Mỗi Ngày Một Chuyện
TIẾNG NHỊ HỒ - CAO MỴ NHÂN
TIẾNG NHỊ HỒ - CAO MỴ NHÂN
Vừa đây trong một buổi " hội thảo " về âm nhạc, của những vị không hề là nhạc sĩ, hay nghiên cứu ...ca nhạc, mà có tính cách ...hiệu quả của âm nhạc, yếu tố đưa đến thành công trong sinh hoạt chiến tranh chính trị, nếu được xử dụng.
Chao ôi, ông cố tổ tiếng địch Trương Lương xưa ( 262- 188 trước Công nguyên ) bên Tàu, đã làm nên lịch sử nhà Hán.
Ông Võ Thành Minh thổi sáo bên hồ Leman Thụy Sĩ , phản đối hội nghị Geneve chia đôi đất nước VN năm 1954 .
Tôi đan cử 2 trường hợp mà gần như ai cũng biết , để thấy rằng âm nhạc có khả năng khuynh quốc, khuynh thành như giai nhân tuyệt sắc, còn có thể phá Tống, Bình Chiêm xưa.
Bây giờ cũng có thể phá bắc, bình đông, nếu quyết tâm xài ...đàn sáo !
Nghe ra thì ...khôi hài quá, bom rơi đạn nổ còn chẳng xong nữa là ò í e ...gì chứ ?
Ấy đấy, hôm nay tôi xin kể một chút về dư âm ò í e , mà ít nhiều nó như một chuỗi thở dài của những người mộ điệu nhạc cổ .
Bữa đó đại tỷ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội của tôi, bảo rằng hãy đưa bà tới Tỳ Bà Viện của nhạc sĩ lão thành Nguyễn Hữu Ba, ở khu cư xá sang trọng cuối đường Công Lý xưa, tức là khu nhà đối diện với cây săng ngay bên kia cổng chính vô Bộ Tổng Tham Mưu QL/ VNCH , gần Sân bay Tân Sơn Nhứt .
Cư xá đó gồm những biệt thự lớn, có sân trước vườn sau, nhưng không có hàng rào .
Một tấm bản nhỏ đề 3 chữ " Tỳ Bà Viện " gắn trước cửa ...
Chúng tôi đã vô nội thất viện Tỳ Bà .
Tuy " Tỳ Bà Viện " nhưng trên lưng tường treo đủ thứ đàn cổ: tranh , tỳ, nhị , nguyệt . Kế tới trong tủ kính cũng có đàn bầu, và mấy thứ đàn khác mà tôi không biết .
Đồng thời có những ống sáo trúc bóng nhẫy, những ống sáo ngà để trong hộp riêng .
Nữ sĩ Mộng Tuyết là phu nhân thơ của thi sĩ Hán học Đông Hồ Lâm Tấn Phác gốc Hà Tiên, sinh thời là bạn quý của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba .
Mục đích chuyện thăm của nữ sĩ Mộng Tuyết, là lâu lâu bà lại đi một vòng thăm viếng bạn cũ của ông bà, khi vị nào cũng ở tuổi hạc vàng sắp bay bổng non tiên .
Hôm đó nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba mặc quốc phục, cụ say sưa giới thiệu những cây đàn danh tiếng, những cây đàn quý hiếm ...
Tất nhiên ngồi nghe lịch sử mỗi cây đàn nêu trên, thì phải là người yêu chuộng đàn sáo lắm, chứ tôi thấy nữ sĩ Mộng Tuyết toàn hỏi những câu về bạn văn khác vv...còn tôi thì lo ra nhiều hơn là để tâm tới khúc "Trường Tương Tư " danh tiếng của Tàu, mà phải danh cầm Nhị Hồ Cầm Trung Quốc mới đạt tuyệt đỉnh âm thanh trác tuyệt .
Một lát thì nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba xin lỗi là sẽ phải đi đâu đó, khi chiếc xe Honda dame mầu xanh ngọc do một phụ nữ chưa lớn tuổi lắm, chạy từ vườn sau ra đậu trước cửa " Tỳ Bà Viện " ...
Chúng tôi tạm biệt " cái nôi " của cổ nhạc , chưa kịp nghe " Trường Tương Tư " với Nhị Hồ Cầm .
Tôi thấy nữ sĩ Mộng Tuyết cứ cười vui mãi, tôi không hỏi, bà đã giới thiệu cho tôi hay người phụ nữ chở Honda nhạc sĩ đó, là nữ học viên cổ nhạc đã trở thành phu nhân của cụ ít lâu nay rồi .
Bất giác tôi đọc cho nữ sĩ Mộng Tuyết nghe bài
" Nguyệt cầm " của Thi sĩ Xuân Diệu :
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh...
...Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người ...
...Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê .
( Nguyệt cầm Xuân Diệu )
Nữ sĩ Mộng Tuyết không ngờ tôi cũng biết chút chút về đàn địch cổ điển, đại tỷ hỏi tôi:
Trong tất cả các thứ đàn cổ, như vừa thấy ở nhà nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba đó, Cao Mỵ Nhân thích đàn nào, và chơi được đàn nào ?
Tôi chả cần suy nghĩ, phúc đáp ngay :
Thưa đại tỷ, trước tiên em phải khẳng định là em không chơi được đàn nào dù rất thích. Còn thích nhất lại từng thời gian khác nhau cơ đại tỷ ạ, đầu tiên em thích đờn bầu,sau ba em nói :
Đàn bầu mà gảy tai trâu
Khổ thân con gái lỡ mê đàn bầu..
Em không thích đàn bầu nữa, các thứ đàn khác thì đúng nghĩa ò í e ..., nên bây giờ em chỉ thích đàn tranh . Nữ sĩ Mộng Tuyết vốn mập mạp, tôi đã tự thưa " đại tỷ " dù trên danh nghĩa bà là niên trưởng hội thơ Quỳnh Dao của chúng tôi, nhưng riêng nữ sĩ Mộng Tuyết với tôi, còn có ý đùa nhân dáng bề thế của bà .
Nữ sĩ Mộng Tuyết thường nói bà người Nam, hay coi cải lương nhưng nghe tổng quát thôi, không phân biệt đờn kìm, đờn cò vv..,khác .
Tôi ...mừng quá, hỏi tiếp đại tỷ Mộng Tuyết của tôi :
Đại tỷ vừa nói đờn kìm, đờn cò nào vậy ?
Chèng, vậy chớ không nghe cải lương hay giới thiệu: Năm X đờn cò, là cái nhị đó
Sáu Y đờn kìm là " Nguyệt Cầm " Xuân Diệu, Cao Mỵ Nhân mới đọc thơ ổng đó .
À , nguyệt cầm hay thế không ..,xài, mà xài đờn kìm .
Chậc, dân tộc tính chớ " Nguyêt cầm " là Đàn trăng không biết à ?
Dạ thưa biết quá xá rồi, nhưng nói nguyệt cầm, nhị hồ cầm ...có vẻ thơ mộng hơn nhiều .
Ôi viết lách thì xài chữ đó, còn nôm na nói mau, cứ việc đờn kìm , đờn cò .
Thế rồi mấy tháng sau, tôi phải đi điếu một đám ma , bốn vị mặc áo gấm xanh khăn đóng xếp hàng đôi với 4 nhạc cụ cổ truyền suốt buổi tang ma cứ ò í e não cả lòng .
Tôi bỗng nhìn ra một vị quen, là trung uý không quân ở SĐ1KQ trước 1975 . Tôi thốt kêu lên đúng lúc bạn ta réo rắt tiếng nhị hồ VN, tức đàn nhị, hay đờn cò .
Giữa nhà đám mà tôi phát buồn cười .
Nhạc công đờn cò lừ mắt nhìn tôi, bước tới chỗ tôi đứng, nói thiệt nhỏ: " Nè , chớ cười ta nghe, thằng Phước trực thăng, nó còn chơi ...thày pháp ở đường Huỳnh Quan Tiên đó, hôm nào rảnh kiếm nó mà coi "
Coi làm gì, vớ vẩn .
Ai bảo cười tôi kéo nhị ò í e .
Thì buồn cười chút chớ sao đâu, nhưng sao ông kéo nhị hay vậy ?
Là ngày xưa ở Bắc kỳ quốc, có ông cậu, vua kéo nhị để hát xẩm đó, biết từ hồi nhỏ dè đâu nay xài mới ...khiếp chứ . Mà này âm điệu của nhị cũng tuyệt vời lắm nha .
Biết rồi, thật không ngờ có lúc xử dụng được tất cả những gì mà chúng ta không nghĩ tới, là chúng ta làm được đó .
Thế còn tù về, làm cái gì ?
Thì rất đồng nghiệp ma với ông, se nhang và bán dạo nhang se đó .
Dóc .
Dóc hả ? Cần tôi biếu ông mấy bó thơm lừng. Trầm .
Ba tay đờn kia kêu ông kìa, mau hoà tấu tiễn ma đi cho rồi .
Thế là quý huynh đệ chi binh biết thêm một nghề không ghi trong tướng mạo công vụ nhé .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TIẾNG NHỊ HỒ - CAO MỴ NHÂN
TIẾNG NHỊ HỒ - CAO MỴ NHÂN
Vừa đây trong một buổi " hội thảo " về âm nhạc, của những vị không hề là nhạc sĩ, hay nghiên cứu ...ca nhạc, mà có tính cách ...hiệu quả của âm nhạc, yếu tố đưa đến thành công trong sinh hoạt chiến tranh chính trị, nếu được xử dụng.
Chao ôi, ông cố tổ tiếng địch Trương Lương xưa ( 262- 188 trước Công nguyên ) bên Tàu, đã làm nên lịch sử nhà Hán.
Ông Võ Thành Minh thổi sáo bên hồ Leman Thụy Sĩ , phản đối hội nghị Geneve chia đôi đất nước VN năm 1954 .
Tôi đan cử 2 trường hợp mà gần như ai cũng biết , để thấy rằng âm nhạc có khả năng khuynh quốc, khuynh thành như giai nhân tuyệt sắc, còn có thể phá Tống, Bình Chiêm xưa.
Bây giờ cũng có thể phá bắc, bình đông, nếu quyết tâm xài ...đàn sáo !
Nghe ra thì ...khôi hài quá, bom rơi đạn nổ còn chẳng xong nữa là ò í e ...gì chứ ?
Ấy đấy, hôm nay tôi xin kể một chút về dư âm ò í e , mà ít nhiều nó như một chuỗi thở dài của những người mộ điệu nhạc cổ .
Bữa đó đại tỷ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội của tôi, bảo rằng hãy đưa bà tới Tỳ Bà Viện của nhạc sĩ lão thành Nguyễn Hữu Ba, ở khu cư xá sang trọng cuối đường Công Lý xưa, tức là khu nhà đối diện với cây săng ngay bên kia cổng chính vô Bộ Tổng Tham Mưu QL/ VNCH , gần Sân bay Tân Sơn Nhứt .
Cư xá đó gồm những biệt thự lớn, có sân trước vườn sau, nhưng không có hàng rào .
Một tấm bản nhỏ đề 3 chữ " Tỳ Bà Viện " gắn trước cửa ...
Chúng tôi đã vô nội thất viện Tỳ Bà .
Tuy " Tỳ Bà Viện " nhưng trên lưng tường treo đủ thứ đàn cổ: tranh , tỳ, nhị , nguyệt . Kế tới trong tủ kính cũng có đàn bầu, và mấy thứ đàn khác mà tôi không biết .
Đồng thời có những ống sáo trúc bóng nhẫy, những ống sáo ngà để trong hộp riêng .
Nữ sĩ Mộng Tuyết là phu nhân thơ của thi sĩ Hán học Đông Hồ Lâm Tấn Phác gốc Hà Tiên, sinh thời là bạn quý của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba .
Mục đích chuyện thăm của nữ sĩ Mộng Tuyết, là lâu lâu bà lại đi một vòng thăm viếng bạn cũ của ông bà, khi vị nào cũng ở tuổi hạc vàng sắp bay bổng non tiên .
Hôm đó nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba mặc quốc phục, cụ say sưa giới thiệu những cây đàn danh tiếng, những cây đàn quý hiếm ...
Tất nhiên ngồi nghe lịch sử mỗi cây đàn nêu trên, thì phải là người yêu chuộng đàn sáo lắm, chứ tôi thấy nữ sĩ Mộng Tuyết toàn hỏi những câu về bạn văn khác vv...còn tôi thì lo ra nhiều hơn là để tâm tới khúc "Trường Tương Tư " danh tiếng của Tàu, mà phải danh cầm Nhị Hồ Cầm Trung Quốc mới đạt tuyệt đỉnh âm thanh trác tuyệt .
Một lát thì nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba xin lỗi là sẽ phải đi đâu đó, khi chiếc xe Honda dame mầu xanh ngọc do một phụ nữ chưa lớn tuổi lắm, chạy từ vườn sau ra đậu trước cửa " Tỳ Bà Viện " ...
Chúng tôi tạm biệt " cái nôi " của cổ nhạc , chưa kịp nghe " Trường Tương Tư " với Nhị Hồ Cầm .
Tôi thấy nữ sĩ Mộng Tuyết cứ cười vui mãi, tôi không hỏi, bà đã giới thiệu cho tôi hay người phụ nữ chở Honda nhạc sĩ đó, là nữ học viên cổ nhạc đã trở thành phu nhân của cụ ít lâu nay rồi .
Bất giác tôi đọc cho nữ sĩ Mộng Tuyết nghe bài
" Nguyệt cầm " của Thi sĩ Xuân Diệu :
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh...
...Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người ...
...Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê .
( Nguyệt cầm Xuân Diệu )
Nữ sĩ Mộng Tuyết không ngờ tôi cũng biết chút chút về đàn địch cổ điển, đại tỷ hỏi tôi:
Trong tất cả các thứ đàn cổ, như vừa thấy ở nhà nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba đó, Cao Mỵ Nhân thích đàn nào, và chơi được đàn nào ?
Tôi chả cần suy nghĩ, phúc đáp ngay :
Thưa đại tỷ, trước tiên em phải khẳng định là em không chơi được đàn nào dù rất thích. Còn thích nhất lại từng thời gian khác nhau cơ đại tỷ ạ, đầu tiên em thích đờn bầu,sau ba em nói :
Đàn bầu mà gảy tai trâu
Khổ thân con gái lỡ mê đàn bầu..
Em không thích đàn bầu nữa, các thứ đàn khác thì đúng nghĩa ò í e ..., nên bây giờ em chỉ thích đàn tranh . Nữ sĩ Mộng Tuyết vốn mập mạp, tôi đã tự thưa " đại tỷ " dù trên danh nghĩa bà là niên trưởng hội thơ Quỳnh Dao của chúng tôi, nhưng riêng nữ sĩ Mộng Tuyết với tôi, còn có ý đùa nhân dáng bề thế của bà .
Nữ sĩ Mộng Tuyết thường nói bà người Nam, hay coi cải lương nhưng nghe tổng quát thôi, không phân biệt đờn kìm, đờn cò vv..,khác .
Tôi ...mừng quá, hỏi tiếp đại tỷ Mộng Tuyết của tôi :
Đại tỷ vừa nói đờn kìm, đờn cò nào vậy ?
Chèng, vậy chớ không nghe cải lương hay giới thiệu: Năm X đờn cò, là cái nhị đó
Sáu Y đờn kìm là " Nguyệt Cầm " Xuân Diệu, Cao Mỵ Nhân mới đọc thơ ổng đó .
À , nguyệt cầm hay thế không ..,xài, mà xài đờn kìm .
Chậc, dân tộc tính chớ " Nguyêt cầm " là Đàn trăng không biết à ?
Dạ thưa biết quá xá rồi, nhưng nói nguyệt cầm, nhị hồ cầm ...có vẻ thơ mộng hơn nhiều .
Ôi viết lách thì xài chữ đó, còn nôm na nói mau, cứ việc đờn kìm , đờn cò .
Thế rồi mấy tháng sau, tôi phải đi điếu một đám ma , bốn vị mặc áo gấm xanh khăn đóng xếp hàng đôi với 4 nhạc cụ cổ truyền suốt buổi tang ma cứ ò í e não cả lòng .
Tôi bỗng nhìn ra một vị quen, là trung uý không quân ở SĐ1KQ trước 1975 . Tôi thốt kêu lên đúng lúc bạn ta réo rắt tiếng nhị hồ VN, tức đàn nhị, hay đờn cò .
Giữa nhà đám mà tôi phát buồn cười .
Nhạc công đờn cò lừ mắt nhìn tôi, bước tới chỗ tôi đứng, nói thiệt nhỏ: " Nè , chớ cười ta nghe, thằng Phước trực thăng, nó còn chơi ...thày pháp ở đường Huỳnh Quan Tiên đó, hôm nào rảnh kiếm nó mà coi "
Coi làm gì, vớ vẩn .
Ai bảo cười tôi kéo nhị ò í e .
Thì buồn cười chút chớ sao đâu, nhưng sao ông kéo nhị hay vậy ?
Là ngày xưa ở Bắc kỳ quốc, có ông cậu, vua kéo nhị để hát xẩm đó, biết từ hồi nhỏ dè đâu nay xài mới ...khiếp chứ . Mà này âm điệu của nhị cũng tuyệt vời lắm nha .
Biết rồi, thật không ngờ có lúc xử dụng được tất cả những gì mà chúng ta không nghĩ tới, là chúng ta làm được đó .
Thế còn tù về, làm cái gì ?
Thì rất đồng nghiệp ma với ông, se nhang và bán dạo nhang se đó .
Dóc .
Dóc hả ? Cần tôi biếu ông mấy bó thơm lừng. Trầm .
Ba tay đờn kia kêu ông kìa, mau hoà tấu tiễn ma đi cho rồi .
Thế là quý huynh đệ chi binh biết thêm một nghề không ghi trong tướng mạo công vụ nhé .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)