Mỗi Ngày Một Chuyện
THƯƠNG MÌNH SÓT SA - CAO MỴ NHÂN
THƯƠNG MÌNH SÓT SA - CAO MỴ NHÂN
Mặc dầu anh đã từng
đêm ngày tác chiến ở khắp miền châu thổ, cao nguyên... nơi quê hương xa xôi
thủa nào, nhưng giờ đây, có lúc mình thấy anh thật ngây thơ, chất phác...
như một gã... si tình, trong tất cả những cuốn tiểu thuyết hư cấu, hơn là thực
tế.
Anh trả lời ngay:
"Thì thực tế, chúng ta chỉ ở cạnh nhau trong... hư cấu, và "Tôi có hề
si tình đâu, lầm rồi".
Khi nghe anh trả lời
như vậy, mình buồn lắm, vì thực tế, đúng là anh với mình đang vô cùng hư
cấu.
Do đó chạnh nhớ câu
Kiều mà hơn một lần anh nói cho mình hay: ngày xưa, thời đi học, anh đã thưa
với giáo sư: Nội dung tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh của cụ thi hào Nguyễn Du,
là truyện Tàu.
Và anh ghét Tàu lâu
rồi, không phải bây giờ mới chống Tàu đâu, chứ còn văn chương cụ, thì nhất
hạng, ai dám bì hay chen vào được.
Tuy vậy, anh vẫn hỏi
mình, thế trong lúc này, và trong "bối cảnh" này, mình thấy câu Kiều
nào... hợp với cảnh mình nhất?
Mình buồn quá, định
nói cho anh biết là mình đang hờn anh lắm, nên cái câu bói Kiều hôm qua với
mình: "nghĩ mình, mình lại thương mình sót sa" đấy.
Có lẽ anh hơi... chạnh
lòng, nên tỏ thái độ thân thiện hơn, dẫu mình thân thiện với anh tuyệt hảo rồi,
mình đọc câu Kiều một cách buồn bã mà vẫn kiêu sa "nghĩ mình, mình lại thương
mình sót sa"...
Thủa trời đất nổi cơn
gió bụi 30-4-1975, lúc mình khăn gói lên đường "đi tù cải tạo",
cụ mẹ chồng mình nhìn theo, thốt ra lời, nhẹ như hơi thở dài:
"nghĩ
mình, mình lại thương mình sót sa".
Chao ôi, không đúng đó
à, vì rõ ràng:
"khi xưa phong
gấm rủ là, giờ sao tan tác như hoa giữa đường"... đó thôi.
Tưởng không còn gì để...
tranh cãi nữa.
Nhưng, nhìn lại mình,
xem có thật đã và đang... tan tác không?
Có đấy, nhưng hình như
cái tan tác này nó rộng rãi hơn, bởi nó là tan tác của cả một xã hội, nó bao la
hơn, bởi nó là tan tác của tổng hợp những suy tư, buồn tủi, uất hận... khiến
anh với mình mới gặp nhau, để nâng đỡ nhau bước tiếp hành trình dang dở thủa
xuân thì.
Cho nên, anh không
cần phải là chàng si tình trong Trà Hoa Nữ (La dame aux Camelias) của nhà
văn tây Alexandre Dumas con, hay Người khách viễn phương trong Đoạn Trường Tân
Thanh của thi hào Nguyễn Du, vì mình đâu phải Marguerite Gautier của
Alexandre Dumas (con) hay Đạm Tiên của Nguyễn Du ấy.
Đã không phải hình
ảnh của 2 nhân vật nữ khốn khổ nêu trên, thì có cần chi "một
khách si tình" chứ?
Nhưng nói theo đời
thường, người thi sĩ nào cũng phải có một nhân vật thơ làm vốn sáng tác.
Anh đã từng chê mình
thơ sẽ không hay khi vắng bóng anh trong thơ, rõ ràng là thế.
Chao ôi, thật mâu
thuẫn với mình, cứ tỏ ra không cần anh... si tình, mà trong lòng lại ấp ủ hình
ảnh một chinh phu mã thượng.
Vậy người chinh phu
Thân Kính suốt đời của tôi ơi, có phải chàng vẫn Văn ôn Võ luyện bên trời
lưu lạc đó không?
Lại bắt chước ngôn ngữ
của quý vị trong Bộ "Nhĩ Mục Quan Chiêm", thường nêu ra một vấn đề,
một nhân vật kém như ý rồi phán: "hỏi tức trả lời."
Vậy thì người anh Thân
Kính ấy trước nhân tình thế thái, anh ta rất đỗi khiêm cung, rất đỗi tự trọng,
còn vô cùng tự giác, thiện chí để kết hợp, hỗ trợ tất cả khách tài hoa, nơi cái
mạng rối như tơ vò của tình người trên không gian bát ngát này.
Tất nhiên hình ảnh cái
"mạng" là rắc rối tơ vò rồi. Nên, mình chỉ là một con nhện
nhỏ xíu thôi, trên cái màng tơ mỏng mong manh nhưng vô cùng dai dẳng, bền
bỉ trước thời gian tối hù của thời điểm 30-4-1975 đó.
Ô, sao đưa ngày tháng
thời sự vào chuyện tình cảm của chúng mình thế nhỉ?
À, thì phải có yếu tố
thời gian và không gian, mới xác định được tình mình huyễn hư hay... hiện thực
chứ.
Lại xài câu "hỏi
tức trả lời" của nhân dân trăm họ, để thay dòng tạm biệt tình thư giữa
tháng tư đen nơi mạng lưới vấn vương này nhé.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
THƯƠNG MÌNH SÓT SA - CAO MỴ NHÂN
THƯƠNG MÌNH SÓT SA - CAO MỴ NHÂN
Mặc dầu anh đã từng
đêm ngày tác chiến ở khắp miền châu thổ, cao nguyên... nơi quê hương xa xôi
thủa nào, nhưng giờ đây, có lúc mình thấy anh thật ngây thơ, chất phác...
như một gã... si tình, trong tất cả những cuốn tiểu thuyết hư cấu, hơn là thực
tế.
Anh trả lời ngay:
"Thì thực tế, chúng ta chỉ ở cạnh nhau trong... hư cấu, và "Tôi có hề
si tình đâu, lầm rồi".
Khi nghe anh trả lời
như vậy, mình buồn lắm, vì thực tế, đúng là anh với mình đang vô cùng hư
cấu.
Do đó chạnh nhớ câu
Kiều mà hơn một lần anh nói cho mình hay: ngày xưa, thời đi học, anh đã thưa
với giáo sư: Nội dung tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh của cụ thi hào Nguyễn Du,
là truyện Tàu.
Và anh ghét Tàu lâu
rồi, không phải bây giờ mới chống Tàu đâu, chứ còn văn chương cụ, thì nhất
hạng, ai dám bì hay chen vào được.
Tuy vậy, anh vẫn hỏi
mình, thế trong lúc này, và trong "bối cảnh" này, mình thấy câu Kiều
nào... hợp với cảnh mình nhất?
Mình buồn quá, định
nói cho anh biết là mình đang hờn anh lắm, nên cái câu bói Kiều hôm qua với
mình: "nghĩ mình, mình lại thương mình sót sa" đấy.
Có lẽ anh hơi... chạnh
lòng, nên tỏ thái độ thân thiện hơn, dẫu mình thân thiện với anh tuyệt hảo rồi,
mình đọc câu Kiều một cách buồn bã mà vẫn kiêu sa "nghĩ mình, mình lại thương
mình sót sa"...
Thủa trời đất nổi cơn
gió bụi 30-4-1975, lúc mình khăn gói lên đường "đi tù cải tạo",
cụ mẹ chồng mình nhìn theo, thốt ra lời, nhẹ như hơi thở dài:
"nghĩ
mình, mình lại thương mình sót sa".
Chao ôi, không đúng đó
à, vì rõ ràng:
"khi xưa phong
gấm rủ là, giờ sao tan tác như hoa giữa đường"... đó thôi.
Tưởng không còn gì để...
tranh cãi nữa.
Nhưng, nhìn lại mình,
xem có thật đã và đang... tan tác không?
Có đấy, nhưng hình như
cái tan tác này nó rộng rãi hơn, bởi nó là tan tác của cả một xã hội, nó bao la
hơn, bởi nó là tan tác của tổng hợp những suy tư, buồn tủi, uất hận... khiến
anh với mình mới gặp nhau, để nâng đỡ nhau bước tiếp hành trình dang dở thủa
xuân thì.
Cho nên, anh không
cần phải là chàng si tình trong Trà Hoa Nữ (La dame aux Camelias) của nhà
văn tây Alexandre Dumas con, hay Người khách viễn phương trong Đoạn Trường Tân
Thanh của thi hào Nguyễn Du, vì mình đâu phải Marguerite Gautier của
Alexandre Dumas (con) hay Đạm Tiên của Nguyễn Du ấy.
Đã không phải hình
ảnh của 2 nhân vật nữ khốn khổ nêu trên, thì có cần chi "một
khách si tình" chứ?
Nhưng nói theo đời
thường, người thi sĩ nào cũng phải có một nhân vật thơ làm vốn sáng tác.
Anh đã từng chê mình
thơ sẽ không hay khi vắng bóng anh trong thơ, rõ ràng là thế.
Chao ôi, thật mâu
thuẫn với mình, cứ tỏ ra không cần anh... si tình, mà trong lòng lại ấp ủ hình
ảnh một chinh phu mã thượng.
Vậy người chinh phu
Thân Kính suốt đời của tôi ơi, có phải chàng vẫn Văn ôn Võ luyện bên trời
lưu lạc đó không?
Lại bắt chước ngôn ngữ
của quý vị trong Bộ "Nhĩ Mục Quan Chiêm", thường nêu ra một vấn đề,
một nhân vật kém như ý rồi phán: "hỏi tức trả lời."
Vậy thì người anh Thân
Kính ấy trước nhân tình thế thái, anh ta rất đỗi khiêm cung, rất đỗi tự trọng,
còn vô cùng tự giác, thiện chí để kết hợp, hỗ trợ tất cả khách tài hoa, nơi cái
mạng rối như tơ vò của tình người trên không gian bát ngát này.
Tất nhiên hình ảnh cái
"mạng" là rắc rối tơ vò rồi. Nên, mình chỉ là một con nhện
nhỏ xíu thôi, trên cái màng tơ mỏng mong manh nhưng vô cùng dai dẳng, bền
bỉ trước thời gian tối hù của thời điểm 30-4-1975 đó.
Ô, sao đưa ngày tháng
thời sự vào chuyện tình cảm của chúng mình thế nhỉ?
À, thì phải có yếu tố
thời gian và không gian, mới xác định được tình mình huyễn hư hay... hiện thực
chứ.
Lại xài câu "hỏi
tức trả lời" của nhân dân trăm họ, để thay dòng tạm biệt tình thư giữa
tháng tư đen nơi mạng lưới vấn vương này nhé.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)