Mỗi Ngày Một Chuyện
THÀNH XÂY KHÓI BIẾC - CAO MỴ NHÂN
THÀNH XÂY KHÓI BIẾC - CAO MỴ NHÂN
Trời
mưa mà ngồi trong thành, ngó ra cửa thành, thì buồn ghê lắm.
Vốn
xưa học Đoạn Trường Tân Thanh của cụ Nguyễn Du, tôi cứ thích 2 câu sau:
"Long
lanh đáy nước in trời
Thành
xây khói biếc, non phơi bóng vàng..."
(Nguyễn Du.)
Hình
ảnh trời mây in đáy nước hồ, ao hay sông lặng sóng, nước trong veo tựa mặt
gương đã đẹp rồi, nay khói biếc cuốn trên mặt thành, bóng núi ánh lên mầu vàng,
chao ôi cảnh thật rực rỡ .
Thế
nhưng ngồi ở một nơi trong thành nội Huế, lỡ vào mùa mưa dầm, nhìn ra phố xá,
ôi sao mà lòng dạ não nề...
Thành
ơi gần gụi đó, song thật quan san...
Thủa
đó vào khoảng mấy năm đầu thập niên 60 thế kỷ trước, chúng tôi rời Saigon ra
miền Trung để tập sự ở
các văn phòng xã hội đơn vị.
Bức
thành đầu tiên tôi thấy trên hành trình cuộc đời là thành Mang Cá Huế
Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh VNCH đóng
trong thành đó.
Chỉ có tường thành trống trơn thôi,
nhưng nắng trưa mùa hạ soi tỏ từng mảng rêu xanh thời thế, nó khiến cho người
vui đến mấy cũng phải buồn .
Tôi
cứ đứng lặng yên nhìn thành, nghe trong lòng buồn bã chi lạ, như là mang cảm
giác tù túng, bâng khuâng.
Chị
trưởng phòng gốc Huế nhìn tôi cười: " Nhớ nhà rồi hả ? "
Tôi
tự nhủ: " Chắc chẳng thể nào mình ở lại đây ..."
Nhưng
tôi đã ở lại đây thật lâu...
Miền
Trung với nỗi buồn xa xứ, cứ như bắt tôi phải nhớ nhung điều gì không rõ nét.
Trên
quê hương, mình không ở chỗ này, thì ở chỗ khác .
Tới
giai đoạn tôi sợ hãi phải rời xa những thành phố mà nếu chưa quen ở, người ta
sẽ ngại ghê lắm, nó rất thân thương nhưng đồng thời rất lạ lẫm.
Nó,
thành phố nêu trên, giữ chân mình lại vì lý do nào khác,
Huế
với thành Mang Cá chỉ để tôi hay bất cứ ai đi xa thì nhớ, muốn thấy lại cái
không khí mà chẳng giống một thành phố nào, chắc tôi chủ quan quá đấy .
Ở
đó có thành buồn khi mưa rơi, thành vui khi phượng nở dưới bầu trời nắng chan
hoà nhưng êm dịu.
Điều
mâu thuẫn như tánh nết cô tôn nữ, vừa thích canh tân, lại vừa ưng bảo thủ ...
Sau
giây phút " hạnh ngộ Huế ", tôi đã khóc thầm nhiều lần khi phải ở lại
nhiều năm sau.
Tuy
nhiên tôi được trang trải niềm vui, nỗi buồn riêng tư với Huế sau này, ngoài ở
lại ...Huế cùng những mâm cơm có đĩa rau sống tuyệt vời, tôi còn phải đi xa hơn
một chút, để bắt gặp tâm tư mình trước những trường thành khác, như thành Đinh
Công Tráng ngoài Quảng Trị, hay thành Lê Trung Đình trong Quảng Ngãi .
Thời
gian rất ngắn ở đồi La Vang Quảng Trị, và những giờ phút hấp tấp qua ngã ba
Long Hưng, tôi chẳng kịp coi xem cổ thành này có xây khói biếc không, vì nơi
đây chỉ là chỗ quá cảnh cho tôi về cái thành sừng sững của Huế, để tôi theo bạn
đời rong chơi trong đại nội .
Tới
khi quân ta tái chiếm cổ thành Quảng Trị mùa hè năm 1972, đứng ngó những đổ nát
đau thương quanh quất thủa ấy, tôi thực sự ân hận tình cảm mình đã không khi
nào dừng lại ở bức thành lịch sử, mà ông Tôn Thất Thuyết đã phò đưa vua Hàm
Nghi rời hoàng cung năm 1885 vì thất thủ trước quân Pháp viễn chinh, ra Quảng
Trị, lánh nạn, chờ phục hưng.
Theo
bước " chinh yên " của Sư Đoàn 2 Bộ Binh VNCH, mùa hè năm 1965, Bộ Tư
Lệnh QĐI/QKI đã chuyển Sư Đoàn 2 BB từ An Hải vô Quảng Ngãi, để cho Quân Đoàn 24 Hoa Kỳ đồn trú.
Chúng
tôi đã theo SĐ2BB đi Quảng Ngãi năm 1965 đó.
Bộ
Tư Lệnh SĐ2BB đóng trong nội thành Lê Trung Đình Quảng Ngãi cho tới khi tan
hàng 1975.
Vì
tính cách cấp tốc của thời hạn, nên doanh trại Bộ Tư Lệnh và các đơn vị biệt
lập phải chia nhau những phần đất còn hoang hoá, để dựng lên hàng trăm dãy nhà
tiền chế cho quân nhân các cấp làm việc.
Chỉ
có duy nhất Phòng Xã Hội Sư Đoàn là được cấp một căn làm nơi cư trú cho các nữ
nhân viên nơi đại bản doanh, còn toàn bộ quý vị thuộc bộ tham mưu, phải thuê
nhà ngoài phố Quảng Ngãi tá túc .
Vì
là doanh trại, nên không được nấu nướng trong đó, chúng tôi phải mua bánh mì ăn
thay cơm.
Ngoài
gần cửa thành, có một đại đội Quân Cảnh do trung uý Quân Cảnh Nguyễn Văn Cừ là
đại đội trưởng kiêm luôn quân vụ thị trấn.
Thấy
chúng tôi sống " kham khổ " quá, Trung uý Quân Cảnh đồn trưởng bèn có
nhã ý giúp tôi và một cô nhân viên ăn cơm tháng ở đơn vị luôn.
Thế
là tôi tạm thoải mái, nơi ăn chốn ở đã ổn định. Giờ chỉ cần công tác tốt, rồi
...làm thơ .
Trung
uý Nguyễn Văn Cừ vốn Quân Cảnh nhưng tính tình chất phác.
Tôi
đang nhờ tài xế của phòng xã hội tôi dạy lái xe Jeep.
Một
buổi kia, tôi đang chạy xe từ núi Ông về thành phố, thì thấy xe chở đá của dân
sự, thật lớn, chạy ngược chiều xe tôi.
Tôi
bị mất bình tĩnh, nhào xuống cái rãnh bên hông trường tiểu học, may thay là chỗ
nhào xe sát một giếng nước có thành cao, khiến tôi không bị hề hấn gì, nhưng
chú tài xế thì ngã u đầu, khá nghiêm trọng.
Tôi
đã thấy máu chảy ra từ phía sau đầu tài xế, chưa biết cách nào giải quyết , thì
có mấy xe lính tác chiến ngang qua.
Cấp
chỉ huy dừng lại, dùng máy truyền tin kêu đồn Quân Cảnh xử lý, rồi ông ta định
lên xe đi tiếp.
Tôi
hồn lạc phách xiêu, xin ông chỉ huy đó cho tôi nói thêm vài câu.
Gặp
Trung uý Cừ đồn trưởng, tôi nói gấp như sợ ông Cừ không nghe, rằng " phải
có một xe cẩu cái xe của phòng xã hội về nữa " .
Đoàn
Quân cảnh hú còi chạy tới nơi tôi tông xe, bên hông một trường học, may là đang
giờ học, sân vắng .
Trung
uý Cừ quân cảnh thấy tôi, ông cười vẻ hài, nói xe cẩu xe tai nạn về đồn, xe
khác chở tài xế tôi đi cấp cứu ở Bệnh viện 1 Dã chiến, còn tôi lên xe Trung uý
Cừ về lại Sư Đoàn .
Dọc
đường ông nói :" Sao không ở yên trong thành, học lái xe ẩu vậy, chết
không kịp ngáp " .
Tôi
không chú ý mọi chuyện, mà chỉ thắc mắc : " Thành nào?"
Cho
tới khi đó, tôi mới biết là thành Lê Trung Đình Quảng Ngãi .
Thì
ra ở Quân Khu I của...tôi có 3 cái thành liên hệ tới con số 1885, năm khởi phát
phong trào Cần Vương,
Tất
nhiên tôi không hay là chưa định viết về phong trào Cần Vương, phong trào kết
liên với vua Hàm Nghi ( 1872 - 1943 ) đã phải xa giá lưu vong kể từ năm vua 13
tuổi, ngài đã phải rời bỏ ngai vàng điện ngọc để ra di, phản kháng quân Pháp
chiếm nước.
Năm
1885, nhị vị quan Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, trên danh nghĩa Cần
Vương phò vua đánh giặc, thì Sử Ký VN đã ghi, tôi kể hôm nay, chỉ là hình ảnh
những trường thành xưa, đương nêu, đã khiến tôi giữ những kỷ niệm thật gần gụi
.
Trên
đường công tác xã hội trong quân đội VNCH, tôi có dịp chiêm ngắm những trường
thành của đất nước, đã thực sự thấy phong cảnh " thành xây khói biếc
" như thế nào, không chỉ tưởng tượng qua những áng văn chương tuyệt tác
thôi.
Người
ta bảo huyễn ảnh khói biếc trên trường thành, là hiển linh của những quân dân
đã xây thành đắp luỹ, và đã chiến đấu bảo vệ thành, để cho dân tộc sống còn cho
tới ngày nay ...
Thành
xây khói biếc còn là thắng
cảnh của thiên nhiên, của tạo hoá ...để tạo nguồn cảm hứng tuyệt vời cho nhân
thế đời nay, và mãi mãi, có dịp ngưỡng mộ công trình tạo hoá đã ban cho loài
người bất cứ là ai ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
THÀNH XÂY KHÓI BIẾC - CAO MỴ NHÂN
THÀNH XÂY KHÓI BIẾC - CAO MỴ NHÂN
Trời
mưa mà ngồi trong thành, ngó ra cửa thành, thì buồn ghê lắm.
Vốn
xưa học Đoạn Trường Tân Thanh của cụ Nguyễn Du, tôi cứ thích 2 câu sau:
"Long
lanh đáy nước in trời
Thành
xây khói biếc, non phơi bóng vàng..."
(Nguyễn Du.)
Hình
ảnh trời mây in đáy nước hồ, ao hay sông lặng sóng, nước trong veo tựa mặt
gương đã đẹp rồi, nay khói biếc cuốn trên mặt thành, bóng núi ánh lên mầu vàng,
chao ôi cảnh thật rực rỡ .
Thế
nhưng ngồi ở một nơi trong thành nội Huế, lỡ vào mùa mưa dầm, nhìn ra phố xá,
ôi sao mà lòng dạ não nề...
Thành
ơi gần gụi đó, song thật quan san...
Thủa
đó vào khoảng mấy năm đầu thập niên 60 thế kỷ trước, chúng tôi rời Saigon ra
miền Trung để tập sự ở
các văn phòng xã hội đơn vị.
Bức
thành đầu tiên tôi thấy trên hành trình cuộc đời là thành Mang Cá Huế
Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh VNCH đóng
trong thành đó.
Chỉ có tường thành trống trơn thôi,
nhưng nắng trưa mùa hạ soi tỏ từng mảng rêu xanh thời thế, nó khiến cho người
vui đến mấy cũng phải buồn .
Tôi
cứ đứng lặng yên nhìn thành, nghe trong lòng buồn bã chi lạ, như là mang cảm
giác tù túng, bâng khuâng.
Chị
trưởng phòng gốc Huế nhìn tôi cười: " Nhớ nhà rồi hả ? "
Tôi
tự nhủ: " Chắc chẳng thể nào mình ở lại đây ..."
Nhưng
tôi đã ở lại đây thật lâu...
Miền
Trung với nỗi buồn xa xứ, cứ như bắt tôi phải nhớ nhung điều gì không rõ nét.
Trên
quê hương, mình không ở chỗ này, thì ở chỗ khác .
Tới
giai đoạn tôi sợ hãi phải rời xa những thành phố mà nếu chưa quen ở, người ta
sẽ ngại ghê lắm, nó rất thân thương nhưng đồng thời rất lạ lẫm.
Nó,
thành phố nêu trên, giữ chân mình lại vì lý do nào khác,
Huế
với thành Mang Cá chỉ để tôi hay bất cứ ai đi xa thì nhớ, muốn thấy lại cái
không khí mà chẳng giống một thành phố nào, chắc tôi chủ quan quá đấy .
Ở
đó có thành buồn khi mưa rơi, thành vui khi phượng nở dưới bầu trời nắng chan
hoà nhưng êm dịu.
Điều
mâu thuẫn như tánh nết cô tôn nữ, vừa thích canh tân, lại vừa ưng bảo thủ ...
Sau
giây phút " hạnh ngộ Huế ", tôi đã khóc thầm nhiều lần khi phải ở lại
nhiều năm sau.
Tuy
nhiên tôi được trang trải niềm vui, nỗi buồn riêng tư với Huế sau này, ngoài ở
lại ...Huế cùng những mâm cơm có đĩa rau sống tuyệt vời, tôi còn phải đi xa hơn
một chút, để bắt gặp tâm tư mình trước những trường thành khác, như thành Đinh
Công Tráng ngoài Quảng Trị, hay thành Lê Trung Đình trong Quảng Ngãi .
Thời
gian rất ngắn ở đồi La Vang Quảng Trị, và những giờ phút hấp tấp qua ngã ba
Long Hưng, tôi chẳng kịp coi xem cổ thành này có xây khói biếc không, vì nơi
đây chỉ là chỗ quá cảnh cho tôi về cái thành sừng sững của Huế, để tôi theo bạn
đời rong chơi trong đại nội .
Tới
khi quân ta tái chiếm cổ thành Quảng Trị mùa hè năm 1972, đứng ngó những đổ nát
đau thương quanh quất thủa ấy, tôi thực sự ân hận tình cảm mình đã không khi
nào dừng lại ở bức thành lịch sử, mà ông Tôn Thất Thuyết đã phò đưa vua Hàm
Nghi rời hoàng cung năm 1885 vì thất thủ trước quân Pháp viễn chinh, ra Quảng
Trị, lánh nạn, chờ phục hưng.
Theo
bước " chinh yên " của Sư Đoàn 2 Bộ Binh VNCH, mùa hè năm 1965, Bộ Tư
Lệnh QĐI/QKI đã chuyển Sư Đoàn 2 BB từ An Hải vô Quảng Ngãi, để cho Quân Đoàn 24 Hoa Kỳ đồn trú.
Chúng
tôi đã theo SĐ2BB đi Quảng Ngãi năm 1965 đó.
Bộ
Tư Lệnh SĐ2BB đóng trong nội thành Lê Trung Đình Quảng Ngãi cho tới khi tan
hàng 1975.
Vì
tính cách cấp tốc của thời hạn, nên doanh trại Bộ Tư Lệnh và các đơn vị biệt
lập phải chia nhau những phần đất còn hoang hoá, để dựng lên hàng trăm dãy nhà
tiền chế cho quân nhân các cấp làm việc.
Chỉ
có duy nhất Phòng Xã Hội Sư Đoàn là được cấp một căn làm nơi cư trú cho các nữ
nhân viên nơi đại bản doanh, còn toàn bộ quý vị thuộc bộ tham mưu, phải thuê
nhà ngoài phố Quảng Ngãi tá túc .
Vì
là doanh trại, nên không được nấu nướng trong đó, chúng tôi phải mua bánh mì ăn
thay cơm.
Ngoài
gần cửa thành, có một đại đội Quân Cảnh do trung uý Quân Cảnh Nguyễn Văn Cừ là
đại đội trưởng kiêm luôn quân vụ thị trấn.
Thấy
chúng tôi sống " kham khổ " quá, Trung uý Quân Cảnh đồn trưởng bèn có
nhã ý giúp tôi và một cô nhân viên ăn cơm tháng ở đơn vị luôn.
Thế
là tôi tạm thoải mái, nơi ăn chốn ở đã ổn định. Giờ chỉ cần công tác tốt, rồi
...làm thơ .
Trung
uý Nguyễn Văn Cừ vốn Quân Cảnh nhưng tính tình chất phác.
Tôi
đang nhờ tài xế của phòng xã hội tôi dạy lái xe Jeep.
Một
buổi kia, tôi đang chạy xe từ núi Ông về thành phố, thì thấy xe chở đá của dân
sự, thật lớn, chạy ngược chiều xe tôi.
Tôi
bị mất bình tĩnh, nhào xuống cái rãnh bên hông trường tiểu học, may thay là chỗ
nhào xe sát một giếng nước có thành cao, khiến tôi không bị hề hấn gì, nhưng
chú tài xế thì ngã u đầu, khá nghiêm trọng.
Tôi
đã thấy máu chảy ra từ phía sau đầu tài xế, chưa biết cách nào giải quyết , thì
có mấy xe lính tác chiến ngang qua.
Cấp
chỉ huy dừng lại, dùng máy truyền tin kêu đồn Quân Cảnh xử lý, rồi ông ta định
lên xe đi tiếp.
Tôi
hồn lạc phách xiêu, xin ông chỉ huy đó cho tôi nói thêm vài câu.
Gặp
Trung uý Cừ đồn trưởng, tôi nói gấp như sợ ông Cừ không nghe, rằng " phải
có một xe cẩu cái xe của phòng xã hội về nữa " .
Đoàn
Quân cảnh hú còi chạy tới nơi tôi tông xe, bên hông một trường học, may là đang
giờ học, sân vắng .
Trung
uý Cừ quân cảnh thấy tôi, ông cười vẻ hài, nói xe cẩu xe tai nạn về đồn, xe
khác chở tài xế tôi đi cấp cứu ở Bệnh viện 1 Dã chiến, còn tôi lên xe Trung uý
Cừ về lại Sư Đoàn .
Dọc
đường ông nói :" Sao không ở yên trong thành, học lái xe ẩu vậy, chết
không kịp ngáp " .
Tôi
không chú ý mọi chuyện, mà chỉ thắc mắc : " Thành nào?"
Cho
tới khi đó, tôi mới biết là thành Lê Trung Đình Quảng Ngãi .
Thì
ra ở Quân Khu I của...tôi có 3 cái thành liên hệ tới con số 1885, năm khởi phát
phong trào Cần Vương,
Tất
nhiên tôi không hay là chưa định viết về phong trào Cần Vương, phong trào kết
liên với vua Hàm Nghi ( 1872 - 1943 ) đã phải xa giá lưu vong kể từ năm vua 13
tuổi, ngài đã phải rời bỏ ngai vàng điện ngọc để ra di, phản kháng quân Pháp
chiếm nước.
Năm
1885, nhị vị quan Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, trên danh nghĩa Cần
Vương phò vua đánh giặc, thì Sử Ký VN đã ghi, tôi kể hôm nay, chỉ là hình ảnh
những trường thành xưa, đương nêu, đã khiến tôi giữ những kỷ niệm thật gần gụi
.
Trên
đường công tác xã hội trong quân đội VNCH, tôi có dịp chiêm ngắm những trường
thành của đất nước, đã thực sự thấy phong cảnh " thành xây khói biếc
" như thế nào, không chỉ tưởng tượng qua những áng văn chương tuyệt tác
thôi.
Người
ta bảo huyễn ảnh khói biếc trên trường thành, là hiển linh của những quân dân
đã xây thành đắp luỹ, và đã chiến đấu bảo vệ thành, để cho dân tộc sống còn cho
tới ngày nay ...
Thành
xây khói biếc còn là thắng
cảnh của thiên nhiên, của tạo hoá ...để tạo nguồn cảm hứng tuyệt vời cho nhân
thế đời nay, và mãi mãi, có dịp ngưỡng mộ công trình tạo hoá đã ban cho loài
người bất cứ là ai ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)