Văn Học & Nghệ Thuật
THƠ VỀ THƠ – NÓI CHUYỆN LÝ THUYẾT THƠ BẰNG THƠ - PHẠM ĐỨC NHÌ
Nói nôm na Thơ về Thơ là một bài thơ như những bài thơ bình thường khác, viết về một đề tài tùy chọn nhưng ngụ ý (nghia bóng) lại đề cập đến một đặc tính, một khía cạnh nào đó liên quan đến thơ và (hoặc) thi sĩ.
Đặc tính của một bài Thơ về Thơ:
1/ Hình thức thơ: tùy khẩu vị của tác giả, như những bài thơ bình thường.
2/ Đề tài: tùy chọn.
3/ Phải có phép ẩn dụ.
a/ Tứ: đề tài tùy chọn
b/ Ý: liên quan đến thơ
Thí dụ 1:
CHÈ ĐƯỜNG
Tôi thích chè
chè ngọt
bởi có đường
đường ít
chè không đủ ngọt
không ngon
đường nhiều
ngọt lợ
ăn gắt cổ.
Nấu chè ngon do đó,
cũng cần có tài
ngoài việc phải biết chọn các thứ đậu, dừa, bột, nếp,
các thứ khoai
(thứ nào nấu với thứ nào
liều lượng bao nhiêu thì hợp)
còn phải biết
nêm đường cho vừa ngọt
Chè có món có thể nêm đường kha khá
có món ít đường một chút cũng không sao
nhưng đã là chè thì phải có đường
nấu chè
nếu không nêm đường
(hoặc tìm cách cho chè có vị ngọt)
thì chè sẽ không còn là chè nữa
mà thành món khác.
Phạm Đức Nhì
Lời Bàn Của Tác Giả
Vần và (hoặc) nhịp điệu tạo nên vị ngọt của thơ ca. Nó là những cái “móc” để giúp nối những chuỗi hình ảnh, sự kiện tạo nên cảm xúc của tác giả và - qua bài thơ - trở thành một thứ “thuốc dẫn” giúp những chuỗi hình ảnh, sự kiện ấy đi vào tâm hồn người đọc một cách dễ dàng hơn. Trong những bài thơ thành công cái “thuốc dẫn” này giúp cảm xúc vận chuyển thành một dòng chảy, chảy trong tâm hồn người đọc. Nhấm nháp được chút vị ngọt này người đọc sẽ bỏ bớt sự cẩn trọng thái quá (như khi đọc một hợp đồng, một án quyết), tạm thời gác lý trí qua một bên, để có thể tiếp cận bài thơ một cách nhẹ nhàng thoải mái, cho trái tim trần trụi của mình đối diện với hồn thơ của tác giả.
Tuy nhiên, cũng như đường trong chè, ít quá thì không đủ ngọt, nhiều quá thì ngọt lợ, ăn gắt cổ, ngoài ý tứ, ngôn từ, hình ảnh, việc xử dụng vần điệu đúng liều lượng để thơ ca có vị ngọt vừa phải - cũng là một tài năng của tác giả - có thể góp phần làm tăng giá trị của bài thơ.
Giải thích thêm:
Tứ: tác giả bàn đến cách tạo vị ngọt cho nồi chè (nêm đường khi nấu chè)
Ý: tác giả bóng gió nói đến việc sử dụng vần để tạo vị ngọt cho thơ.
Phép ẩn dụ được coi là thành công khi nói về Chè Đường cũng hợp lý, hợp tình mà nói về Vần trong Thơ cũng hợp tình hợp lý.
nấu chè
nếu không nêm đường
(hoặc tìm cách cho chè có vị ngọt)
thì chè sẽ không còn là chè nữa
mà thành món khác.
Câu này giống như một Tuyên Ngôn về thơ. Nếu không tạo được vị ngọt, dù ít dù nhiều, cho bài thơ (bằng vần, nhịp điệu hay một cách nào khác) thì bài đó sẽ không được xếp loại là thơ mà sẽ là một loại gì đó khác.
Thí dụ 2:
TẤM BẢN ĐỒ VẼ SAI
Chọn lô đất tốt xây được ngôi nhà mới
ông mở tiệc mừng tân gia
“Đến chơi! Hay lắm!”
thư ông viết
mời bằng hữu gần xa
Ngay giữa trang thư một bản đồ
dọc ngang tự tay ông vẽ
và lời chỉ dẫn cặn kẽ
đường đi nước bước đến cuộc vui
Giờ hẹn đến rồi
chưa thấy bóng khách mời nào xuất hiện
đồ ăn nguội lạnh
bàn tiệc vẫn vắng tanh
Vài ngày sau
ông nhận được mấy thư trả lời
trong thư chỉ vỏn vẹn:
“Xin lỗi!
Không tìm thấy nhà.”
(Phạm Đức Nhì)
Bài thơ là tấm bản đồ bằng chữ chỉ đường, từng bước, từng bước đưa dẫn người đọc đến cánh cửa trái tim đang mở rộng của tác giả. Những lời chỉ dẫn này phải rõ ràng, dễ hiểu, vì nếu rắc rối hoặc mơ hồ, dễ gây hiểu lầm, sẽ khiến người đọc đi lạc đường.
Nếu thi sĩ không nắm vững kỹ thuật thơ ca, không có ý tứ mới lạ, hoặc lúc không có hứng cũng cố gượng gạo mà viết, thì sẽ được một bài thơ… dở, không có hồn. Nhưng nếu chức năng truyền thông của bài thơ thất bại thì tất cả câu chữ, hình ảnh, âm thanh, biện pháp tu từ … đều đổ xuống sông, xuống biển hết. Nó sẽ trở thành một câu đố bí hiểm mà chỉ chính người tạo ra nó mới có câu trả lời. Ai xui xẻo đọc phải bài thơ này thì cứ như đi vào rừng rậm trong đêm tối, chẳng biết mình đang ở chỗ nào và sẽ đi về đâu.
Giải thích thêm:
1/ Tứ thơ: tấm bản đồ chỉ đường vẽ sai, khách đi lạc, không tìm thấy nhà.
1/ Ý: bài thơ có chức năng truyền thông thất bại, người đọc không hiểu tác giả muốn nói gì.
Bài thơ có 3 chức năng:
1/ Chức năng truyền thông: viết sao cho người đọc hiểu mình muốn nói cái gì.
2/ Chức năng thẩm mỹ: dùng Kỹ Thuật Thơ đưa cái đẹp văn chương vào bài thơ.
3/ Chức năng nghệ thuật: thả cảm xúc, thả hồn vào bài thơ để tìm sự đồng cảm với độc giả.
Nhiều thi sĩ muốn làm mới thơ, muốn tạo nét riêng cho thơ, đã dùng ngôn từ “quá mới lạ” hoặc ẩn dụ dày đặc khiến bài thơ trở thành một câu đố bí hiểm rồi đổ thừa người đọc “không đủ trình độ” để hiểu, để “bắt” được tứ thơ. Theo tôi, người đọc trình độ trung bình không hiểu (Tứ) phần nhiều là do lỗi của thi sĩ chứ không phải lỗi của người đọc. Nói khác đi, chức năng truyền thông của bài thơ thất bại.
Thí dụ:
TÔ ĐÔNG PHA SỬA THƠ VƯƠNG AN THẠCH
Vương An Thạch trong lúc du học ở đảo Hải Nam đã làm một bài thơ trong đó
có hai câu rất lạ:
“Minh Nguyệt sơn đầu
khiếu
Hoàng Khuyển ngọa hoa tâm”
Dịch nghĩa:
“Trăng sáng hót đầu núi
Chó vàng nằm (trong) lòng hoa”
Thi hào Tô Ðông Pha tình cờ đọc được, thấy “sai” (trăng sáng làm sao hót trên đầu núi và chó vàng làm sao nằm
trong lòng hoa được) nên đã sửa lại hai chữ cuối cho đúng nghĩa hơn.
“Minh nguyệt sơn đầu chiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa âm”
Dịch nghĩa:
“Trăng sáng rọi đầu núi
Chó vàng nằm (dưới) bóng hoa”
Chuyện sửa thơ đến tai Vương An Thạch (lúc
ấy đang là Tể Tướng) nên họ Vương đã bổ nhiệm Tô thi hào một chức quan ở Hải
Nam. Sau đó Tô Ðông Pha mới
khám phá ra ở địa phương này có loại chim tên là Minh Nguyệt, hay hót trên đầu
núi, và có một loại sâu tên là Hoàng
Khuyển, chỉ thích nằm trong lòng hoa! Và
người kể chuyện kết luận “Lúc ấy Tô Ðông
Pha mới biết là mình xớn xác, bồng bột và
thấy được cái thâm trầm của Vương An Thạch.”
Theo tôi, việc Tô Đông Pha sửa thơ
không có gì là “xớn xác, bồng bột” hết. Người đọc thơ, bình thơ – trong thế
giới thơ rộng lớn - không thể biết và không có bổn phận phải biết những chi
tiết, sự việc chỉ có, chỉ xảy ra ở một địa phương nhỏ bé. Chính thi sĩ - để
hoàn thành chức năng truyền thông của bài thơ - phải chú thích để người đọc
biết, hiểu những chi tiết, sự việc có tính chất địa phương ấy. Lỗi và trách
nhiệm ở đây nằm trên hai vai Vương An Thạch chứ không phải Tô Đông Pha.
Trở lại bài thơ Hoa Dại
Tứ: tác giả nói lên tâm sự của một loài hoa dại.
Ý: bóng gió nói đến tâm sự của chính tác giả - một nhà thơ
Giải thích thêm:
Khi nghe nói đến hoa dại người đọc sẽ nghĩ đến một loại hoa khác - loại “hoa nhà” (hay hoa trồng) được con người trồng, như một cách trang trí, ở trong nhà hay ngoài vườn. Nếu đem so sánh sẽ có một số khác biệt như sau:
1/ Môi trường
a/ Hoa dại: mọc ở môi trường tự nhiên, ven đường, ven rừng, chịu đựng nắng mưa, sương gió, có khi cả bão lụt - bất trắc xảy đến bất cứ lúc nào.
b/ Hoa nhà: được con người trồng trong vườn hoặc ở trong nhà, được lên luống, chăm bón, tưới tắm, bắt sâu, tỉa lá, bẻ cành, trong một môi trường được kiểm soát, an toàn.
2/ Tự do
a/ Hoa dại: gió thổi hạt đến đâu có thể mọc cây ở đó, cảnh quan trước mắt rộng rãi, thoáng đãng, tầm nhìn bao la.
b/ Hoa nhà: chỉ được trồng hoặc trưng bày ở nơi người chủ nhà muốn, bị tù túng trong khung cảnh chật hẹp.
3/ Đối tượng phục vụ
a/ Hoa dại: phục vụ tất cả những người qua lại
b/ Hoa nhà: phục vụ những người trong gia đình chủ nhà và khách khứa của họ
Sau đây là nghĩa bóng (ý) của bài thơ, liên quan đến nhân cách của thi sĩ. Bài thơ muốn nói đến hai loại thi sĩ: Thi Sĩ Hoa Dại và Thi Sĩ Hoa Nhà.
1/ Môi trường
a/ Thi Sĩ Hoa Dại: không chức vụ (trong chính quyền), không đặc quyền đặc lợi, không được che chắn, bảo vệ, thơ là tiếng lòng chân thật nên dễ đụng chạm, sóng gió có thể ập đến bất cứ lúc nào – nghĩa là Thi Sĩ Hoa Dại phải có cái tính “ngông”, coi thơ trọng hơn một cuộc sống no ấm, an bình.
b/ Thi Sĩ Hoa Nhà: bám vào hoặc dựa dẫm quyền hành để được chữ “an thân”, được quyền lợi vật chất cho mình và gia đình, thường được gọi là “nhà thơ cung đình” (của chế độ), coi sự chân thật trong thơ, hồn thơ nhẹ hơn danh lợi.
2/ Tự do
a/ Thi Sĩ Hoa Dại: viết tự do, thoải mái, không chịu áp lực, kiểm soát từ người có chức, quyền, tiền bạc, tứ thơ hướng đến một khung trời rộng hơn, một chân trời xa hơn, giọng điệu cao sang.
b/ Thi Sĩ Hoa Nhà: viết theo “đơn đặt hàng” (trực tiếp hoặc gián tiếp) của những người có quyền chức cao, bạc tiền nhiều nên đề tài bó buộc, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, viết không vừa lòng chủ thì sẽ “mất” hết, tứ thơ chật hẹp, giọng điệu ít nhiều có tính nịnh bợ, hèn kém.
3/ Đối tượng phục vụ:
a/ Thi Sĩ Hoa Dại: phục vụ tất cả mọi người, toàn thể nhân loại, nhờ thế nhân cách cao đẹp.
b/ Thi Sĩ Hoa Nhà: phục vụ một thiểu số có chức quyền, tiền bạc nên nhân cách hèn kém.
Những tính xấu như tham quyền, tham danh lợi, thích được an nhàn không những làm tâm hồn của thi sĩ mờ đục mà ngay chính thơ của ngài cũng thiếu trong sáng, tươi mát. Thi sĩ kiểu ấy xã hội nào cũng có và thường chiếm số khá đông. Nhưng đặc biệt trong xã hội chuyên chế, quyền tự do ngôn luận bị tước đoạt hay giới hạn, một số rất đông thi sĩ còn có thêm một chứng bênh nan y: bệnh Sợ. Chứng bệnh này làm phẩm chất thơ bị xuống cấp trầm trọng.
Thêm Hai Bài Thơ Về Thơ
BỆNH NAN Y
Bác sĩ khám tổng quát
cho nhân viên một công ty
thấy đa số mắc một chứng bệnh lạ kỳ
bệnh Teo Hòn Dái
Người bệnh ăn ngủ ỉa đái
vẫn bình thường
không nhiễm trùng, không sốt, không nhức xương
không đau bắp thịt
đi đứng nằm ngồi
cũng giống như bao người khác
Chỉ thỉnh thoảng trong lúc làm ra và giới thiệu sản phẩm
mặt lại tái xanh
tim đập nhanh
mắt nhìn quanh lấm lét
lúc ấy hòn dái teo đét
chỉ bằng hạt tiêu
trên người
mồ hôi
vã ra như tắm
Công ty ấy không sản xuất hàng công nghệ
không kinh doanh hàng ăn
mà chỉ làm ra tượng, tranh
và nhiều mặt hàng liên quan đến chữ viết
đó chính là Hội Nhà Văn
nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Trên đường giao lưu thơ văn
gặp những cây bút từ Hội Nhà Văn Việt Nam
các bạn tôi
bắt tay bác này khen chữ dùng sang cả
vỗ vai anh kia khen ý hay tứ lạ
có sáng kiến làm mới thể thơ
riêng tôi gặp họ
chỉ thích nắn sờ
hai hòn dái.
Phạm Đức Nhì
Lời Bàn Của Tác Giả
(Thi sĩ mà mắc bệnh Teo Hòn Dái thì rất nhiều lúc, trong rất
nhiều thi tứ, không dám viết thật lòng mình. Sống dưới chế độ độc tài, thi sĩ bị “chỉ đạo”, bị chi phối bởi chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước, (lưỡi dao của đao phủ thủ lúc nào cũng lơ lửng trên đầu), viết phải lo tránh né, luồn lách để khỏi mang họa vào thân. (Nói như Nguyễn Tuân: “Tao còn sống được là nhờ biết sợ”). Như thế thì còn tâm trí đâu để nghĩ đến nghệ thuật, đến cảm xúc. Muốn làm thơ hay, có hồn, thì ngoài kỹ thuật thơ ca điêu luyện, thi sĩ phải hoàn tất việc chữa trị chứng bệnh Teo Hòn Dái của mình để những lúc thi hứng ập đến có thể viết ra những vần thơ chân thật, có hồn.)
Tôi chỉ nói phần đông, không dám vơ đũa cả nắm. Dưới chế độ chuyên chế, độc tài vẫn có những thi sĩ dũng cảm, anh hùng, viết những bài thơ chân thật (lắm khi đi ngược với đường lối, chính sách của chế độ); tuy nhiên, con số ấy không nhiều.
COI CHỪNG LẦM TO
Thái tử Charles ôm công nương Diana
trên chiếc giường nệm êm ái (1)
Chí Phèo làng Vũ Đại (2)
chẳng cần giường
mà đè Thị Nở ngay bên gốc chuối
nếu chỉ dựa vào độ mới của chiếc giường
để đoán cô gái nào sướng hơn
có khi bạn lầm to.
1/ Trong nhật ký của mình công nương
Diana chê thái tử Charles “yêu” không đã.
2/ Chí Phèo (Chí Phèo, Nam Cao) thì ngược lại.
Một cuộc “mây mưa” đi đến đỉnh điểm của khoái lạc không nhất thiết phải do giường kiểu mới, gối nệm “hiện đại” mà còn do tác động của nhiêu yếu tố khác. Tôi không dị ứng với công việc làm mới thơ nhưng không phải cứ chạy theo các trào lưu văn học mới là có thơ hay; thơ hay là do Tứ Thơ độc đáo, Kỹ Thuật Thơ mới lạ và do tác giả biết cách gọi Hồn Thơ.
Kết Luận
Có cái tật hay bóng gió, ẩn dụ nên tôi sáng tác Thơ … Về Thơ để bày tỏ quan niệm, cách nhìn của tôi về thơ, và để nếu cần, có thể minh họa cho những bài bình thơ của mình. Một anh bạn phụ trách một trang web văn học, tập hợp một số những bài thơ ấy dưới tiêu đề “Những Bài Thơ Về Thơ”. Ý niệm “Thơ Về Thơ” được hình thành từ cái tiêu đề ấy. Tôi có phải là người đầu tiên đi vào con đường lạ này không? Điều ấy tôi không biết. Có thể có người đã viết loại thơ này trước tôi nhưng tôi chưa có may mắn được đọc những bài thơ đó. Nhưng cũng đâu có gì quan trọng. Gởi đến độc giả yêu thơ bài viết này coi như một đóng góp nho nhỏ cho công việc đọc và khám phá cái hay, cái đẹp của thơ.
Phạm Đức Nhì
Blog chuyên bình thơ
Bàn ra tán vào (0)
THƠ VỀ THƠ – NÓI CHUYỆN LÝ THUYẾT THƠ BẰNG THƠ - PHẠM ĐỨC NHÌ
Nói nôm na Thơ về Thơ là một bài thơ như những bài thơ bình thường khác, viết về một đề tài tùy chọn nhưng ngụ ý (nghia bóng) lại đề cập đến một đặc tính, một khía cạnh nào đó liên quan đến thơ và (hoặc) thi sĩ.
Đặc tính của một bài Thơ về Thơ:
1/ Hình thức thơ: tùy khẩu vị của tác giả, như những bài thơ bình thường.
2/ Đề tài: tùy chọn.
3/ Phải có phép ẩn dụ.
a/ Tứ: đề tài tùy chọn
b/ Ý: liên quan đến thơ
Thí dụ 1:
CHÈ ĐƯỜNG
Tôi thích chè
chè ngọt
bởi có đường
đường ít
chè không đủ ngọt
không ngon
đường nhiều
ngọt lợ
ăn gắt cổ.
Nấu chè ngon do đó,
cũng cần có tài
ngoài việc phải biết chọn các thứ đậu, dừa, bột, nếp,
các thứ khoai
(thứ nào nấu với thứ nào
liều lượng bao nhiêu thì hợp)
còn phải biết
nêm đường cho vừa ngọt
Chè có món có thể nêm đường kha khá
có món ít đường một chút cũng không sao
nhưng đã là chè thì phải có đường
nấu chè
nếu không nêm đường
(hoặc tìm cách cho chè có vị ngọt)
thì chè sẽ không còn là chè nữa
mà thành món khác.
Phạm Đức Nhì
Lời Bàn Của Tác Giả
Vần và (hoặc) nhịp điệu tạo nên vị ngọt của thơ ca. Nó là những cái “móc” để giúp nối những chuỗi hình ảnh, sự kiện tạo nên cảm xúc của tác giả và - qua bài thơ - trở thành một thứ “thuốc dẫn” giúp những chuỗi hình ảnh, sự kiện ấy đi vào tâm hồn người đọc một cách dễ dàng hơn. Trong những bài thơ thành công cái “thuốc dẫn” này giúp cảm xúc vận chuyển thành một dòng chảy, chảy trong tâm hồn người đọc. Nhấm nháp được chút vị ngọt này người đọc sẽ bỏ bớt sự cẩn trọng thái quá (như khi đọc một hợp đồng, một án quyết), tạm thời gác lý trí qua một bên, để có thể tiếp cận bài thơ một cách nhẹ nhàng thoải mái, cho trái tim trần trụi của mình đối diện với hồn thơ của tác giả.
Tuy nhiên, cũng như đường trong chè, ít quá thì không đủ ngọt, nhiều quá thì ngọt lợ, ăn gắt cổ, ngoài ý tứ, ngôn từ, hình ảnh, việc xử dụng vần điệu đúng liều lượng để thơ ca có vị ngọt vừa phải - cũng là một tài năng của tác giả - có thể góp phần làm tăng giá trị của bài thơ.
Giải thích thêm:
Tứ: tác giả bàn đến cách tạo vị ngọt cho nồi chè (nêm đường khi nấu chè)
Ý: tác giả bóng gió nói đến việc sử dụng vần để tạo vị ngọt cho thơ.
Phép ẩn dụ được coi là thành công khi nói về Chè Đường cũng hợp lý, hợp tình mà nói về Vần trong Thơ cũng hợp tình hợp lý.
nấu chè
nếu không nêm đường
(hoặc tìm cách cho chè có vị ngọt)
thì chè sẽ không còn là chè nữa
mà thành món khác.
Câu này giống như một Tuyên Ngôn về thơ. Nếu không tạo được vị ngọt, dù ít dù nhiều, cho bài thơ (bằng vần, nhịp điệu hay một cách nào khác) thì bài đó sẽ không được xếp loại là thơ mà sẽ là một loại gì đó khác.
Thí dụ 2:
TẤM BẢN ĐỒ VẼ SAI
Chọn lô đất tốt xây được ngôi nhà mới
ông mở tiệc mừng tân gia
“Đến chơi! Hay lắm!”
thư ông viết
mời bằng hữu gần xa
Ngay giữa trang thư một bản đồ
dọc ngang tự tay ông vẽ
và lời chỉ dẫn cặn kẽ
đường đi nước bước đến cuộc vui
Giờ hẹn đến rồi
chưa thấy bóng khách mời nào xuất hiện
đồ ăn nguội lạnh
bàn tiệc vẫn vắng tanh
Vài ngày sau
ông nhận được mấy thư trả lời
trong thư chỉ vỏn vẹn:
“Xin lỗi!
Không tìm thấy nhà.”
(Phạm Đức Nhì)
Bài thơ là tấm bản đồ bằng chữ chỉ đường, từng bước, từng bước đưa dẫn người đọc đến cánh cửa trái tim đang mở rộng của tác giả. Những lời chỉ dẫn này phải rõ ràng, dễ hiểu, vì nếu rắc rối hoặc mơ hồ, dễ gây hiểu lầm, sẽ khiến người đọc đi lạc đường.
Nếu thi sĩ không nắm vững kỹ thuật thơ ca, không có ý tứ mới lạ, hoặc lúc không có hứng cũng cố gượng gạo mà viết, thì sẽ được một bài thơ… dở, không có hồn. Nhưng nếu chức năng truyền thông của bài thơ thất bại thì tất cả câu chữ, hình ảnh, âm thanh, biện pháp tu từ … đều đổ xuống sông, xuống biển hết. Nó sẽ trở thành một câu đố bí hiểm mà chỉ chính người tạo ra nó mới có câu trả lời. Ai xui xẻo đọc phải bài thơ này thì cứ như đi vào rừng rậm trong đêm tối, chẳng biết mình đang ở chỗ nào và sẽ đi về đâu.
Giải thích thêm:
1/ Tứ thơ: tấm bản đồ chỉ đường vẽ sai, khách đi lạc, không tìm thấy nhà.
1/ Ý: bài thơ có chức năng truyền thông thất bại, người đọc không hiểu tác giả muốn nói gì.
Bài thơ có 3 chức năng:
1/ Chức năng truyền thông: viết sao cho người đọc hiểu mình muốn nói cái gì.
2/ Chức năng thẩm mỹ: dùng Kỹ Thuật Thơ đưa cái đẹp văn chương vào bài thơ.
3/ Chức năng nghệ thuật: thả cảm xúc, thả hồn vào bài thơ để tìm sự đồng cảm với độc giả.
Nhiều thi sĩ muốn làm mới thơ, muốn tạo nét riêng cho thơ, đã dùng ngôn từ “quá mới lạ” hoặc ẩn dụ dày đặc khiến bài thơ trở thành một câu đố bí hiểm rồi đổ thừa người đọc “không đủ trình độ” để hiểu, để “bắt” được tứ thơ. Theo tôi, người đọc trình độ trung bình không hiểu (Tứ) phần nhiều là do lỗi của thi sĩ chứ không phải lỗi của người đọc. Nói khác đi, chức năng truyền thông của bài thơ thất bại.
Thí dụ:
TÔ ĐÔNG PHA SỬA THƠ VƯƠNG AN THẠCH
Vương An Thạch trong lúc du học ở đảo Hải Nam đã làm một bài thơ trong đó
có hai câu rất lạ:
“Minh Nguyệt sơn đầu
khiếu
Hoàng Khuyển ngọa hoa tâm”
Dịch nghĩa:
“Trăng sáng hót đầu núi
Chó vàng nằm (trong) lòng hoa”
Thi hào Tô Ðông Pha tình cờ đọc được, thấy “sai” (trăng sáng làm sao hót trên đầu núi và chó vàng làm sao nằm
trong lòng hoa được) nên đã sửa lại hai chữ cuối cho đúng nghĩa hơn.
“Minh nguyệt sơn đầu chiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa âm”
Dịch nghĩa:
“Trăng sáng rọi đầu núi
Chó vàng nằm (dưới) bóng hoa”
Chuyện sửa thơ đến tai Vương An Thạch (lúc
ấy đang là Tể Tướng) nên họ Vương đã bổ nhiệm Tô thi hào một chức quan ở Hải
Nam. Sau đó Tô Ðông Pha mới
khám phá ra ở địa phương này có loại chim tên là Minh Nguyệt, hay hót trên đầu
núi, và có một loại sâu tên là Hoàng
Khuyển, chỉ thích nằm trong lòng hoa! Và
người kể chuyện kết luận “Lúc ấy Tô Ðông
Pha mới biết là mình xớn xác, bồng bột và
thấy được cái thâm trầm của Vương An Thạch.”
Theo tôi, việc Tô Đông Pha sửa thơ
không có gì là “xớn xác, bồng bột” hết. Người đọc thơ, bình thơ – trong thế
giới thơ rộng lớn - không thể biết và không có bổn phận phải biết những chi
tiết, sự việc chỉ có, chỉ xảy ra ở một địa phương nhỏ bé. Chính thi sĩ - để
hoàn thành chức năng truyền thông của bài thơ - phải chú thích để người đọc
biết, hiểu những chi tiết, sự việc có tính chất địa phương ấy. Lỗi và trách
nhiệm ở đây nằm trên hai vai Vương An Thạch chứ không phải Tô Đông Pha.
Trở lại bài thơ Hoa Dại
Tứ: tác giả nói lên tâm sự của một loài hoa dại.
Ý: bóng gió nói đến tâm sự của chính tác giả - một nhà thơ
Giải thích thêm:
Khi nghe nói đến hoa dại người đọc sẽ nghĩ đến một loại hoa khác - loại “hoa nhà” (hay hoa trồng) được con người trồng, như một cách trang trí, ở trong nhà hay ngoài vườn. Nếu đem so sánh sẽ có một số khác biệt như sau:
1/ Môi trường
a/ Hoa dại: mọc ở môi trường tự nhiên, ven đường, ven rừng, chịu đựng nắng mưa, sương gió, có khi cả bão lụt - bất trắc xảy đến bất cứ lúc nào.
b/ Hoa nhà: được con người trồng trong vườn hoặc ở trong nhà, được lên luống, chăm bón, tưới tắm, bắt sâu, tỉa lá, bẻ cành, trong một môi trường được kiểm soát, an toàn.
2/ Tự do
a/ Hoa dại: gió thổi hạt đến đâu có thể mọc cây ở đó, cảnh quan trước mắt rộng rãi, thoáng đãng, tầm nhìn bao la.
b/ Hoa nhà: chỉ được trồng hoặc trưng bày ở nơi người chủ nhà muốn, bị tù túng trong khung cảnh chật hẹp.
3/ Đối tượng phục vụ
a/ Hoa dại: phục vụ tất cả những người qua lại
b/ Hoa nhà: phục vụ những người trong gia đình chủ nhà và khách khứa của họ
Sau đây là nghĩa bóng (ý) của bài thơ, liên quan đến nhân cách của thi sĩ. Bài thơ muốn nói đến hai loại thi sĩ: Thi Sĩ Hoa Dại và Thi Sĩ Hoa Nhà.
1/ Môi trường
a/ Thi Sĩ Hoa Dại: không chức vụ (trong chính quyền), không đặc quyền đặc lợi, không được che chắn, bảo vệ, thơ là tiếng lòng chân thật nên dễ đụng chạm, sóng gió có thể ập đến bất cứ lúc nào – nghĩa là Thi Sĩ Hoa Dại phải có cái tính “ngông”, coi thơ trọng hơn một cuộc sống no ấm, an bình.
b/ Thi Sĩ Hoa Nhà: bám vào hoặc dựa dẫm quyền hành để được chữ “an thân”, được quyền lợi vật chất cho mình và gia đình, thường được gọi là “nhà thơ cung đình” (của chế độ), coi sự chân thật trong thơ, hồn thơ nhẹ hơn danh lợi.
2/ Tự do
a/ Thi Sĩ Hoa Dại: viết tự do, thoải mái, không chịu áp lực, kiểm soát từ người có chức, quyền, tiền bạc, tứ thơ hướng đến một khung trời rộng hơn, một chân trời xa hơn, giọng điệu cao sang.
b/ Thi Sĩ Hoa Nhà: viết theo “đơn đặt hàng” (trực tiếp hoặc gián tiếp) của những người có quyền chức cao, bạc tiền nhiều nên đề tài bó buộc, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, viết không vừa lòng chủ thì sẽ “mất” hết, tứ thơ chật hẹp, giọng điệu ít nhiều có tính nịnh bợ, hèn kém.
3/ Đối tượng phục vụ:
a/ Thi Sĩ Hoa Dại: phục vụ tất cả mọi người, toàn thể nhân loại, nhờ thế nhân cách cao đẹp.
b/ Thi Sĩ Hoa Nhà: phục vụ một thiểu số có chức quyền, tiền bạc nên nhân cách hèn kém.
Những tính xấu như tham quyền, tham danh lợi, thích được an nhàn không những làm tâm hồn của thi sĩ mờ đục mà ngay chính thơ của ngài cũng thiếu trong sáng, tươi mát. Thi sĩ kiểu ấy xã hội nào cũng có và thường chiếm số khá đông. Nhưng đặc biệt trong xã hội chuyên chế, quyền tự do ngôn luận bị tước đoạt hay giới hạn, một số rất đông thi sĩ còn có thêm một chứng bênh nan y: bệnh Sợ. Chứng bệnh này làm phẩm chất thơ bị xuống cấp trầm trọng.
Thêm Hai Bài Thơ Về Thơ
BỆNH NAN Y
Bác sĩ khám tổng quát
cho nhân viên một công ty
thấy đa số mắc một chứng bệnh lạ kỳ
bệnh Teo Hòn Dái
Người bệnh ăn ngủ ỉa đái
vẫn bình thường
không nhiễm trùng, không sốt, không nhức xương
không đau bắp thịt
đi đứng nằm ngồi
cũng giống như bao người khác
Chỉ thỉnh thoảng trong lúc làm ra và giới thiệu sản phẩm
mặt lại tái xanh
tim đập nhanh
mắt nhìn quanh lấm lét
lúc ấy hòn dái teo đét
chỉ bằng hạt tiêu
trên người
mồ hôi
vã ra như tắm
Công ty ấy không sản xuất hàng công nghệ
không kinh doanh hàng ăn
mà chỉ làm ra tượng, tranh
và nhiều mặt hàng liên quan đến chữ viết
đó chính là Hội Nhà Văn
nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Trên đường giao lưu thơ văn
gặp những cây bút từ Hội Nhà Văn Việt Nam
các bạn tôi
bắt tay bác này khen chữ dùng sang cả
vỗ vai anh kia khen ý hay tứ lạ
có sáng kiến làm mới thể thơ
riêng tôi gặp họ
chỉ thích nắn sờ
hai hòn dái.
Phạm Đức Nhì
Lời Bàn Của Tác Giả
(Thi sĩ mà mắc bệnh Teo Hòn Dái thì rất nhiều lúc, trong rất
nhiều thi tứ, không dám viết thật lòng mình. Sống dưới chế độ độc tài, thi sĩ bị “chỉ đạo”, bị chi phối bởi chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước, (lưỡi dao của đao phủ thủ lúc nào cũng lơ lửng trên đầu), viết phải lo tránh né, luồn lách để khỏi mang họa vào thân. (Nói như Nguyễn Tuân: “Tao còn sống được là nhờ biết sợ”). Như thế thì còn tâm trí đâu để nghĩ đến nghệ thuật, đến cảm xúc. Muốn làm thơ hay, có hồn, thì ngoài kỹ thuật thơ ca điêu luyện, thi sĩ phải hoàn tất việc chữa trị chứng bệnh Teo Hòn Dái của mình để những lúc thi hứng ập đến có thể viết ra những vần thơ chân thật, có hồn.)
Tôi chỉ nói phần đông, không dám vơ đũa cả nắm. Dưới chế độ chuyên chế, độc tài vẫn có những thi sĩ dũng cảm, anh hùng, viết những bài thơ chân thật (lắm khi đi ngược với đường lối, chính sách của chế độ); tuy nhiên, con số ấy không nhiều.
COI CHỪNG LẦM TO
Thái tử Charles ôm công nương Diana
trên chiếc giường nệm êm ái (1)
Chí Phèo làng Vũ Đại (2)
chẳng cần giường
mà đè Thị Nở ngay bên gốc chuối
nếu chỉ dựa vào độ mới của chiếc giường
để đoán cô gái nào sướng hơn
có khi bạn lầm to.
1/ Trong nhật ký của mình công nương
Diana chê thái tử Charles “yêu” không đã.
2/ Chí Phèo (Chí Phèo, Nam Cao) thì ngược lại.
Một cuộc “mây mưa” đi đến đỉnh điểm của khoái lạc không nhất thiết phải do giường kiểu mới, gối nệm “hiện đại” mà còn do tác động của nhiêu yếu tố khác. Tôi không dị ứng với công việc làm mới thơ nhưng không phải cứ chạy theo các trào lưu văn học mới là có thơ hay; thơ hay là do Tứ Thơ độc đáo, Kỹ Thuật Thơ mới lạ và do tác giả biết cách gọi Hồn Thơ.
Kết Luận
Có cái tật hay bóng gió, ẩn dụ nên tôi sáng tác Thơ … Về Thơ để bày tỏ quan niệm, cách nhìn của tôi về thơ, và để nếu cần, có thể minh họa cho những bài bình thơ của mình. Một anh bạn phụ trách một trang web văn học, tập hợp một số những bài thơ ấy dưới tiêu đề “Những Bài Thơ Về Thơ”. Ý niệm “Thơ Về Thơ” được hình thành từ cái tiêu đề ấy. Tôi có phải là người đầu tiên đi vào con đường lạ này không? Điều ấy tôi không biết. Có thể có người đã viết loại thơ này trước tôi nhưng tôi chưa có may mắn được đọc những bài thơ đó. Nhưng cũng đâu có gì quan trọng. Gởi đến độc giả yêu thơ bài viết này coi như một đóng góp nho nhỏ cho công việc đọc và khám phá cái hay, cái đẹp của thơ.
Phạm Đức Nhì
Blog chuyên bình thơ