Tham Khảo

THEO ĐẠO LÀ QUYỀN CỦA AI?

Ở Việt Nam thời Cộng sản cai trị không có chuyện gì mà thiếu bàn tay lông lá của Nhà nước dù dân có muốn hay không. Chuyện tâm linh cũng vậy.

Phạm Trần


Ở Việt Nam thời Cộng sản cai trị không có chuyện gì mà thiếu bàn tay lông lá của Nhà nước dù dân có muốn hay không. Chuyện tâm linh cũng vậy.

Điều 24 trong Hiến pháp viết:

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Trong điều 24, không có câu quen thuộc: “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” như vẫn thấy ghi trong nhiều điều của Hiến pháp 2013. Mấy chữ “do pháp luật quy định” chỉ có tác dụng nhằm vô hiệu hóa ý nghĩa và mục đích của Hiến pháp.

Chẳng hạn như Điều 25 của Hiến pháp quy định rằng:” Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Nhưng trong thực tế người dân Việt Nam không có tự do ngôn luận, tự do báo chí vì nhà nước tự cho phép mình cấm tư nhân ra báo và giữ độc quyền thông tin và kiểm soát dư luận.

Luật báo chí chỉ dành riêng cho các cơ quan đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị và xã hội của đảng. Các tổ chức này là chủ nhân (cơ quan chủ qủan) của số 845 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in, 646 tạp chí, 1 hãng thông tấn quốc gia, 98 báo – tạp chí điện tử, 67 đài phát thanh truyền hình. 

Số gần 18 nghìn nhà báo được cấp thẻ nhà báo và khoảng 5 nghìn phóng viên hoạt động báo chí, nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ đều phải làm việc phục vụ và tuyên truyền cho chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước.

Công dân Việt Nam cũng không có quyền được tự do hội họp, chưa được phép lập hội và biểu tình vì chưa có luật theo quy định của điều 25.

Như vậy họ có vi phạm Hiến pháp không?

Vậy tại sao nhà nước lại cần có Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo để kiểm soát người theo đạo trong khi Hiến pháp không đòi hỏi phải có luật quy định?

Có nhiều nguyên nhân nhưng điểm cốt lõi là đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) là một đảng vô thần. Trên 3 triệu đảng viên cũng vô thần. Tiêu biểu như trong Quốc hội, khóa XIV có 494 Đại biểu (thay vì 500 như kề họach ban đầu) thì đã có tới 473 đảng viên. Ngoài đảng chỉ có 21 người, nhưng số người có tôn giáo chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tất cả lãnh đạo Đảng, Quốc hội và Nhà nước đều khai lý lịch “không có tôn giáo” thì họ biết gì về ý nghĩa của Tôn giáo mà bầy biện ra luật để kiểm soát và làm khó dễ người có đạo?

Như vậy đem chuyện Tôn giáo nói với đảng cầm quyền vô thần và những người vô thần thì có hơn gì nói chuyện với đầu gối?

Vẫn biết là phí thời giờ và vô ích, nhưng vì nhà nước vô thần này vẫn muốn húc đầu vào đá để viết ra dự thảo “Luật tín ngưỡng, tôn giáo” nên người dân phải lên tiếng.

Cho đến tháng 9/2016 đã có tiếng nói góp ý của Mặt trận Tổ quốc, cơ quan đại biểu của các Tổ chức chính trị và xã hội, hầu hết của đảng và nhà nước lập ra để yểm trợ việc thi hành các chính sách của đảng và nhà nước; của một số Đại biểu Quốc hội và của Giáo hội Công giáo.

Nhận xét chung của các giới này là bản Dự thảo mới, dường như lần thứ 6 thì phải, đã thông thóang hơn trước nhưng còn nhiều điểm cần làm rõ hơn trước khi đem ra thảo luận tại kỳ họp 2 của Khóa XIV vào tháng 10/2016. Nhiều giới hạn, kiểm soát tôn giáo và gây khó khăn cho người theo đạo vẫn tồn tại.

MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH

Căn cứ vào bản Dự thảo Luật trình cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Chuyên trách ngày 8/8/2016 thì Luật này xác nhận:

1. “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.”

Nhưng tại sao lại “bảo hộ” rồi còn “qủan lý” nữa?

Dự luật viết thế này: “1.Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.”

Như thế thì không phải là kiểm soát các tổ chức tôn giáo và tín đồ của họ là gì?

Dự luật còn quy định việc gọi là “Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo”.

Dự luật viết: “Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.”

“Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước.

Nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo:

a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của ủy ban nhân dân các cấp;

b) Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.”

Về những điều mở mới của Dự luật thì nhà nước cho phép các tôn giáo và người dân được quyền “khiếu nại và khởi kiện”.

Dự thảo viết:”Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại, khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo….

Nhà nước còn cho phép:”Tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tài Tòa án có thẩm quyền đối với hành vi của tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác….”

Và:”Mọi cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.”

Lần đầu tiên nhà nước đã nhìn nhận “Tổ chức tôn giáo là pháp nhân phi thương mại”

Dự thảo cũng cho phép: “Người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của mình.” 

Và: “Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo hoặc theo học tại trường đào tạo tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu hoặc theo học tại các trường đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý”.

Cho đến nay việc tu hành của công dân vẫn gặp nhiều khó khăn về lý lịch.

KHÓ KHĂN TỒN TẠI

Tuy nhiên, việc tổ chức các buổi lễ thờ phượng vẫn gặp trở ngại tại nơi mà chính quyền “không công nhận là hợp pháp” như Dự thảo minh thị rằng:”Chức sắc, chức việc, người lãnh đạo tổ chức đã được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo có quyền tự do thực hiện lễ nghi tôn giáo trong phạm vi phụ trách; giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.”

Chế độ “đăng ký” và xin phép tổ chức lễ và các hoạt động của tôn giáo không thay đổi. Tỷ dụ như họ viết:”Cơ sở tín ngưỡng phải đăng ký hoạt động tín ngưỡng diễn ra trong năm. Việc đăng ký này chỉ thực hiện một lần.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ, ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trường hợp không chấp thuận nội dung đăng ký thì phải nêu rõ lý do.”

Hay: “Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng diễn ra định kỳ trong thời hạn chậm nhất là 20 ngày trước khi tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau: 

a) Đối với lễ hội tín ngưỡng tổ chức trong một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là xã) gửi thông báo đến ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức lễ hội;

b) Đối với lễ hội tín ngưỡng tổ chức trong nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là huyện), gửi thông báo đến ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp huyện) nơi tổ chức lễ hội;

c) Đối với lễ hội tín ngưỡng tổ chức trong nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là tỉnh) hoặc trong nhiều tỉnh, gửi thông báo đến ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi tổ chức lễ hội.

2. Văn bản thông báo nêu rõ tên lễ hội tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức, dự kiến thành viên ban tổ chức và các điều kiện cần thiết để bảo đảm an toàn, trật tự trong lễ hội. 

3. Việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ tại cơ sở tín ngưỡng là di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm bảo đảm việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng theo nội dung thông báo.”

Nhưng bắt buộc này tuy không mới nhưng tiếp tục gây khó khăn cho các Tôn giáo vì trong qúa khứ đã xẩy ra nhiều trường hợp chậm giải quyết, hay không đồng ý mà không hề cho biết lý do khiến các tôn giáo chới với hay phải hủy bỏ sau khi đã tốn phí tổ chức.

Ngoài ra, Dự thảo cũng vẫn duy trì những ngăn cấm mơ hồ và nguy hiểm như:

1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. 

2. Ép buộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

4. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dẫn đến: 

a) Xâm hại quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn công cộng, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.
d) Chia rẽ dân tộc, chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau;
đ) Chia rẽ người theo tín ngưỡng, tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân. 

5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi.”

Nhưng Dự thảo không giải thích thế nào là “Xâm hại quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn công cộng, môi trường; Xâm hại đạo đức xã hội, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.”?

Như vậy, nhà nước vẫn có thể, như trong qúa khứ, lạm dụng quyền hành để hạn chế hay chống phá các hoạt động tôn giáo.

Khi nói đến “nghĩa vụ công dân” thì chuyện này, vẫn thường xẩy ra cho tín đồ Công giáo vào những ngày Chúa Nhật hay lễ hội đặc biệt của Giáo hội Công giáo.

Nếu không muốn giáo dân đi lễ hay tìm cách gây khó khăn cho người theo đạo có thể giữ đạo thì các cấp chính quyền chỉ việc bày ra các công tác lao động có tính bắt buộc vào đúng ngày giờ giáo dân phải đến nhà Thờ. Bởi vì giữa giữ đạo và phải lao động theo đòi hỏi của nhà nước để giữ miếng cơm manh áo thì người dân không còn cách nào khác là phải tuân theo lệnh nhà nước!

THAY ĐỔI KHÍCH LỆ

Ngoài những khó khăn và ràng buộc, Dự thảo mới cũng đã có những điều thay đổi mới quan trọng đáng khích lệ trong việc bổ nhiệm, thuyên chuyển các chức sắc và việc các Tôn giáo tham gia vào công tác giáo dục và xã hội.

Thay đổi lớn gồm: “Tổ chức tôn giáo sau khi thực hiện việc phong phẩm, suy tôn, suy cử chức sắc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có kết quả: Hoà thượng, thượng tọa, ni trưởng, ni sư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; mục sư của các tổ chức Tin lành, phối sư trở lên của các Hội thánh Cao đài và những phẩm trật tương đương của các tổ chức tôn giáo khác.

2. Đối với các trường hợp phong phẩm, suy tôn, suy cử chức sắc không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi chức sắc cư trú và hoạt động tôn giáo trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có kết quả.”

Trước đây, đặc biệt đối với Giáo hội Công giáo thì việc “phong phẩm” trong Giáo hội phải có phép và phải được nhà nước đồng ý theo cách “xin-cho” từng gây rất nhiều khó khăn cho việc thay thế hay bổ nhiệm.

Bằng chứng như trong qúa khứ nhà nước CSVN đã nhúng tay vào nhiều vụ bổ nhiệm các Giám mục mới cho Giáo hội Công giáo Việt Nam của Tòa thánh Vatican.

Từ việc phong phẩm, việc thuyên chuyển cũng dễ dàng hơn theo đề nghị của Dự thảo mới. Họ viết:”Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc khi thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi đi và nơi đến trước khi thuyên chuyển chậm nhất là 20 ngày

Văn bản thông báo nêu rõ họ tên, phẩm trật, chức vụ trong tổ chức tôn giáo của người được thuyên chuyển, lý do thuyên chuyển, nơi hoạt động tôn giáo trước khi thuyên chuyển, nơi thuyên chuyển đến.”

3. Trường hợp chức sắc, chức việc, nhà tu hành vi phạm một trong các quy định tại Điều 5 Luật này, cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi đi có văn bản yêu cầu tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc dừng việc thuyên chuyển.

(Điều 5 quy định những ngăn cấm như đã nêu trên)

Ngoài ra, Dự thảo mới cũng cho phép lần đầu tiên các Tôn giáo được hoạt động giáo dục và y tế.

Chẳng hạn như họ viết:”Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thành lập cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân và thực hiện các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục.”

Hay cũng có thể là giải pháp thứ 2:”Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thực hiện các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục.”

Các Tôn giáo cũng được phép “ Hoạt động y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo.”

 Dự Luật đề xướng:”1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và thực hiện các hoạt động y tế, bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và bảo trợ xã hội.

2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ thực hiện hoạt động từ thiện, nhân đạo theo quy định của pháp luật.”

Đây là kết qủa của đề nghị trong nhiều năm của các tổ chức Tôn giáo, đặc biệt là Giáo hội Công giáo.

Tuy nhiên, tất cả những điều ghi trong Dự thảo còn phải được Quốc hội chấp thuận thông qua tại kỳ họp vào tháng 10. Quốc hội có thể sẽ thay đổi nhiều hay ít, nhưng bên cạnh những cởi mở, nhà nước CSVN vẫn không từ bỏ kiểm soát các Tôn giáo.

Đó là hậu qủa của một đảng cầm quyền vô thần và một nhà nước không hề biết đến gía trị của Tín ngưỡng-Tôn giáo.

Phạm Trần

(09/016)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

THEO ĐẠO LÀ QUYỀN CỦA AI?

Ở Việt Nam thời Cộng sản cai trị không có chuyện gì mà thiếu bàn tay lông lá của Nhà nước dù dân có muốn hay không. Chuyện tâm linh cũng vậy.

Phạm Trần


Ở Việt Nam thời Cộng sản cai trị không có chuyện gì mà thiếu bàn tay lông lá của Nhà nước dù dân có muốn hay không. Chuyện tâm linh cũng vậy.

Điều 24 trong Hiến pháp viết:

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Trong điều 24, không có câu quen thuộc: “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” như vẫn thấy ghi trong nhiều điều của Hiến pháp 2013. Mấy chữ “do pháp luật quy định” chỉ có tác dụng nhằm vô hiệu hóa ý nghĩa và mục đích của Hiến pháp.

Chẳng hạn như Điều 25 của Hiến pháp quy định rằng:” Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Nhưng trong thực tế người dân Việt Nam không có tự do ngôn luận, tự do báo chí vì nhà nước tự cho phép mình cấm tư nhân ra báo và giữ độc quyền thông tin và kiểm soát dư luận.

Luật báo chí chỉ dành riêng cho các cơ quan đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị và xã hội của đảng. Các tổ chức này là chủ nhân (cơ quan chủ qủan) của số 845 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in, 646 tạp chí, 1 hãng thông tấn quốc gia, 98 báo – tạp chí điện tử, 67 đài phát thanh truyền hình. 

Số gần 18 nghìn nhà báo được cấp thẻ nhà báo và khoảng 5 nghìn phóng viên hoạt động báo chí, nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ đều phải làm việc phục vụ và tuyên truyền cho chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước.

Công dân Việt Nam cũng không có quyền được tự do hội họp, chưa được phép lập hội và biểu tình vì chưa có luật theo quy định của điều 25.

Như vậy họ có vi phạm Hiến pháp không?

Vậy tại sao nhà nước lại cần có Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo để kiểm soát người theo đạo trong khi Hiến pháp không đòi hỏi phải có luật quy định?

Có nhiều nguyên nhân nhưng điểm cốt lõi là đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) là một đảng vô thần. Trên 3 triệu đảng viên cũng vô thần. Tiêu biểu như trong Quốc hội, khóa XIV có 494 Đại biểu (thay vì 500 như kề họach ban đầu) thì đã có tới 473 đảng viên. Ngoài đảng chỉ có 21 người, nhưng số người có tôn giáo chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tất cả lãnh đạo Đảng, Quốc hội và Nhà nước đều khai lý lịch “không có tôn giáo” thì họ biết gì về ý nghĩa của Tôn giáo mà bầy biện ra luật để kiểm soát và làm khó dễ người có đạo?

Như vậy đem chuyện Tôn giáo nói với đảng cầm quyền vô thần và những người vô thần thì có hơn gì nói chuyện với đầu gối?

Vẫn biết là phí thời giờ và vô ích, nhưng vì nhà nước vô thần này vẫn muốn húc đầu vào đá để viết ra dự thảo “Luật tín ngưỡng, tôn giáo” nên người dân phải lên tiếng.

Cho đến tháng 9/2016 đã có tiếng nói góp ý của Mặt trận Tổ quốc, cơ quan đại biểu của các Tổ chức chính trị và xã hội, hầu hết của đảng và nhà nước lập ra để yểm trợ việc thi hành các chính sách của đảng và nhà nước; của một số Đại biểu Quốc hội và của Giáo hội Công giáo.

Nhận xét chung của các giới này là bản Dự thảo mới, dường như lần thứ 6 thì phải, đã thông thóang hơn trước nhưng còn nhiều điểm cần làm rõ hơn trước khi đem ra thảo luận tại kỳ họp 2 của Khóa XIV vào tháng 10/2016. Nhiều giới hạn, kiểm soát tôn giáo và gây khó khăn cho người theo đạo vẫn tồn tại.

MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH

Căn cứ vào bản Dự thảo Luật trình cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Chuyên trách ngày 8/8/2016 thì Luật này xác nhận:

1. “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.”

Nhưng tại sao lại “bảo hộ” rồi còn “qủan lý” nữa?

Dự luật viết thế này: “1.Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.”

Như thế thì không phải là kiểm soát các tổ chức tôn giáo và tín đồ của họ là gì?

Dự luật còn quy định việc gọi là “Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo”.

Dự luật viết: “Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.”

“Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước.

Nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo:

a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của ủy ban nhân dân các cấp;

b) Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.”

Về những điều mở mới của Dự luật thì nhà nước cho phép các tôn giáo và người dân được quyền “khiếu nại và khởi kiện”.

Dự thảo viết:”Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại, khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo….

Nhà nước còn cho phép:”Tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tài Tòa án có thẩm quyền đối với hành vi của tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác….”

Và:”Mọi cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.”

Lần đầu tiên nhà nước đã nhìn nhận “Tổ chức tôn giáo là pháp nhân phi thương mại”

Dự thảo cũng cho phép: “Người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của mình.” 

Và: “Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo hoặc theo học tại trường đào tạo tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu hoặc theo học tại các trường đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý”.

Cho đến nay việc tu hành của công dân vẫn gặp nhiều khó khăn về lý lịch.

KHÓ KHĂN TỒN TẠI

Tuy nhiên, việc tổ chức các buổi lễ thờ phượng vẫn gặp trở ngại tại nơi mà chính quyền “không công nhận là hợp pháp” như Dự thảo minh thị rằng:”Chức sắc, chức việc, người lãnh đạo tổ chức đã được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo có quyền tự do thực hiện lễ nghi tôn giáo trong phạm vi phụ trách; giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.”

Chế độ “đăng ký” và xin phép tổ chức lễ và các hoạt động của tôn giáo không thay đổi. Tỷ dụ như họ viết:”Cơ sở tín ngưỡng phải đăng ký hoạt động tín ngưỡng diễn ra trong năm. Việc đăng ký này chỉ thực hiện một lần.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ, ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trường hợp không chấp thuận nội dung đăng ký thì phải nêu rõ lý do.”

Hay: “Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng diễn ra định kỳ trong thời hạn chậm nhất là 20 ngày trước khi tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau: 

a) Đối với lễ hội tín ngưỡng tổ chức trong một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là xã) gửi thông báo đến ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức lễ hội;

b) Đối với lễ hội tín ngưỡng tổ chức trong nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là huyện), gửi thông báo đến ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp huyện) nơi tổ chức lễ hội;

c) Đối với lễ hội tín ngưỡng tổ chức trong nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là tỉnh) hoặc trong nhiều tỉnh, gửi thông báo đến ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi tổ chức lễ hội.

2. Văn bản thông báo nêu rõ tên lễ hội tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức, dự kiến thành viên ban tổ chức và các điều kiện cần thiết để bảo đảm an toàn, trật tự trong lễ hội. 

3. Việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ tại cơ sở tín ngưỡng là di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm bảo đảm việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng theo nội dung thông báo.”

Nhưng bắt buộc này tuy không mới nhưng tiếp tục gây khó khăn cho các Tôn giáo vì trong qúa khứ đã xẩy ra nhiều trường hợp chậm giải quyết, hay không đồng ý mà không hề cho biết lý do khiến các tôn giáo chới với hay phải hủy bỏ sau khi đã tốn phí tổ chức.

Ngoài ra, Dự thảo cũng vẫn duy trì những ngăn cấm mơ hồ và nguy hiểm như:

1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. 

2. Ép buộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

4. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dẫn đến: 

a) Xâm hại quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn công cộng, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.
d) Chia rẽ dân tộc, chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau;
đ) Chia rẽ người theo tín ngưỡng, tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân. 

5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi.”

Nhưng Dự thảo không giải thích thế nào là “Xâm hại quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn công cộng, môi trường; Xâm hại đạo đức xã hội, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.”?

Như vậy, nhà nước vẫn có thể, như trong qúa khứ, lạm dụng quyền hành để hạn chế hay chống phá các hoạt động tôn giáo.

Khi nói đến “nghĩa vụ công dân” thì chuyện này, vẫn thường xẩy ra cho tín đồ Công giáo vào những ngày Chúa Nhật hay lễ hội đặc biệt của Giáo hội Công giáo.

Nếu không muốn giáo dân đi lễ hay tìm cách gây khó khăn cho người theo đạo có thể giữ đạo thì các cấp chính quyền chỉ việc bày ra các công tác lao động có tính bắt buộc vào đúng ngày giờ giáo dân phải đến nhà Thờ. Bởi vì giữa giữ đạo và phải lao động theo đòi hỏi của nhà nước để giữ miếng cơm manh áo thì người dân không còn cách nào khác là phải tuân theo lệnh nhà nước!

THAY ĐỔI KHÍCH LỆ

Ngoài những khó khăn và ràng buộc, Dự thảo mới cũng đã có những điều thay đổi mới quan trọng đáng khích lệ trong việc bổ nhiệm, thuyên chuyển các chức sắc và việc các Tôn giáo tham gia vào công tác giáo dục và xã hội.

Thay đổi lớn gồm: “Tổ chức tôn giáo sau khi thực hiện việc phong phẩm, suy tôn, suy cử chức sắc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có kết quả: Hoà thượng, thượng tọa, ni trưởng, ni sư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; mục sư của các tổ chức Tin lành, phối sư trở lên của các Hội thánh Cao đài và những phẩm trật tương đương của các tổ chức tôn giáo khác.

2. Đối với các trường hợp phong phẩm, suy tôn, suy cử chức sắc không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi chức sắc cư trú và hoạt động tôn giáo trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có kết quả.”

Trước đây, đặc biệt đối với Giáo hội Công giáo thì việc “phong phẩm” trong Giáo hội phải có phép và phải được nhà nước đồng ý theo cách “xin-cho” từng gây rất nhiều khó khăn cho việc thay thế hay bổ nhiệm.

Bằng chứng như trong qúa khứ nhà nước CSVN đã nhúng tay vào nhiều vụ bổ nhiệm các Giám mục mới cho Giáo hội Công giáo Việt Nam của Tòa thánh Vatican.

Từ việc phong phẩm, việc thuyên chuyển cũng dễ dàng hơn theo đề nghị của Dự thảo mới. Họ viết:”Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc khi thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi đi và nơi đến trước khi thuyên chuyển chậm nhất là 20 ngày

Văn bản thông báo nêu rõ họ tên, phẩm trật, chức vụ trong tổ chức tôn giáo của người được thuyên chuyển, lý do thuyên chuyển, nơi hoạt động tôn giáo trước khi thuyên chuyển, nơi thuyên chuyển đến.”

3. Trường hợp chức sắc, chức việc, nhà tu hành vi phạm một trong các quy định tại Điều 5 Luật này, cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi đi có văn bản yêu cầu tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc dừng việc thuyên chuyển.

(Điều 5 quy định những ngăn cấm như đã nêu trên)

Ngoài ra, Dự thảo mới cũng cho phép lần đầu tiên các Tôn giáo được hoạt động giáo dục và y tế.

Chẳng hạn như họ viết:”Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thành lập cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân và thực hiện các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục.”

Hay cũng có thể là giải pháp thứ 2:”Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thực hiện các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục.”

Các Tôn giáo cũng được phép “ Hoạt động y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo.”

 Dự Luật đề xướng:”1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và thực hiện các hoạt động y tế, bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và bảo trợ xã hội.

2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ thực hiện hoạt động từ thiện, nhân đạo theo quy định của pháp luật.”

Đây là kết qủa của đề nghị trong nhiều năm của các tổ chức Tôn giáo, đặc biệt là Giáo hội Công giáo.

Tuy nhiên, tất cả những điều ghi trong Dự thảo còn phải được Quốc hội chấp thuận thông qua tại kỳ họp vào tháng 10. Quốc hội có thể sẽ thay đổi nhiều hay ít, nhưng bên cạnh những cởi mở, nhà nước CSVN vẫn không từ bỏ kiểm soát các Tôn giáo.

Đó là hậu qủa của một đảng cầm quyền vô thần và một nhà nước không hề biết đến gía trị của Tín ngưỡng-Tôn giáo.

Phạm Trần

(09/016)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm