Thân Hữu Tiếp Tay...
THÁNG TƯ NHỚ NGỤY THẬT _ NGUYỄN BÁ CHỔI
( HNPD ) Hằng năm cứ vào đầu Tháng Tư, cờ đỏ treo đầy đường, và trên không oang oảng tiếng loa đài những “mỹ cút ngụy nhào”, lòng chàng lại dậy lên nỗi ngao ngán những kỷ niệm mà chàng đã từng trải qua với quân ngụy thật, không phải “ngụy quân” bấy lâu nay loa đài ra rả đặt điều vu khống, nhưng là quân ngụy đúng chữ nghĩa sách vở thánh hiền, là bọn xảo trá, lừa bịp, là quân gian manh, là phường xạo ke, ăn không nói có, là đủ thứ… “nói vậy mà không phải vậy”.
Nỗi “Nhớ Ngụy” của chàng, nó bạt ngàn bạt biển; nó mênh mông “hình” Đảng ( “Mênh mông tình Đảng”) và “hình” Bác . Có “lấy hết trúc Trường Sơn làm bút, tát cạn nước Biển Đông làm mực”, cũng không thể mô tả cho xuể bọn ngụy thứ thiệt này. Bởi vậy, chàng chỉ kể “theo khả năng”, chẳng dám thỏa mãn bạn đọc “theo nhu cầu” (“Làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu”)
Như đã thưa, nỗi nhớ ngụy thứ thiệt, ngụy chính cống con nai vàng ngơ ngác của chàng nó mông mênh “hình” Đảng “hình” Bác, nên chỉ biết nhớ đến đâu chàng kể đến đó.
Có lẽ do cái số kiếp sinh ra dưới một vì sao hắc ám, chàng đã bị gặp quân ngụy lúc tuổi mới lên mười, những hơn 20 năm trước ngày chàng bị phỏng hai hòn. Chàng còn nhớ như in. Đó là một tốp quân từ đâu kéo về làng. Họ ăn mặc “hơi bị” chẳng giống ai,“chẳng giống con giáp nào”: đầu chụp nón cối, thân khoác màu nâu, chân đi dép râu, vai mang xắc cốt.
Dân làng đang sống hòa thuận xưa nay, bỗng dưng bị bọn người này kéo đến quậy bằng cái gọi là “phát động quần chúng đấu tranh”. Chúng tập hợp một số người nghèo, xúi dục họ đi đấu tố những người giàu có, với những tội “địa chủ ác ghê” do chúng dựng nên, và chúng hứa lèo “đấu nhân” sẽ được chia tài sản tịch thu của địa chủ (gọi là “quả thực”). Chàng đã từng chứng kiến tận mắt tận tai một bà già đến mếu máo với mẹ chàng, rằng bà bị lừa và nhờ mẹ chàng chuyển tới nạn nhân lời xin ăn năn tha tội.
Một trong những nạn nhân của Quân Ngụy mà nay chàng vẫn còn bị “bức xúc” là ông Hương Khoa ,người đã đóng góp vàng bạc cho kháng chiến nhiều nhất làng và được bọn ngụy làm kiệu cho ông ngồi, rước đi khắp làng, vừa hô to, “Ai về nhắn với Quân khu Ba, Ở đây ghế danh dự ông Hương Khoa chiếm rồi”. Nhưng ngay sau khi “ Chiến thắng Điện Biên, Bộ đội ta trở về giữa mùa hoa nở..” thì mùa Đấu Tố cũng nở theo rầm rộ và ông đã bị Kách Mệnh “chiếu cô” thành “địa chủ ác ghê”, y chang tấm gương Ngụy sư tổ với bà Cát Hanh Long.
Không thấy địa chủ ác ghê, nhưng chỉ thấy bọn ngụy này ác ghê, cha mẹ chàng đành dẫn con cái trốn khỏi quê cha đất tổ vào Nam, nhưng chẳng được bao lâu thì bọn ngụy lại xé toang Hiệp định Giơ-neo phân ranh hai miền mà chúng đã ký kết để đánh phá giết hại Miền Nam. Chàng tuổi trẻ tuy không “vốn dòng hào kiệt”, nhưng đã biết tỏng bọn ngụy là chi, phải khoác chiến y, cầm khí giái dí quân ngụy.
Chàng còn nhớ có lần đơn vị chàng dí trọn ổ một đại đội quân ngụy “sinh Bắc” vừa vượt biên giới Miên-Việt để “tử Nam” (khoảng 1970, U Minh). Cũng may cho đám ngụy này hôm đó là đã được sinh nhiều hơn tử, nhờ biết thấm nhuần tư tưởng “hàng sống chống chết” trước hỏa lực của một rừng Đại liên 12 ly 7, Đại bác không giật 106 ly trên đoàn “cua sắt”. Trông đám tù binh co ro tội nghiệp, chàng chia thuốc lá cho họ và nói: Các anh bảo vào Nam để “chống Mỹ cứu nước” , nhưng các anh nhìn kỹ chung quanh đây có người Mỹ nào không? Miền Nam đang sống thanh bình tự do no ấm, thì các anh vào quậy phá giết chóc? Quân ngụy trả lời: Chúng em đang đi học thì nghe dạy là đồng bào Miền Nam đang bị Mỹ Ngụy kìm kẹp, áp bức bóc lột, đói khổ cực kỳ nên chúng em phải đi bộ đội để giải phóng Miền Nam, chứ thực sự chúng em có biết gì đâu”.
Đó là lời những anh bộ đội trong thời còn chiến tranh. Đây là tâm tình của một bác sĩ quân y thuộc Bộ đội Cụ Hồ giữa “niềm vui đại thắng” hừng hực:
Sáng Ngày 3/5/75, chàng đến Phú Nhuận thăm người bạn cùng đơn vị vừa mới chia tay nhau, thấy nhau lần cuối trong quân phục thân quen, sau khi có lệnh buông súng, bỏ chiến xa nơi Ngã Bảy Chợ Lớn. “Hôm đó đến giờ, Thằng G. chỉ nằm miết trong phòng và khóc..”. Người cha của Bạn nói với chàng khi ông mở cửa đưa chàng vào nhà. Chưa gặp được bạn, chàng đã đối diện một người đàn ông lạ trên tay đang lỉnh kỉnh cái radio, kem đánh răng, xà phòng và vài thứ linh tinh khác, đang chuẩn bị rời khỏi nhà. Đó là một bác sĩ quân y thuộc quân “giải phóng”, mà về sau chàng mới biết những món “hàng” (“Người Bắc nhận họ, người Bắc nhận hàng”) đó là quà của nhà bạn tặng cháu “từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay” trong ngày đầu “đại thắng mùa xuân”. Chàng nghe rõ mồn một, đến nay đã gần nửa thế kỷ, mà vẫn bên tai lời ông bác sĩ “giải phóng quân”:
“Có vào đây mới biết đồng bào Miền Bắc quá đói khổ”! Nhưng đó mới chỉ là cái đói khổ vật chất dưới con mắt của một người thầy thuốc. Quân Ngụy còn gây nên cái đói tinh thần cho đồng bào Miền Bắc, như lời nhà văn Dương Thu Hương từng hí hửng lên đường “giải phóng Miền Nam”,nhưng khi vào đến Sài Gòn “giải phóng” đã phải ngồi bật khóc bên vỉa hè Đại lộ Lê Lợi trước rừng sách báo Miền Nam Tự Do, và đã thốt lên: “Man rợ đã chiến thắng văn minh”.
Nguyễn Bá Chổi ( HNPD )(Còn tiếp)
THÁNG TƯ NHỚ NGỤY THẬT _ NGUYỄN BÁ CHỔI
( HNPD ) Hằng năm cứ vào đầu Tháng Tư, cờ đỏ treo đầy đường, và trên không oang oảng tiếng loa đài những “mỹ cút ngụy nhào”, lòng chàng lại dậy lên nỗi ngao ngán những kỷ niệm mà chàng đã từng trải qua với quân ngụy thật, không phải “ngụy quân” bấy lâu nay loa đài ra rả đặt điều vu khống, nhưng là quân ngụy đúng chữ nghĩa sách vở thánh hiền, là bọn xảo trá, lừa bịp, là quân gian manh, là phường xạo ke, ăn không nói có, là đủ thứ… “nói vậy mà không phải vậy”.
Nỗi “Nhớ Ngụy” của chàng, nó bạt ngàn bạt biển; nó mênh mông “hình” Đảng ( “Mênh mông tình Đảng”) và “hình” Bác . Có “lấy hết trúc Trường Sơn làm bút, tát cạn nước Biển Đông làm mực”, cũng không thể mô tả cho xuể bọn ngụy thứ thiệt này. Bởi vậy, chàng chỉ kể “theo khả năng”, chẳng dám thỏa mãn bạn đọc “theo nhu cầu” (“Làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu”)
Như đã thưa, nỗi nhớ ngụy thứ thiệt, ngụy chính cống con nai vàng ngơ ngác của chàng nó mông mênh “hình” Đảng “hình” Bác, nên chỉ biết nhớ đến đâu chàng kể đến đó.
Có lẽ do cái số kiếp sinh ra dưới một vì sao hắc ám, chàng đã bị gặp quân ngụy lúc tuổi mới lên mười, những hơn 20 năm trước ngày chàng bị phỏng hai hòn. Chàng còn nhớ như in. Đó là một tốp quân từ đâu kéo về làng. Họ ăn mặc “hơi bị” chẳng giống ai,“chẳng giống con giáp nào”: đầu chụp nón cối, thân khoác màu nâu, chân đi dép râu, vai mang xắc cốt.
Dân làng đang sống hòa thuận xưa nay, bỗng dưng bị bọn người này kéo đến quậy bằng cái gọi là “phát động quần chúng đấu tranh”. Chúng tập hợp một số người nghèo, xúi dục họ đi đấu tố những người giàu có, với những tội “địa chủ ác ghê” do chúng dựng nên, và chúng hứa lèo “đấu nhân” sẽ được chia tài sản tịch thu của địa chủ (gọi là “quả thực”). Chàng đã từng chứng kiến tận mắt tận tai một bà già đến mếu máo với mẹ chàng, rằng bà bị lừa và nhờ mẹ chàng chuyển tới nạn nhân lời xin ăn năn tha tội.
Một trong những nạn nhân của Quân Ngụy mà nay chàng vẫn còn bị “bức xúc” là ông Hương Khoa ,người đã đóng góp vàng bạc cho kháng chiến nhiều nhất làng và được bọn ngụy làm kiệu cho ông ngồi, rước đi khắp làng, vừa hô to, “Ai về nhắn với Quân khu Ba, Ở đây ghế danh dự ông Hương Khoa chiếm rồi”. Nhưng ngay sau khi “ Chiến thắng Điện Biên, Bộ đội ta trở về giữa mùa hoa nở..” thì mùa Đấu Tố cũng nở theo rầm rộ và ông đã bị Kách Mệnh “chiếu cô” thành “địa chủ ác ghê”, y chang tấm gương Ngụy sư tổ với bà Cát Hanh Long.
Không thấy địa chủ ác ghê, nhưng chỉ thấy bọn ngụy này ác ghê, cha mẹ chàng đành dẫn con cái trốn khỏi quê cha đất tổ vào Nam, nhưng chẳng được bao lâu thì bọn ngụy lại xé toang Hiệp định Giơ-neo phân ranh hai miền mà chúng đã ký kết để đánh phá giết hại Miền Nam. Chàng tuổi trẻ tuy không “vốn dòng hào kiệt”, nhưng đã biết tỏng bọn ngụy là chi, phải khoác chiến y, cầm khí giái dí quân ngụy.
Chàng còn nhớ có lần đơn vị chàng dí trọn ổ một đại đội quân ngụy “sinh Bắc” vừa vượt biên giới Miên-Việt để “tử Nam” (khoảng 1970, U Minh). Cũng may cho đám ngụy này hôm đó là đã được sinh nhiều hơn tử, nhờ biết thấm nhuần tư tưởng “hàng sống chống chết” trước hỏa lực của một rừng Đại liên 12 ly 7, Đại bác không giật 106 ly trên đoàn “cua sắt”. Trông đám tù binh co ro tội nghiệp, chàng chia thuốc lá cho họ và nói: Các anh bảo vào Nam để “chống Mỹ cứu nước” , nhưng các anh nhìn kỹ chung quanh đây có người Mỹ nào không? Miền Nam đang sống thanh bình tự do no ấm, thì các anh vào quậy phá giết chóc? Quân ngụy trả lời: Chúng em đang đi học thì nghe dạy là đồng bào Miền Nam đang bị Mỹ Ngụy kìm kẹp, áp bức bóc lột, đói khổ cực kỳ nên chúng em phải đi bộ đội để giải phóng Miền Nam, chứ thực sự chúng em có biết gì đâu”.
Đó là lời những anh bộ đội trong thời còn chiến tranh. Đây là tâm tình của một bác sĩ quân y thuộc Bộ đội Cụ Hồ giữa “niềm vui đại thắng” hừng hực:
Sáng Ngày 3/5/75, chàng đến Phú Nhuận thăm người bạn cùng đơn vị vừa mới chia tay nhau, thấy nhau lần cuối trong quân phục thân quen, sau khi có lệnh buông súng, bỏ chiến xa nơi Ngã Bảy Chợ Lớn. “Hôm đó đến giờ, Thằng G. chỉ nằm miết trong phòng và khóc..”. Người cha của Bạn nói với chàng khi ông mở cửa đưa chàng vào nhà. Chưa gặp được bạn, chàng đã đối diện một người đàn ông lạ trên tay đang lỉnh kỉnh cái radio, kem đánh răng, xà phòng và vài thứ linh tinh khác, đang chuẩn bị rời khỏi nhà. Đó là một bác sĩ quân y thuộc quân “giải phóng”, mà về sau chàng mới biết những món “hàng” (“Người Bắc nhận họ, người Bắc nhận hàng”) đó là quà của nhà bạn tặng cháu “từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay” trong ngày đầu “đại thắng mùa xuân”. Chàng nghe rõ mồn một, đến nay đã gần nửa thế kỷ, mà vẫn bên tai lời ông bác sĩ “giải phóng quân”:
“Có vào đây mới biết đồng bào Miền Bắc quá đói khổ”! Nhưng đó mới chỉ là cái đói khổ vật chất dưới con mắt của một người thầy thuốc. Quân Ngụy còn gây nên cái đói tinh thần cho đồng bào Miền Bắc, như lời nhà văn Dương Thu Hương từng hí hửng lên đường “giải phóng Miền Nam”,nhưng khi vào đến Sài Gòn “giải phóng” đã phải ngồi bật khóc bên vỉa hè Đại lộ Lê Lợi trước rừng sách báo Miền Nam Tự Do, và đã thốt lên: “Man rợ đã chiến thắng văn minh”.
Nguyễn Bá Chổi ( HNPD )(Còn tiếp)