Kinh Đời
TẠI SAO GIÁO HOÀNG PHANXICÔ KHÔNG TIẾP ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA?
Không khí cuộc gặp những người đoạt giải Nobel Hòa bình tại Rome vào hôm qua đã trở nên mờ nhạt trước tin Giáo hoàng Phanxicô không đồng ý tiếp thủ lĩnh tinh thần Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma
Không khí cuộc gặp những người đoạt giải Nobel Hòa bình tại Rome vào hôm qua đã trở nên mờ nhạt trước tin Giáo hoàng Phanxicô không đồng ý tiếp thủ lĩnh tinh thần Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma, vì “không muốn xúc phạm Trung Quốc” – như cách nói của Alan Cowell trên New York Times 12-12-2014. Vấn đề không chỉ là tránh “xúc phạm” Bắc Kinh. Chính xác hơn, Giáo hoàng Phanxicô, đang có ý định tái lập quan hệ với Trung Quốc bị cắt đứt từ năm 1951, có thể không muốn vì mình mà Trung Quốc đàn áp dữ dội hoặc làm khó giáo dân nhiều hơn.
Bỏ tù, bắt cóc giám mục, phá sập nhà thờ…, không gì mà Bắc Kinh không làm đối với giáo dân Cơ Đốc giáo – theo tác giả Zoe Li viết trên CNN 11-9-2014. Tháng 8-2014, máy bay Giáo hoàng Phanxicô thậm chí phải được đồng ý Bắc Kinh mới có thể bay ngang bầu trời Trung Quốc khi đến Hàn Quốc. Sự kiện này có một chuyện bên lề: hàng chục sinh viên Trung Quốc đã bị ngăn chặn không cho đến Hàn Quốc dự Ngày Thanh niên châu Á bởi họ được tin là nhân đó đến gặp Giáo hoàng.
Bắc Kinh không công nhận quyền Vatican đối với giáo dân nước họ. Chăn dắt hàng chục triệu con chiên là nhiệm vụ của Đảng, dưới lớp áo các tổ chức tôn giáo trá hình. The Diplomat 12-8-2014 cho biết, Trung Quốc đã không ngần ngại nêu vấn đề “quốc hữu hóa” Cơ Đốc giáo, khi trích lời Vương Tác An (Wang Zuoan), giám đốc Cơ quan quản lý tôn giáo (“Quốc gia tôn giáo sự vụ cục”) tại hội thảo Thượng Hải với chủ đề “Trung Quốc hóa Cơ Đốc giáo” (Sinicization of Christianity).
Tất cả nhà thờ Trung Quốc đều phải đăng ký hoạt động và được giám sát chặt bởi ba cơ quan: Phong trào ái quốc Tam Tự (Three-Self Patriotic Movement; “Tam tự ái quốc vận động”; còn gọi là “Tam Tự giáo hội”); Hội đồng Cơ Đốc giáo Trung Quốc; và Hiệp hội Cơ Đốc giáo ái quốc Trung Quốc. Ba cơ quan này “chăn dắt” con chiên Thiên Chúa giáo lẫn Tin Lành. Tôn giáo, dưới lăng kính Bắc Kinh, “phải phù hợp với “đặc tính Trung Quốc” và “tương ứng với con đường XHCN của đất nước” – phát biểu của Vương Tác An tại hội thảo Thượng Hải nói trên (China Daily 7-8-2014).
Bốn tháng trước phát biểu của Vương Tác An đã xảy ra một sự kiện cho thấy rõ hơn “đặc tính Trung Quốc” trong vấn đề tôn giáo tại Trung Quốc: Giáo đường Tam Giang tại huyện Vĩnh Gia thuộc Ôn Châu (Chiết Giang) bị giật sập! Ôn Châu là nơi tập trung đông nhất giáo dân Cơ Đốc giáo, một Jerusalem của người Công giáo Trung Quốc. Nhà thờ Tam Giang mới được xây xong năm 2013 sau gần 6 năm, bằng tiền đóng góp giáo dân (5,5 triệu USD). Kiến trúc nhà thờ được cấp phép trên diện tích 1.852 m2, có thể chứa 2.000 người, nằm trong khuôn viên 9.290 m2. Có giấy phép nhưng cuối cùng, khi hoàn thành, Giáo đường Tam Giang lại bị yêu cầu phá hủy bởi “vi phạm diện tích xây dựng” – theo New York Times 29-5-2014. Gần như cùng lúc với sự cố Tam Giang, hơn 10 nhà thờ khắp Chiết Giang cũng được lệnh tháo bỏ thánh giá hoặc giải tỏa trắng.
Việc “kiếm chuyện” được thực hiện từng bước. Bắt đầu là việc “quần chúng” cho rằng nhà thờ được dựng tại một địa điểm ảnh hưởng đến “phong thủy địa phương” lẫn cộng đồng Phật giáo. Tháng 10-2013, “đồng chí” Hạ Bảo Long, bí thư Chiết Giang (được xem là tay chân của Tập Cận Bình – theo New York Times), xuống Ôn Châu thị sát đặc khu kinh tế mới thành lập. “Hạ thượng quan” rất không hài lòng khi thấy ngôi nhà thờ sừng sững. Tháng sau, nhà thờ được yêu cầu tháo bỏ thánh giá trên tháp chuông. Tháng 3-2014, chính quyền địa phương làm mạnh, lệnh rằng nếu thánh giá cùng hầu hết kiến trúc phụ không được dỡ bỏ thì toàn bộ nhà thờ phải bị phá sập. Cuối cùng, giới chức trên tỉnh dứt điểm: nhà thờ là trái phép và phải bị phá bỏ! Ngày 28-4-2014, Giáo đường Tam Giang bị xe ủi phá sập!
Tất nhiên không phải cây thánh giá được dựng cao hay nhà thờ xây lấn diện tích. Vấn đề ở chỗ, ngôi nhà thờ sừng sững hiện diện trong một cộng đồng Cơ Đốc giáo đông nhất Trung Quốc đã trở thành một biểu tượng thách thức gây xốn mắt, giữa tính “chính thống” của Đảng và lòng kính Chúa của giáo dân. Với Bắc Kinh, phải hiểu rằng, Đảng mới thật sự là Chúa!
Mạnh Kim
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10153064562314796&set=a.10151549756699796.1073741826.568139795&type=1&theater
Không khí cuộc gặp những người đoạt giải Nobel Hòa bình tại Rome vào hôm qua đã trở nên mờ nhạt trước tin Giáo hoàng Phanxicô không đồng ý tiếp thủ lĩnh tinh thần Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma, vì “không muốn xúc phạm Trung Quốc” – như cách nói của Alan Cowell trên New York Times 12-12-2014. Vấn đề không chỉ là tránh “xúc phạm” Bắc Kinh. Chính xác hơn, Giáo hoàng Phanxicô, đang có ý định tái lập quan hệ với Trung Quốc bị cắt đứt từ năm 1951, có thể không muốn vì mình mà Trung Quốc đàn áp dữ dội hoặc làm khó giáo dân nhiều hơn.
Bỏ tù, bắt cóc giám mục, phá sập nhà thờ…, không gì mà Bắc Kinh không làm đối với giáo dân Cơ Đốc giáo – theo tác giả Zoe Li viết trên CNN 11-9-2014. Tháng 8-2014, máy bay Giáo hoàng Phanxicô thậm chí phải được đồng ý Bắc Kinh mới có thể bay ngang bầu trời Trung Quốc khi đến Hàn Quốc. Sự kiện này có một chuyện bên lề: hàng chục sinh viên Trung Quốc đã bị ngăn chặn không cho đến Hàn Quốc dự Ngày Thanh niên châu Á bởi họ được tin là nhân đó đến gặp Giáo hoàng.
Bắc Kinh không công nhận quyền Vatican đối với giáo dân nước họ. Chăn dắt hàng chục triệu con chiên là nhiệm vụ của Đảng, dưới lớp áo các tổ chức tôn giáo trá hình. The Diplomat 12-8-2014 cho biết, Trung Quốc đã không ngần ngại nêu vấn đề “quốc hữu hóa” Cơ Đốc giáo, khi trích lời Vương Tác An (Wang Zuoan), giám đốc Cơ quan quản lý tôn giáo (“Quốc gia tôn giáo sự vụ cục”) tại hội thảo Thượng Hải với chủ đề “Trung Quốc hóa Cơ Đốc giáo” (Sinicization of Christianity).
Tất cả nhà thờ Trung Quốc đều phải đăng ký hoạt động và được giám sát chặt bởi ba cơ quan: Phong trào ái quốc Tam Tự (Three-Self Patriotic Movement; “Tam tự ái quốc vận động”; còn gọi là “Tam Tự giáo hội”); Hội đồng Cơ Đốc giáo Trung Quốc; và Hiệp hội Cơ Đốc giáo ái quốc Trung Quốc. Ba cơ quan này “chăn dắt” con chiên Thiên Chúa giáo lẫn Tin Lành. Tôn giáo, dưới lăng kính Bắc Kinh, “phải phù hợp với “đặc tính Trung Quốc” và “tương ứng với con đường XHCN của đất nước” – phát biểu của Vương Tác An tại hội thảo Thượng Hải nói trên (China Daily 7-8-2014).
Bốn tháng trước phát biểu của Vương Tác An đã xảy ra một sự kiện cho thấy rõ hơn “đặc tính Trung Quốc” trong vấn đề tôn giáo tại Trung Quốc: Giáo đường Tam Giang tại huyện Vĩnh Gia thuộc Ôn Châu (Chiết Giang) bị giật sập! Ôn Châu là nơi tập trung đông nhất giáo dân Cơ Đốc giáo, một Jerusalem của người Công giáo Trung Quốc. Nhà thờ Tam Giang mới được xây xong năm 2013 sau gần 6 năm, bằng tiền đóng góp giáo dân (5,5 triệu USD). Kiến trúc nhà thờ được cấp phép trên diện tích 1.852 m2, có thể chứa 2.000 người, nằm trong khuôn viên 9.290 m2. Có giấy phép nhưng cuối cùng, khi hoàn thành, Giáo đường Tam Giang lại bị yêu cầu phá hủy bởi “vi phạm diện tích xây dựng” – theo New York Times 29-5-2014. Gần như cùng lúc với sự cố Tam Giang, hơn 10 nhà thờ khắp Chiết Giang cũng được lệnh tháo bỏ thánh giá hoặc giải tỏa trắng.
Việc “kiếm chuyện” được thực hiện từng bước. Bắt đầu là việc “quần chúng” cho rằng nhà thờ được dựng tại một địa điểm ảnh hưởng đến “phong thủy địa phương” lẫn cộng đồng Phật giáo. Tháng 10-2013, “đồng chí” Hạ Bảo Long, bí thư Chiết Giang (được xem là tay chân của Tập Cận Bình – theo New York Times), xuống Ôn Châu thị sát đặc khu kinh tế mới thành lập. “Hạ thượng quan” rất không hài lòng khi thấy ngôi nhà thờ sừng sững. Tháng sau, nhà thờ được yêu cầu tháo bỏ thánh giá trên tháp chuông. Tháng 3-2014, chính quyền địa phương làm mạnh, lệnh rằng nếu thánh giá cùng hầu hết kiến trúc phụ không được dỡ bỏ thì toàn bộ nhà thờ phải bị phá sập. Cuối cùng, giới chức trên tỉnh dứt điểm: nhà thờ là trái phép và phải bị phá bỏ! Ngày 28-4-2014, Giáo đường Tam Giang bị xe ủi phá sập!
Tất nhiên không phải cây thánh giá được dựng cao hay nhà thờ xây lấn diện tích. Vấn đề ở chỗ, ngôi nhà thờ sừng sững hiện diện trong một cộng đồng Cơ Đốc giáo đông nhất Trung Quốc đã trở thành một biểu tượng thách thức gây xốn mắt, giữa tính “chính thống” của Đảng và lòng kính Chúa của giáo dân. Với Bắc Kinh, phải hiểu rằng, Đảng mới thật sự là Chúa!
Mạnh Kim
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10153064562314796&set=a.10151549756699796.1073741826.568139795&type=1&theater
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
TẠI SAO GIÁO HOÀNG PHANXICÔ KHÔNG TIẾP ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA?
Không khí cuộc gặp những người đoạt giải Nobel Hòa bình tại Rome vào hôm qua đã trở nên mờ nhạt trước tin Giáo hoàng Phanxicô không đồng ý tiếp thủ lĩnh tinh thần Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma
Không khí cuộc gặp những người đoạt giải Nobel Hòa bình tại Rome vào hôm qua đã trở nên mờ nhạt trước tin Giáo hoàng Phanxicô không đồng ý tiếp thủ lĩnh tinh thần Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma, vì “không muốn xúc phạm Trung Quốc” – như cách nói của Alan Cowell trên New York Times 12-12-2014. Vấn đề không chỉ là tránh “xúc phạm” Bắc Kinh. Chính xác hơn, Giáo hoàng Phanxicô, đang có ý định tái lập quan hệ với Trung Quốc bị cắt đứt từ năm 1951, có thể không muốn vì mình mà Trung Quốc đàn áp dữ dội hoặc làm khó giáo dân nhiều hơn.
Bỏ tù, bắt cóc giám mục, phá sập nhà thờ…, không gì mà Bắc Kinh không làm đối với giáo dân Cơ Đốc giáo – theo tác giả Zoe Li viết trên CNN 11-9-2014. Tháng 8-2014, máy bay Giáo hoàng Phanxicô thậm chí phải được đồng ý Bắc Kinh mới có thể bay ngang bầu trời Trung Quốc khi đến Hàn Quốc. Sự kiện này có một chuyện bên lề: hàng chục sinh viên Trung Quốc đã bị ngăn chặn không cho đến Hàn Quốc dự Ngày Thanh niên châu Á bởi họ được tin là nhân đó đến gặp Giáo hoàng.
Bắc Kinh không công nhận quyền Vatican đối với giáo dân nước họ. Chăn dắt hàng chục triệu con chiên là nhiệm vụ của Đảng, dưới lớp áo các tổ chức tôn giáo trá hình. The Diplomat 12-8-2014 cho biết, Trung Quốc đã không ngần ngại nêu vấn đề “quốc hữu hóa” Cơ Đốc giáo, khi trích lời Vương Tác An (Wang Zuoan), giám đốc Cơ quan quản lý tôn giáo (“Quốc gia tôn giáo sự vụ cục”) tại hội thảo Thượng Hải với chủ đề “Trung Quốc hóa Cơ Đốc giáo” (Sinicization of Christianity).
Tất cả nhà thờ Trung Quốc đều phải đăng ký hoạt động và được giám sát chặt bởi ba cơ quan: Phong trào ái quốc Tam Tự (Three-Self Patriotic Movement; “Tam tự ái quốc vận động”; còn gọi là “Tam Tự giáo hội”); Hội đồng Cơ Đốc giáo Trung Quốc; và Hiệp hội Cơ Đốc giáo ái quốc Trung Quốc. Ba cơ quan này “chăn dắt” con chiên Thiên Chúa giáo lẫn Tin Lành. Tôn giáo, dưới lăng kính Bắc Kinh, “phải phù hợp với “đặc tính Trung Quốc” và “tương ứng với con đường XHCN của đất nước” – phát biểu của Vương Tác An tại hội thảo Thượng Hải nói trên (China Daily 7-8-2014).
Bốn tháng trước phát biểu của Vương Tác An đã xảy ra một sự kiện cho thấy rõ hơn “đặc tính Trung Quốc” trong vấn đề tôn giáo tại Trung Quốc: Giáo đường Tam Giang tại huyện Vĩnh Gia thuộc Ôn Châu (Chiết Giang) bị giật sập! Ôn Châu là nơi tập trung đông nhất giáo dân Cơ Đốc giáo, một Jerusalem của người Công giáo Trung Quốc. Nhà thờ Tam Giang mới được xây xong năm 2013 sau gần 6 năm, bằng tiền đóng góp giáo dân (5,5 triệu USD). Kiến trúc nhà thờ được cấp phép trên diện tích 1.852 m2, có thể chứa 2.000 người, nằm trong khuôn viên 9.290 m2. Có giấy phép nhưng cuối cùng, khi hoàn thành, Giáo đường Tam Giang lại bị yêu cầu phá hủy bởi “vi phạm diện tích xây dựng” – theo New York Times 29-5-2014. Gần như cùng lúc với sự cố Tam Giang, hơn 10 nhà thờ khắp Chiết Giang cũng được lệnh tháo bỏ thánh giá hoặc giải tỏa trắng.
Việc “kiếm chuyện” được thực hiện từng bước. Bắt đầu là việc “quần chúng” cho rằng nhà thờ được dựng tại một địa điểm ảnh hưởng đến “phong thủy địa phương” lẫn cộng đồng Phật giáo. Tháng 10-2013, “đồng chí” Hạ Bảo Long, bí thư Chiết Giang (được xem là tay chân của Tập Cận Bình – theo New York Times), xuống Ôn Châu thị sát đặc khu kinh tế mới thành lập. “Hạ thượng quan” rất không hài lòng khi thấy ngôi nhà thờ sừng sững. Tháng sau, nhà thờ được yêu cầu tháo bỏ thánh giá trên tháp chuông. Tháng 3-2014, chính quyền địa phương làm mạnh, lệnh rằng nếu thánh giá cùng hầu hết kiến trúc phụ không được dỡ bỏ thì toàn bộ nhà thờ phải bị phá sập. Cuối cùng, giới chức trên tỉnh dứt điểm: nhà thờ là trái phép và phải bị phá bỏ! Ngày 28-4-2014, Giáo đường Tam Giang bị xe ủi phá sập!
Tất nhiên không phải cây thánh giá được dựng cao hay nhà thờ xây lấn diện tích. Vấn đề ở chỗ, ngôi nhà thờ sừng sững hiện diện trong một cộng đồng Cơ Đốc giáo đông nhất Trung Quốc đã trở thành một biểu tượng thách thức gây xốn mắt, giữa tính “chính thống” của Đảng và lòng kính Chúa của giáo dân. Với Bắc Kinh, phải hiểu rằng, Đảng mới thật sự là Chúa!
Mạnh Kim
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10153064562314796&set=a.10151549756699796.1073741826.568139795&type=1&theater