Mỗi Ngày Một Chuyện
THẢM HOẠ MT. 1968 - CAO MỴ NHÂN
THẢM HOẠ MT. 1968 - CAO MỴ NHÂN
Dư
âm của Tết Mậu Thân, mùa xuân 1968, tới nay, đã nửa thế kỷ. Tức là 1968-2018,
đúng 50 năm, bằng thời gian Trịnh Nguyễn phân tranh, nhưng chưa thấy dấu hiệu
xoá được cái hận thù khinh miệt của người miền nam Tự Do đối với người miền Bắc
xã hội chủ nghĩa.
Nói
về chủ nghĩa, học thuyết vv...thì không có giới hạn . Cái thể chế chính trị
phải dựa trên yếu tố nào mới có thể làm lại lịch sử được .
Đúng
ra là mọi lãnh vực trên thế giới đều đổi thay, thực tế cập nhật, từng mỗi trăm
năm không còn giống nhau một cách máy móc, cũng mọi mặt, không riêng gì chính
trị.
Song
le, dân tộc ta là một dân tộc khởi đi từ chia rẽ, như nhiều bài vở của nhiều
tác giả đã viết, đan cử truyền thuyết ông Lạc Long Quân với bà Âu Cơ, đã chia
100 người con xuất xứ từ 100 cái trứng ra như sau :
50
con lên rừng theo mẹ Âu Cơ.
49
con xuống biển theo cha Lạc Long Quân
1 con duy
nhất được ở lại giữ gìn giang sơn cẩm tú Việt
Nam, khởi sự
các đời Vua sau này, cho tới bây giờ, cứ tiếp
theo nhau
từng thời đại .
Thủa
tôi đi học, thì nước ta, 2 chữ Việt Nam đã 4000 ngàn năm văn hiến Con Rồng (Lạc
Long Quân), cháu Tiên (Âu Cơ) .
Nhưng
nay, ta mà chẳng biết từ đâu, cơ sở nào, đã tự tôn lên thành 5000 ( năm ngàn)
năm.
Đời
tôi chưa hết trăm năm, mà đời chung đã một ngàn năm quá vội.
Ông
bạn chuyên môn đánh giá về những công trình văn hoá xã hội bảo rằng: " Mỵ
phải bớt tỉ mỉ đi. Nói chuyện văn hoá xã hội, là người ta nhìn vào bề mặt nhiều
hơn bề sâu. Thí dụ như thời kỳ đồ đá sang đồ đồng, người ta căn cứ vào những
cái cối (đá) cái chuông (đồng)." Tôi ngẫm nghĩ: " Phải rồi, thời
đương đại là Computer, ông bà, bố mẹ, cha con, chồng vợ, anh chị em, con cháu
chắt vv...đều thấy và xử dụng máy móc đó, đủ mọi hình thức len lỏi vào, nên chi
sẽ cũng...ngàn năm .
Bởi
vì ông bà, cha mẹ ...sinh vào thế kỷ 20, mà con cháu đang là thế kỷ 21 . Không
phải đầu thiên niên kỷ thứ ba, tức đầu ngàn năm thứ 3 sau công nguyên, chứ hồi
tố thời gian thì vô cùng, vô tận, chẳng ai biết được khởi thủy, cũng như là kết
thúc, ngoài Thượng đế, chắc chắn thế .
Viết
ra điều này là nhân đọc bài viết của vị sĩ quan tháp tùng Thiếu tướng Nguyễn
Ngọc Loan, đi trực thăng của Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ. Quý vị tới Gò Vấp thị
sát cái mặt trận Việt Cộng đánh lén các đơn vị ta đồn trú ở quận ven đô ấy ,
dịp chúng tấn kích Tết Mâu Thân 1968 nêu trên .
Số
là trong bài, có đề cập tới vị đại tá Thiết Giáp QL/VNCH bị thảm sát cả gia
đình, tức đại tá Nguyễn Tuấn và vợ con ông .
Các
yếu tố về VC tàn sát gia đình đại tá Nguyễn Tuấn, thì đơn vị Bộ Chỉ Huy và
Trường Thiết Giáp VNCH chắc chắn có tường thuật cùng báo cáo đầy đủ rồi.
Tôi
chỉ kể thêm về tình cảnh gia đình đại tá Nguyễn Tuấn. Bởi ông vốn là đơn vị
trưởng đầu tiên của tôi, khi tôi bước vào đường trường quân đội .
Bấy
giờ, vào mùa hè năm 1962, khoá Cán sự xã hội Caritas chỉ có 10 Khoá sinh, đã
kết thúc 3 năm học, chúng tôi được ra trường.
Với
mục đích của Nha Nhân Viên Bộ Quốc Phòng là : chúng tôi sẽ thay thế các chị Nữ Trợ Tá
lâu năm trong Quân Đội và chưa trang bị đủ một số bài vở lý thuyết về chuyên
ngành xã hội của các nước tiên tiến, điển hình như nước Pháp.
Do
đó Bộ Quốc Phòng đã phối hợp với quý soeurs dòng Nữ Tử Bác Ái (Filles de la
charitees) để centre
Caritas đào tạo
chúng tôi, mãn khoá chúng tôi phục vụ trong Quân Đội VNCH .
Nhưng
vì suốt 3 năm học, chúng tôi không hề biết tới súng đạn, nên ra trường sẽ đi
tập sự 6 tháng ở các đơn vị, tuỳ theo phân phối của Cục Xã Hội Quân Đội.
Trong
chương trình đó, tôi được biệt phái tới Trung Đoàn 4 Thiết Giáp, do Thiếu tá
Nguyễn Tuấn giữ chức
Trung Đoàn Trưởng sau đổi là Thiết Đoàn Trưởng. Đơn vị đồn trú ở La Vang ngoại
vi Quảng Trị.
Bấy
giờ cuối năm 1962, Thiếu tá Nguyễn Tuấn độ ngoài ba chục tuổi, còn phu nhân thì
đúng 25 . Ông bà đã có 4 cháu trai, tên gọi ở nhà là: Bé, Tít , Bi, Tô mới có
mấy tháng .
Ngày
tôi được đại uý Nguyễn Xuân Dung, trưởng ban 3, (sau này thăng cấp đại tá,
Thiết đoàn trưởng Thiết đoàn 17 Kỵ Binh) đón ra đơn vị, ông bà Thiếu tá Nguyễn
Tuấn đã cấp cho tôi một gian nhà độc thân, sát bên ngôi nhà Trung Đoàn Trưởng
Trung đoàn 4 Thiết giáp .
Thế
là giai đoạn đầu, tôi ăn cơm ở Câu Lạc Bộ Sĩ Quan, đôi khi ông bà mời ăn bên
nhà ông bà . Nhưng đặc biệt là tối nào tôi cũng được hay phải làm quan sát viên
bàn cờ tướng, do 2 ông bà thi thố tài năng.
Tôi
thì chỉ muốn về gian nhà riêng nghỉ ngơi, đọc sách hay làm thơ.
Dự
coi cờ tướng ông bà chef của mình chơi thì cũng được, nhưng ông thắng hay hoà
không sao, bà đòi thắng thì thế nào cũng lời qua tiếng lại mà nguy hiểm nhất là
lỡ bà xúc phạm điều gì tới vị quan tư đầy khí phách, thì khó chịu cho tất cả
mọi người.
Thế
nên về sau, tôi thấy tình hình căng thẳng là xin phép về ngay.
Hết
6 tháng tập sự, tôi đổi đi nơi khác .
Mấy
năm sau, ông bà đổi về Saigon, tôi có gặp lại và được biết bà sanh thêm cháu út
là gái.
Ông vinh thăng Đại Tá.
Như
vậy, cháu út này, khi thảm họa Tết Mậu Thân bị chết cùng gia đình Đại Tá Nguyễn
Tuấn, mới 3 tuổi , không phải cháu ngoại của ông bà như bài viết nói cháu ngoại,thì tôi không rõ
cháu thế nào.
Một
cháu trai duy nhất thoát chết, là cu Bi (con thứ 3) , nghe người thân nói, cháu
được chú tài xế lén giắt chạy khỏi chỗ tai nạn đó.
Trên
đường đời, không thể biết trước được bất trắc sẽ xẩy ra .
Chỉ
riêng về gia đình bên vợ Đại tá Nguyễn Tuấn, trong vụ VC tấn kích Tết Mậu Thân
đó, ngoài gia đình Đại Tá Nguyễn Tuấn , con rể cụ Từ ra, còn một thảm cảnh thứ
hai, mà người con trai cụ Từ là Thiếu tá Từ Tôn Khán, Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh
Đoàn Xây Dựng Nông thôn Quảng Nam, cũng bị chết một cách tức tưởi .
Thiếu
tá Từ Tôn Khán là em ruột của phu nhân Đại tá Thiết Giáp Nguyễn Tuấn nêu trên,
bà Tuấn nhũ danh Từ Thị Như Tùng, nhân dịp Tết Nguyên Đán 1968 đó, Thiếu tá
Khán từ Hội An về ăn Tết với 2 cụ thân sinh ở Huế.
Giặc
VC tràn vô thành phố Huế, chúng theo chỉ điểm của những tên ly khai chế độ
VNCH, đã đi tìm Từ Tôn Khán tại nhà cụ Từ .
Chúng
khám cùng hết, không thấy, chúng hăm nếu Thiếu tá Từ Tôn Khán không ra trình
diện chúng, chúng đốt nhà cụ Từ.
Thiếu
tá Khán từ mái nhà nhảy xuống.
VC bắt Khán đi theo chúng, nhưng mới tới
giữa sân, nơi có đống củi và cái búa bổ củi để cạnh đó, chúng cầm cái búa
chém ngang đầu Thiếu Tá Từ Tôn Khán, Khán gục xuống, chết ngay.
Cụ
Từ đã chôn con trai ở chỗ VC giết Từ Tôn Khán giữa sân nhà .
Một
tháng sau, tôi dẫn Phái Đoàn Luật Sư Bùi Chánh Thời đi ủy lạo các gia đình bị
VC sát hại Tết Mậu Thân ở Huế.
Chúng
tôi đã đứng lặng trước mồ Thiếu Tá Từ Tôn Khán giữa nước mắt của hai cụ thân
sinh ra bà Từ thị Như Tùng , phu nhân Đại tá Nguyễn Tuấn, và Thiếu tá Từ Tôn Khán.
Hai
người con, một trai, một gái nhà họ Từ, đúng thời điểm Tết Mậu Thân Huế, chết
tại 2 nơi khác nhau, người Saigon, kẻ Huế, chứng tỏ bọn Việt Cộng vô lương, vô
nhân tàn bạo ...
Ông
bà Đại Tá Nguyễn Tuấn là đôi uyên ương đầu tiên tôi được biết họ quen nhau qua
thư từ, lập gia đình rất hạnh phúc. Nào có ai ngờ gia đình bị thảm sát dã màn,
tàn ác quá sức tưởng tượng.
Hai
trường hợp nêu trên điển hình nhất trong lịch sử tàn ác của Việt Cộng, những con thú hoang Cộng
sản, mà không cách nào người dân miền nam tha thứ được .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
THẢM HOẠ MT. 1968 - CAO MỴ NHÂN
THẢM HOẠ MT. 1968 - CAO MỴ NHÂN
Dư
âm của Tết Mậu Thân, mùa xuân 1968, tới nay, đã nửa thế kỷ. Tức là 1968-2018,
đúng 50 năm, bằng thời gian Trịnh Nguyễn phân tranh, nhưng chưa thấy dấu hiệu
xoá được cái hận thù khinh miệt của người miền nam Tự Do đối với người miền Bắc
xã hội chủ nghĩa.
Nói
về chủ nghĩa, học thuyết vv...thì không có giới hạn . Cái thể chế chính trị
phải dựa trên yếu tố nào mới có thể làm lại lịch sử được .
Đúng
ra là mọi lãnh vực trên thế giới đều đổi thay, thực tế cập nhật, từng mỗi trăm
năm không còn giống nhau một cách máy móc, cũng mọi mặt, không riêng gì chính
trị.
Song
le, dân tộc ta là một dân tộc khởi đi từ chia rẽ, như nhiều bài vở của nhiều
tác giả đã viết, đan cử truyền thuyết ông Lạc Long Quân với bà Âu Cơ, đã chia
100 người con xuất xứ từ 100 cái trứng ra như sau :
50
con lên rừng theo mẹ Âu Cơ.
49
con xuống biển theo cha Lạc Long Quân
1 con duy
nhất được ở lại giữ gìn giang sơn cẩm tú Việt
Nam, khởi sự
các đời Vua sau này, cho tới bây giờ, cứ tiếp
theo nhau
từng thời đại .
Thủa
tôi đi học, thì nước ta, 2 chữ Việt Nam đã 4000 ngàn năm văn hiến Con Rồng (Lạc
Long Quân), cháu Tiên (Âu Cơ) .
Nhưng
nay, ta mà chẳng biết từ đâu, cơ sở nào, đã tự tôn lên thành 5000 ( năm ngàn)
năm.
Đời
tôi chưa hết trăm năm, mà đời chung đã một ngàn năm quá vội.
Ông
bạn chuyên môn đánh giá về những công trình văn hoá xã hội bảo rằng: " Mỵ
phải bớt tỉ mỉ đi. Nói chuyện văn hoá xã hội, là người ta nhìn vào bề mặt nhiều
hơn bề sâu. Thí dụ như thời kỳ đồ đá sang đồ đồng, người ta căn cứ vào những
cái cối (đá) cái chuông (đồng)." Tôi ngẫm nghĩ: " Phải rồi, thời
đương đại là Computer, ông bà, bố mẹ, cha con, chồng vợ, anh chị em, con cháu
chắt vv...đều thấy và xử dụng máy móc đó, đủ mọi hình thức len lỏi vào, nên chi
sẽ cũng...ngàn năm .
Bởi
vì ông bà, cha mẹ ...sinh vào thế kỷ 20, mà con cháu đang là thế kỷ 21 . Không
phải đầu thiên niên kỷ thứ ba, tức đầu ngàn năm thứ 3 sau công nguyên, chứ hồi
tố thời gian thì vô cùng, vô tận, chẳng ai biết được khởi thủy, cũng như là kết
thúc, ngoài Thượng đế, chắc chắn thế .
Viết
ra điều này là nhân đọc bài viết của vị sĩ quan tháp tùng Thiếu tướng Nguyễn
Ngọc Loan, đi trực thăng của Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ. Quý vị tới Gò Vấp thị
sát cái mặt trận Việt Cộng đánh lén các đơn vị ta đồn trú ở quận ven đô ấy ,
dịp chúng tấn kích Tết Mâu Thân 1968 nêu trên .
Số
là trong bài, có đề cập tới vị đại tá Thiết Giáp QL/VNCH bị thảm sát cả gia
đình, tức đại tá Nguyễn Tuấn và vợ con ông .
Các
yếu tố về VC tàn sát gia đình đại tá Nguyễn Tuấn, thì đơn vị Bộ Chỉ Huy và
Trường Thiết Giáp VNCH chắc chắn có tường thuật cùng báo cáo đầy đủ rồi.
Tôi
chỉ kể thêm về tình cảnh gia đình đại tá Nguyễn Tuấn. Bởi ông vốn là đơn vị
trưởng đầu tiên của tôi, khi tôi bước vào đường trường quân đội .
Bấy
giờ, vào mùa hè năm 1962, khoá Cán sự xã hội Caritas chỉ có 10 Khoá sinh, đã
kết thúc 3 năm học, chúng tôi được ra trường.
Với
mục đích của Nha Nhân Viên Bộ Quốc Phòng là : chúng tôi sẽ thay thế các chị Nữ Trợ Tá
lâu năm trong Quân Đội và chưa trang bị đủ một số bài vở lý thuyết về chuyên
ngành xã hội của các nước tiên tiến, điển hình như nước Pháp.
Do
đó Bộ Quốc Phòng đã phối hợp với quý soeurs dòng Nữ Tử Bác Ái (Filles de la
charitees) để centre
Caritas đào tạo
chúng tôi, mãn khoá chúng tôi phục vụ trong Quân Đội VNCH .
Nhưng
vì suốt 3 năm học, chúng tôi không hề biết tới súng đạn, nên ra trường sẽ đi
tập sự 6 tháng ở các đơn vị, tuỳ theo phân phối của Cục Xã Hội Quân Đội.
Trong
chương trình đó, tôi được biệt phái tới Trung Đoàn 4 Thiết Giáp, do Thiếu tá
Nguyễn Tuấn giữ chức
Trung Đoàn Trưởng sau đổi là Thiết Đoàn Trưởng. Đơn vị đồn trú ở La Vang ngoại
vi Quảng Trị.
Bấy
giờ cuối năm 1962, Thiếu tá Nguyễn Tuấn độ ngoài ba chục tuổi, còn phu nhân thì
đúng 25 . Ông bà đã có 4 cháu trai, tên gọi ở nhà là: Bé, Tít , Bi, Tô mới có
mấy tháng .
Ngày
tôi được đại uý Nguyễn Xuân Dung, trưởng ban 3, (sau này thăng cấp đại tá,
Thiết đoàn trưởng Thiết đoàn 17 Kỵ Binh) đón ra đơn vị, ông bà Thiếu tá Nguyễn
Tuấn đã cấp cho tôi một gian nhà độc thân, sát bên ngôi nhà Trung Đoàn Trưởng
Trung đoàn 4 Thiết giáp .
Thế
là giai đoạn đầu, tôi ăn cơm ở Câu Lạc Bộ Sĩ Quan, đôi khi ông bà mời ăn bên
nhà ông bà . Nhưng đặc biệt là tối nào tôi cũng được hay phải làm quan sát viên
bàn cờ tướng, do 2 ông bà thi thố tài năng.
Tôi
thì chỉ muốn về gian nhà riêng nghỉ ngơi, đọc sách hay làm thơ.
Dự
coi cờ tướng ông bà chef của mình chơi thì cũng được, nhưng ông thắng hay hoà
không sao, bà đòi thắng thì thế nào cũng lời qua tiếng lại mà nguy hiểm nhất là
lỡ bà xúc phạm điều gì tới vị quan tư đầy khí phách, thì khó chịu cho tất cả
mọi người.
Thế
nên về sau, tôi thấy tình hình căng thẳng là xin phép về ngay.
Hết
6 tháng tập sự, tôi đổi đi nơi khác .
Mấy
năm sau, ông bà đổi về Saigon, tôi có gặp lại và được biết bà sanh thêm cháu út
là gái.
Ông vinh thăng Đại Tá.
Như
vậy, cháu út này, khi thảm họa Tết Mậu Thân bị chết cùng gia đình Đại Tá Nguyễn
Tuấn, mới 3 tuổi , không phải cháu ngoại của ông bà như bài viết nói cháu ngoại,thì tôi không rõ
cháu thế nào.
Một
cháu trai duy nhất thoát chết, là cu Bi (con thứ 3) , nghe người thân nói, cháu
được chú tài xế lén giắt chạy khỏi chỗ tai nạn đó.
Trên
đường đời, không thể biết trước được bất trắc sẽ xẩy ra .
Chỉ
riêng về gia đình bên vợ Đại tá Nguyễn Tuấn, trong vụ VC tấn kích Tết Mậu Thân
đó, ngoài gia đình Đại Tá Nguyễn Tuấn , con rể cụ Từ ra, còn một thảm cảnh thứ
hai, mà người con trai cụ Từ là Thiếu tá Từ Tôn Khán, Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh
Đoàn Xây Dựng Nông thôn Quảng Nam, cũng bị chết một cách tức tưởi .
Thiếu
tá Từ Tôn Khán là em ruột của phu nhân Đại tá Thiết Giáp Nguyễn Tuấn nêu trên,
bà Tuấn nhũ danh Từ Thị Như Tùng, nhân dịp Tết Nguyên Đán 1968 đó, Thiếu tá
Khán từ Hội An về ăn Tết với 2 cụ thân sinh ở Huế.
Giặc
VC tràn vô thành phố Huế, chúng theo chỉ điểm của những tên ly khai chế độ
VNCH, đã đi tìm Từ Tôn Khán tại nhà cụ Từ .
Chúng
khám cùng hết, không thấy, chúng hăm nếu Thiếu tá Từ Tôn Khán không ra trình
diện chúng, chúng đốt nhà cụ Từ.
Thiếu
tá Khán từ mái nhà nhảy xuống.
VC bắt Khán đi theo chúng, nhưng mới tới
giữa sân, nơi có đống củi và cái búa bổ củi để cạnh đó, chúng cầm cái búa
chém ngang đầu Thiếu Tá Từ Tôn Khán, Khán gục xuống, chết ngay.
Cụ
Từ đã chôn con trai ở chỗ VC giết Từ Tôn Khán giữa sân nhà .
Một
tháng sau, tôi dẫn Phái Đoàn Luật Sư Bùi Chánh Thời đi ủy lạo các gia đình bị
VC sát hại Tết Mậu Thân ở Huế.
Chúng
tôi đã đứng lặng trước mồ Thiếu Tá Từ Tôn Khán giữa nước mắt của hai cụ thân
sinh ra bà Từ thị Như Tùng , phu nhân Đại tá Nguyễn Tuấn, và Thiếu tá Từ Tôn Khán.
Hai
người con, một trai, một gái nhà họ Từ, đúng thời điểm Tết Mậu Thân Huế, chết
tại 2 nơi khác nhau, người Saigon, kẻ Huế, chứng tỏ bọn Việt Cộng vô lương, vô
nhân tàn bạo ...
Ông
bà Đại Tá Nguyễn Tuấn là đôi uyên ương đầu tiên tôi được biết họ quen nhau qua
thư từ, lập gia đình rất hạnh phúc. Nào có ai ngờ gia đình bị thảm sát dã màn,
tàn ác quá sức tưởng tượng.
Hai
trường hợp nêu trên điển hình nhất trong lịch sử tàn ác của Việt Cộng, những con thú hoang Cộng
sản, mà không cách nào người dân miền nam tha thứ được .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)