Mỗi Ngày Một Chuyện
THU VÀNG - CAO MỴ NHÂN
THU VÀNG - CAO MỴ NHÂN
Ở
Hoa Kỳ, mùa thu thật khô ráo, có một chút ẩm ướt nếu sương rơi hững hờ, hay
khói tỏa mơ hồ ...
Tôi
đang cư ngụ ở quận Los Angeles, sát biển tây, nên chuyện khói sương từ xa khơi
bay vào thành phố, cho ta một chút hắt hiu êm đềm, để bảo rằng thiên hạ đã
...cộng tri thu, cùng biết mùa thu mênh mông đầy trời ...
Nhưng
mùa thu đó hơi khác lạ với thu vàng VN đúng nghĩa ...nhất là thu ở Hà Nội, thời
còn giới trí thức tiểu tư sản .
Hay
là mùa thu chưa lấm đất bùn ...lao động xã hội chủ nghĩa, một mùa thu lãng mạn
của tầng lớp trung lưu, mặc dù lớp trung lưu ấy, có người cũng xơ xác không kém
giới bình dân nghèo khổ .
Nhưng
mùa thu miền bắc nói chung, đã đi vào văn chương, nghệ thuật như những thiếu nữ
rong chơi thủa xuân thì ...
Mùa
thu ở xứ sở có đủ mầu sắc xuân hạ thu đông, thì đậm nét văn học ngay từ thực
tế, chưa cần thể hiện trong những tác phẩm nghệ thuật.
Thế
nên, cho tới giờ này, sách truyện thơ nhạc vv...mô tả mùa thu ở Bắc Kỳ ...vẫn
không thể thiếu mây vàng, mưa bay lất phất, nắng nhàn nhạt, gió hiu hiu nhè nhẹ
thôi ...
Lần
đầu tiên thủa mùa thu mơ màng đó, tôi vừa học hết bậc tiểu học, mới lên đệ
thất trung học, tức lớp 6 ngày nay ...tôi đã xem tiểu thuyết !
Đúng
ra là 2 cuốn truyện ...như tuỳ bút, hay sự thật 100% trong đời tác giả, mà thời
nay gọi là truyện ký, hồi ký, thậm chí quý vị còn kêu "ký" ngắn gọn .
Đó
là tác phẩm Mưa Thu và Quán Gió của nhà văn Ngọc Giao ở Hà Nội vào năm 1953,
trước khi tôi di cư vô Nam .
Cả
2 cuốn truyện trên, nhà Văn Ngọc Giao đều đưa khung cảnh Mùa Thu đất Bắc vô nội
dung Tác phẩm của ông.
Vì
hôm nay tôi chỉ muốn kể chuyện về mùa thu chan chứa sắc vàng ở phần đất, mà
trong văn chương và ngoài cuộc đời thể hiện song hành .
Nếu
mùa thu ở các tỉnh Bắc kỳ gọi là vùng " tề " như Hà Nội, Hải phòng
vv...thủa trước di cư năm 1954 mấy năm, trời đất mang vẻ thanh bình đô thị .
Thì
ở những vùng gọi là ...kháng chiến chống Pháp, hay rừng núi, làng thôn xa xôi, những
miền quê mà thủa ấy còn gọi vùng Việt Minh, mùa thu mang rất nhiều tâm sự của
rất nhiều hoàn cảnh khác nhau ...
Trong
Mưa Thu của nhà văn Ngọc Giao, nhân vật chính là những gã trung niên vốn ở thị
thành, đi theo tiếng gọi mơ hồ về một miền rừng núi nào đó, để giải tỏa lòng mơ
ước, để thực hiện hoài bão ... Chưa định hình rõ rệt, kiểu Thâm
Tâm viết Tống Biệt Hành .
Nhân
vật chính Mưa Thu, hoài phí thời gian suốt tuổi thanh niên qua trung niên, có
gia đình rồi, có cả bầy con, mà đôi khi, ông ta không nhớ mặt cả những đứa con
đang sống âm thầm với người vợ ông ở quê nhà .
Người
vợ ấy tưởng tháng năm khổ cực, vừa lo cho bố mẹ chồng, vừa lo cho con cái
vv...bằng những củ khoai củ sắn, gạo hẩm, cơm thiu ...cũng không biết sinh sống
tối tăm thế nào hơn nữa ...
Người
chồng, tức nhân vật trung niên trong Mưa Thu lang bạt kỳ hồ, đi mãi không về,
lấy nhà thiên hạ là nhà mình ...lang thang, lênh đênh ...mong ước điều gì đó...
Vì
hễ ông ta phải bó gối ngồi nhà, thì lập tức không chịu được hoàn cảnh khốn cùng
nên lại lén mở cửa lên đường vô định, bỏ lại đằng sau cặp mắt đỏ hoe của người
vợ, có lẽ không bao giờ biết đến niềm vui ...
Thảng, trung niên kia có dịp hay tình cờ
đi ngang làng xóm quê mình, người chồng ương ngạnh ấy, chợt thấy lòng chùng
xuống, tìm cha mẹ, vợ con ...để chỉ ngó, cười trừ nhìn mưa thu bay lất phất bụi
trên vạt áo sông hồ bạc phếch buồn tênh...
Cha
mẹ vợ con lại dốc ống, tức là tiền để dành ra, đi mua rượu trắng, đĩa lòng heo
đãi khách, chính là người con, người chồng, người cha lang bạt mới dợm về, tức
chưa chắc đã về ở luôn với gia đình khốn khổ miên man đó .
Tâm
tư lênh đênh của người trung niên thời kỳ Hữu Loan, Quang Dũng bỏ thị thành đi
tìm ý nghĩa sống, bị bế tắc trong học thuyết.
Trước đó thì Thâm Tâm, Nguyễn Bính ...cũng mơ
màng trong hình ảnh "người đi" ...
Để
sau này, tỉnh táo hơn, bắt kịp suy nghĩ của lớp trí thức, tiểu tư sản thế giới,
sau những tan hoang của đệ nhị thế chiến (1939-1945), quý văn nghệ sĩ, trí thức VN " chung chung " như thi, hoạ sĩ
Tạ Tỵ, nhạc sĩ Phạm Duy đã hiện diện ở bên này chiến hào ý thức hệ .
Quý
vị " dinh tê ", tức tìm lại cho mình những gì tư hữu, mà trước đó đã
theo phong trào yêu nước tự phát, lãng phí ít nhất 5 năm cho ...Thiên đường
không bao giờ mở cửa ở trần gian, trong đó Mưa Thu giãi bày tất cả nỗi lòng của
giới trung niên đã mệt mỏi ...
Mưa
Thu là vừa qua những sôi nổi nhiệt tình của mùa hạ, chỉ còn thấp thoáng ngọn
lửa hắt hiu trong tư duy phá sản mịt mù .
Mưa
Thu nói riêng, mùa thu Hà Nội hay mùa thu Bắc kỳ nói chung, trong cái nghĩa
mộng mơ, trữ tình , lãng mạn ...chắc chắn không còn sau 1954 ấy .
Nhưng
may mắn hơn, hai mươi năm ở miền Nam tự do (1954 - 1975) quý vị và chúng tôi,
có lại thứ cảm giác nhẹ nhàng, mơ màng, lãng mạn một cách chan hoà, trời đất
sáng tươi, an lành, và lớp thanh niên, trung niên ...miền Nam thực sự khí
phách, thực sự biết được lý tưởng của mình, hân hoan nhập cuộc ...
Vì họ đã biết rõ đường đi và điểm tới
...dù có mưa thu làm ướt tóc, lạnh vai người lãng tử ... đi nữa .
Tuy
nhiên, gió mưa là chuyện của trời, mà buồn, vui, chung thủy, phụ bạc, lại là
chuyện của người ta.
Vừa
đây, nghe ca sĩ Khánh Ly "lên lớp" trên sân khấu ca nhạc Hà Nội, bảo
rằng cô mơ được thấy lại "mùa thu Hà Nội"
sau
bao năm xa cách .
Tôi
nghĩ ca sĩ Khánh Ly muốn tới Hà Nội thay đổi không khí, cũng như nhu cầu đi Bắc
Kinh, Bình Nhưỡng vv...và cả những nước Tự Do khác là do "đi làm ăn xa"
thôi, chớ cái gọi là
chất Hà Nội thì phải xem lại "vấn đề".
Theo
như, chẳng ai bảo, mà cứ khai ra, Cộng Sản có biệt tài bắt làm tự khai lắm, ca sĩ nêu trên tâm sự: cổ sanh năm 1943,
tức ngày di cư 11 tuổi ...
Như
vậy, tuổi đó, nếu con trai thì chơi ve sầu, con gái thì ăn sấu chín trên các
vỉa hè Hà Nội là đã trữ tình lắm rồi, chuyện mộng mơ ngắm mây thu vàng trên
thành phố Hà Nội, có lẽ phải quý vị như Mai Thảo, Kiều Chinh vv...thì họa may
đi tìm lại, e còn có vẻ...
Song
le, cảnh thì phải đi đôi với người, "nhân dân Hà Nội" từ 1954 tới
nay, là gần với hình ảnh mặt trời đỏ rơi trên luống cày, chứ ngắm mây thu vàng
lãng đãng quanh Hồ Tây, thì phải chờ ngày "các anh về quang phục quê
hương" đã nhé . ..
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
THU VÀNG - CAO MỴ NHÂN
THU VÀNG - CAO MỴ NHÂN
Ở
Hoa Kỳ, mùa thu thật khô ráo, có một chút ẩm ướt nếu sương rơi hững hờ, hay
khói tỏa mơ hồ ...
Tôi
đang cư ngụ ở quận Los Angeles, sát biển tây, nên chuyện khói sương từ xa khơi
bay vào thành phố, cho ta một chút hắt hiu êm đềm, để bảo rằng thiên hạ đã
...cộng tri thu, cùng biết mùa thu mênh mông đầy trời ...
Nhưng
mùa thu đó hơi khác lạ với thu vàng VN đúng nghĩa ...nhất là thu ở Hà Nội, thời
còn giới trí thức tiểu tư sản .
Hay
là mùa thu chưa lấm đất bùn ...lao động xã hội chủ nghĩa, một mùa thu lãng mạn
của tầng lớp trung lưu, mặc dù lớp trung lưu ấy, có người cũng xơ xác không kém
giới bình dân nghèo khổ .
Nhưng
mùa thu miền bắc nói chung, đã đi vào văn chương, nghệ thuật như những thiếu nữ
rong chơi thủa xuân thì ...
Mùa
thu ở xứ sở có đủ mầu sắc xuân hạ thu đông, thì đậm nét văn học ngay từ thực
tế, chưa cần thể hiện trong những tác phẩm nghệ thuật.
Thế
nên, cho tới giờ này, sách truyện thơ nhạc vv...mô tả mùa thu ở Bắc Kỳ ...vẫn
không thể thiếu mây vàng, mưa bay lất phất, nắng nhàn nhạt, gió hiu hiu nhè nhẹ
thôi ...
Lần
đầu tiên thủa mùa thu mơ màng đó, tôi vừa học hết bậc tiểu học, mới lên đệ
thất trung học, tức lớp 6 ngày nay ...tôi đã xem tiểu thuyết !
Đúng
ra là 2 cuốn truyện ...như tuỳ bút, hay sự thật 100% trong đời tác giả, mà thời
nay gọi là truyện ký, hồi ký, thậm chí quý vị còn kêu "ký" ngắn gọn .
Đó
là tác phẩm Mưa Thu và Quán Gió của nhà văn Ngọc Giao ở Hà Nội vào năm 1953,
trước khi tôi di cư vô Nam .
Cả
2 cuốn truyện trên, nhà Văn Ngọc Giao đều đưa khung cảnh Mùa Thu đất Bắc vô nội
dung Tác phẩm của ông.
Vì
hôm nay tôi chỉ muốn kể chuyện về mùa thu chan chứa sắc vàng ở phần đất, mà
trong văn chương và ngoài cuộc đời thể hiện song hành .
Nếu
mùa thu ở các tỉnh Bắc kỳ gọi là vùng " tề " như Hà Nội, Hải phòng
vv...thủa trước di cư năm 1954 mấy năm, trời đất mang vẻ thanh bình đô thị .
Thì
ở những vùng gọi là ...kháng chiến chống Pháp, hay rừng núi, làng thôn xa xôi, những
miền quê mà thủa ấy còn gọi vùng Việt Minh, mùa thu mang rất nhiều tâm sự của
rất nhiều hoàn cảnh khác nhau ...
Trong
Mưa Thu của nhà văn Ngọc Giao, nhân vật chính là những gã trung niên vốn ở thị
thành, đi theo tiếng gọi mơ hồ về một miền rừng núi nào đó, để giải tỏa lòng mơ
ước, để thực hiện hoài bão ... Chưa định hình rõ rệt, kiểu Thâm
Tâm viết Tống Biệt Hành .
Nhân
vật chính Mưa Thu, hoài phí thời gian suốt tuổi thanh niên qua trung niên, có
gia đình rồi, có cả bầy con, mà đôi khi, ông ta không nhớ mặt cả những đứa con
đang sống âm thầm với người vợ ông ở quê nhà .
Người
vợ ấy tưởng tháng năm khổ cực, vừa lo cho bố mẹ chồng, vừa lo cho con cái
vv...bằng những củ khoai củ sắn, gạo hẩm, cơm thiu ...cũng không biết sinh sống
tối tăm thế nào hơn nữa ...
Người
chồng, tức nhân vật trung niên trong Mưa Thu lang bạt kỳ hồ, đi mãi không về,
lấy nhà thiên hạ là nhà mình ...lang thang, lênh đênh ...mong ước điều gì đó...
Vì
hễ ông ta phải bó gối ngồi nhà, thì lập tức không chịu được hoàn cảnh khốn cùng
nên lại lén mở cửa lên đường vô định, bỏ lại đằng sau cặp mắt đỏ hoe của người
vợ, có lẽ không bao giờ biết đến niềm vui ...
Thảng, trung niên kia có dịp hay tình cờ
đi ngang làng xóm quê mình, người chồng ương ngạnh ấy, chợt thấy lòng chùng
xuống, tìm cha mẹ, vợ con ...để chỉ ngó, cười trừ nhìn mưa thu bay lất phất bụi
trên vạt áo sông hồ bạc phếch buồn tênh...
Cha
mẹ vợ con lại dốc ống, tức là tiền để dành ra, đi mua rượu trắng, đĩa lòng heo
đãi khách, chính là người con, người chồng, người cha lang bạt mới dợm về, tức
chưa chắc đã về ở luôn với gia đình khốn khổ miên man đó .
Tâm
tư lênh đênh của người trung niên thời kỳ Hữu Loan, Quang Dũng bỏ thị thành đi
tìm ý nghĩa sống, bị bế tắc trong học thuyết.
Trước đó thì Thâm Tâm, Nguyễn Bính ...cũng mơ
màng trong hình ảnh "người đi" ...
Để
sau này, tỉnh táo hơn, bắt kịp suy nghĩ của lớp trí thức, tiểu tư sản thế giới,
sau những tan hoang của đệ nhị thế chiến (1939-1945), quý văn nghệ sĩ, trí thức VN " chung chung " như thi, hoạ sĩ
Tạ Tỵ, nhạc sĩ Phạm Duy đã hiện diện ở bên này chiến hào ý thức hệ .
Quý
vị " dinh tê ", tức tìm lại cho mình những gì tư hữu, mà trước đó đã
theo phong trào yêu nước tự phát, lãng phí ít nhất 5 năm cho ...Thiên đường
không bao giờ mở cửa ở trần gian, trong đó Mưa Thu giãi bày tất cả nỗi lòng của
giới trung niên đã mệt mỏi ...
Mưa
Thu là vừa qua những sôi nổi nhiệt tình của mùa hạ, chỉ còn thấp thoáng ngọn
lửa hắt hiu trong tư duy phá sản mịt mù .
Mưa
Thu nói riêng, mùa thu Hà Nội hay mùa thu Bắc kỳ nói chung, trong cái nghĩa
mộng mơ, trữ tình , lãng mạn ...chắc chắn không còn sau 1954 ấy .
Nhưng
may mắn hơn, hai mươi năm ở miền Nam tự do (1954 - 1975) quý vị và chúng tôi,
có lại thứ cảm giác nhẹ nhàng, mơ màng, lãng mạn một cách chan hoà, trời đất
sáng tươi, an lành, và lớp thanh niên, trung niên ...miền Nam thực sự khí
phách, thực sự biết được lý tưởng của mình, hân hoan nhập cuộc ...
Vì họ đã biết rõ đường đi và điểm tới
...dù có mưa thu làm ướt tóc, lạnh vai người lãng tử ... đi nữa .
Tuy
nhiên, gió mưa là chuyện của trời, mà buồn, vui, chung thủy, phụ bạc, lại là
chuyện của người ta.
Vừa
đây, nghe ca sĩ Khánh Ly "lên lớp" trên sân khấu ca nhạc Hà Nội, bảo
rằng cô mơ được thấy lại "mùa thu Hà Nội"
sau
bao năm xa cách .
Tôi
nghĩ ca sĩ Khánh Ly muốn tới Hà Nội thay đổi không khí, cũng như nhu cầu đi Bắc
Kinh, Bình Nhưỡng vv...và cả những nước Tự Do khác là do "đi làm ăn xa"
thôi, chớ cái gọi là
chất Hà Nội thì phải xem lại "vấn đề".
Theo
như, chẳng ai bảo, mà cứ khai ra, Cộng Sản có biệt tài bắt làm tự khai lắm, ca sĩ nêu trên tâm sự: cổ sanh năm 1943,
tức ngày di cư 11 tuổi ...
Như
vậy, tuổi đó, nếu con trai thì chơi ve sầu, con gái thì ăn sấu chín trên các
vỉa hè Hà Nội là đã trữ tình lắm rồi, chuyện mộng mơ ngắm mây thu vàng trên
thành phố Hà Nội, có lẽ phải quý vị như Mai Thảo, Kiều Chinh vv...thì họa may
đi tìm lại, e còn có vẻ...
Song
le, cảnh thì phải đi đôi với người, "nhân dân Hà Nội" từ 1954 tới
nay, là gần với hình ảnh mặt trời đỏ rơi trên luống cày, chứ ngắm mây thu vàng
lãng đãng quanh Hồ Tây, thì phải chờ ngày "các anh về quang phục quê
hương" đã nhé . ..
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)