Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

TEAM 162 và "NHẢY DÙ - CỐ GẮNG

Một thông báo ký vào ngày 15 tháng Bảy năm 1972 cho biết chúng tôi sẽ rút quân vào ngày 15 tháng Tám năm 1972. Tôi đã làm Tiểu đoàn phó cho Tiểu Đoàn 1

Bài Viết của Đại Tá Paul T. DeVries
Bản tiếng Việt : Mđ Paul Le
Tựa : Đặc san Mũ đỏ

Lời nói đầu: Đây là bài viết của Đại Tá Paul DeVries viết về thời gian ông làm cố vấn Phòng Ba cho
Sư Đoàn Dù, trong thời gian toàn bộ Sư Đoàn Dù mở trận tấn công tái chiếm thành phố Quảng Trị,
năm 1972. Người dịch chuyển dịch lại bản tiếng Anh từ quyển sách Angels of the Red Hats của tác giả
Michael Martin, xuất bản năm 1995.

    Về nhaydu.com pageVề nhaydu.com page

Một thông báo ký vào ngày 15 tháng Bảy năm 1972 cho biết chúng tôi sẽ rút quân vào ngày 15 tháng Tám năm 1972. Tôi đã làm Tiểu đoàn phó cho Tiểu Đoàn 1
Sư Đoàn 7 Không Kỵ, đây là một thành phần của Lực Lượng Đặc Nhiệm GARRY Owen, mà bộ tư lệnh nằm bên trong phi trường Biên Hòa. Cùng với Lực
Lượng Đặc Nhiệm GIMLET, có căn cứ nằm trong phi trường Đà Nẵng, thuộc Quân Đoàn I, chúng tôi đại diện cho hai đơn vị có các lực lượng bộ binh Hoa Kỳ
còn lại tại Việt Nam. Hai đơn vị chúng tôi sẽ rút quân cùng trong ngày, việc nầy sẽ chấm dứt sự hiện diện của quân bộ chiến Hoa Kỳ tại Việt Nam. Một vài ngày
sau đó, tôi đáp máy bay, bay về phía Nam để ghé thăm những thương binh đang nằm tại Bệnh Viện Ba Dã Chiến tại Sài Gòn, phía bên ngoài phi trường Tân Sơn
Nhứt. Sau cuộc thăm viếng, tôi đi nhờ xe đến bộ chỉ huy của Toán Cố Vấn 162, các cố vấn Hoa Kỳ cho Sư Đoàn Nhảy Dù Việt Nam hay còn gọi là “Mũ Đỏ”.
Tôi đã từng đến nơi nầy. Vào năm 1967, lúc còn là đại uý, tôi đã cố gắng xin cho về được toán nầy. Tôi biết rằng nguyên cả sư đoàn không có mặt trong căn cứ,
vì lúc ấy họ đang đóng quân ở Quân Khu I, chiến đấu để tái chiếm lại thành phố Quảng Trị, một nơi nằm ở phía bắc Đà Nẵng. Tôi đã luôn theo dõi các cuộc
hành quân của họ trong suốt trận đánh Lễ Phục Sinh (Mùa Hè Đỏ Lửa) và tiếp theo là cuộc hành quân tái phản công nầy. Họ đã chiến đấu rất lỗi lạc ở Kontum,
tại Quân Khu II; ở An Lộc, thuộc Quân Khu III; và bây giờ đang đụng nặng với quân Bắc Việt ở Quảng Trị. Được bổ nhiệm về Toán 162 là một công việc ngon
lành nhất còn lại tại Việt Nam.

     Khi tôi đặt chân vào Bộ Tư Lệnh “Mũ Đỏ”, tôi gặp Thiếu Tá Bill Deane, cố vấn Phòng 1. Tôi tự giới thiệu và nói cho anh biết tôi rất muốn được nhận công
việc nầy. Anh ta chào đón tôi rất thân tình và cho biết rằng toán đang cần người thay thế. Tôi cho anh biết tôi muốn được làm cố vấn trưởng tiểu đoàn, và nếu
được nhận, tôi sẽ trình diện vào ngày 15 tháng Tám, nhưng, sẽ không thể đến sớm hơn vì còn phải lo việc rút quân cho một tiểu đoàn bộ chiến Hoa Kỳ. Anh ta
rất lạc quan và nói sẽ gọi tôi tại Biên Hòa. Vài ngày sau đó, anh ta gọi và cho tôi biết Đại Tá Bob Hyatt, cố vấn trưởng, đã nhận tôi, nhưng ông ấy hỏi, nếu tôi có
thể trình diện ngay lập tức. Tôi giải thích là không thể nào được, nhưng, chắc chắn là tôi sẽ có mặt tại Ban Chỉ Huy Toán 162 vào đúng ngày 15 tháng Tám.

     Vào ngày 15 tháng Tám, tôi mang 19 người lính cuối cùng của Tiểu Đoàn 1, Sư Đoàn 7 Không Kỵ đến USARV, tại Long Bình và quá giang xe về lại Sài
Gòn. Tôi trình diện Toán Cố Vấn 162 lúc 5 giờ chiều ngày 15 tháng Tám.

     Bill Deane dẫn tôi đến nơi tạm trú cho các sĩ quan. Ngày hôm sau, tôi được lãnh năm bộ đồ rằn ri và cái mũ bê-rê đỏ, một biểu tượng về quốc tế của quân
Nhảy Dù. Tôi coi như mình là một quân nhân Nhảy Dù. Tôi đã có năm năm nhảy bồi dưỡng trong mười một năm quân ngũ. Chỉ duy nhất một đơn vị không thuộc
đơn vị Nhảy Dù mà tôi đã từng phục vụ là lúc tôi ở trong Sư Đoàn 1 Không Kỵ. Tất nhiên là tôi hỏi nếu tôi cần thêm một lần nhảy nữa. Tôi đã không nhảy bồi
dưỡng từ tháng 12 năm 1966. Tôi được cho biết là không quan trọng cho lúc nầy và sẽ có rất ít những khoá nhảy hay là không có khoá nào cả vì cả nguyên Sư
Đoàn Dù đã được dàn quân giống như một sư đoàn bộ binh ở ngoài mặt trận, tại tỉnh Quảng Trị. Tôi được giới thiệu với Thiếu Tá Mike Haynes, cố vấn trưởng
Tiểu Đoàn 7 Dù. Anh cho tôi biết tôi sẽ là người thay thế anh. Mike ca ngợi về Tiểu Đoàn 7 và người tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn, người đã làm việc rất thân cận
với anh, tôi rất lấy làm phấn khởi. Đây đúng là công việc mà tôi muốn có. Mike và tôi sẽ đến Bộ Tư Lệnh Dù tại căn cứ Sally thuộc tỉnh Quảng Trị vào ngày 19.
Mike sẽ giới thiệu tôi, và sẽ nói lời từ giã với người bạn đồng nhiệm và với những viên cố vấn khác, rồi sẽ trở về Sài Gòn, tại DEROS, nơi tạm trú cho các người
lính Hoa Kỳ chờ chuyến bay trở về lại quê hương của họ. Vào buổi tối ngày 18 tháng Tám, Bill Deane, Mike và tôi ghé vào câu lạc bộ sĩ quan Hoa Kỳ tại Tân
Sơn Nhứt cho buổi ăn tối. Lúc đang ngồi ăn, nhiều vị cựu sĩ quan của Tiểu Đoàn 1-7 Không Kỵ bước vào, họ rất ngạc nhiên khi gặp tôi và họ đã chúc an lành
cho tôi. Một trong các viên trung uý đã nói “anh ta hy vọng tôi sẽ giữ được mạng sống”. Ngày hôm sau, chúng tôi dùng máy bay C-130 bay ra phi trường Đà
Nẵng. Chương trình là sẽ có một chiếc trực thăng đến đón chúng tôi tại Đà Nẵng. Khi đến Đà Nẵng, chúng tôi biết được ngày 20 mới có trực thăng cho chúng
tôi. Chúng tôi sẽ phải nghỉ đêm tại Đà Nẵng. Dĩ nhiên là chúng tôi được hỏa tiễn 122 ly của bọn Bắc Việt tiếp đón một cách nồng hậu.
     Ngày hôm sau, trực thăng đến và mang chúng tôi về hướng bắc, căn cứ LZ Sally. Căn cứ Sally là một căn cứ rất lớn do Sư Đoàn 1 Không Kỵ xây cất, vì thế
nó được mang tên LZ Sally.
     Tôi được đưa vào văn phòng của viên cố vấn trưởng. Đại Tá Bob Hyatt, người đã tuyển chọn tôi vừa được Đại Tá Marcus Whitney Hansen thay thế, đây là
một sĩ quan cựu chiến binh của Đệ Nhị Thế Chiến, người có nhiều kinh nghiệm tại cả hai Sư Đoàn 82 và 101 Nhảy Dù. Đại Tá Hansen lúc ấy đang ngồi tại bàn
làm việc. Tôi cố gắng đứng nghiêm chỉnh chào ông trong tư thế của một người lính chiến, và nói “Thiếu Tá De Vries trình diện Cố Vấn Trưởng theo sự vụ lệnh.”
Đại Tá Hansen liếc nhanh cái chào của tôi, và nói: “Thiếu Tá Blake, cố vấn trưởng Tiểu Đoàn 3 Dù đã bị thương. Nếu anh ta được tản thương, anh sẽ là cố vấn
trưởng Tiểu Đoàn 3 Dù. Nếu anh ta trở về lại (sau khi dưỡng thương), anh sẽ là trưởng phòng 3 cho tôi. Và bây giờ, xin lỗi nha, tôi phải đi vào nhà vệ sinh đây.”
Tôi thật là sửng sốt. Chuyện gì đã xảy ra với Tiểu Đoàn 7 Dù? Tuy rằng tôi đủ tiêu chuẩn để nắm phòng 3, nhưng, tôi muốn làm cố vấn trưởng tiểu đoàn. Khỏi
cần phải nói, tôi rất tức giận. Hansen là thằng cha nào đây? Vài tháng tới, tôi lại là người tôn trọng ông ta nhiều hơn những viên sĩ quan khác, những người mà tôi
đã từng làm việc chung. Dầu sao chăng nữa, Phil Blake chỉ bị thương nhẹ, những vết phỏng từ loại pháo khói trắng, và anh ấy trở về lại tiểu đoàn ít ngày sau. Số
mạng tôi đã được định đoạt. Tôi trở thành viên cố vấn phòng 3.
     Sau đó, tôi được giới thiệu với Phòng 3 Sư Đoàn Dù, và người bạn đồng nhiệm của tôi, Trung Tá Nguyễn Thế Nhã. Trung Tá Nhã cao lớn hơn người Việt,
nói tiếng Anh khá, và là người có tiếng dầy dạn trong trận mạt khi làm tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 9 Dù. Cái huy hiệu Sư Đoàn 1 Không Kỵ ở bên tay áo mặt
của tôi làm cho mối quan hệ của chúng tôi
trở nên nhanh chóng hơn. Sư Đoàn 1 Không Kỵ, được sự kính nể của các quân nhân Nhảy Dù Việt Nam hơn các
sư đoàn khác. Hai sư đoàn nầy làm việc chung với nhau tại tỉnh Tây Ninh và đã đưa đến mối quan hệ với sự kính
nể lẫn nhau. Tôi đã từng là cố vấn trong “tua” trước (1967-1968), và đã học được những bài học “ở trường đời”.
Trong lần gặp gỡ đầu, chúng tôi dùng trà và Trung Tá Nhã cho tôi biết những thành quả về cuộc đời chiến binh của
ông. Tôi cũng nhanh chóng, nhưng với phép lịch sự, nói về những sự việc và kinh nghiệm mà tôi đã trải qua với
Nhảy Dù, với các sư đoàn Cơ Giới và Không Kỵ cùng với Lực Lượng Đặc Biệt. Tôi thích Nhã. Ông ta là một
chiến binh đúng nghĩa. Và, với tôi, đây là điều quan tâm chính yếu. Tuy nhiên, tôi biết sự thử thách sẽ đến với tôi
một cách nhanh chóng. Và rồi, nó đã đến thật nhanh.
Kỵ ở bên tay áo mặt của tôi làm cho mối quan hệ của chúng tôi trở nên nhanh chóng hơn. Sư Đoàn 1 Không Kỵ,
được sự kính nể của các quân nhân Nhảy Dù Việt Nam hơn các sư đoàn khác. Hai sư đoàn nầy làm việc chung
với nhau tại tỉnh Tây Ninh và đã đưa đến mối quan hệ với sự kính nể lẫn nhau. Tôi đã từng là cố vấn trong
“tua” trước (1967-1968), và đã học được những bài học “ở trường đời”. Trong lần gặp gỡ đầu, chúng tôi dùng trà và Trung Tá Nhã cho tôi biết những thành quả
về cuộc đời chiến binh của ông. Tôi cũng nhanh chóng, nhưng với phép lịch sự, nói về những sự việc và kinh nghiệm mà tôi đã trải qua với Nhảy Dù, với các sư
đoàn Cơ Giới và Không Kỵ cùng với Lực Lượng Đặc Biệt. Tôi thích Nhã. Ông ta là một chiến binh đúng nghĩa. Và, với tôi, đây là điều quan tâm chính yếu. Tuy
nhiên, tôi biết sự thử thách sẽ đến với tôi một cách nhanh chóng. Và rồi, nó đã đến thật nhanh.

     Vào tháng Bảy, khi Sư Đoàn Dù mở cuộc tấn công để chiếm lại thành phố Quảng Trị. Đúng ra là phải bao vây thành phố và Cổ Thành, nhưng họ lại dành con
đường thoát về hướng tây cho quân Bắc Việt. Nhưng, với sự thất vọng của Nam Việt, quân Bắc Việt lại dùng con đường nầy để mang quân tăng viện vào Cổ
Thành. Việc làm nầy của quân Bắc Việt sẽ làm cho việc chiếm lấy lại thành phố, sẽ mang lại nhiều thương vong. Để hoàn thành công việc chiếm lại thành phố, một
đường ranh giới đã được vẽ lại. Đường ranh giới giữa Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến và Sư Đoàn Nhảy Dù được nhích sang hướng tây của quốc lộ 1 và quân
Thủy Quân Lục Chiến được giao trách nhiệm đột kích vào Cổ Thành. Tuy vậy, để mở đầu cho trận tấn công, ba cái công sự vững chắc do đám công binh Hoa Kỳ
xây dựng trước kia nằm ở phía nam của thành phố cần phải được chiếm giữ. Nhiệm vụ nầy được trao cho Lữ Đoàn 2 Dù.

     Là người cố vấn mới của phòng 3, tôi phải quen với những phần vụ với TOE (Bảng Cấp Số) của nhiều đơn vị của Sư Đoàn Dù cùng với các thành phần tăng
phái. Trong thời gian ấy, cùng với các đơn vị cơ hữu của Sư Đoàn Dù (ba lữ đoàn gồm chín tiểu đoàn tác chiến và ba tiểu đoàn pháo binh), cộng thêm bốn chi
đoàn Thiết Kỵ (Thiết Vận Xa M-113 và Thiết Giáp M-41), mười tiểu đoàn Pháo Binh (155 ly và 175 ly) và Liên Đoàn 81 Biệt Kích Dù, tăng phái hay làm việc
trực tiếp cho Sư Đoàn Dù.
     Vào đầu tháng Chín, Trung Tá Nhã tìm tôi. “Tôi đang gặp khó khăn”, ông ta nói. Và khi ấy, ông ta mô tả cho tôi biết công tác chiếm lấy ba cái căn cứ nhỏ,
nhưng rất kiên cố kia. Tôi lắng nghe rất kỹ và hỏi ông ta có các súng phun lửa M-132, loại súng nầy được đặt trên các chiếc thiết vận xa và trực thuộc sư đoàn.
(Đây là vấn đề có thể bàn luận với nhau, dầu rằng tôi đã biết có loại súng nầy, tuy vậy, tôi không biết các khẩu súng nầy đang nằm tại nơi đâu). Ông ta nói
“Không”. Tôi hỏi ngược lại “Anh có chắc không?” Ông ta nhanh chóng trả lời ông sẽ coi lại. Ba mươi phút sau, ông ta trở lại và cho biết có ba khẩu, đang nằm tại
Đà Nẵng. Sau đó, tôi đưa ra kế hoạch bằng cách nào để tấn công vào ba căn cứ nhỏ. Sau khi dập lửa, tính luôn cả B-52 vào các căn cứ ấy, căn cứ phía tây sẽ bị
tấn công trước, dùng các xe phun lửa yểm trợ cho lính Dù tấn công. Theo sau sự chiếm giữ của căn cứ đầu, các chiếc xe phun lửa sẽ yểm trợ từ căn cứ thứ nhứt
sang căn cứ thứ hai. Sau khi chiếm được căn cứ thứ hai, xe phun lửa sẽ tiếp tục yểm trợ tấn công vào căn cứ thứ ba. Trung Tá Nhã đồng ý với kế hoạch nầy và
rất hài lòng về sự góp ý của tôi. Vài ngày sau đó, cuộc tấn công bắt đầu và các căn cứ nhỏ đã được chiếm lấy. Tôi đã vượt qua được sự thử thách. Tôi đã được
người bạn đồng nhiệm tin tưởng và tôn trọng.

    Chức vụ cố vấn trưởng Tiểu Đoàn 7 Dù về tay người sĩ quan mới trình diện toán. Đó là Đại Uý Tim Lawrie. Sau nầy, Tim và Tiểu Đoàn 7 Dù tái chiếm căn cứ
hỏa lực Jane từ tay quân Bắc Việt, chỉ với một ít thương vong.

     Cố vấn Phòng 2 là Thiếu Tá Mike Flynn. Mike và tôi từng là trung úy ở Tiểu Đoàn 2-504 INF thuộc Sư Đoàn 82 Dù năm 1963 và 1964, chúng tôi làm việc rất
ăn ý với nhau. Chúng tôi ước lượng quân địch đang dùng cuộc hành quân trì hoãn. Bọn chúng đang mua thời gian. Cuộc chiến đấu sai lầm của trận chiến Lễ Phục
Sinh cộng thêm với sự yểm trợ quá mãnh liệt của hỏa lực dữ dội của Hoa Kỳ đã làm cho quân Bắc Việt kiệt lực. Chúng tôi đã đập tan vỡ bọn chúng với pháo đài
bay B-52, Hải Pháo, chiến đấu cơ của Không Quân, Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến cùng với trực thăng hỏa lực của Lục Quân. Tất cả các dấu hiệu về sự trì
hoãn đã hiện ra rõ rệt: Không có những trận tấn công lớn, các khẩu pháo tầm xa giữ chân chúng tôi, và các cuộc tái phản công chỉ mở ra vào chúng tôi khi chúng
tôi tái chiếm những vị trí có địa thế quan trọng như các căn cứ hỏa lực Barbara và Jane. Thêm nữa là bọn Bắc Việt có lẽ đang tổ chức và chỉnh đốn lại các lực
lượng của chúng. Tuy nhiên, bọn chúng đang chiếm giữ vùng đất cao và chúng tôi đang nằm ở vùng bờ biển bằng phẳng. Tuyến đầu của chúng tôi nằm ngay sông
Thạch Hãn với Lữ Đoàn 1 Dù ở mặt nam, với sườn phải nằm sát với Sư Đoàn TQLC. Dọc theo quốc lộ 1 là Lữ Đoàn 2 Dù nằm bên trái Lữ Đoàn 1 với sườn trái
lữ đoàn kéo ngược về hướng nam. Lữ Đoàn 3 Dù nằm phía sau của khu vực hành quân của sư đoàn (AO). Khu vực hành quân của Liên Đoàn 7 Biệt Động Quân
nằm ở phía đông của Lữ Đoàn 3 Dù, tiếp giáp với Sư Đoàn TQLC, cận đông quốc lộ 1. Sư Đoàn TQLC với sườn phải nằm tựa lưng vào mặt biển. Về phía nam
của hai Sư Đoàn TQLC và Dù là Sư Đoàn 1 Bộ Binh, mà bộ tư lệnh đóng ở căn cứ Eagle, nơi từng là bộ tư lệnh của Sư Đoàn 101 Nhảy Dù trước kia. Bộ Tư
Lệnh Quân Đoàn I đóng tại Huế.

     Hai Lữ Đoàn 1 và 2 Dù, được dùng cho những mục đích và các ý định cho chiến tranh qui ước, trong khi Lữ Đoàn 3 Dù lo về hành quân thám sát và lùng và
diệt địch. Các tiểu đoàn của hai Lữ Đoàn 1 và 2 Dù nằm sát hướng bắc luôn là mục tiêu mà quân Bắc Việt dùng nhị thức chiến xa và bộ binh tấn công vào họ.
Chúng tôi gọi nhanh pháo binh bắn đạn khói và đạn HE vào các chiến xa địch để tách rời chúng ra khỏi bộ binh địch yểm trợ phía sau các chiếc tăng. Đạn khói
dùng để che mắt các chiếc tăng, và đốt bộ binh địch và cho phép các toán chống chiến xa của chúng tôi di chuyển theo các chiến xa để tiêu diệt chúng, các toán
nầy được trang bị hỏa tiễn M-72. Rất là thông thường khi chúng tôi dùng nhiều toán để tiêu diệt một chiến xa địch. Khoảng cách được dùng là từ hai mươi đến ba
mươi thước. Trong 100 chiếc xe tăng bị Sư Đoàn Dù bắn cháy kể từ ngày 31 tháng Năm cho tới ngày 31 tháng 12 năm 1972, chỉ có 9 chiếc là không phải do hỏa
tiễn M-72 bắn cháy. Đây là điều đáng chú ý bởi vì Sư Đoàn Dù có loại hỏa tiễn TOWs trong suốt thời gian nầy.
     Chúng tôi luôn ăn pháo địch. Đạn pháo 122 ly và 130 ly của quân Bắc Việt nói chung luôn vượt tầm xa của đại bác 105 ly và 155 ly. Tuy vậy, vì biết được
đường đạn đạo thấp của pháo binh bọn chúng, chúng tôi đã chọn các vị trí thấp phía ngay dưới các độ dốc của ngọn đồi làm chỗ cho các khẩu pháo binh, chứ
không đóng pháo trên các ngọn đồi. Chúng tôi cũng xây dựng các căn cứ hỏa lực theo kiểu nầy. Chúng tôi cũng khám phá các khẩu pháo của bọn Bắc Việt sẽ
không làm việc, hoạt động cho các vị trí phòng thủ của bọn chúng vào ban đêm. Vào ban ngày, bọn chúng có thể điều chỉnh các khẩu pháo nhắm bắn vào các toán
quân tấn công của chúng tôi vì bọn chúng kiểm soát được vùng cao. Vậy thì, chúng tôi bắt đầu dùng các cuộc tấn công đêm làm vũ khí chính cho chúng tôi. Không
có gì đáng ngạc nhiên, tổn thất chính của chúng tôi là từ pháo binh của bọn chúng. Các khẩu pháo của chúng được chôn kín và được ngụy trang bên trên, các loại
súng phòng không nằm ở các vị trí chung quanh các khẩu pháo để bảo vệ cho các khẩu pháo nầy. Bọn chúng thường hoạt động từng hai khẩu pháo. Rất là khó cho
các cuộc không kích dội bom trúng vào các khẩu pháo của bọn chúng, ngay cả dùng “bom tinh khôn”.
     Các loại súng phòng không mà chúng tôi gặp phải là 12.7 ly, 14.5 ly, 23 ly, 37 ly, 57 ly và 100 ly. Thêm vào đó, quân Bắc Việt có rất nhiều loại hỏa tiễn đặt trên vai SA-7 “Strela” hay “GRAIL” còn gọi là hỏa tiễn tầm nhiệt. Bọn chúng còn đặt các giàn hỏa tiễn SA-2 tại Khe Sanh, căn cứ cũ của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Sự tập trung của các súng phòng không và các loại hỏa tiễn làm cho các phi công quan sát Hoa Kỳ phải bay ở cao độ 11,000 feet (ngoài tầm cháy của hỏa tiễn SA-7). Các phi công quan sát phải dùng ống dòm để tìm kiếm các mục tiêu, nhưng, đây không phải là giải pháp hay cho lắm. Các phi công quan sát Việt Nam bay ở độ cao thấp và bị thiệt hại nhiều phi cơ quan sát O-1 Bird Dog vì hỏa tiễn tầm nhiệt của quân Bắc Việt. Thêm vào đó, bởi vì hỏa tiễn SA-7 rất có hiệu quả với các trực thăng, nên các phi công của chúng tôi chỉ bay là sát mặt đất trên những khu vực trống trải. Các xạ thủ được trang bị thêm các khẩu súng flare. Cách thức phòng thủ là cho họ quan sát khi hỏa tiễn bắn lên, và khi họ trông thấy hỏa tiễn, bắn trái flare vào hỏa tiễn. Khi mà hỏa tiễn tìm kiếm nhiệt, nó sẽ bay thẳng đến trái flare và sẽ nổ tung. Kết quả rất là tốt.
Chỉ duy một lực lượng tác chiến của Lục Quân Hoa Kỳ còn ở Quân Khu Một là (Troop F/9th CAV) Toán F của Sư Đoàn 9 Không Kỵ, do Thiếu Tá Bob
Fairweather chỉ huy. Toán F/9 CAV cung cấp việc thám sát và trực thăng hỏa lực yểm trợ cho Sư Đoàn Dù, họ giúp đỡ rất tận tình bởi vì Nam Việt không có
các đơn vị Không Kỵ.

     Có thật nhiều hỏa lực yểm trợ từ phía Hải Quân Hoa Kỳ, nhưng những hỏa lực nầy lại không được sử dụng đúng mức. Chiến hạm USS Newport News với
các khẩu pháo 5 inch và 8 inch nằm xa bờ với năm hay sáu tàu chiến. Chúng tôi có rất nhiều mục tiêu, cộng thêm với việc quân Bắc Việt tập trung quân phía bắc
sông Thạch Hãn, sau lưng phòng tuyến quân Bắc Việt. Tuy vậy, chúng tôi gặp phải hai vấn đề. Đầu tiên, Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam nằm bên phải chúng tôi
không chịu cho các tàu chiến bắn qua khu vực hành quân của họ. Và, tiếp đến là các bạn đồng nhiệm của chúng tôi hình như lo ngại, không tin tưởng vào sự chính
xác của các khẩu hải pháo cho lắm. Tôi không thích nhìn hỏa lực mãnh liệt nầy bị bỏ xó. Tôi bắt đầu khuyến khích Trung Tá Nhã nên hỏi cho sự trợ giúp hỏa lực
nầy. Một trong những sự việc là tôi sắp xếp một buổi thăm viếng tàu chiến USS Davison. Tôi mong muốn viên tư lệnh sư đoàn và Trung Tá Nhã đến thăm tàu,
tuy vậy, cả hai đã không đi. Chúng tôi cùng với chỉ huy trưởng Pháo Binh Dù, Trung Tá Nguyễn Văn Tường; Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn, Trung Tá Phạm
Ngọc Lân; và Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3, Đại Tá Trương Vĩnh Phước, cùng nhiều nhân viên trong sư đoàn đến tàu. Chúng tôi đã có một buổi viếng thăm hữu
ích và mang về một toán hải yểm. Họ đến thẳng các vị trí tiền phương của chúng tôi và chứng minh hiệu quả của các khẩu súng pháo cho các người lính Nhảy
Dù Việt Nam. Khi họ xử dụng các khẩu pháo 8 inch từ các tàu chiến ngoài khơi, họ đã tiêu diệt được một vị trí đặt súng phòng không, vị trí súng phòng không nầy
đã gây nhiều khó khăn cho các phi cơ quan sát cũng như cho các người lính Dù trước đây. Một sĩ quan tiền pháo Dù điều chỉnh và liên lạc với các toán quân
trong nội địa, và những người tham gia quan sát đã nhìn thấy sự hiệu quả của các vũ khí nầy. Tuy vậy, khi cần phải khai hỏa, tàu chiến phải vượt dòng di chuyển
lên hướng bắc của phòng tuyến quân Bắc Việt để khỏi phải bắn qua tuyến của TQLC. Việc nầy đã hoàn tất cộng thêm với sự bắn phá thành công vào các vị trí
địch quân. Tôi cảm thấy chúng tôi đã chiếm được lòng tin tưởng của các người bạn Nhảy Dù. Từ khi ấy, chúng tôi có rất nhiều yêu cầu về hải yểm, nhiều hơn
Hải Quân Hoa Kỳ có thể lo cho xuể.

     Các trận đánh tại Quảng Trị đã tạo nên một bãi rác lớn vật dụng như ống đạn pháo binh, thùng đựng đạn dược và cả khối sắt thép của các chiếc tăng và xe
tăng lội nước của quân Bắc Việt. Sư Đoàn Dù đã tịch thu được cả hàng trăm khẩu súng phòng không, súng cối, súng cá nhân, xe truck và xe tăng lội nước trong
thời gian quân đội miền Nam mở cuộc tái phản công.

     Thời gian đầu trong nhiệm vụ của tôi, Sư Đoàn Dù thay thế tư lệnh mới. Thiếu Tướng Dư Quốc Đống, người đã làm tư lệnh sư đoàn trong vòng nhiều năm
được thăng cấp Trung Tướng và được giao nhiệm vụ nắm Biệt Khu Thủ Đô. Ông ta được Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng thay thế, người đã làm Lữ Đoàn
Trưởng Lữ Đoàn 1 trong trận chiến An Lộc, tại Quân Khu Ba. Chuẩn Tướng Lưỡng là một người lính ngon lành, nguyên cuộc đời binh nghiệp của ông là trong
binh chủng Dù. Ông ta biết rõ quân địch và luôn tin tưởng vào khả năng chiến đấu của các người lính Nhảy Dù. Tôi thích và khâm phục Chuẩn Tướng Lưỡng.
Và, mặc dầu tiếng Anh của ông ta và tiếng Việt yếu kém của tôi, từ ban đầu, chúng tôi đã có niềm tương giao rất tốt. Tôi đã học được rất nhiều bài học chiến
thuật từ người đàn ông nầy.

     Tuy không nhận được công việc mà tôi đã chọn từ lúc đầu, tôi cũng hài lòng về nhiệm vụ của tôi. Đại Tá Mark Hansen là một người lính toàn hảo, người vừa
có đức tính liêm chính vừa có lòng dũng cảm. Tất cả các cố vấn trong sư đoàn làm việc rất ăn ý với nhau. Người phụ tá chính yếu của tôi là Đại Uý Lục Quân
Jim Townsend, người có khả năng cao và luôn muốn học hỏi. Phụ tá hành quân là Thượng Sĩ Tommy Berry, người rất sáng dạ và có trình độ cao, anh đã ở trong
Sư Đoàn Dù hơn bốn năm. Anh ta trở về nước sau khi tôi nắm nhiệm vụ được một tháng. Thượng Sĩ Manny Alvarez là người thay thế, anh ấy cũng khá lắm.
Những người luôn phụ lo cho chúng tôi là Thượng Sĩ Fred Brander, lo việc hậu cứ cho toán và Trung Sĩ Julio Maldonado lo việc tiền phương. Sĩ quan không trợ là
Trung Tá Không Quân Jack Bryant, người có một không hai. Ông đã từng là người lo việc Không Yểm Tiếp Cận trong cả hai cuộc chiến Triều Tiên và Việt
Nam, và hiểu rõ công việc của mình. Nếu chúng tôi cần không kích, Jack sẽ lo đầy đủ cho chúng tôi. Tất cả mọi người đều dầy dạn kinh nghiệm chiến trường
trong thời gian làm việc với Sư Đoàn Dù. Mọi người đều được tặng thưởng nhiều huy chương. Xin được tuyên dương vài người: Đại Uý Jack Jacobs, cố vấn
trưởng Tiểu Đoàn 1 Dù được tưởng thưởng huy chương Congressional Medal of Honor trong “tua” trước. Trung Uý Ross Kelly được huy chương Distinguished
Service Cross trong trận chiến Lễ Phục Sinh. Nhưng rồi, mọi người cũng phải xong nhiệm vụ và phải rời Việt Nam, và toán sẽ bị mất mát rất nhiều kinh nghiệm
(từ những người tiền nhiệm). Đại Uý Ed Donaldson, cố vấn phó Lữ Đoàn 1 Dù, Đại Uý Woody Furrow, cố vấn trưởng Tiểu Đoàn 11 Dù và Thiếu Tá Mitch
Pritchard, cố vấn trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Kích Dù sẽ nhanh chóng trở về nước.

     Mùa mưa vừa đến làm cho quân Bắc Việt và chúng tôi tập trung vào việc chống lạnh và ẩm ướt. Chạm trán với địch quân giảm đi và cả hai phía chỉ lo việc
tuần tiểu và bắn đạn cối cùng pháo binh vào nhau. Thương vong của hai bên giảm thiểu rất nhiều. Trong thời gian nầy, tôi chợt có ý nghĩ, giải pháp cho “Hòa
Bình”, là nếu có được, thời tiết tồi tệ luôn xảy ra.

     Giáng Sinh năm 1972 đã đến gần, sự việc rõ ràng cho thấy việc Hoa Kỳ dính dáng trực tiếp đến cuộc chiến sẽ chấm dứt. Nhiều tin đồn đến tai chúng tôi cho
thấy việc ngưng bắn sẽ được tuyên bố bất cứ lúc nào. Henry Kissinger đã thương thảo với bọn Bắc Việt, sự thất bại của ông ta khi không đi đến sự thỏa thuận để
ký kết hiệp định được ngắt quảng bằng cuộc không tập toàn lực ở miền Bắc, gọi là “Linebacker I”. Bọn Bắc Việt liền trở lại cuộc mặc cả trên bàn hội nghị và
việc dội bom chấm dứt. Hiển nhiên là Tổng Thống Nixon đã muốn chúng tôi rời khỏi Việt Nam và ông ta sẵn sàng san bằng Hà Nội để hoàn tất mục tiêu của ông
ta. Tôi đã không thể giúp đỡ gì được, chỉ nghĩ rằng công việc mà chúng tôi cần để tiến hành một cuộc chiến thành công, ngay bây giờ, chúng tôi lại thất bại khi cố
gắng kết thúc cuộc chiến. Chiến tranh bỗng nhiên trở nên “sát bên cạnh” khi mà những bức tường trong các văn phòng của những tên lãnh đạo Bắc Việt ở Hà
Nội bắt đầu đổ sụp vào ngay các bàn giấy của bọn chúng. Những người lớn tuổi luôn gởi những người trẻ vào chiến tranh. Chúng tôi đã phải nhắc nhở cho những
tên già của miền Bắc rằng cuộc chiến tại miền Nam không phải là một trò đùa. Và, bọn chúng đã nhận được thông báo đó. Henry Kissinger và Lê Đức Thọ ký
kết vào Hiệp Định Paris, và ngưng bắn được chỉ định cho ngày 28 tháng Giêng năm 1973. Hoa Kỳ sẽ rời khỏi Việt Nam vào giữa tháng Ba năm 1973.

    Tôi sẽ rời khỏi căn cứ Sally vào ngày 28 tháng Giêng năm 1973, tạm trú tại DERCO, Sài Gòn và sẽ trở về lại quê hương vào ngày 2 tháng Hai. Đêm trước khi
tôi rời căn cứ, Trung Tá Nhã tổ chức một buổi tiệc nhỏ cho tôi. Chuẩn Tướng Lưỡng bước vào buổi tiệc với sáu chai rượu Beaujolais. “Nóng hổi từ bên Paris”,
ông ta nói. Chúng tôi nâng ly chúc mừng nhau. Tôi đề nghị nâng ly chúc mừng các người lính Nhảy Dù Việt Nam. “Họ luôn là những người lính cứng cỏi, ngon
lành”, tôi đã chúc họ như vậy.

     Đại Tá Nguyễn Thế Nhã hy sinh vì bị đạn cối của quân địch vào tháng Giêng năm 1975 khi chỉ huy một trung đoàn thuộc Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Chuẩn Tướng
Lê Quang Lưỡng chỉ huy Sư Đoàn Dù cho tới khi Sài Gòn bị sụp đổ vào ngày 1 tháng Năm năm 1975. Ông ta hiện sống tại Bakerfield, California. Đại Tá Mark
Hansen, người cố vấn trưởng cuối cùng của Sư Đoàn Dù, về hưu, rời khỏi Lục Quân vào năm 1980 với hơn ba mươi năm trong quân ngũ. Ông mất vào tháng 12
năm 1991.

     Tôi đã làm việc với mười đơn vị Nhảy Dù và đã được mang tám cái huy hiệu khác nhau của Nhảy Dù. Tôi rất hãnh diện mà nói là tôi đã chiến đấu với “Mũ
Đỏ” của Toán Cố Vấn 162 và với Sư Đoàn Nhảy Dù của miền Nam.
                                                        
                                                                                     Vancouver, Canada
                                                                      Ngày 06 tháng Ba năm 2013
                                                                  Thương tiếc MĐ Lê Thành Bôn
Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

TEAM 162 và "NHẢY DÙ - CỐ GẮNG

Một thông báo ký vào ngày 15 tháng Bảy năm 1972 cho biết chúng tôi sẽ rút quân vào ngày 15 tháng Tám năm 1972. Tôi đã làm Tiểu đoàn phó cho Tiểu Đoàn 1

Bài Viết của Đại Tá Paul T. DeVries
Bản tiếng Việt : Mđ Paul Le
Tựa : Đặc san Mũ đỏ

Lời nói đầu: Đây là bài viết của Đại Tá Paul DeVries viết về thời gian ông làm cố vấn Phòng Ba cho
Sư Đoàn Dù, trong thời gian toàn bộ Sư Đoàn Dù mở trận tấn công tái chiếm thành phố Quảng Trị,
năm 1972. Người dịch chuyển dịch lại bản tiếng Anh từ quyển sách Angels of the Red Hats của tác giả
Michael Martin, xuất bản năm 1995.

    Về nhaydu.com pageVề nhaydu.com page

Một thông báo ký vào ngày 15 tháng Bảy năm 1972 cho biết chúng tôi sẽ rút quân vào ngày 15 tháng Tám năm 1972. Tôi đã làm Tiểu đoàn phó cho Tiểu Đoàn 1
Sư Đoàn 7 Không Kỵ, đây là một thành phần của Lực Lượng Đặc Nhiệm GARRY Owen, mà bộ tư lệnh nằm bên trong phi trường Biên Hòa. Cùng với Lực
Lượng Đặc Nhiệm GIMLET, có căn cứ nằm trong phi trường Đà Nẵng, thuộc Quân Đoàn I, chúng tôi đại diện cho hai đơn vị có các lực lượng bộ binh Hoa Kỳ
còn lại tại Việt Nam. Hai đơn vị chúng tôi sẽ rút quân cùng trong ngày, việc nầy sẽ chấm dứt sự hiện diện của quân bộ chiến Hoa Kỳ tại Việt Nam. Một vài ngày
sau đó, tôi đáp máy bay, bay về phía Nam để ghé thăm những thương binh đang nằm tại Bệnh Viện Ba Dã Chiến tại Sài Gòn, phía bên ngoài phi trường Tân Sơn
Nhứt. Sau cuộc thăm viếng, tôi đi nhờ xe đến bộ chỉ huy của Toán Cố Vấn 162, các cố vấn Hoa Kỳ cho Sư Đoàn Nhảy Dù Việt Nam hay còn gọi là “Mũ Đỏ”.
Tôi đã từng đến nơi nầy. Vào năm 1967, lúc còn là đại uý, tôi đã cố gắng xin cho về được toán nầy. Tôi biết rằng nguyên cả sư đoàn không có mặt trong căn cứ,
vì lúc ấy họ đang đóng quân ở Quân Khu I, chiến đấu để tái chiếm lại thành phố Quảng Trị, một nơi nằm ở phía bắc Đà Nẵng. Tôi đã luôn theo dõi các cuộc
hành quân của họ trong suốt trận đánh Lễ Phục Sinh (Mùa Hè Đỏ Lửa) và tiếp theo là cuộc hành quân tái phản công nầy. Họ đã chiến đấu rất lỗi lạc ở Kontum,
tại Quân Khu II; ở An Lộc, thuộc Quân Khu III; và bây giờ đang đụng nặng với quân Bắc Việt ở Quảng Trị. Được bổ nhiệm về Toán 162 là một công việc ngon
lành nhất còn lại tại Việt Nam.

     Khi tôi đặt chân vào Bộ Tư Lệnh “Mũ Đỏ”, tôi gặp Thiếu Tá Bill Deane, cố vấn Phòng 1. Tôi tự giới thiệu và nói cho anh biết tôi rất muốn được nhận công
việc nầy. Anh ta chào đón tôi rất thân tình và cho biết rằng toán đang cần người thay thế. Tôi cho anh biết tôi muốn được làm cố vấn trưởng tiểu đoàn, và nếu
được nhận, tôi sẽ trình diện vào ngày 15 tháng Tám, nhưng, sẽ không thể đến sớm hơn vì còn phải lo việc rút quân cho một tiểu đoàn bộ chiến Hoa Kỳ. Anh ta
rất lạc quan và nói sẽ gọi tôi tại Biên Hòa. Vài ngày sau đó, anh ta gọi và cho tôi biết Đại Tá Bob Hyatt, cố vấn trưởng, đã nhận tôi, nhưng ông ấy hỏi, nếu tôi có
thể trình diện ngay lập tức. Tôi giải thích là không thể nào được, nhưng, chắc chắn là tôi sẽ có mặt tại Ban Chỉ Huy Toán 162 vào đúng ngày 15 tháng Tám.

     Vào ngày 15 tháng Tám, tôi mang 19 người lính cuối cùng của Tiểu Đoàn 1, Sư Đoàn 7 Không Kỵ đến USARV, tại Long Bình và quá giang xe về lại Sài
Gòn. Tôi trình diện Toán Cố Vấn 162 lúc 5 giờ chiều ngày 15 tháng Tám.

     Bill Deane dẫn tôi đến nơi tạm trú cho các sĩ quan. Ngày hôm sau, tôi được lãnh năm bộ đồ rằn ri và cái mũ bê-rê đỏ, một biểu tượng về quốc tế của quân
Nhảy Dù. Tôi coi như mình là một quân nhân Nhảy Dù. Tôi đã có năm năm nhảy bồi dưỡng trong mười một năm quân ngũ. Chỉ duy nhất một đơn vị không thuộc
đơn vị Nhảy Dù mà tôi đã từng phục vụ là lúc tôi ở trong Sư Đoàn 1 Không Kỵ. Tất nhiên là tôi hỏi nếu tôi cần thêm một lần nhảy nữa. Tôi đã không nhảy bồi
dưỡng từ tháng 12 năm 1966. Tôi được cho biết là không quan trọng cho lúc nầy và sẽ có rất ít những khoá nhảy hay là không có khoá nào cả vì cả nguyên Sư
Đoàn Dù đã được dàn quân giống như một sư đoàn bộ binh ở ngoài mặt trận, tại tỉnh Quảng Trị. Tôi được giới thiệu với Thiếu Tá Mike Haynes, cố vấn trưởng
Tiểu Đoàn 7 Dù. Anh cho tôi biết tôi sẽ là người thay thế anh. Mike ca ngợi về Tiểu Đoàn 7 và người tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn, người đã làm việc rất thân cận
với anh, tôi rất lấy làm phấn khởi. Đây đúng là công việc mà tôi muốn có. Mike và tôi sẽ đến Bộ Tư Lệnh Dù tại căn cứ Sally thuộc tỉnh Quảng Trị vào ngày 19.
Mike sẽ giới thiệu tôi, và sẽ nói lời từ giã với người bạn đồng nhiệm và với những viên cố vấn khác, rồi sẽ trở về Sài Gòn, tại DEROS, nơi tạm trú cho các người
lính Hoa Kỳ chờ chuyến bay trở về lại quê hương của họ. Vào buổi tối ngày 18 tháng Tám, Bill Deane, Mike và tôi ghé vào câu lạc bộ sĩ quan Hoa Kỳ tại Tân
Sơn Nhứt cho buổi ăn tối. Lúc đang ngồi ăn, nhiều vị cựu sĩ quan của Tiểu Đoàn 1-7 Không Kỵ bước vào, họ rất ngạc nhiên khi gặp tôi và họ đã chúc an lành
cho tôi. Một trong các viên trung uý đã nói “anh ta hy vọng tôi sẽ giữ được mạng sống”. Ngày hôm sau, chúng tôi dùng máy bay C-130 bay ra phi trường Đà
Nẵng. Chương trình là sẽ có một chiếc trực thăng đến đón chúng tôi tại Đà Nẵng. Khi đến Đà Nẵng, chúng tôi biết được ngày 20 mới có trực thăng cho chúng
tôi. Chúng tôi sẽ phải nghỉ đêm tại Đà Nẵng. Dĩ nhiên là chúng tôi được hỏa tiễn 122 ly của bọn Bắc Việt tiếp đón một cách nồng hậu.
     Ngày hôm sau, trực thăng đến và mang chúng tôi về hướng bắc, căn cứ LZ Sally. Căn cứ Sally là một căn cứ rất lớn do Sư Đoàn 1 Không Kỵ xây cất, vì thế
nó được mang tên LZ Sally.
     Tôi được đưa vào văn phòng của viên cố vấn trưởng. Đại Tá Bob Hyatt, người đã tuyển chọn tôi vừa được Đại Tá Marcus Whitney Hansen thay thế, đây là
một sĩ quan cựu chiến binh của Đệ Nhị Thế Chiến, người có nhiều kinh nghiệm tại cả hai Sư Đoàn 82 và 101 Nhảy Dù. Đại Tá Hansen lúc ấy đang ngồi tại bàn
làm việc. Tôi cố gắng đứng nghiêm chỉnh chào ông trong tư thế của một người lính chiến, và nói “Thiếu Tá De Vries trình diện Cố Vấn Trưởng theo sự vụ lệnh.”
Đại Tá Hansen liếc nhanh cái chào của tôi, và nói: “Thiếu Tá Blake, cố vấn trưởng Tiểu Đoàn 3 Dù đã bị thương. Nếu anh ta được tản thương, anh sẽ là cố vấn
trưởng Tiểu Đoàn 3 Dù. Nếu anh ta trở về lại (sau khi dưỡng thương), anh sẽ là trưởng phòng 3 cho tôi. Và bây giờ, xin lỗi nha, tôi phải đi vào nhà vệ sinh đây.”
Tôi thật là sửng sốt. Chuyện gì đã xảy ra với Tiểu Đoàn 7 Dù? Tuy rằng tôi đủ tiêu chuẩn để nắm phòng 3, nhưng, tôi muốn làm cố vấn trưởng tiểu đoàn. Khỏi
cần phải nói, tôi rất tức giận. Hansen là thằng cha nào đây? Vài tháng tới, tôi lại là người tôn trọng ông ta nhiều hơn những viên sĩ quan khác, những người mà tôi
đã từng làm việc chung. Dầu sao chăng nữa, Phil Blake chỉ bị thương nhẹ, những vết phỏng từ loại pháo khói trắng, và anh ấy trở về lại tiểu đoàn ít ngày sau. Số
mạng tôi đã được định đoạt. Tôi trở thành viên cố vấn phòng 3.
     Sau đó, tôi được giới thiệu với Phòng 3 Sư Đoàn Dù, và người bạn đồng nhiệm của tôi, Trung Tá Nguyễn Thế Nhã. Trung Tá Nhã cao lớn hơn người Việt,
nói tiếng Anh khá, và là người có tiếng dầy dạn trong trận mạt khi làm tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 9 Dù. Cái huy hiệu Sư Đoàn 1 Không Kỵ ở bên tay áo mặt
của tôi làm cho mối quan hệ của chúng tôi
trở nên nhanh chóng hơn. Sư Đoàn 1 Không Kỵ, được sự kính nể của các quân nhân Nhảy Dù Việt Nam hơn các
sư đoàn khác. Hai sư đoàn nầy làm việc chung với nhau tại tỉnh Tây Ninh và đã đưa đến mối quan hệ với sự kính
nể lẫn nhau. Tôi đã từng là cố vấn trong “tua” trước (1967-1968), và đã học được những bài học “ở trường đời”.
Trong lần gặp gỡ đầu, chúng tôi dùng trà và Trung Tá Nhã cho tôi biết những thành quả về cuộc đời chiến binh của
ông. Tôi cũng nhanh chóng, nhưng với phép lịch sự, nói về những sự việc và kinh nghiệm mà tôi đã trải qua với
Nhảy Dù, với các sư đoàn Cơ Giới và Không Kỵ cùng với Lực Lượng Đặc Biệt. Tôi thích Nhã. Ông ta là một
chiến binh đúng nghĩa. Và, với tôi, đây là điều quan tâm chính yếu. Tuy nhiên, tôi biết sự thử thách sẽ đến với tôi
một cách nhanh chóng. Và rồi, nó đã đến thật nhanh.
Kỵ ở bên tay áo mặt của tôi làm cho mối quan hệ của chúng tôi trở nên nhanh chóng hơn. Sư Đoàn 1 Không Kỵ,
được sự kính nể của các quân nhân Nhảy Dù Việt Nam hơn các sư đoàn khác. Hai sư đoàn nầy làm việc chung
với nhau tại tỉnh Tây Ninh và đã đưa đến mối quan hệ với sự kính nể lẫn nhau. Tôi đã từng là cố vấn trong
“tua” trước (1967-1968), và đã học được những bài học “ở trường đời”. Trong lần gặp gỡ đầu, chúng tôi dùng trà và Trung Tá Nhã cho tôi biết những thành quả
về cuộc đời chiến binh của ông. Tôi cũng nhanh chóng, nhưng với phép lịch sự, nói về những sự việc và kinh nghiệm mà tôi đã trải qua với Nhảy Dù, với các sư
đoàn Cơ Giới và Không Kỵ cùng với Lực Lượng Đặc Biệt. Tôi thích Nhã. Ông ta là một chiến binh đúng nghĩa. Và, với tôi, đây là điều quan tâm chính yếu. Tuy
nhiên, tôi biết sự thử thách sẽ đến với tôi một cách nhanh chóng. Và rồi, nó đã đến thật nhanh.

     Vào tháng Bảy, khi Sư Đoàn Dù mở cuộc tấn công để chiếm lại thành phố Quảng Trị. Đúng ra là phải bao vây thành phố và Cổ Thành, nhưng họ lại dành con
đường thoát về hướng tây cho quân Bắc Việt. Nhưng, với sự thất vọng của Nam Việt, quân Bắc Việt lại dùng con đường nầy để mang quân tăng viện vào Cổ
Thành. Việc làm nầy của quân Bắc Việt sẽ làm cho việc chiếm lấy lại thành phố, sẽ mang lại nhiều thương vong. Để hoàn thành công việc chiếm lại thành phố, một
đường ranh giới đã được vẽ lại. Đường ranh giới giữa Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến và Sư Đoàn Nhảy Dù được nhích sang hướng tây của quốc lộ 1 và quân
Thủy Quân Lục Chiến được giao trách nhiệm đột kích vào Cổ Thành. Tuy vậy, để mở đầu cho trận tấn công, ba cái công sự vững chắc do đám công binh Hoa Kỳ
xây dựng trước kia nằm ở phía nam của thành phố cần phải được chiếm giữ. Nhiệm vụ nầy được trao cho Lữ Đoàn 2 Dù.

     Là người cố vấn mới của phòng 3, tôi phải quen với những phần vụ với TOE (Bảng Cấp Số) của nhiều đơn vị của Sư Đoàn Dù cùng với các thành phần tăng
phái. Trong thời gian ấy, cùng với các đơn vị cơ hữu của Sư Đoàn Dù (ba lữ đoàn gồm chín tiểu đoàn tác chiến và ba tiểu đoàn pháo binh), cộng thêm bốn chi
đoàn Thiết Kỵ (Thiết Vận Xa M-113 và Thiết Giáp M-41), mười tiểu đoàn Pháo Binh (155 ly và 175 ly) và Liên Đoàn 81 Biệt Kích Dù, tăng phái hay làm việc
trực tiếp cho Sư Đoàn Dù.
     Vào đầu tháng Chín, Trung Tá Nhã tìm tôi. “Tôi đang gặp khó khăn”, ông ta nói. Và khi ấy, ông ta mô tả cho tôi biết công tác chiếm lấy ba cái căn cứ nhỏ,
nhưng rất kiên cố kia. Tôi lắng nghe rất kỹ và hỏi ông ta có các súng phun lửa M-132, loại súng nầy được đặt trên các chiếc thiết vận xa và trực thuộc sư đoàn.
(Đây là vấn đề có thể bàn luận với nhau, dầu rằng tôi đã biết có loại súng nầy, tuy vậy, tôi không biết các khẩu súng nầy đang nằm tại nơi đâu). Ông ta nói
“Không”. Tôi hỏi ngược lại “Anh có chắc không?” Ông ta nhanh chóng trả lời ông sẽ coi lại. Ba mươi phút sau, ông ta trở lại và cho biết có ba khẩu, đang nằm tại
Đà Nẵng. Sau đó, tôi đưa ra kế hoạch bằng cách nào để tấn công vào ba căn cứ nhỏ. Sau khi dập lửa, tính luôn cả B-52 vào các căn cứ ấy, căn cứ phía tây sẽ bị
tấn công trước, dùng các xe phun lửa yểm trợ cho lính Dù tấn công. Theo sau sự chiếm giữ của căn cứ đầu, các chiếc xe phun lửa sẽ yểm trợ từ căn cứ thứ nhứt
sang căn cứ thứ hai. Sau khi chiếm được căn cứ thứ hai, xe phun lửa sẽ tiếp tục yểm trợ tấn công vào căn cứ thứ ba. Trung Tá Nhã đồng ý với kế hoạch nầy và
rất hài lòng về sự góp ý của tôi. Vài ngày sau đó, cuộc tấn công bắt đầu và các căn cứ nhỏ đã được chiếm lấy. Tôi đã vượt qua được sự thử thách. Tôi đã được
người bạn đồng nhiệm tin tưởng và tôn trọng.

    Chức vụ cố vấn trưởng Tiểu Đoàn 7 Dù về tay người sĩ quan mới trình diện toán. Đó là Đại Uý Tim Lawrie. Sau nầy, Tim và Tiểu Đoàn 7 Dù tái chiếm căn cứ
hỏa lực Jane từ tay quân Bắc Việt, chỉ với một ít thương vong.

     Cố vấn Phòng 2 là Thiếu Tá Mike Flynn. Mike và tôi từng là trung úy ở Tiểu Đoàn 2-504 INF thuộc Sư Đoàn 82 Dù năm 1963 và 1964, chúng tôi làm việc rất
ăn ý với nhau. Chúng tôi ước lượng quân địch đang dùng cuộc hành quân trì hoãn. Bọn chúng đang mua thời gian. Cuộc chiến đấu sai lầm của trận chiến Lễ Phục
Sinh cộng thêm với sự yểm trợ quá mãnh liệt của hỏa lực dữ dội của Hoa Kỳ đã làm cho quân Bắc Việt kiệt lực. Chúng tôi đã đập tan vỡ bọn chúng với pháo đài
bay B-52, Hải Pháo, chiến đấu cơ của Không Quân, Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến cùng với trực thăng hỏa lực của Lục Quân. Tất cả các dấu hiệu về sự trì
hoãn đã hiện ra rõ rệt: Không có những trận tấn công lớn, các khẩu pháo tầm xa giữ chân chúng tôi, và các cuộc tái phản công chỉ mở ra vào chúng tôi khi chúng
tôi tái chiếm những vị trí có địa thế quan trọng như các căn cứ hỏa lực Barbara và Jane. Thêm nữa là bọn Bắc Việt có lẽ đang tổ chức và chỉnh đốn lại các lực
lượng của chúng. Tuy nhiên, bọn chúng đang chiếm giữ vùng đất cao và chúng tôi đang nằm ở vùng bờ biển bằng phẳng. Tuyến đầu của chúng tôi nằm ngay sông
Thạch Hãn với Lữ Đoàn 1 Dù ở mặt nam, với sườn phải nằm sát với Sư Đoàn TQLC. Dọc theo quốc lộ 1 là Lữ Đoàn 2 Dù nằm bên trái Lữ Đoàn 1 với sườn trái
lữ đoàn kéo ngược về hướng nam. Lữ Đoàn 3 Dù nằm phía sau của khu vực hành quân của sư đoàn (AO). Khu vực hành quân của Liên Đoàn 7 Biệt Động Quân
nằm ở phía đông của Lữ Đoàn 3 Dù, tiếp giáp với Sư Đoàn TQLC, cận đông quốc lộ 1. Sư Đoàn TQLC với sườn phải nằm tựa lưng vào mặt biển. Về phía nam
của hai Sư Đoàn TQLC và Dù là Sư Đoàn 1 Bộ Binh, mà bộ tư lệnh đóng ở căn cứ Eagle, nơi từng là bộ tư lệnh của Sư Đoàn 101 Nhảy Dù trước kia. Bộ Tư
Lệnh Quân Đoàn I đóng tại Huế.

     Hai Lữ Đoàn 1 và 2 Dù, được dùng cho những mục đích và các ý định cho chiến tranh qui ước, trong khi Lữ Đoàn 3 Dù lo về hành quân thám sát và lùng và
diệt địch. Các tiểu đoàn của hai Lữ Đoàn 1 và 2 Dù nằm sát hướng bắc luôn là mục tiêu mà quân Bắc Việt dùng nhị thức chiến xa và bộ binh tấn công vào họ.
Chúng tôi gọi nhanh pháo binh bắn đạn khói và đạn HE vào các chiến xa địch để tách rời chúng ra khỏi bộ binh địch yểm trợ phía sau các chiếc tăng. Đạn khói
dùng để che mắt các chiếc tăng, và đốt bộ binh địch và cho phép các toán chống chiến xa của chúng tôi di chuyển theo các chiến xa để tiêu diệt chúng, các toán
nầy được trang bị hỏa tiễn M-72. Rất là thông thường khi chúng tôi dùng nhiều toán để tiêu diệt một chiến xa địch. Khoảng cách được dùng là từ hai mươi đến ba
mươi thước. Trong 100 chiếc xe tăng bị Sư Đoàn Dù bắn cháy kể từ ngày 31 tháng Năm cho tới ngày 31 tháng 12 năm 1972, chỉ có 9 chiếc là không phải do hỏa
tiễn M-72 bắn cháy. Đây là điều đáng chú ý bởi vì Sư Đoàn Dù có loại hỏa tiễn TOWs trong suốt thời gian nầy.
     Chúng tôi luôn ăn pháo địch. Đạn pháo 122 ly và 130 ly của quân Bắc Việt nói chung luôn vượt tầm xa của đại bác 105 ly và 155 ly. Tuy vậy, vì biết được
đường đạn đạo thấp của pháo binh bọn chúng, chúng tôi đã chọn các vị trí thấp phía ngay dưới các độ dốc của ngọn đồi làm chỗ cho các khẩu pháo binh, chứ
không đóng pháo trên các ngọn đồi. Chúng tôi cũng xây dựng các căn cứ hỏa lực theo kiểu nầy. Chúng tôi cũng khám phá các khẩu pháo của bọn Bắc Việt sẽ
không làm việc, hoạt động cho các vị trí phòng thủ của bọn chúng vào ban đêm. Vào ban ngày, bọn chúng có thể điều chỉnh các khẩu pháo nhắm bắn vào các toán
quân tấn công của chúng tôi vì bọn chúng kiểm soát được vùng cao. Vậy thì, chúng tôi bắt đầu dùng các cuộc tấn công đêm làm vũ khí chính cho chúng tôi. Không
có gì đáng ngạc nhiên, tổn thất chính của chúng tôi là từ pháo binh của bọn chúng. Các khẩu pháo của chúng được chôn kín và được ngụy trang bên trên, các loại
súng phòng không nằm ở các vị trí chung quanh các khẩu pháo để bảo vệ cho các khẩu pháo nầy. Bọn chúng thường hoạt động từng hai khẩu pháo. Rất là khó cho
các cuộc không kích dội bom trúng vào các khẩu pháo của bọn chúng, ngay cả dùng “bom tinh khôn”.
     Các loại súng phòng không mà chúng tôi gặp phải là 12.7 ly, 14.5 ly, 23 ly, 37 ly, 57 ly và 100 ly. Thêm vào đó, quân Bắc Việt có rất nhiều loại hỏa tiễn đặt trên vai SA-7 “Strela” hay “GRAIL” còn gọi là hỏa tiễn tầm nhiệt. Bọn chúng còn đặt các giàn hỏa tiễn SA-2 tại Khe Sanh, căn cứ cũ của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Sự tập trung của các súng phòng không và các loại hỏa tiễn làm cho các phi công quan sát Hoa Kỳ phải bay ở cao độ 11,000 feet (ngoài tầm cháy của hỏa tiễn SA-7). Các phi công quan sát phải dùng ống dòm để tìm kiếm các mục tiêu, nhưng, đây không phải là giải pháp hay cho lắm. Các phi công quan sát Việt Nam bay ở độ cao thấp và bị thiệt hại nhiều phi cơ quan sát O-1 Bird Dog vì hỏa tiễn tầm nhiệt của quân Bắc Việt. Thêm vào đó, bởi vì hỏa tiễn SA-7 rất có hiệu quả với các trực thăng, nên các phi công của chúng tôi chỉ bay là sát mặt đất trên những khu vực trống trải. Các xạ thủ được trang bị thêm các khẩu súng flare. Cách thức phòng thủ là cho họ quan sát khi hỏa tiễn bắn lên, và khi họ trông thấy hỏa tiễn, bắn trái flare vào hỏa tiễn. Khi mà hỏa tiễn tìm kiếm nhiệt, nó sẽ bay thẳng đến trái flare và sẽ nổ tung. Kết quả rất là tốt.
Chỉ duy một lực lượng tác chiến của Lục Quân Hoa Kỳ còn ở Quân Khu Một là (Troop F/9th CAV) Toán F của Sư Đoàn 9 Không Kỵ, do Thiếu Tá Bob
Fairweather chỉ huy. Toán F/9 CAV cung cấp việc thám sát và trực thăng hỏa lực yểm trợ cho Sư Đoàn Dù, họ giúp đỡ rất tận tình bởi vì Nam Việt không có
các đơn vị Không Kỵ.

     Có thật nhiều hỏa lực yểm trợ từ phía Hải Quân Hoa Kỳ, nhưng những hỏa lực nầy lại không được sử dụng đúng mức. Chiến hạm USS Newport News với
các khẩu pháo 5 inch và 8 inch nằm xa bờ với năm hay sáu tàu chiến. Chúng tôi có rất nhiều mục tiêu, cộng thêm với việc quân Bắc Việt tập trung quân phía bắc
sông Thạch Hãn, sau lưng phòng tuyến quân Bắc Việt. Tuy vậy, chúng tôi gặp phải hai vấn đề. Đầu tiên, Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam nằm bên phải chúng tôi
không chịu cho các tàu chiến bắn qua khu vực hành quân của họ. Và, tiếp đến là các bạn đồng nhiệm của chúng tôi hình như lo ngại, không tin tưởng vào sự chính
xác của các khẩu hải pháo cho lắm. Tôi không thích nhìn hỏa lực mãnh liệt nầy bị bỏ xó. Tôi bắt đầu khuyến khích Trung Tá Nhã nên hỏi cho sự trợ giúp hỏa lực
nầy. Một trong những sự việc là tôi sắp xếp một buổi thăm viếng tàu chiến USS Davison. Tôi mong muốn viên tư lệnh sư đoàn và Trung Tá Nhã đến thăm tàu,
tuy vậy, cả hai đã không đi. Chúng tôi cùng với chỉ huy trưởng Pháo Binh Dù, Trung Tá Nguyễn Văn Tường; Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn, Trung Tá Phạm
Ngọc Lân; và Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3, Đại Tá Trương Vĩnh Phước, cùng nhiều nhân viên trong sư đoàn đến tàu. Chúng tôi đã có một buổi viếng thăm hữu
ích và mang về một toán hải yểm. Họ đến thẳng các vị trí tiền phương của chúng tôi và chứng minh hiệu quả của các khẩu súng pháo cho các người lính Nhảy
Dù Việt Nam. Khi họ xử dụng các khẩu pháo 8 inch từ các tàu chiến ngoài khơi, họ đã tiêu diệt được một vị trí đặt súng phòng không, vị trí súng phòng không nầy
đã gây nhiều khó khăn cho các phi cơ quan sát cũng như cho các người lính Dù trước đây. Một sĩ quan tiền pháo Dù điều chỉnh và liên lạc với các toán quân
trong nội địa, và những người tham gia quan sát đã nhìn thấy sự hiệu quả của các vũ khí nầy. Tuy vậy, khi cần phải khai hỏa, tàu chiến phải vượt dòng di chuyển
lên hướng bắc của phòng tuyến quân Bắc Việt để khỏi phải bắn qua tuyến của TQLC. Việc nầy đã hoàn tất cộng thêm với sự bắn phá thành công vào các vị trí
địch quân. Tôi cảm thấy chúng tôi đã chiếm được lòng tin tưởng của các người bạn Nhảy Dù. Từ khi ấy, chúng tôi có rất nhiều yêu cầu về hải yểm, nhiều hơn
Hải Quân Hoa Kỳ có thể lo cho xuể.

     Các trận đánh tại Quảng Trị đã tạo nên một bãi rác lớn vật dụng như ống đạn pháo binh, thùng đựng đạn dược và cả khối sắt thép của các chiếc tăng và xe
tăng lội nước của quân Bắc Việt. Sư Đoàn Dù đã tịch thu được cả hàng trăm khẩu súng phòng không, súng cối, súng cá nhân, xe truck và xe tăng lội nước trong
thời gian quân đội miền Nam mở cuộc tái phản công.

     Thời gian đầu trong nhiệm vụ của tôi, Sư Đoàn Dù thay thế tư lệnh mới. Thiếu Tướng Dư Quốc Đống, người đã làm tư lệnh sư đoàn trong vòng nhiều năm
được thăng cấp Trung Tướng và được giao nhiệm vụ nắm Biệt Khu Thủ Đô. Ông ta được Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng thay thế, người đã làm Lữ Đoàn
Trưởng Lữ Đoàn 1 trong trận chiến An Lộc, tại Quân Khu Ba. Chuẩn Tướng Lưỡng là một người lính ngon lành, nguyên cuộc đời binh nghiệp của ông là trong
binh chủng Dù. Ông ta biết rõ quân địch và luôn tin tưởng vào khả năng chiến đấu của các người lính Nhảy Dù. Tôi thích và khâm phục Chuẩn Tướng Lưỡng.
Và, mặc dầu tiếng Anh của ông ta và tiếng Việt yếu kém của tôi, từ ban đầu, chúng tôi đã có niềm tương giao rất tốt. Tôi đã học được rất nhiều bài học chiến
thuật từ người đàn ông nầy.

     Tuy không nhận được công việc mà tôi đã chọn từ lúc đầu, tôi cũng hài lòng về nhiệm vụ của tôi. Đại Tá Mark Hansen là một người lính toàn hảo, người vừa
có đức tính liêm chính vừa có lòng dũng cảm. Tất cả các cố vấn trong sư đoàn làm việc rất ăn ý với nhau. Người phụ tá chính yếu của tôi là Đại Uý Lục Quân
Jim Townsend, người có khả năng cao và luôn muốn học hỏi. Phụ tá hành quân là Thượng Sĩ Tommy Berry, người rất sáng dạ và có trình độ cao, anh đã ở trong
Sư Đoàn Dù hơn bốn năm. Anh ta trở về nước sau khi tôi nắm nhiệm vụ được một tháng. Thượng Sĩ Manny Alvarez là người thay thế, anh ấy cũng khá lắm.
Những người luôn phụ lo cho chúng tôi là Thượng Sĩ Fred Brander, lo việc hậu cứ cho toán và Trung Sĩ Julio Maldonado lo việc tiền phương. Sĩ quan không trợ là
Trung Tá Không Quân Jack Bryant, người có một không hai. Ông đã từng là người lo việc Không Yểm Tiếp Cận trong cả hai cuộc chiến Triều Tiên và Việt
Nam, và hiểu rõ công việc của mình. Nếu chúng tôi cần không kích, Jack sẽ lo đầy đủ cho chúng tôi. Tất cả mọi người đều dầy dạn kinh nghiệm chiến trường
trong thời gian làm việc với Sư Đoàn Dù. Mọi người đều được tặng thưởng nhiều huy chương. Xin được tuyên dương vài người: Đại Uý Jack Jacobs, cố vấn
trưởng Tiểu Đoàn 1 Dù được tưởng thưởng huy chương Congressional Medal of Honor trong “tua” trước. Trung Uý Ross Kelly được huy chương Distinguished
Service Cross trong trận chiến Lễ Phục Sinh. Nhưng rồi, mọi người cũng phải xong nhiệm vụ và phải rời Việt Nam, và toán sẽ bị mất mát rất nhiều kinh nghiệm
(từ những người tiền nhiệm). Đại Uý Ed Donaldson, cố vấn phó Lữ Đoàn 1 Dù, Đại Uý Woody Furrow, cố vấn trưởng Tiểu Đoàn 11 Dù và Thiếu Tá Mitch
Pritchard, cố vấn trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Kích Dù sẽ nhanh chóng trở về nước.

     Mùa mưa vừa đến làm cho quân Bắc Việt và chúng tôi tập trung vào việc chống lạnh và ẩm ướt. Chạm trán với địch quân giảm đi và cả hai phía chỉ lo việc
tuần tiểu và bắn đạn cối cùng pháo binh vào nhau. Thương vong của hai bên giảm thiểu rất nhiều. Trong thời gian nầy, tôi chợt có ý nghĩ, giải pháp cho “Hòa
Bình”, là nếu có được, thời tiết tồi tệ luôn xảy ra.

     Giáng Sinh năm 1972 đã đến gần, sự việc rõ ràng cho thấy việc Hoa Kỳ dính dáng trực tiếp đến cuộc chiến sẽ chấm dứt. Nhiều tin đồn đến tai chúng tôi cho
thấy việc ngưng bắn sẽ được tuyên bố bất cứ lúc nào. Henry Kissinger đã thương thảo với bọn Bắc Việt, sự thất bại của ông ta khi không đi đến sự thỏa thuận để
ký kết hiệp định được ngắt quảng bằng cuộc không tập toàn lực ở miền Bắc, gọi là “Linebacker I”. Bọn Bắc Việt liền trở lại cuộc mặc cả trên bàn hội nghị và
việc dội bom chấm dứt. Hiển nhiên là Tổng Thống Nixon đã muốn chúng tôi rời khỏi Việt Nam và ông ta sẵn sàng san bằng Hà Nội để hoàn tất mục tiêu của ông
ta. Tôi đã không thể giúp đỡ gì được, chỉ nghĩ rằng công việc mà chúng tôi cần để tiến hành một cuộc chiến thành công, ngay bây giờ, chúng tôi lại thất bại khi cố
gắng kết thúc cuộc chiến. Chiến tranh bỗng nhiên trở nên “sát bên cạnh” khi mà những bức tường trong các văn phòng của những tên lãnh đạo Bắc Việt ở Hà
Nội bắt đầu đổ sụp vào ngay các bàn giấy của bọn chúng. Những người lớn tuổi luôn gởi những người trẻ vào chiến tranh. Chúng tôi đã phải nhắc nhở cho những
tên già của miền Bắc rằng cuộc chiến tại miền Nam không phải là một trò đùa. Và, bọn chúng đã nhận được thông báo đó. Henry Kissinger và Lê Đức Thọ ký
kết vào Hiệp Định Paris, và ngưng bắn được chỉ định cho ngày 28 tháng Giêng năm 1973. Hoa Kỳ sẽ rời khỏi Việt Nam vào giữa tháng Ba năm 1973.

    Tôi sẽ rời khỏi căn cứ Sally vào ngày 28 tháng Giêng năm 1973, tạm trú tại DERCO, Sài Gòn và sẽ trở về lại quê hương vào ngày 2 tháng Hai. Đêm trước khi
tôi rời căn cứ, Trung Tá Nhã tổ chức một buổi tiệc nhỏ cho tôi. Chuẩn Tướng Lưỡng bước vào buổi tiệc với sáu chai rượu Beaujolais. “Nóng hổi từ bên Paris”,
ông ta nói. Chúng tôi nâng ly chúc mừng nhau. Tôi đề nghị nâng ly chúc mừng các người lính Nhảy Dù Việt Nam. “Họ luôn là những người lính cứng cỏi, ngon
lành”, tôi đã chúc họ như vậy.

     Đại Tá Nguyễn Thế Nhã hy sinh vì bị đạn cối của quân địch vào tháng Giêng năm 1975 khi chỉ huy một trung đoàn thuộc Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Chuẩn Tướng
Lê Quang Lưỡng chỉ huy Sư Đoàn Dù cho tới khi Sài Gòn bị sụp đổ vào ngày 1 tháng Năm năm 1975. Ông ta hiện sống tại Bakerfield, California. Đại Tá Mark
Hansen, người cố vấn trưởng cuối cùng của Sư Đoàn Dù, về hưu, rời khỏi Lục Quân vào năm 1980 với hơn ba mươi năm trong quân ngũ. Ông mất vào tháng 12
năm 1991.

     Tôi đã làm việc với mười đơn vị Nhảy Dù và đã được mang tám cái huy hiệu khác nhau của Nhảy Dù. Tôi rất hãnh diện mà nói là tôi đã chiến đấu với “Mũ
Đỏ” của Toán Cố Vấn 162 và với Sư Đoàn Nhảy Dù của miền Nam.
                                                        
                                                                                     Vancouver, Canada
                                                                      Ngày 06 tháng Ba năm 2013
                                                                  Thương tiếc MĐ Lê Thành Bôn
Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm