, hết tháng này sang tháng khác, hết năm này qua năm kia – viết theo lệnh của đức vua ! Dĩ nhiên, ăn cơm chúa phải múa… thành ra cái gì của triều Nguyễn cũng phải hay phải đẹp. Sự nghiệp cát cứ Nam Hà của chúa Nguyễn là chính danh, thuận lẽ trời, hợp lòng người, Còn những gì ở phía bên kia nhà Tây Sơn đều là ngụy tặc, xấu xa đáng căm ghét phỉ nhổ, Cát nhúng bút vào hắc ín bôi đen tuốt. Còn Nhân Dân ? – Nhân Dân ư ? Ồ, họ chỉ là đám đông mù quáng trong tay một nhúm người có thiên mệnh chỉ lối đưa đường cho lịch sử.
Cặm cụi mấy năm, năm 1860, Cát hoàn thành bộ sách. Sách dâng lên vua. Thật là độc đáo : toàn bộ lịch sử nước nhà được gói gọn trong 3.774 câu lục bát khá uyển chuyển, một bộ sử diễn ca bằng thơ ! Tự Đức ngự đọc, rất hài lòng “Khanh đã làm trúng ý trẫm”.
Cát viết thế chỉ vì tùy thời và chiều vua. Tu chùa nào phải tụng kinh chùa ấy, Vả, Cát cũng ngã lòng buông xôi chữ tiết. Mỗi khi nghĩ tới Cao Bằng, Cát hãy còn rùng mình, sởn ốc. Ngòi bút của Cát chỉ sáng bừng lên khi viết về những cuộc chiến tranh chống xâm lăng huy hoàng của dân tộc, nó mang hơi thở sử thi cổ đại đầy tráng khí khi Cát dành cho cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng chống quân Nam Hán, ba lần đánh tan quân Nguyên Mông của vua tôi nhà Trần, cuộc kháng chiến mười năm nằm gai nếm mật của Lê Lợi – Nguyễn Trãi. Ngòi bút của Cát bừng bừng nộ khí khi tả hành động tội ác trời không dung đất không tha của quân cướp nước. Cát châm biếm sâu cay những kẻ rước voi về giày mả tổ, những kẻ ích kỷ phản nước hại nòi. Cái hay của văn là khi nó nói được những thực chất của lòng mình, mọi lời dối trá chẳng lòe được ai. Ta hãy nghe ông nói một đoạn về bà Triệu :
Vú dài ba thước dắt lưng
Cưỡi voi đánh trống trong rừng bước ra
Cũng toan gánh vác sơn hà
Cho Ngô biết mặt đàn bà nước Nam !
Tự Đức – vẫn ông vua hay chữ ấy ngự lãm đến đoạn này đã vỗ đùi cười ha hả, khuyên tròn rồi phết một sổ thật dài vào cạnh, tiện bút chữa chữ “cũng toan” thành “ghé vai”, rồi quay ra xởi lởi với đám quần thần :
- Ba thước vú ! Đàn bà vú vê chi dài dữ khiếp rứa. Thế còn bọn đàn ông nước Nam chết rấp mô cả mà chỉ còn đàn bà con gái đánh giặc làm cho bọn Ngô thấy mặt anh thư của nước Việt thôi sao ?
Tự Đức cười, bá quan văn võ cười theo. Nhà vua cho gọi sử gia Lê Ngô Cát vào, ban thưởng cho Cát một tấm lụa với hai đồng tiền ngự bằng bạc !
Nghe tin vui, các bạn hữu nườm nượp đến tận quý xá mừng đòi tác giả bộ Đại Nam quốc sử diễn ca phải có rượu khao. Mọi người chúc tụng hỉ hả. Cát lâng lâng trong khoái cảm công thành danh toại .
Khi rượu đã ngà ngà, một bạn hứng chí đòi chủ nhân phải có thơ tức sự về việc vua ban “lộc”, Cát bèn ngất nga ngất ngưởng đọc :
Vua khen thằng Cát có tài
Ban cho cái khố với hai đồng tiền !
Ít lâu sau, đùng một cái, Lê Ngô Cát nhận chiếu chỉ thăng Án sát kiêm Tán dương Quân vụ Cao Bằng. Lệnh phải lên ngay !
Mãi về sau, ông mới vỡ nhẽ: hai câu thơ của ông đã đến tai Tự Đức. Ui chao, bệnh do mồm ăn vào, tai vạ do mồm nói ra. Đức kim thượng cho ông có ý xỏ ngọt vua keo kiệt (cho một tấm lụa đủ thửa cái khố và hai đồng tiền công may) nên đã “biếm” ông “trẩy” trở lại “non nước Cao Bằng” cho bõ ghét !
http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2013/05/14/tai-tai/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
TÀI – TAI_THÁI DOÃN HIỂU
Không một thiên tài nào là không bị bức hại
VONTER
Lê Ngô Cát ngồi Tri huyện Thất Khê đã được mấy niên.
Ông huyện trẻ không thấy non nước Cao Bằng thơ mộng như trong ca dao ai đó từng nỉ non tủi hờn “Nàng về nuôi cái cùng con – Để cho anh trẩy nước non Cao Bằng”, mà chỉ thấy từng giải rừng thiêng chập chùng hoang vắng, suối reo róc rách, chim hót líu lo, mang hoẵng tác váng thung ghê rợn cả hoàng hôn. Có chăng nét gợi cảm đến rưng lệ là thành quách nhà Mạc trơ gan cọ mãi với nắng mưa năm tháng như một thoáng hoài cổ mơ hồ. Mấy lần bệnh sốt nước ngã nước quái ác quật ông xuống hành cho trụi lủi râu tóc. Lê Ngô Cát phập phồng sống trong tâm trạng buồn nhớ quê nhà, bất đắc chí vì cuộc đời này đầy rẫy bất công !
Cao Bằng là u tì quốc dành riêng cho những người như loại ông có tài nhưng không chịu luồn cúi và chẳng biết đứng về phe phái nào hết.
Một sáng thăng đường (Mậu Ngọ, Tự Đức thứ 11, năm 1858), liền có chiếu chỉ của vua Tự Đức triệu ông về Huế. Ông tức tốc lên đường ngay. Mừng lo lẫn lộn khôn xiết. Không biết số phận mình sẽ ra sao đây ?
Đến kinh, Cát vào thẳng Đại Nội bái mạng vua. Tự Đức phán :
- Trẫm biết rõ tài khanh nên phong cho khanh chức Hàn lâm viện Biên tu và giao Quốc sử quán cho khanh đó. Khanh hãy vì trẫm mà san định lại lịch sử nước nhà cho tử tế ?
Lê Ngô Cát rập đầu :
- Muôn tâu, thần xin phụng mệnh.
Thế là từ đó cuộc sống đế đô bắt đầu : ơn vua lộc nước, áo mão xênh xang, ăn trắng mặc trơn. Ngày ngày, ngồi ở Quốc sử quán, Các lục lọi bí thư các sắp xếp chỉnh lý tài liệu, xắn cao tay áo viết tiếp lịch sử thời vua Lê chúa Trịnh đến hết thời Lê Chiêu Thống, rồi vắt qua đương triều. Cát viết miệt mài ngày đêm, hết tháng này sang tháng khác, hết năm này qua năm kia – viết theo lệnh của đức vua ! Dĩ nhiên, ăn cơm chúa phải múa… thành ra cái gì của triều Nguyễn cũng phải hay phải đẹp. Sự nghiệp cát cứ Nam Hà của chúa Nguyễn là chính danh, thuận lẽ trời, hợp lòng người, Còn những gì ở phía bên kia nhà Tây Sơn đều là ngụy tặc, xấu xa đáng căm ghét phỉ nhổ, Cát nhúng bút vào hắc ín bôi đen tuốt. Còn Nhân Dân ? – Nhân Dân ư ? Ồ, họ chỉ là đám đông mù quáng trong tay một nhúm người có thiên mệnh chỉ lối đưa đường cho lịch sử.
Cặm cụi mấy năm, năm 1860, Cát hoàn thành bộ sách. Sách dâng lên vua. Thật là độc đáo : toàn bộ lịch sử nước nhà được gói gọn trong 3.774 câu lục bát khá uyển chuyển, một bộ sử diễn ca bằng thơ ! Tự Đức ngự đọc, rất hài lòng “Khanh đã làm trúng ý trẫm”.
Cát viết thế chỉ vì tùy thời và chiều vua. Tu chùa nào phải tụng kinh chùa ấy, Vả, Cát cũng ngã lòng buông xôi chữ tiết. Mỗi khi nghĩ tới Cao Bằng, Cát hãy còn rùng mình, sởn ốc. Ngòi bút của Cát chỉ sáng bừng lên khi viết về những cuộc chiến tranh chống xâm lăng huy hoàng của dân tộc, nó mang hơi thở sử thi cổ đại đầy tráng khí khi Cát dành cho cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng chống quân Nam Hán, ba lần đánh tan quân Nguyên Mông của vua tôi nhà Trần, cuộc kháng chiến mười năm nằm gai nếm mật của Lê Lợi – Nguyễn Trãi. Ngòi bút của Cát bừng bừng nộ khí khi tả hành động tội ác trời không dung đất không tha của quân cướp nước. Cát châm biếm sâu cay những kẻ rước voi về giày mả tổ, những kẻ ích kỷ phản nước hại nòi. Cái hay của văn là khi nó nói được những thực chất của lòng mình, mọi lời dối trá chẳng lòe được ai. Ta hãy nghe ông nói một đoạn về bà Triệu :
Vú dài ba thước dắt lưng
Cưỡi voi đánh trống trong rừng bước ra
Cũng toan gánh vác sơn hà
Cho Ngô biết mặt đàn bà nước Nam !
Tự Đức – vẫn ông vua hay chữ ấy ngự lãm đến đoạn này đã vỗ đùi cười ha hả, khuyên tròn rồi phết một sổ thật dài vào cạnh, tiện bút chữa chữ “cũng toan” thành “ghé vai”, rồi quay ra xởi lởi với đám quần thần :
- Ba thước vú ! Đàn bà vú vê chi dài dữ khiếp rứa. Thế còn bọn đàn ông nước Nam chết rấp mô cả mà chỉ còn đàn bà con gái đánh giặc làm cho bọn Ngô thấy mặt anh thư của nước Việt thôi sao ?
Tự Đức cười, bá quan văn võ cười theo. Nhà vua cho gọi sử gia Lê Ngô Cát vào, ban thưởng cho Cát một tấm lụa với hai đồng tiền ngự bằng bạc !
Nghe tin vui, các bạn hữu nườm nượp đến tận quý xá mừng đòi tác giả bộ Đại Nam quốc sử diễn ca phải có rượu khao. Mọi người chúc tụng hỉ hả. Cát lâng lâng trong khoái cảm công thành danh toại .
Khi rượu đã ngà ngà, một bạn hứng chí đòi chủ nhân phải có thơ tức sự về việc vua ban “lộc”, Cát bèn ngất nga ngất ngưởng đọc :
Vua khen thằng Cát có tài
Ban cho cái khố với hai đồng tiền !
Ít lâu sau, đùng một cái, Lê Ngô Cát nhận chiếu chỉ thăng Án sát kiêm Tán dương Quân vụ Cao Bằng. Lệnh phải lên ngay !
Mãi về sau, ông mới vỡ nhẽ: hai câu thơ của ông đã đến tai Tự Đức. Ui chao, bệnh do mồm ăn vào, tai vạ do mồm nói ra. Đức kim thượng cho ông có ý xỏ ngọt vua keo kiệt (cho một tấm lụa đủ thửa cái khố và hai đồng tiền công may) nên đã “biếm” ông “trẩy” trở lại “non nước Cao Bằng” cho bõ ghét !
http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2013/05/14/tai-tai/