Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
THÁNG TƯ NGHIỆT NGÃ
Như tựa đề đã cho biết, quyển sách viết về thời gian của cái tháng Tư cay nghiệt mà sau đó có hàng triệu người buồn. Thời gian được tường thuật trong tác phẩm bắt đầu là từ lúc Phước Long thất thủ hồi đầu năm 1975, cho đến khi quân đội miền Bắc tiến vào Sài Gòn, bao gồm cả những vận động ngoại giao và chính trị của nhiều bên ở Mỹ và Pháp. Đây là một quyển sách xuất sắc về khoảng thời gian nghiệt ngã đó, tác giả là nhà báo, cộng tác với nhiều tờ báo ở Mỹ và Pháp, quen biết nhiều, theo dõi gần hết các biến cố chính trị, quân sự cũng như xã hội trong hai miền Nam Bắc nên biết được nhiều chuyện hậu trường, có cái nhìn bao quát về cuộc chiến ở Việt Nam.
Tác giả đã đưa bạn đọc đi đến gần các nhân vật quan trọng đang hoạt động lúc bấy giờ, cũng như đã tường thuật lại số phận của nhiều người bình thường hay không phải là nhân vật nổi tiếng trong thời gian hỗn loạn đó: số phận của nhà văn Duyên Anh, số phận của một đại úy cảnh sát…Câu chuyện của Đại tá Hòa (Lê Minh Hòa), giám đốc đài truyền thanh và truyền hình Sài Gòn, cũng được kể lại. Quyển sách là một cái nhìn chung về quang cảnh lúc đó, với trọng tâm là những diễn biến về chính trị và ngoại giao ở Sài Gòn, Hà Nội, ở Mỹ và ở Pháp hơn là những diễn tiến về quân sự.
Về ông Thiệu, Olivier Todd viết: " Khác hơn nhiều chánh trị gia ở Sài Gòn, Tổng Thống Thiệu không bao giờ đi gặp một người Mỹ nào … Ông Thiệu thường tiếp Đại sứ Mỹ, hay vị cố vấn ngoại giao ông Lehmann, và một vài phái đoàn. Ông cương quyết không có thái độ quy lụy của một người nô lệ.” Thậm chí ông còn chửi Kissinger trong một cuộc gặp mặt hồi tháng Mười 1972: “Ông [Kissinger] chưa hề đặt chân đến Việt Nam từ sau tháng 10 năm 1972, nơi đó ông có một kỷ niệm không tốt gì lắm: ông Kissinger muốn cho ông Thiệu chấp thuận bản dự thảo Hiệp Định của ông ta.
Kissinger nói trước khi rời Saigon : – ‘người ta đã chửi tôi thậm tệ nên chắc tôi không bao giờ trở lại Sài gòn nữa.'”
Tất nhiên, không có sự ủng hộ của Mỹ thì ông Thiệu không thể đứng vững được. Đó là chuyện không bàn cãi. Nhưng ông Thiệu và ông Diệm vẫn giữ được một sự độc lập nhất định và giữ được những quy tắc ngoại giao tối thiểu của một quốc gia. Bất cứ ông đại sứ Mỹ nào muốn gặp nói chuyện thì đều phải đích thân vào dinh Độc Lập. Nó khác với thời nay, khi người ta rụt rè rón rén đến trước cổng đại sứ quán của thiên triều giống như một thằng bần cố nông sợ sệt đứng trước cổng tri phủ để rồi lén ném vào trong đó một cái kháng thư. Nhưng sau đó, khi về đến nhà thì lại hùng hùng hổ hổ “chúng tôi cực lực phản đối”.
Sách giành cho những bạn nào … chịu khó đọc, muốn tham khảo tìm hiểu thêm về khoảng thời gian đó, không phải là một quyển sách dễ đọc. Nhưng công khó nhọc sẽ được đền bù bằng một lượng lớn thông tin đa dạng, hiểu biết thêm nhiều điều về khoảng thời gian định mệnh đó.
THÁNG TƯ NGHIỆT NGÃ - Olivier Todd
Dịch giả Dương Hiếu Nghĩa - Éditions Robert Laffont, S.A., Paris,1987, in tái bản 2017.
Bản in khổ to bìa mềm và bìa cứng.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
THÁNG TƯ NGHIỆT NGÃ
Như tựa đề đã cho biết, quyển sách viết về thời gian của cái tháng Tư cay nghiệt mà sau đó có hàng triệu người buồn. Thời gian được tường thuật trong tác phẩm bắt đầu là từ lúc Phước Long thất thủ hồi đầu năm 1975, cho đến khi quân đội miền Bắc tiến vào Sài Gòn, bao gồm cả những vận động ngoại giao và chính trị của nhiều bên ở Mỹ và Pháp. Đây là một quyển sách xuất sắc về khoảng thời gian nghiệt ngã đó, tác giả là nhà báo, cộng tác với nhiều tờ báo ở Mỹ và Pháp, quen biết nhiều, theo dõi gần hết các biến cố chính trị, quân sự cũng như xã hội trong hai miền Nam Bắc nên biết được nhiều chuyện hậu trường, có cái nhìn bao quát về cuộc chiến ở Việt Nam.
Tác giả đã đưa bạn đọc đi đến gần các nhân vật quan trọng đang hoạt động lúc bấy giờ, cũng như đã tường thuật lại số phận của nhiều người bình thường hay không phải là nhân vật nổi tiếng trong thời gian hỗn loạn đó: số phận của nhà văn Duyên Anh, số phận của một đại úy cảnh sát…Câu chuyện của Đại tá Hòa (Lê Minh Hòa), giám đốc đài truyền thanh và truyền hình Sài Gòn, cũng được kể lại. Quyển sách là một cái nhìn chung về quang cảnh lúc đó, với trọng tâm là những diễn biến về chính trị và ngoại giao ở Sài Gòn, Hà Nội, ở Mỹ và ở Pháp hơn là những diễn tiến về quân sự.
Về ông Thiệu, Olivier Todd viết: " Khác hơn nhiều chánh trị gia ở Sài Gòn, Tổng Thống Thiệu không bao giờ đi gặp một người Mỹ nào … Ông Thiệu thường tiếp Đại sứ Mỹ, hay vị cố vấn ngoại giao ông Lehmann, và một vài phái đoàn. Ông cương quyết không có thái độ quy lụy của một người nô lệ.” Thậm chí ông còn chửi Kissinger trong một cuộc gặp mặt hồi tháng Mười 1972: “Ông [Kissinger] chưa hề đặt chân đến Việt Nam từ sau tháng 10 năm 1972, nơi đó ông có một kỷ niệm không tốt gì lắm: ông Kissinger muốn cho ông Thiệu chấp thuận bản dự thảo Hiệp Định của ông ta.
Kissinger nói trước khi rời Saigon : – ‘người ta đã chửi tôi thậm tệ nên chắc tôi không bao giờ trở lại Sài gòn nữa.'”
Tất nhiên, không có sự ủng hộ của Mỹ thì ông Thiệu không thể đứng vững được. Đó là chuyện không bàn cãi. Nhưng ông Thiệu và ông Diệm vẫn giữ được một sự độc lập nhất định và giữ được những quy tắc ngoại giao tối thiểu của một quốc gia. Bất cứ ông đại sứ Mỹ nào muốn gặp nói chuyện thì đều phải đích thân vào dinh Độc Lập. Nó khác với thời nay, khi người ta rụt rè rón rén đến trước cổng đại sứ quán của thiên triều giống như một thằng bần cố nông sợ sệt đứng trước cổng tri phủ để rồi lén ném vào trong đó một cái kháng thư. Nhưng sau đó, khi về đến nhà thì lại hùng hùng hổ hổ “chúng tôi cực lực phản đối”.
Sách giành cho những bạn nào … chịu khó đọc, muốn tham khảo tìm hiểu thêm về khoảng thời gian đó, không phải là một quyển sách dễ đọc. Nhưng công khó nhọc sẽ được đền bù bằng một lượng lớn thông tin đa dạng, hiểu biết thêm nhiều điều về khoảng thời gian định mệnh đó.
THÁNG TƯ NGHIỆT NGÃ - Olivier Todd
Dịch giả Dương Hiếu Nghĩa - Éditions Robert Laffont, S.A., Paris,1987, in tái bản 2017.
Bản in khổ to bìa mềm và bìa cứng.