Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
THÔI RỒI “LÚ” ƠI ! - Việt Nhân
(HNPĐ) Từ chuyện mang ân nghĩa TQ năm xưa, khi Hồ xin được đứng trong hàng ngũ cộng Sản Đệ Tam, hòng gây lấy quyền lực, đồng thời bám lấy Mao để học làm người cộng sản trung kiên, theo như sự chỉ định của Stalin (1950) thì cũng là lúc vận nước VN đã đi vào đen tối. Chuyện đã ngửa tay nhận vũ khí, thì không tránh khỏi chuyện bồi hoàn vẫn luôn là áp lực dai dẳng! Từ khởi thủy Chiến dịch Biên giới Thu đông (1950) rồi đến Điện Biên (1954), cái họa mà Hồ cùng đảng An Nam cộng, là đã giây với một chủ nợ như TQ, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, chỉ chực nuốt lấy giang sơn nước Việt… Nay đã trả xong nợ súng đạn chưa thì không biết, chứ thằng tớ vẫn còn phải nghe đến chuyện ông thầy vẫn luôn nhắc nhở đến nợ ơn nghĩa.
Những món nợ dấu kín hôm xưa qua lời Hồ là những hạt gạo nghĩa tình anh em vô sản chia nhau để dân tộc VN đánh đuổi đế quốc! Không như là lời nói mị dân lúc đó, để nhằm mưu bá quyền lực cá nhân lẫn cho đồng đảng, thật sự từ viên đạn đến đôi dép râu đều là nợ với chứng từ hẳn hoi, chuyện phải trả là đương nhiên, công hàm PVĐ 14-09-1958 là một. Và thực tế áp lực của TQ không đến từ nợ nần không mà thôi, mà nó còn đến từ những khuất tất, những bê bối, dĩ nhiên là có dính líu đến TQ và cũng do chúng xếp đặt, những kẻ nối tiếp Hồ bị TQ đưa vào tròng để từ đó trở thành tay chân của giặc - Hai thỏa hiệp 1999-2000 bán đất dâng biển của Trần Đức lương, Lê Khả Phiêu là những minh chứng.
Và nay cũng là lúc, phía TQ khai thác những sự thật mà ảnh hưởng của nó có sức phá vỡ hào quang những lãnh tụ cùng cái đảng An Nam cộng, đây là nỗi lo của các tay chóp bu xã nghĩa, vì đó là vô cùng quan trọng quyết định sự sống còn của chúng. Ngày 07/05/2014 Trương Tấn Sang đọc diễn văn kỹ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên “Chiến thắng Điện Biên Phủ làm sáng ngời chân lý: Một nước nhỏ, kinh tế chậm phát triển, nếu có một Đảng Mác xít chân chính lãnh đạo, có đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, phát huy được sức mạnh toàn dân tộc, được nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ, thì nhất định đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù, dù kẻ thù đó mạnh hơn nhiều lần.”
Những gì chúng ta nghe Trương Tấn Sang nói, những lời quá quen tai hằng năm “đến hẹn lại nói”, những lời đánh bóng cái gọi là chiến tích lẫy lừng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của “đảng ta quang vinh” cùng “thiên tài quân sự Võ nguyên Giáp”. Năm nay có hai sự kiện xảy ra mà chúng ta thấy nó không là sự ngẩu nhiên vô tình trùng hợp đó là: TQ cho kỷ niệm chiến thắng Điện biên, đồng thời cho dặt giàn khoan khủng HD.981 tại vị trí vào sâu 80 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Ngày 04/05/2014, Viện Khoa học Xã hội tỉnh Quảng Tây và Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Quảng Tây đã kỷ niệm 60 chiến thắng Điện Biên, không quên nhắc lại TQ đã có công to lớn trong chiến thắng lẫy lừng đó.
Và không ngoài ý rằng phía An Nam cộng đảng đừng quên đến các tướng lãnh mà Mao đã đưa sang VN để “giúp” các trận đánh - Phía TQ cần VN có hành động đền đáp cụ thể những ơn nghĩa này. Về sự kiện giàn khoan HD.981, phải thấy nó xảy ra đứng thời gian những ngày lễ lớn, trong tiếng kể lể về chuyện ơn nghĩa, với cái âm mưu xâm chiếm biển Đông của TQ, thì đây rõ ràng đây không là sự manh động, mà là có tính toán rất kỹ của TQ, nhưng lại vượt khả năng của nhà nước An Nam xã nghĩa trước phẫn nộ của người dân. Điều đó có thể tạm gọi là Hà Nội bị thế trên đe dưới búa! Những ngày đầu với sự im lặng vốn quen của các tay chóp bu xã nghĩa và toàn bộ Chính Trị, là luôn đi theo dấu tay chỉ đường của ông thày vĩ đại TQ.
Nhưng hôm nay chuyện đã không còn như cái đồng thuận vốn đã vào khuôn phép từ lâu giữa hai đảng, tương lai của đất nước dân tộc VN trở nên sáng sủa hay bị đen tối hơn, vẫn là còn tùy ở nơi thái độ của cái đảng An Nam cộng. Trong quá khứ mỗi lần có “sự cố” như thế này, như chuyện tháng 06/2011 điển hình là vụ cắt cáp Bình Minh và Viking, những chuyện như vậy luôn kết thúc bằng các cuộc “đàm phán song phương”, giải quyết trên tinh thần “4 tốt, 16 chữ vàng” tại Bắc Kinh.
Thực tế cho thấy kết quả những lần chóp bu xã nghĩa khăn gói đi sứ Tầu đều dẫn đến hậu quả gây hoàn toàn thua thiệt cho VN, mà gần đây nhất là chuyện xin “đầu hàng” ngày 03-04/09/1990 tại Thành Đô, mà ta vẫn thường gọi là Hội nghị Thành Đô thời Nguyễn Văn Linh, xin đặt đất nước VN thành một khu tự trị như Mãn, Mông, Hồi, Tạng. Trở lại chuyện chiếc giàn khoan HD.981, ngày 09/05/2014 từ một tuyên bố của thứ trưởng ngoại giao TQ là Trình Quốc Bình cho rằng “mọi bất đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể được giải quyết thông qua “đàm phán hòa bình”, như thể vẫn thường thì đây là dấu hiệu để thầy trò hòa ca ăn nhịp, thế là Nguyễn phú Trọng như lệ thường xin được yến kiến Tập Hán vương.
Nhưng không như mọi lần, Bí thư An Nam cộng đảng đã bị xử bằng một cái khoát tay, đây là điều được báo New York Times tiết lộ hôm Thứ Hai, viện dẫn một nguồn tin ngoại giao dấu tên vì không muốn làm bực mình nhà cầm quyền Trung Quốc. Bài báo có tựa đề “China and Vietnam at Impasse Over Drilling Rig in South China Sea” ký giả Keith Bradsher 12/0/2014 viết rằng: “Lãnh đạo đảng CSVN (bí thư Nguyễn Phú Trọng) đã đề nghị đến Bắc Kinh để thảo luận với chủ tịch Tập Cận Bình nhưng lời đề nghị bị từ chối.” Trò mèo vờn chuột trước khi ăn là đây, trong thương thuyết về chính trị nào khác chuyện bán buôn, ta vẫn thường thấy cái giá rồi đây sẽ được TQ lập lại trước một An Nam xã nghĩa hèn yếu.
Nếu An Nam xã nghĩa muốn giữ mãi tình thầy trò, thì cái giá phía TQ sẽ được lập lại và không gì mới, nó đã có từ bao năm trước là “Ngưng tranh chấp, cùng hợp tác khai thác” (vẫn lấy của người để ăn không!) Chuyện đã như thế, lúc này mọi người đều hiểu tâm trạng của phía An Nam cộng đảng hiện nay đang thế nào, vì thực tế cho thấy nhà nước xã nghĩa luôn như lời của Bộ Chính trị khẳng định, chính sách trước sau như một của họ là “Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị trên phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt”. Hay là “Việt Nam không bao giờ dựa vào bất cứ một quốc gia nào để chống lại TQ. Nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác phát triển, thì đâu có ai hơn được một TQ.XHCN láng giềng…”
Vậy cái thái độ này của TQ, nhiều người cho đây là cơ hội để một An Nam xã nghĩa “thoát Trung”, quay về với dân tộc, nhưng mong như thế e chủ quan! Vì xin hỏi từ trước tới nay nhà nước An Nam xã nghĩa : -Đã có dám nghĩ đến chuyện khởi kiện hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc tại tòa án quốc tế như Philippines đã và đang làm -Các lãnh đạo chóp bu xã nghĩa có dám lên tiếng trước người dân về thực trạng chủ quyền đất nước -Có dám cắt đứt quan hệ ngoại giao với kẻ đã và đang xâm lăng đất nước??? Hay vẫn một thái độ muôn thuở giải quyết mọi chuyện thụ động theo ý muốn của TQ!
Có một điều hôm nay người dân đã biết, tuy
chưa biết hết, nhưng cũng đủ nhận thấy thái độ của bộ chính trị Hà Nội ra sao,
cái đảng An Nam cộng cùng cái nhà nước Cộng hòa xã nghĩa thế nào, trong cái mà
chúng gọi là giữ nước và bảo vệ nước, trước kẻ thù truyền kiếp phương Bắc. Tóm
lại chúng đã và đang mang lấy cái nỗi nhục của kẻ bán nước, nay lại thêm cái
hèn của kẻ luôn sống trong nhẫn nhục vì đang mang một nỗi sợ hãi mất chỗ dựa,
và không lối thoát!
Việt Nhân (HNPĐ)
THÔI RỒI “LÚ” ƠI ! - Việt Nhân
(HNPĐ) Từ chuyện mang ân nghĩa TQ năm xưa, khi Hồ xin được đứng trong hàng ngũ cộng Sản Đệ Tam, hòng gây lấy quyền lực, đồng thời bám lấy Mao để học làm người cộng sản trung kiên, theo như sự chỉ định của Stalin (1950) thì cũng là lúc vận nước VN đã đi vào đen tối. Chuyện đã ngửa tay nhận vũ khí, thì không tránh khỏi chuyện bồi hoàn vẫn luôn là áp lực dai dẳng! Từ khởi thủy Chiến dịch Biên giới Thu đông (1950) rồi đến Điện Biên (1954), cái họa mà Hồ cùng đảng An Nam cộng, là đã giây với một chủ nợ như TQ, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, chỉ chực nuốt lấy giang sơn nước Việt… Nay đã trả xong nợ súng đạn chưa thì không biết, chứ thằng tớ vẫn còn phải nghe đến chuyện ông thầy vẫn luôn nhắc nhở đến nợ ơn nghĩa.
Những món nợ dấu kín hôm xưa qua lời Hồ là những hạt gạo nghĩa tình anh em vô sản chia nhau để dân tộc VN đánh đuổi đế quốc! Không như là lời nói mị dân lúc đó, để nhằm mưu bá quyền lực cá nhân lẫn cho đồng đảng, thật sự từ viên đạn đến đôi dép râu đều là nợ với chứng từ hẳn hoi, chuyện phải trả là đương nhiên, công hàm PVĐ 14-09-1958 là một. Và thực tế áp lực của TQ không đến từ nợ nần không mà thôi, mà nó còn đến từ những khuất tất, những bê bối, dĩ nhiên là có dính líu đến TQ và cũng do chúng xếp đặt, những kẻ nối tiếp Hồ bị TQ đưa vào tròng để từ đó trở thành tay chân của giặc - Hai thỏa hiệp 1999-2000 bán đất dâng biển của Trần Đức lương, Lê Khả Phiêu là những minh chứng.
Và nay cũng là lúc, phía TQ khai thác những sự thật mà ảnh hưởng của nó có sức phá vỡ hào quang những lãnh tụ cùng cái đảng An Nam cộng, đây là nỗi lo của các tay chóp bu xã nghĩa, vì đó là vô cùng quan trọng quyết định sự sống còn của chúng. Ngày 07/05/2014 Trương Tấn Sang đọc diễn văn kỹ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên “Chiến thắng Điện Biên Phủ làm sáng ngời chân lý: Một nước nhỏ, kinh tế chậm phát triển, nếu có một Đảng Mác xít chân chính lãnh đạo, có đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, phát huy được sức mạnh toàn dân tộc, được nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ, thì nhất định đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù, dù kẻ thù đó mạnh hơn nhiều lần.”
Những gì chúng ta nghe Trương Tấn Sang nói, những lời quá quen tai hằng năm “đến hẹn lại nói”, những lời đánh bóng cái gọi là chiến tích lẫy lừng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của “đảng ta quang vinh” cùng “thiên tài quân sự Võ nguyên Giáp”. Năm nay có hai sự kiện xảy ra mà chúng ta thấy nó không là sự ngẩu nhiên vô tình trùng hợp đó là: TQ cho kỷ niệm chiến thắng Điện biên, đồng thời cho dặt giàn khoan khủng HD.981 tại vị trí vào sâu 80 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Ngày 04/05/2014, Viện Khoa học Xã hội tỉnh Quảng Tây và Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Quảng Tây đã kỷ niệm 60 chiến thắng Điện Biên, không quên nhắc lại TQ đã có công to lớn trong chiến thắng lẫy lừng đó.
Và không ngoài ý rằng phía An Nam cộng đảng đừng quên đến các tướng lãnh mà Mao đã đưa sang VN để “giúp” các trận đánh - Phía TQ cần VN có hành động đền đáp cụ thể những ơn nghĩa này. Về sự kiện giàn khoan HD.981, phải thấy nó xảy ra đứng thời gian những ngày lễ lớn, trong tiếng kể lể về chuyện ơn nghĩa, với cái âm mưu xâm chiếm biển Đông của TQ, thì đây rõ ràng đây không là sự manh động, mà là có tính toán rất kỹ của TQ, nhưng lại vượt khả năng của nhà nước An Nam xã nghĩa trước phẫn nộ của người dân. Điều đó có thể tạm gọi là Hà Nội bị thế trên đe dưới búa! Những ngày đầu với sự im lặng vốn quen của các tay chóp bu xã nghĩa và toàn bộ Chính Trị, là luôn đi theo dấu tay chỉ đường của ông thày vĩ đại TQ.
Nhưng hôm nay chuyện đã không còn như cái đồng thuận vốn đã vào khuôn phép từ lâu giữa hai đảng, tương lai của đất nước dân tộc VN trở nên sáng sủa hay bị đen tối hơn, vẫn là còn tùy ở nơi thái độ của cái đảng An Nam cộng. Trong quá khứ mỗi lần có “sự cố” như thế này, như chuyện tháng 06/2011 điển hình là vụ cắt cáp Bình Minh và Viking, những chuyện như vậy luôn kết thúc bằng các cuộc “đàm phán song phương”, giải quyết trên tinh thần “4 tốt, 16 chữ vàng” tại Bắc Kinh.
Thực tế cho thấy kết quả những lần chóp bu xã nghĩa khăn gói đi sứ Tầu đều dẫn đến hậu quả gây hoàn toàn thua thiệt cho VN, mà gần đây nhất là chuyện xin “đầu hàng” ngày 03-04/09/1990 tại Thành Đô, mà ta vẫn thường gọi là Hội nghị Thành Đô thời Nguyễn Văn Linh, xin đặt đất nước VN thành một khu tự trị như Mãn, Mông, Hồi, Tạng. Trở lại chuyện chiếc giàn khoan HD.981, ngày 09/05/2014 từ một tuyên bố của thứ trưởng ngoại giao TQ là Trình Quốc Bình cho rằng “mọi bất đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể được giải quyết thông qua “đàm phán hòa bình”, như thể vẫn thường thì đây là dấu hiệu để thầy trò hòa ca ăn nhịp, thế là Nguyễn phú Trọng như lệ thường xin được yến kiến Tập Hán vương.
Nhưng không như mọi lần, Bí thư An Nam cộng đảng đã bị xử bằng một cái khoát tay, đây là điều được báo New York Times tiết lộ hôm Thứ Hai, viện dẫn một nguồn tin ngoại giao dấu tên vì không muốn làm bực mình nhà cầm quyền Trung Quốc. Bài báo có tựa đề “China and Vietnam at Impasse Over Drilling Rig in South China Sea” ký giả Keith Bradsher 12/0/2014 viết rằng: “Lãnh đạo đảng CSVN (bí thư Nguyễn Phú Trọng) đã đề nghị đến Bắc Kinh để thảo luận với chủ tịch Tập Cận Bình nhưng lời đề nghị bị từ chối.” Trò mèo vờn chuột trước khi ăn là đây, trong thương thuyết về chính trị nào khác chuyện bán buôn, ta vẫn thường thấy cái giá rồi đây sẽ được TQ lập lại trước một An Nam xã nghĩa hèn yếu.
Nếu An Nam xã nghĩa muốn giữ mãi tình thầy trò, thì cái giá phía TQ sẽ được lập lại và không gì mới, nó đã có từ bao năm trước là “Ngưng tranh chấp, cùng hợp tác khai thác” (vẫn lấy của người để ăn không!) Chuyện đã như thế, lúc này mọi người đều hiểu tâm trạng của phía An Nam cộng đảng hiện nay đang thế nào, vì thực tế cho thấy nhà nước xã nghĩa luôn như lời của Bộ Chính trị khẳng định, chính sách trước sau như một của họ là “Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị trên phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt”. Hay là “Việt Nam không bao giờ dựa vào bất cứ một quốc gia nào để chống lại TQ. Nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác phát triển, thì đâu có ai hơn được một TQ.XHCN láng giềng…”
Vậy cái thái độ này của TQ, nhiều người cho đây là cơ hội để một An Nam xã nghĩa “thoát Trung”, quay về với dân tộc, nhưng mong như thế e chủ quan! Vì xin hỏi từ trước tới nay nhà nước An Nam xã nghĩa : -Đã có dám nghĩ đến chuyện khởi kiện hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc tại tòa án quốc tế như Philippines đã và đang làm -Các lãnh đạo chóp bu xã nghĩa có dám lên tiếng trước người dân về thực trạng chủ quyền đất nước -Có dám cắt đứt quan hệ ngoại giao với kẻ đã và đang xâm lăng đất nước??? Hay vẫn một thái độ muôn thuở giải quyết mọi chuyện thụ động theo ý muốn của TQ!
Có một điều hôm nay người dân đã biết, tuy
chưa biết hết, nhưng cũng đủ nhận thấy thái độ của bộ chính trị Hà Nội ra sao,
cái đảng An Nam cộng cùng cái nhà nước Cộng hòa xã nghĩa thế nào, trong cái mà
chúng gọi là giữ nước và bảo vệ nước, trước kẻ thù truyền kiếp phương Bắc. Tóm
lại chúng đã và đang mang lấy cái nỗi nhục của kẻ bán nước, nay lại thêm cái
hèn của kẻ luôn sống trong nhẫn nhục vì đang mang một nỗi sợ hãi mất chỗ dựa,
và không lối thoát!
Việt Nhân (HNPĐ)