Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
THÁNG TƯ ĐƯỜNG CHIỀU XỨ LẠ - Việt Nhân
(HNPD) Bài gửi đi xong thì trời ngoài kia cũng vừa sập tối, đây là giờ hạnh phúc riêng của tôi, ra phố tìm cái gì bỏ bụng rồi lang thang xuôi dọc cho hết con đường làm khách nhàn du, cái thú này vẫn mang lấy từ ngày lưu lạc sang đây. Không vướng bận gia đình vẫn là cái nhẹ đầu, nhiều đứa bạn chúng vẫn nói thế, chúng nói thật lòng của chúng, hay chỉ để an ủi cho bạn? Nhưng mình thì không dối được mình, vẫn là thèm có được một mái nhà, có kẻ ra người vào, chứ không im ắng như cái phòng trọ đang sống, nó quạnh quẽ quá, sau nhiều lần cố thoát mà không được, cuối cùng đành phải chịu, đâu như là cái đã định.
Ông cụ Fugitive đã từ lâu, không còn nhắc nhở thằng em dựng lại một mái ấm, mai mốt có gì ta lại bắt chước người Mỹ mà vào nursing homes thôi, với ông “It’s better to be alone than to be in bad company” ở một mình tốt hơn là với cùng một người không hợp. Nhắc tới ông lại nhớ, cũng những ngày đầu tháng Năm năm ngoái, tôi nằm vùi vì bệnh, ông cụ nhờ người cháu đưa đi thăm, cũng bởi ngày cuối tháng Tư, ông được nghe một một đài nào đó phát đi “tháng tư đường chiều xứ lạ” ông đâm sợ như điều thằng em đã đến lúc không kham nổi cơn bệnh. Nhưng vẫn còn phúc mà anh em lại có nhau, anh chủ biên báo lính hôm đó cũng nói, trông bài thì ít trông tin sức khỏe thì nhiều, và rồi tôi vẫn có bài đều đặn đến tay anh trong suốt một năm qua.
Vui nhất là cô em chủ báo, cô gọi phôn không được, rồi cô nghĩ gì trong đầu mà nói là sợ gần chết, tôi đùa nói cùng mọi người rằng tôi là thằng lì lắm đừng có lo… Nói thì nói thế chứ vẫn mong mình còn cho đến ngày bọn quỉ đỏ bị diệt, để trở về nhìn lại quê hương, lên nghĩa trang QĐ thăm mộ những thằng đã ngã gục năm xưa, đến nhà mấy thằng què quặt nói dăm câu nhắc lại những ngày tóc còn xanh, người ngợm còn lành, nếu được như thế thì hạnh phúc biết bao… Vậy là đã đúng một năm trôi qua, thời gian đi nhanh quá, và tôi mong mình còn theo kịp!
THÁNG TƯ ĐƯỜNG CHIỀU XỨ LẠ - Trong lúc hoàng hôn, đường chiều vắng lặng đã buồn, những cơn gió lốc xoáy tung những chiếc lá vàng càng thấy cảnh buồn thêm, thương cho thân chiếc lá lìa cành vất vưởng gởi phận nhờ bên lề đường như vẫn chưa yên. Chiếc lá và phận mình nào có khác chi, để nghe lòng chùng xuống với những xót sa cho cảnh đời đang đi vào tối, mang đầy ắp cái buồn như thế mà tôi lang thang trên đường chiều xứ người hôm nay, một ngày cuối tháng Tư. Ngang trạm xe buýt, vài người khách chờ chuyến xe đi về phía biển nhìn tôi gật đầu chào, người dân trên đất nước may mắn này, họ vẫn luôn có dư cử chỉ thân thiện để trao cùng mọi người.
Cái khác màu da đã quá quen mắt nên không còn thắc mắc đó có phải là bạn, vả lại có luôn trong đơn lẻ mới thấy vui khi nhận được nụ cười người khác trao, tôi ráng một nụ cười thật tươi để đáp lại nhưng chân vẫn bước đều, một giọng nói vói theo là chỉ mươi phút chuyến xe sẽ tới, tôi biết câu nói đó là để dành cho tôi. Họ ngỡ tôi cũng đi về phố biển như họ, nhưng không, tôi đi chỉ là để đi và không biết mình muốn đi đâu, hướng đi trước mặt chỉ là vô tình vì trong đầu không một hối thúc phải về, mà đôi chân lang thang bước trên hè phố. Cái trống vắng trong lòng nghe như nhiều hơn, khi cái đậm màu của bóng đêm phủ kín lấy bầu trời, ngước nhìn cái không gian thăm thẳm trên cao kia, để mà nghe cái buồn mênh mông hơn.
Một chiếc xe buýt vừa vượt qua, những người tôi gặp nơi trạm chắc hẳn trên chuyến xe ấy, giấc này là lúc mọi người đều tìm về xum họp bên bàn ăn, chỉ có ai phận bạc mới đành làm cánh chim côi, dĩ nhiên không ai muốn điều đó, nhưng đâu phải cứ không muốn mà tránh được. Càng về khuya cái lạnh như một thôi thúc phải trở gót quay về, nhưng về đâu? Về nơi chổ ở mới chỉ càng làm cái buồn nghe nặng thêm, cả một đêm qua không ngủ, cả không viết được một chữ, cái cảm giác như thế không biết sao lúc này nó đến thường hơn, nó khiến tôi không còn thiết tha gì đến những cái chung quanh, mà chỉ thấy mình như viên đá cuội, nằm trong một vũng sâu… đá cuội là tôi, mà vũng sâu thì đầy những rong rêu muộn phiền.
Quá khứ những tưởng theo thời gian sẽ phôi pha, nhưng chúng nhiều quá trong hơn bốn mươi năm qua, chúng kết lại đủ dài thành dây trói nghiến lấy thân, để lại vết hằn trên da thịt, khứa thành rãnh sâu trong tim óc khiến khó xóa. Nhiều người nói, những thằng từng bị tù trong các trại lao cải cộng sản vẫn thường như thế, và cái buồn sẽ đưa chúng đi sớm, thế nào là sớm, thế nào là muộn, đi sớm là khi nào, và lấy gì để biết như thế là đi sớm, có biết rằng như thế mới lại là trễ. Thế hệ của tôi, thì những thằng như tôi là đứa đi muộn hơn những thằng bạn cùng lứa, đấy là nói chuyện những đứa đã nằm xuống vì đất nước ngày nào trước khi tan hàng, vì có cả những đứa tan hàng rồi mà phận số chúng không khá hơn, ra đi trong lúc thân tù đói lạnh.
Chỉ một lần đổi thay, mà cái vinh đã thành nhục! Ngã gục ngày nào trong sự tiếc thương của bao người, đi trước được như thế mới là cái hay, có qua những ngày tháng dài kéo lê kiếp sống trong muộn phiền, mới biết có được cái chết như bạn mình cái đó vẫn là cái hơn. Đã có lúc tự trách mình để chi cho lũ thú đọa đày thân xác, cam chịu trong nỗi nhục rồi lại tự đi giày vò mình, bằng những ngày tháng sống trong ray rứt thương nhớ khôn khuây. Đời người quí báu biết là bao, mà sao ta cứ để thời gian trôi mất trong hững hờ, cũng bởi vì nó ngắn ngủi mà bao kẻ mót từng giây kiếp sống, trong khi mình thì không chút quan tâm đến hiện tai, cứ mãi vùi trong cái không gian xưa để mà nghe dài thêm nỗi tiếc, phải chăng đó là số phận?
Đêm nay bầu trời như cùng chia lấy cái buồn người tha hương trên đất khách, mà không có lấy một ánh sao dù đó chỉ là vì sao cô độc, nhìn bóng in dài trên đường khuya, tôi vẫn cứ thế mà đi để mà nhớ một đêm Sàigòn xưa, thằng lính xa tìm về thành phố nghe đậm nỗi cô lẻ, ngày đó tờ giấy phép trong tay, mà trong đầu không biết sẽ đi đâu, làm gì, để rồi trong một quán cà phê, tiếng hát của Hoàng Oanh trong Lẻ Bóng đã đánh gục nó bằng lời ca thiết tha:
Còn thương còn nhớ
Đường xa ai gian khổ phong trần
Tạm quên vui khi tuổi thanh xuân
Năm tháng giữa non ngàn
Bằng lòng ra đi là giữ yên bờ cõi
Một lời nguyền hy sinh hạnh phúc riêng người ơi
Biết bao giờ thôi, nói sao cạn lời...
Đêm nay chân bước cũng vô hồn và cũng không biết mình muốn đi đâu, lần đó lần này không cùng cái không gian lẫn thời gian nhưng giống nhau như là một, mà nghe lòng mềm đi vì cái hồn ma cũ trở về không một mảy may đổi thay.
Vẫn là niềm thương đầy vơi
Khi nghe bài ca sầu nhớ
Khi ngắm trăng mờ hoàng hôn
Khi đi lặng lẽ trong những đêm gió mưa u buồn mà nghe...
Trong cuộc đời những gì thân quen nó đã ăn sâu vào tiềm thức, đến khi nó không còn nữa, đã khiến cho ta mang lấy cái hụt hẫng như mất đi những gì trân quí. Ngày nào giữa non ngàn người trai cho đi tuổi thanh xuân mà miệng vẫn cười, năm tháng ấy cứ thế như áng mây cuối trời bay mãi mà người lính không chút đắn đo... Để rồi đến lúc chí trai không thành nhưng thân vẫn chưa dứt nợ phiêu bạt, nhọc nhằn vẫn là hành trang trên đôi vai người lính cũ, cùng với thời gian làm bạc đi mái tóc, ngay cả vóc dáng cũng đã chối bỏ không ở lại cùng mình, ta nhìn vào gương thấy ta đã không còn là ta.
Ngày xưa trên quê hương mình, mang lấy gió bụi vào thân để nghe nặng bước chân người lính, hôm nay đường khuya xứ người cũng một ngày tháng Tư, trong cái lạnh đêm, ta lại muốn đem thân làm cánh chim bạt gió kêu sương, lạc loài cất lên tiếng gọi thiết tha nhớ về quê cũ!
Việt
Nhân (HNPĐ)
THÁNG TƯ ĐƯỜNG CHIỀU XỨ LẠ - Việt Nhân
(HNPD) Bài gửi đi xong thì trời ngoài kia cũng vừa sập tối, đây là giờ hạnh phúc riêng của tôi, ra phố tìm cái gì bỏ bụng rồi lang thang xuôi dọc cho hết con đường làm khách nhàn du, cái thú này vẫn mang lấy từ ngày lưu lạc sang đây. Không vướng bận gia đình vẫn là cái nhẹ đầu, nhiều đứa bạn chúng vẫn nói thế, chúng nói thật lòng của chúng, hay chỉ để an ủi cho bạn? Nhưng mình thì không dối được mình, vẫn là thèm có được một mái nhà, có kẻ ra người vào, chứ không im ắng như cái phòng trọ đang sống, nó quạnh quẽ quá, sau nhiều lần cố thoát mà không được, cuối cùng đành phải chịu, đâu như là cái đã định.
Ông cụ Fugitive đã từ lâu, không còn nhắc nhở thằng em dựng lại một mái ấm, mai mốt có gì ta lại bắt chước người Mỹ mà vào nursing homes thôi, với ông “It’s better to be alone than to be in bad company” ở một mình tốt hơn là với cùng một người không hợp. Nhắc tới ông lại nhớ, cũng những ngày đầu tháng Năm năm ngoái, tôi nằm vùi vì bệnh, ông cụ nhờ người cháu đưa đi thăm, cũng bởi ngày cuối tháng Tư, ông được nghe một một đài nào đó phát đi “tháng tư đường chiều xứ lạ” ông đâm sợ như điều thằng em đã đến lúc không kham nổi cơn bệnh. Nhưng vẫn còn phúc mà anh em lại có nhau, anh chủ biên báo lính hôm đó cũng nói, trông bài thì ít trông tin sức khỏe thì nhiều, và rồi tôi vẫn có bài đều đặn đến tay anh trong suốt một năm qua.
Vui nhất là cô em chủ báo, cô gọi phôn không được, rồi cô nghĩ gì trong đầu mà nói là sợ gần chết, tôi đùa nói cùng mọi người rằng tôi là thằng lì lắm đừng có lo… Nói thì nói thế chứ vẫn mong mình còn cho đến ngày bọn quỉ đỏ bị diệt, để trở về nhìn lại quê hương, lên nghĩa trang QĐ thăm mộ những thằng đã ngã gục năm xưa, đến nhà mấy thằng què quặt nói dăm câu nhắc lại những ngày tóc còn xanh, người ngợm còn lành, nếu được như thế thì hạnh phúc biết bao… Vậy là đã đúng một năm trôi qua, thời gian đi nhanh quá, và tôi mong mình còn theo kịp!
THÁNG TƯ ĐƯỜNG CHIỀU XỨ LẠ - Trong lúc hoàng hôn, đường chiều vắng lặng đã buồn, những cơn gió lốc xoáy tung những chiếc lá vàng càng thấy cảnh buồn thêm, thương cho thân chiếc lá lìa cành vất vưởng gởi phận nhờ bên lề đường như vẫn chưa yên. Chiếc lá và phận mình nào có khác chi, để nghe lòng chùng xuống với những xót sa cho cảnh đời đang đi vào tối, mang đầy ắp cái buồn như thế mà tôi lang thang trên đường chiều xứ người hôm nay, một ngày cuối tháng Tư. Ngang trạm xe buýt, vài người khách chờ chuyến xe đi về phía biển nhìn tôi gật đầu chào, người dân trên đất nước may mắn này, họ vẫn luôn có dư cử chỉ thân thiện để trao cùng mọi người.
Cái khác màu da đã quá quen mắt nên không còn thắc mắc đó có phải là bạn, vả lại có luôn trong đơn lẻ mới thấy vui khi nhận được nụ cười người khác trao, tôi ráng một nụ cười thật tươi để đáp lại nhưng chân vẫn bước đều, một giọng nói vói theo là chỉ mươi phút chuyến xe sẽ tới, tôi biết câu nói đó là để dành cho tôi. Họ ngỡ tôi cũng đi về phố biển như họ, nhưng không, tôi đi chỉ là để đi và không biết mình muốn đi đâu, hướng đi trước mặt chỉ là vô tình vì trong đầu không một hối thúc phải về, mà đôi chân lang thang bước trên hè phố. Cái trống vắng trong lòng nghe như nhiều hơn, khi cái đậm màu của bóng đêm phủ kín lấy bầu trời, ngước nhìn cái không gian thăm thẳm trên cao kia, để mà nghe cái buồn mênh mông hơn.
Một chiếc xe buýt vừa vượt qua, những người tôi gặp nơi trạm chắc hẳn trên chuyến xe ấy, giấc này là lúc mọi người đều tìm về xum họp bên bàn ăn, chỉ có ai phận bạc mới đành làm cánh chim côi, dĩ nhiên không ai muốn điều đó, nhưng đâu phải cứ không muốn mà tránh được. Càng về khuya cái lạnh như một thôi thúc phải trở gót quay về, nhưng về đâu? Về nơi chổ ở mới chỉ càng làm cái buồn nghe nặng thêm, cả một đêm qua không ngủ, cả không viết được một chữ, cái cảm giác như thế không biết sao lúc này nó đến thường hơn, nó khiến tôi không còn thiết tha gì đến những cái chung quanh, mà chỉ thấy mình như viên đá cuội, nằm trong một vũng sâu… đá cuội là tôi, mà vũng sâu thì đầy những rong rêu muộn phiền.
Quá khứ những tưởng theo thời gian sẽ phôi pha, nhưng chúng nhiều quá trong hơn bốn mươi năm qua, chúng kết lại đủ dài thành dây trói nghiến lấy thân, để lại vết hằn trên da thịt, khứa thành rãnh sâu trong tim óc khiến khó xóa. Nhiều người nói, những thằng từng bị tù trong các trại lao cải cộng sản vẫn thường như thế, và cái buồn sẽ đưa chúng đi sớm, thế nào là sớm, thế nào là muộn, đi sớm là khi nào, và lấy gì để biết như thế là đi sớm, có biết rằng như thế mới lại là trễ. Thế hệ của tôi, thì những thằng như tôi là đứa đi muộn hơn những thằng bạn cùng lứa, đấy là nói chuyện những đứa đã nằm xuống vì đất nước ngày nào trước khi tan hàng, vì có cả những đứa tan hàng rồi mà phận số chúng không khá hơn, ra đi trong lúc thân tù đói lạnh.
Chỉ một lần đổi thay, mà cái vinh đã thành nhục! Ngã gục ngày nào trong sự tiếc thương của bao người, đi trước được như thế mới là cái hay, có qua những ngày tháng dài kéo lê kiếp sống trong muộn phiền, mới biết có được cái chết như bạn mình cái đó vẫn là cái hơn. Đã có lúc tự trách mình để chi cho lũ thú đọa đày thân xác, cam chịu trong nỗi nhục rồi lại tự đi giày vò mình, bằng những ngày tháng sống trong ray rứt thương nhớ khôn khuây. Đời người quí báu biết là bao, mà sao ta cứ để thời gian trôi mất trong hững hờ, cũng bởi vì nó ngắn ngủi mà bao kẻ mót từng giây kiếp sống, trong khi mình thì không chút quan tâm đến hiện tai, cứ mãi vùi trong cái không gian xưa để mà nghe dài thêm nỗi tiếc, phải chăng đó là số phận?
Đêm nay bầu trời như cùng chia lấy cái buồn người tha hương trên đất khách, mà không có lấy một ánh sao dù đó chỉ là vì sao cô độc, nhìn bóng in dài trên đường khuya, tôi vẫn cứ thế mà đi để mà nhớ một đêm Sàigòn xưa, thằng lính xa tìm về thành phố nghe đậm nỗi cô lẻ, ngày đó tờ giấy phép trong tay, mà trong đầu không biết sẽ đi đâu, làm gì, để rồi trong một quán cà phê, tiếng hát của Hoàng Oanh trong Lẻ Bóng đã đánh gục nó bằng lời ca thiết tha:
Còn thương còn nhớ
Đường xa ai gian khổ phong trần
Tạm quên vui khi tuổi thanh xuân
Năm tháng giữa non ngàn
Bằng lòng ra đi là giữ yên bờ cõi
Một lời nguyền hy sinh hạnh phúc riêng người ơi
Biết bao giờ thôi, nói sao cạn lời...
Đêm nay chân bước cũng vô hồn và cũng không biết mình muốn đi đâu, lần đó lần này không cùng cái không gian lẫn thời gian nhưng giống nhau như là một, mà nghe lòng mềm đi vì cái hồn ma cũ trở về không một mảy may đổi thay.
Vẫn là niềm thương đầy vơi
Khi nghe bài ca sầu nhớ
Khi ngắm trăng mờ hoàng hôn
Khi đi lặng lẽ trong những đêm gió mưa u buồn mà nghe...
Trong cuộc đời những gì thân quen nó đã ăn sâu vào tiềm thức, đến khi nó không còn nữa, đã khiến cho ta mang lấy cái hụt hẫng như mất đi những gì trân quí. Ngày nào giữa non ngàn người trai cho đi tuổi thanh xuân mà miệng vẫn cười, năm tháng ấy cứ thế như áng mây cuối trời bay mãi mà người lính không chút đắn đo... Để rồi đến lúc chí trai không thành nhưng thân vẫn chưa dứt nợ phiêu bạt, nhọc nhằn vẫn là hành trang trên đôi vai người lính cũ, cùng với thời gian làm bạc đi mái tóc, ngay cả vóc dáng cũng đã chối bỏ không ở lại cùng mình, ta nhìn vào gương thấy ta đã không còn là ta.
Ngày xưa trên quê hương mình, mang lấy gió bụi vào thân để nghe nặng bước chân người lính, hôm nay đường khuya xứ người cũng một ngày tháng Tư, trong cái lạnh đêm, ta lại muốn đem thân làm cánh chim bạt gió kêu sương, lạc loài cất lên tiếng gọi thiết tha nhớ về quê cũ!
Việt
Nhân (HNPĐ)