Mỗi Ngày Một Chuyện
TIẾNG ĐÀN TRÊN SÔNG - CAO MỴ NHÂN
TIẾNG ĐÀN TRÊN SÔNG - CAO MỴ NHÂN
Ngày xưa... cách đây mấy chục năm thôi, Mệ Bửu Lộc, cây đàn tranh và đàn bầu
danh tiếng, linh hồn của những buổi diễn ngâm thơ ca ở Saigon, sau 1980, một số
bạn thơ và tôi đã đi tù cải tạo về, được nghe tiếng đàn tranh hay tiếng đàn bầu
của Mệ, thì thật quả là quên... chết.
Tiếng đàn tranh, đàn bầu ấy mà đệm cho các tay ngâm cũng hàng chức sắc như quý
chị Hồ Điệp, Tôn Nữ Hỷ Khương, quý nam nghệ sĩ như Đoàn Yên Linh, và nhất là
Vân Khanh cũng mới tù cải tạo về, thì kể như sống lại một thời Tao Đàn đã quá
vãng.
Tôi rất lấy làm lạ là không phải giọng ngâm nào cũng có thể ngân nga theo tiếng
đàn nào đâu. Hình như thơ đàn cũng có duyên phận với nhau, và đúng duyên phận
thơ đàn, nghe thơ ngâm mới hay được.
Bấy giờ nhà thơ thiếu tá Tô Kiều Ngân chưa ra tù cải tạo, nên giọng ngâm Huế
nam, Vân Khanh rất ăn ý với tiếng đàn Mệ Bửu Lộc, tôi đùa là nhị vị rất Huế,
nên thơ đàn cứ quấn chặt vào nhau, nhưng vẫn nhớ giọng ngâm và tiếng sáo trúc
của thi ngâm sĩ Tô Kiều Ngân, tôi viết "vịnh Vân Khanh" có 2 câu mở
đầu:
Nghe anh, tôi lại nhớ Tô lang
Tiếng Huế chan chan, tiếng Huế vàng...
Mệ Bửu Lộc cười một cách cũng rất Huế, rằng: "Tiếng Huế chan chan là răng
Cao Mỵ Nhân hè? "
Tôi dấu nụ cười thú vị: " Con không biết nữa Mệ nờ, nó răng khó nói lắm tề
..."
Ở đời có những điều mà người ta giải thích mãi, vẫn không hiểu nổi, trái lại
đôi khi chỉ cần một biểu tượng, một hình ảnh, hay một câu nói lưng chừng,
mà người nghe hiểu hết mới thần sầu chứ.
Biểu tượng bài viết "Thâm cung Thơ" của Cao Mỵ Nhân mới đây, là một
con đò trôi trên sông, và chỉ ngó sơ qua, là ai cũng biết dòng sông Hương rồi.
Chính vì con đò đó sẽ đưa quý vị vô thâm cung bí sử, hay chính " thâm cung
thơ " tác giả Nhịp Tim Thơ nêu trong bài viết, là cả một hoàng thành tình
cảm, đã khiến tâm hồn người thơ lênh đênh trên sông dài vậy.
Mệ Bửu Lộc là một nhạc công cao cấp, một nghệ sĩ trên cả nghệ sĩ, vì chỉ có
tiếng đàn thôi, mà vận dụng cả trăm tình tiết trữ tình, lãng mạn đến tuyệt vời
.
Ngày tôi mới ra tù cải tạo, tôi cảm thấy hụt hẫng ... cứ nghĩ mình không còn là
mình xưa nữa, muốn nói về tâm tư tình cảm thôi, tôi tìm đến một bờ sông chạy
ngang nhà thờ Bình Triệu, để ngắm mãi dòng nước chảy...
Có lẽ nào cuộc sống như một bãi đá hoang, một rừng nguyên sơ ?
Tôi tự hỏi sẽ làm chi để tiếp tục hành trình cuộc đời, mà mình mới đi được 1/3
đường trường gió bụi ?
Tất nhiên là phải duy trì lẽ sinh tồn cho bầy con 4 đứa rồi, nhưng đôi mắt lúc
nào cũng muốn trào lệ ra...
Thế rồi bạn cũ xa xưa tìm lại với nhau, tụm lại một nhóm gọi là lang thang cho
hết ngày ... đúng ra không phải lang thang, mà cũng không phải tiêu hao
năm tháng đâu, vì người nào cũng có một hoàn cảnh riêng, chưa biết sẽ ra sao,
và chưa biết ...đi về đâu.
Đầu thập niên 1980, Mệ Bửu Lộc đã ngoài tuổi cổ lai hy, chúng tôi trong đoạn
quanh 30 - 40, chị Hồ Điệp, sau thêm anh Tô Kiều Ngân từ tù cải tạo về là
có vẻ lớn tuổi hơn, chúng tôi làng nhàng tuổi lao động trên, và vì áp lực kinh
tế gia đình cũng khiến lo lắng.
Nhưng, chúng tôi vẫn có dịp tụ tập ở mấy nhà quen khá giả thuộc chế độ cũ, để
lại đàn hát, ngâm nga, mà làm như phải vậy thì cuộc sống tinh thần mới cân bằng
được, tôi cứ đùa là mới nở hoa ...tư tưởng.
Tất nhiên bọn bạo quyền vẫn có những cuộc bố ráp, ngay trong nhóm chúng tôi
cũng có những chuyện vào tù ra khám vì tội quần tam tụ ngũ, nhưng rồi đâu lại
vào đấy, tận cùng bằng số qua rồi, chẳng ai còn sợ ai nữa.
Thành có thể nói hồi đó, họp thơ là thú vị nhất. Trước tiên, người làm thơ được
giải tỏa cái tư duy nặng trình trịch vì áo cơm và thời thế, kế tới người ngâm
thơ cảm thấy tâm hồn như bay bổng lên mây, tiếp theo là người nghe thơ, tưởng
cả không gian đang mở ra bát ngát ân tình, chẳng còn vướng bận ưu tư, phiền
toái...
Chúng tôi đã có lại những nụ cười thủa trước 1975, còn háo hức "tham
gia" các buổi hội thơ bất kể trưa, chiều hoặc tối...
Song vì để tránh những dòm ngó đáng tiếc của chung quanh, chúng tôi hay họp
nhau vào trưa, hay chiều ...
Chỉ sau này, sau 1985, gọi là đổi mới chính sách nhà nước csvn , chúng tôi đôi
lúc họp tối nhưng không kéo tới khuya, sau Mệ Bửu Lộc mất, nhóm thi ca lớn nêu
trên, đã chia ra mấy nhóm nhỏ, ai hợp với sinh hoạt nhóm nào, thì tới chơi nhóm
đó.
Cụ Bửu Lộc có ái nữ tên Thuỷ, cũng chơi đàn tranh bậc thầy, nhưng không đệm
ngâm thơ, cô còn hát tân nhạc cùng phu quân tên Sơn là một nhạc công Tây Ban
cầm. Đôi uyên ương này cũng thường tham dự thi nhạc giao duyên cùng các nhóm
nhỏ vừa nêu.
Một trong những nhóm nhỏ, là quý vị ưu ái Đường Thi
đã bước vào tuổi hạ thọ, tức quanh 60 tuổi, rất thông thạo Hán nôm xướng hoạ
luật thơ Đường Tống.
Song Đường thi lại kén khách ngâm vịnh, thường chỉ giọng nghệ sĩ diễn ngâm Hồ
Điệp, và giọng nam Đoàn Yên Linh là trình bầy đúng cách, bởi vì cách ngâm thơ
thất ngôn bát cú không phải ngâm kiếu Tao Đàn lên bổng xuống trầm, thăng giáng
lâm ly là đủ.
Với Đường thi, khi ngâm còn tưởng nghe tiếng cụ đồ giảng luận, tiếng tráng sĩ
tung mây, tiếng lữ khách bâng quơ, và cả tiếng bi thương của người phẫn chí...
Do đó, tiếng đàn theo cũng phức tạp không kém.
Vì bài viết hạn chế trong tiếng đàn tranh và đàn bầu của Mệ Bửu Lộc, nên không
rẽ qua sáo trúc của Tô lang, chứ thơ có sáo đẩy lên, thì chao ôi, thành cũng
phải nghiêng, nước cũng phải đổ thôi.
Tiếng đàn tranh mà lại nhịp theo bài hát trống quân, thì thật là... trống đánh
suôi, kèn thổi ngược, vì mỗi nhịp cứ tưng lên, nghe chắc là khó hài hoà lắm
phải không quý vị?
Thế mà một hôm chúng tôi thoạt thì cười, sau phải nín lặng để nghe Vân Khanh cứ
xài điệu trống quân, Mệ Bửu Lộc hoà tông đàn tranh, lập tức như tiếng trống cơm
tung tung theo cuộc vui trung thu chứ.
Tôi kể chuyện giai đoạn thiếu thốn mọi mặt ở trong nước thôi, nên mọi thứ, mọi
chuyện đều không đầy đủ
như hiện nay ở khắp nơi trên thế giới về đàn tranh, đàn bầu ... mà người ta đã
hoà tấu, hay đơn tấu một cách tỉ mỉ bay bướm hơn hẳn các loại... tranh,
tì, nhị nguyệt âm điệu cổ xưa.
Mệ Bửu Lộc cũng có sáng tác thơ, ca đặc biệt Huế nhưng không nhiều, để Mệ tự
đàn chơi riêng Mệ, Mệ diễn tả tâm tình Mệ, khiến một hoạ sĩ quen phải vẽ ra cái
tâm ý của Mệ, là một con đò trên sông Hương, điều đó chắc chắn quá rồi, với 2
câu lục bát bình thường: Bên ngoài sông nước bao la
Bên trong chỉ có mình ta với đàn...
(Bửu Lộc)
Thế nên, còn biểu tượng nào đẹp hơn bóng một chiếc thuyền trôi lãng đãng trên
dòng sông quạnh vắng, hắt hiu, nói lên cuộc sống cô đơn trong thâm cung huyền
bí từ đời này sang kiếp khác buồn tênh...
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TIẾNG ĐÀN TRÊN SÔNG - CAO MỴ NHÂN
TIẾNG ĐÀN TRÊN SÔNG - CAO MỴ NHÂN
Ngày xưa... cách đây mấy chục năm thôi, Mệ Bửu Lộc, cây đàn tranh và đàn bầu
danh tiếng, linh hồn của những buổi diễn ngâm thơ ca ở Saigon, sau 1980, một số
bạn thơ và tôi đã đi tù cải tạo về, được nghe tiếng đàn tranh hay tiếng đàn bầu
của Mệ, thì thật quả là quên... chết.
Tiếng đàn tranh, đàn bầu ấy mà đệm cho các tay ngâm cũng hàng chức sắc như quý
chị Hồ Điệp, Tôn Nữ Hỷ Khương, quý nam nghệ sĩ như Đoàn Yên Linh, và nhất là
Vân Khanh cũng mới tù cải tạo về, thì kể như sống lại một thời Tao Đàn đã quá
vãng.
Tôi rất lấy làm lạ là không phải giọng ngâm nào cũng có thể ngân nga theo tiếng
đàn nào đâu. Hình như thơ đàn cũng có duyên phận với nhau, và đúng duyên phận
thơ đàn, nghe thơ ngâm mới hay được.
Bấy giờ nhà thơ thiếu tá Tô Kiều Ngân chưa ra tù cải tạo, nên giọng ngâm Huế
nam, Vân Khanh rất ăn ý với tiếng đàn Mệ Bửu Lộc, tôi đùa là nhị vị rất Huế,
nên thơ đàn cứ quấn chặt vào nhau, nhưng vẫn nhớ giọng ngâm và tiếng sáo trúc
của thi ngâm sĩ Tô Kiều Ngân, tôi viết "vịnh Vân Khanh" có 2 câu mở
đầu:
Nghe anh, tôi lại nhớ Tô lang
Tiếng Huế chan chan, tiếng Huế vàng...
Mệ Bửu Lộc cười một cách cũng rất Huế, rằng: "Tiếng Huế chan chan là răng
Cao Mỵ Nhân hè? "
Tôi dấu nụ cười thú vị: " Con không biết nữa Mệ nờ, nó răng khó nói lắm tề
..."
Ở đời có những điều mà người ta giải thích mãi, vẫn không hiểu nổi, trái lại
đôi khi chỉ cần một biểu tượng, một hình ảnh, hay một câu nói lưng chừng,
mà người nghe hiểu hết mới thần sầu chứ.
Biểu tượng bài viết "Thâm cung Thơ" của Cao Mỵ Nhân mới đây, là một
con đò trôi trên sông, và chỉ ngó sơ qua, là ai cũng biết dòng sông Hương rồi.
Chính vì con đò đó sẽ đưa quý vị vô thâm cung bí sử, hay chính " thâm cung
thơ " tác giả Nhịp Tim Thơ nêu trong bài viết, là cả một hoàng thành tình
cảm, đã khiến tâm hồn người thơ lênh đênh trên sông dài vậy.
Mệ Bửu Lộc là một nhạc công cao cấp, một nghệ sĩ trên cả nghệ sĩ, vì chỉ có
tiếng đàn thôi, mà vận dụng cả trăm tình tiết trữ tình, lãng mạn đến tuyệt vời
.
Ngày tôi mới ra tù cải tạo, tôi cảm thấy hụt hẫng ... cứ nghĩ mình không còn là
mình xưa nữa, muốn nói về tâm tư tình cảm thôi, tôi tìm đến một bờ sông chạy
ngang nhà thờ Bình Triệu, để ngắm mãi dòng nước chảy...
Có lẽ nào cuộc sống như một bãi đá hoang, một rừng nguyên sơ ?
Tôi tự hỏi sẽ làm chi để tiếp tục hành trình cuộc đời, mà mình mới đi được 1/3
đường trường gió bụi ?
Tất nhiên là phải duy trì lẽ sinh tồn cho bầy con 4 đứa rồi, nhưng đôi mắt lúc
nào cũng muốn trào lệ ra...
Thế rồi bạn cũ xa xưa tìm lại với nhau, tụm lại một nhóm gọi là lang thang cho
hết ngày ... đúng ra không phải lang thang, mà cũng không phải tiêu hao
năm tháng đâu, vì người nào cũng có một hoàn cảnh riêng, chưa biết sẽ ra sao,
và chưa biết ...đi về đâu.
Đầu thập niên 1980, Mệ Bửu Lộc đã ngoài tuổi cổ lai hy, chúng tôi trong đoạn
quanh 30 - 40, chị Hồ Điệp, sau thêm anh Tô Kiều Ngân từ tù cải tạo về là
có vẻ lớn tuổi hơn, chúng tôi làng nhàng tuổi lao động trên, và vì áp lực kinh
tế gia đình cũng khiến lo lắng.
Nhưng, chúng tôi vẫn có dịp tụ tập ở mấy nhà quen khá giả thuộc chế độ cũ, để
lại đàn hát, ngâm nga, mà làm như phải vậy thì cuộc sống tinh thần mới cân bằng
được, tôi cứ đùa là mới nở hoa ...tư tưởng.
Tất nhiên bọn bạo quyền vẫn có những cuộc bố ráp, ngay trong nhóm chúng tôi
cũng có những chuyện vào tù ra khám vì tội quần tam tụ ngũ, nhưng rồi đâu lại
vào đấy, tận cùng bằng số qua rồi, chẳng ai còn sợ ai nữa.
Thành có thể nói hồi đó, họp thơ là thú vị nhất. Trước tiên, người làm thơ được
giải tỏa cái tư duy nặng trình trịch vì áo cơm và thời thế, kế tới người ngâm
thơ cảm thấy tâm hồn như bay bổng lên mây, tiếp theo là người nghe thơ, tưởng
cả không gian đang mở ra bát ngát ân tình, chẳng còn vướng bận ưu tư, phiền
toái...
Chúng tôi đã có lại những nụ cười thủa trước 1975, còn háo hức "tham
gia" các buổi hội thơ bất kể trưa, chiều hoặc tối...
Song vì để tránh những dòm ngó đáng tiếc của chung quanh, chúng tôi hay họp
nhau vào trưa, hay chiều ...
Chỉ sau này, sau 1985, gọi là đổi mới chính sách nhà nước csvn , chúng tôi đôi
lúc họp tối nhưng không kéo tới khuya, sau Mệ Bửu Lộc mất, nhóm thi ca lớn nêu
trên, đã chia ra mấy nhóm nhỏ, ai hợp với sinh hoạt nhóm nào, thì tới chơi nhóm
đó.
Cụ Bửu Lộc có ái nữ tên Thuỷ, cũng chơi đàn tranh bậc thầy, nhưng không đệm
ngâm thơ, cô còn hát tân nhạc cùng phu quân tên Sơn là một nhạc công Tây Ban
cầm. Đôi uyên ương này cũng thường tham dự thi nhạc giao duyên cùng các nhóm
nhỏ vừa nêu.
Một trong những nhóm nhỏ, là quý vị ưu ái Đường Thi
đã bước vào tuổi hạ thọ, tức quanh 60 tuổi, rất thông thạo Hán nôm xướng hoạ
luật thơ Đường Tống.
Song Đường thi lại kén khách ngâm vịnh, thường chỉ giọng nghệ sĩ diễn ngâm Hồ
Điệp, và giọng nam Đoàn Yên Linh là trình bầy đúng cách, bởi vì cách ngâm thơ
thất ngôn bát cú không phải ngâm kiếu Tao Đàn lên bổng xuống trầm, thăng giáng
lâm ly là đủ.
Với Đường thi, khi ngâm còn tưởng nghe tiếng cụ đồ giảng luận, tiếng tráng sĩ
tung mây, tiếng lữ khách bâng quơ, và cả tiếng bi thương của người phẫn chí...
Do đó, tiếng đàn theo cũng phức tạp không kém.
Vì bài viết hạn chế trong tiếng đàn tranh và đàn bầu của Mệ Bửu Lộc, nên không
rẽ qua sáo trúc của Tô lang, chứ thơ có sáo đẩy lên, thì chao ôi, thành cũng
phải nghiêng, nước cũng phải đổ thôi.
Tiếng đàn tranh mà lại nhịp theo bài hát trống quân, thì thật là... trống đánh
suôi, kèn thổi ngược, vì mỗi nhịp cứ tưng lên, nghe chắc là khó hài hoà lắm
phải không quý vị?
Thế mà một hôm chúng tôi thoạt thì cười, sau phải nín lặng để nghe Vân Khanh cứ
xài điệu trống quân, Mệ Bửu Lộc hoà tông đàn tranh, lập tức như tiếng trống cơm
tung tung theo cuộc vui trung thu chứ.
Tôi kể chuyện giai đoạn thiếu thốn mọi mặt ở trong nước thôi, nên mọi thứ, mọi
chuyện đều không đầy đủ
như hiện nay ở khắp nơi trên thế giới về đàn tranh, đàn bầu ... mà người ta đã
hoà tấu, hay đơn tấu một cách tỉ mỉ bay bướm hơn hẳn các loại... tranh,
tì, nhị nguyệt âm điệu cổ xưa.
Mệ Bửu Lộc cũng có sáng tác thơ, ca đặc biệt Huế nhưng không nhiều, để Mệ tự
đàn chơi riêng Mệ, Mệ diễn tả tâm tình Mệ, khiến một hoạ sĩ quen phải vẽ ra cái
tâm ý của Mệ, là một con đò trên sông Hương, điều đó chắc chắn quá rồi, với 2
câu lục bát bình thường: Bên ngoài sông nước bao la
Bên trong chỉ có mình ta với đàn...
(Bửu Lộc)
Thế nên, còn biểu tượng nào đẹp hơn bóng một chiếc thuyền trôi lãng đãng trên
dòng sông quạnh vắng, hắt hiu, nói lên cuộc sống cô đơn trong thâm cung huyền
bí từ đời này sang kiếp khác buồn tênh...
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)