Thân Hữu Tiếp Tay...

TÌNH ĐỒNG NGHIỆP - ANH PHƯƠNG TRẦN VĂN NGÀ

xxx

TÌNH ĐỒNG NGHIỆP 

                                                       ANH PHƯƠNG TRẦN VĂN NGÀ                                                                                    

Để tưởng nhớ đến một người bạn - anh Tô Ngọc, vừa là đồng tuế, đồng nghiệp cùng đồng hành với tôi qua từ chặn đường làm báo cắt dán, mỗi tháng ra hai số tại Thủ Phủ Sacramento-California từ năm 2007 trở về trước, năm 1999 - Anh Tô Ngọc đã ra đi tại Thủ phủ Sacramento cách đây ba năm - 10.12.2019. A picture containing person, person, wearing, suit

Description automatically generated

Nhà báo nhà văn Tô Ngọc là một ký giả kỳ cựu sống chết với nghề làm báo, viết báo, đó là kế sinh nhai của anh từ trước năm 1975. 

Tôi viết báo chỉ là nghề tay trái, còn tay phải, tôi bóp cò súng ở chiến trường, nhưng, tôi may mắn được chọn làm nghề đánh giặc miệng, phục vụ trong nghề phát thanh trên đài phát thanh Ba Xuyên, một nghề bà con họ hàng với nghề báo là nghề không nói láo mà chỉ có tuyên truyền phe ta thắng phe địch mà thôi. 

Cái nghề phát thanh, làm báo, viết báo của tôi mạnh nhứt cũng chuyên nghiệp nhứt là khi tôi phục vụ trong Khối Chiến Tranh Chánh Trị thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV & Vùng IV Chiến Thuật ở Cần Thơ với hai vị trí là Trưởng Ban Phát Thanh Tiếng Nói Vùng IV Chiến Thuật và Trưởng Ban Thông Tin Báo Chí Quân Đoàn IV kiêm Tổng Tổng Ký Toà Soạn Chiến Sĩ Miền Tây (nguyệt san) trên sáu năm. Trong thời gian này, tôi theo học khoá sĩ quan Thông Tin Báo Chí đầu tiên trong Quân Đội, năm 1965 (chỉ có thêm một khoá 2) mà Trung Tướng Nguyễn Khánh lúc bấy giờ là Thủ Tướng Chánh Phủ tuyên bố vung vít trong một buổi thị sát mặt trận hay lễ lạc gì đó, nói  rằng mỗi nhà báo (mổi cây viết) là một sư đoàn tác chiến, nghĩa là Tướng Khánh đề cao người cầm bút, cũng là một điều hay kích thích thêm sĩ khí của các nhà cầm bút chân chính phục vụ quốc gia. Thời bấy giờ, ở Việt Nam chưa có trường dạy về nghề báo. Sau đó, Viện Đại Học Vạn Hạnh có mở phân khoa dạy về báo chí cấp cho sinh viên theo học văn bằng Cử Nhân Báo Chí. Cái nghề dễ mà khó, ở Việt Nam, có mấy ai có theo học một khoá viết báo làm báo mà vẫn ăn nên làm ra có xe ô tô, có nhà, nuôi cả gia đình với đồng lương của nghề báo. Nói thiệt, ở Việt Nam nghề báo  chỉ có kinh nghiệm và xông xáo mà không cần có bằng cấp cao về báo chí hay các văn bằng khác...Nếu có thêm bằng văn hoá cao cử nhân, tiến sĩ chỉ giúp thêm về mặt lý luận, chuyên ngành về bình luận thời cuộc. 


Khi thuyên chuyển về Tổng Cục Chiến Chánh Trị - Sài Gòn, tôi vẫn còn ám số chuyên nghiệp sĩ quan thông tin báo chí 470.0, vẫn còn phục vụ trong lãnh vực thông tin trong thành phần thừa hành phụ trách họp báo phổ biến tin tức chiến sự khắp bốn Vùng Chiến Thuật hàng ngày tại Trung Tâm Quốc Gia Báo Chí mỗi ngày hai lần sáng và chiều từ năm 1970 đến năm 1973, sau đó tôi được thuyên chuyển về Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô cho đến ngày mất nước 30.4.1975. 

Thời bấy giờ, văn phòng của Nghiệp Đoàn Ký Giả Việt Nam cũng nằm trong binh đinh của Trung Tâm Quốc Gia Báo Chí (15 Đại lộ Lê Lợi - chưa dời về đường Tự Do, cũng gần đó), tôi xin gia nhập vào Nghiệp Đoàn Ký Giả Việt Nam do nhà báo Thanh Thương Hoàng (1930 - hiện ở San Jose) làm Chủ Tịch, nhà báo Tô Ngọc làm Thủ Quỹ, nhà báo Hồng Dương (có một thời gian là chồng của ca sĩ Lệ Thu, cả hai đều qua đời ở Nam Cali) làm Tổng Thư Ký. Hết nhiệm kỳ, bầu cử lại, nhà báo Thái Dương (Nguyễn Văn Mau) nắm chức Chủ Tịch, Tô Ngọc giữ chức Tổng Thư Ký, nhà thơ Trần Việt Hoài và nhà báo Lê Tất Tiên làm Phó Chủ Tịch. Nhà báo Thái Dương vốn là đàn anh của tôi (sanh năm 1928 tại Vĩnh Long) cùng có chân trong Nghiệp Đoàn Ký Giả Nam Việt và chủ tịch là nhà báo kỳ cựu Nguyễn Kiên Giang (tên thật là Lý Thanh Cần, không phải Kiên Giang Hà Huy Hà là một nhà thơ - soạn giả tuồng cải lương nổi tiếng Áo Cưới Trước Cổng Chùa, cũng ở trong Nghiệp Đoàn Ký Giả Nam Việt). 

Tôi rất  thân với anh Thái Dương từ lò nhựt báo Cấp Tiến của ông Chủ Nhiệm Võ Văn Ứng (Bầu Ứng) mà anh Thái Dương là Tổng Thơ Ký Toà Soạn và tôi cũng là thành viên hội Lion Nam Đô do ông Bầu Ứng làm Chủ Tịch, có văn phòng tại nhà hàng khách sạn Nam Đô cũng do ông Bầu Ứng làm chủ. (H: chân dung nhà báo Tô Ngọc) 

Trước phong trào di cư trốn chạy cộng sản ở miền Bắc vào Nam sau hiệp định Genève 20.7.1954, một số đông nhà báo gốc di cư không vào nghiệp đoàn ký giả của miền Nam đã có từ trước trên 10 - 20 năm, lại xin thành lập một Nghiệp Đoàn Ký Giả mới lấy tên là Nghiệp Đoàn Ký Giả Việt Nam (trên danh xưng rất oai, bao trùm cả nước). Ký Giả Thanh Thương Hoàng hình như là vị Chủ Tịch thứ hai (3?) mà trước đó có vị Chủ Tịch sáng lập. Đến khi ký giả Thái Dương, gốc miền Nam chân chính, đắc cử Chủ Tịch Nghiệp Đoàn Ký Giả Việt Nam (do ký giả gốc Bắc di cư sáng lập) là một sự san bằng tốt đẹp không còn có hơi hám kỳ thị Nam Bắc. 

Trước đó, dưới thời ký giả Thanh Thương Hoàng giữ chức Chủ Tịch, tôi có hỏi với nhiều đồng nghiệp viết báo, tôi đã là thành viên của nghiệp đoàn Ký Giả Nam Việt, có xin vào nghiệp đoàn ký giả Việt Nam được không? Mọi người và kể ông Chủ Tịch Thanh Thương Hoàng cho biết, một nhà báo gia nhập hai nghiệp đoàn ký giả cũng tự do thoải mái. 

Tôi quen biết với ký giả Tô Ngọc cũng trong thời gian mới gia nhập Nghiệp Đoàn Ký Giả Việt Nam - 1970.

Với các ký giả chuyên nghiệp sống với nghề làm báo, viết báo như Thái Dương, Thanh Thương Hoàng, Tô Ngọc và bên Nghiệp Đoàn Ký Giả Nam Việt, tôi quen thân với rất nhiều ký giả trong đó có "anh Hai Nguyễn Kiên Giang" Chủ tịch, nhà thơ Kiên Giang, chủ nhiệm nhựt báo Miền Tây An Khê Nguyễn Bính Thinh, Tyca, Cao Trần, Nguyễn Ngọc Mẫn, Mai Thế Yên, Nguyễn Thiếu Nhẫn...

Trong trại tù cải tạo K1 ở Tân Lập Vĩnh Phú, tôi gặp anh hai Nguyễn Kiên Giang khi có chừng hơn mười người tù mới chuyển trại cùng ở chung

(H: Kỹ niệm 3 năm ra báo Tiếng Vang, có Thiếu Tướng Lê Minh Đảo tham dự - từ trái: nhà báo Tô Ngọc - Thiếu Tướng Lê Minh Đảo - nhà văn nhà báo Thanh Thương Hoàng - nhà báo Anh Phương TVN)

một lán với chúng tôi lại có ông anh Nguyễn Kiên Giang, gặp tôi anh chào hỏi chúc sức khoẻ, không dám nói gì thêm, khoảng năm 1979, 1980. Tôi hỏi nhỏ, anh Hai nói rất khẻ với tôi là anh bị bắt sau chúng tôi với tội danh là chủ tịch đảng phái - Phong Trào Phục Hưng Miền Nam và anh cũng đang giữ chức vụ Hội Trưởng trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký. Anh Hai cũng lớn tuổi hơn tôi có thể trên dưới một giáp, anh được thả về sau năm 1980. 


Đầu năm 1985, tôi vừa được thả ra khỏi trại tù, có ám số chuyên nghiệp là "nội trợ" lo cơm nước hàng ngày. Tôi đang đạp xe cà tàng từ chợ An Đông về nhà Cầu Chữ Y để lo việc nấu cơm lau quét nhà thay vợ đi bán chợ trời kiếm sống ở khu chợ An Đông. Còn bốn đứa con đều còn nhỏ, có đứa còn đang học tiểu học, hai con lớn đã vào trung học, đang đạp xe chạy ngang qua một tiệm bán hủ tíu Mỹ Tho trên đường Hùng Vương, rất đông khách. Tôi nghe có ai gọi tên tôi hai ba lần, lúc đó, tôi đạp xe chậm không dám đạp nhanh sợ trật con chó nên nghe tiếng gọi rất rõ. Tôi thấy có cả tay ngoắt và có tiếng phụ nữ gọi chú N rất lớn, tiếng của chị hai Nguyễn Kiên Giang. Tôi dừng xe lại, anh Hai đi nhanh lại nắm tay tôi và nói: "mầy về hồi nào, vào ăn hủ tíu Mỹ Tho với vợ chồng tao và vài người bạn". 

Thú thật, tôi rất có mặc cảm không dám nhìn cảnh nhà hàng có khách ăn uống vì thân phận tù cải tạo mới ra, quá nghèo và cũng còn sợ ai gọi tên mình rủi công an gọi thì càng khổ. Khi tôi đi ngang qua các nhà hàng, quán ăn đông khách, tôi thường cúi mặt xuống hay đạp xe qua nhanh để tránh cảnh người ta ăn ngon mặc đẹp còn thân phận mình lại quá hẩm hui buồn tủi, cùi bơ cùi bắp. Món ăn chính của gia đình tôi lúc bấy giờ là rau muống luộc, rau muống xào là món ăn chủ lực hàng ngày. 

(H: Số báo Ra Mắt đầu tiên với chủ đề viết về nhà văn có thể nói là tài năng nhứt trong làng văn của Miền Nam - nhà văn Bình Nguyên Lộc, gia đình ông định cư ở Sacramento và ông qua đời cũng như chôn cất tại Thủ Phủ Sacramento - Tiếng Vang Số 2, chúng tôi viết về Đại Tướng Nguyễn Khánh, mỗi số báo đều có một chủ đề và tôi chuyên viết bài phông các chủ đề)


Ngày xưa, thời tôi đi dạy học khoảng trước sau năm 1960, "độc thân vui tính - chưa đi lính", tiền lương cũng khá nên có thể nói nhà hàng nào ở Sài Gòn có đăng báo quảng cáo ngày khai trương, thế nào tôi cũng lái lambretta mới cáu cạnh đến ăn vì tôi có tâm hồn ăn uống, nhiều người bạn tôi nói như vậy. 

Nay, đi ngang qua các tiệm ăn đông khách, mình cảm thấy không phải thời của mình vì mình sống lộn chỗ nên tôi không dám nhìn vào quán ăn, lầm lũi mà đi trong âm thầm buồn bã. 

Vào bàn ăn, chị hai Nguyễn Kiên Giang hỏi tôi, chú muốn ăn món gì cứ tự nhiên gọi. Tôi vội nói với chị Hai chị gọi cho em ăn gì thì em ăn cũng đều ngon hết. Anh Hai hỏi tôi về hồi nào, tôi nói mới về hơn một tuần. Tôi ăn hủ tíu với anh chị hai Nguyễn Kiên Giang, một bữa ăn hủ tíu ngon kỳ lạ vì gợi nhớ mang theo bao hương vị quê hương miền tây của chúng tôi. Tôi nhớ mãi suốt đời vì sau nhiều năm tôi ăn chay trường hay ăn sắn thay cơm ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa và Z30 D Hàm Tân nên nay ăn được hủ tíu ngon như từ địa ngục vụt bay lên thiên đàng. 

Hồi xưa, tôi thường đóng đô ăn sáng với vài anh em làm báo ở quán hủ tíu Mỹ Tho ở Ngã tư quốc tế - bán ngoài trời, chênh chếch đối diện với rạp ciné Đại Nam hay ăn hủ tíu Nam Vang Thanh Xuân, gần chùa Ấn Độ, Bộ Công Chánh hay tại nhà hàng Thanh Thế, gần chợ Bến Thành, với món suôn mà tôi rất mê, còn món phở thì ăn hà rằm, thường sau giờ họp báo. 

Nay, về lại Sài Gòn sau mười năm "biệt xứ", các món ngon của một thời vang bóng ở Hòn Ngọc Viễn Đông Sài Gòn, tôi chào thua, chỉ ăn cơm nguội chan nước mắm là nhứt đời rồi vì mười năm trong tù, tôi mãi ao ước, cầu nguyện được thả ra cứ ngày hai bữa hay ba bữa chỉ có một chén cơm trắng nóng hay nguội mà chan với nước mắm có thêm vài lát ớt cũng quá hạnh phúc rồi.

Chừng mấy tháng sau, cựu ký giả Mai Thế Yên (cùng làm việc chung với tôi ít nhứt cũng ba tờ báo Việt ngữ) rất thân, đạp xe đến chợ An Đông tìm tôi cho biết anh hai Nguyễn Kiên Giang vừa qua đời, quan tài được quàn tại chùa Linh Sơn đường Cô Bắc (hay Cô Giang?). Tôi có đến thắp nhang trước linh cửu anh và ngày tiễn anh đi chôn hay thiêu, tôi cũng có đến thắp hương ngậm ngùi thương tiếc tiễn anh đi về nước Niết Bàn không còn bị thù hận, kỳ thị giết cách này cách khác vì khác chế độ và là thành phần bị thua cuộc.

Tôi có ba trường hợp gặp lại anh hai Nguyễn Kiên Giang sau năm 1975, một lần trong trại tù ở K1 Tân Lập Vĩnh Phú, lần thứ hai sau trên dưới năm năm tại quán ăn hủ tíu Mỹ Tho đường Hùng Vương và lần thứ ba là lúc thân xác anh hai Nguyễn Kiên Giang nằm trong quan tài vọng tưởng lắng nghe kinh kệ xa lánh trần gian nhiều khổ luỵ này.

(H:  Số báo 15 với chủ đề Giòng Sông - Quê Hương - Người Việt Viễn Xứ. Cảnh vãi chài bắt cá của người dân Miền Tây, nhứt là vào mùa nước nổi)

Còn người bạn đồng tuế Tô Ngọc được thả ra tù sau tôi và vào tù cũng sau tôi vì anh không bị bắt tù với tội danh có nhiều nợ máu với nhân dân trong nguỵ quân nguỵ quyền. Tô Ngọc bị bắt vào tù với tội danh các văn nghệ sĩ, nhà báo phản động chống chế độ.

Lúc anh Tô Ngọc vừa ra tù, có ông anh Thái Dương từ Vĩnh Long lên Sài Gòn thăm bạn bè mới ra tù, anh đến thăm tôi tại nhà và cho biết bạn Tô Ngọc của chúng tôi cũng vừa được thả ra tù cách hai ngày, nhà ở trên làng ký giả, gần cầu xa lộ Biên Hoà. Tôi nói, anh em mình đạp xe lên thăm Tô Ngọc, tôi sẽ mời Tô Ngọc và hai anh em mình làm một chầu phở. Tôi cũng vừa hoàn thành công tác nấu cơm xong. Tôi cũng đã được vợ cho một số tiền dằn túi, nên bao hai anh ăn phở cũng khá dễ dàng, ăn phở xong phải có cà phê sữa đưa phở về dinh mới an toàn.

Bạn Tô Ngọc của tôi, sanh năm 1935 cùng năm với tôi, anh thường kể với bạn bè, anh nhớ hoài bữa ăn phở với tôi và anh Thái Dương do tôi đãi, cũng là bữa ăn đầu tiên sau ngày anh ra khỏi trại tù nên anh Tô Ngọc cứ nhắc giá trị của tô phở mới ra tù, cực kỳ ngon làm sao, nhớ đời. Giống như tôi, bà con họ hàng và bạn bè thân thích của tôi chẳng có ai đãi tôi một bữa ăn kỹ niệm khi tôi mới ra tù. 

Tôi nhớ mãi một bữa ăn do nhà văn nhà báo An Khê Nguyễn Bính Thinh, anh là chủ nhiệm chủ bút nhựt báo Miền Tây đãi tôi tại nhà anh, gần đối diện với hảng thuốc Bastos (hay Melia), khu bến xe Miền Tây cũ, với bốn món ngon đặc sản của miền Tây: Canh chua lươn bắp chuối hột, cá rô kho tộ, cá trê vàng chiên tươi và món gõi ngó sen tôm thịt. 

Tôi thấy vợ anh An Khê bưng các món ăn ra để trên bàn và chính anh An Khê là sếp cút vì nhà anh vừa là nhà ở vừa là quán ăn các món ngon của Miền Tây. Nay anh thu xếp, dẹp tiệm và bán lại vì cả gia đình anh sắp xuất cảnh sang Pháp (Hình như anh An Khê có song tịch Việt Pháp, bố anh là bác sĩ Y Khoa, thời thập niên 30 - 40 Miền Nam còn là thuộc địa của Pháp, những đại gia hay có quyền chức trong xã hội thường vô quốc tịch Pháp để dễ tiến thân...) và anh An Khê cũng đã mất trên cả chục năm tại Pháp. Trong bữa ăn, tôi thật tình khen anh, ngoài tài làm báo viết tiểu thuyết, thuộc bực kỳ tài, một ngày viết đến mười tiểu thuyết khác nhau (gọi là viết fueilleton) cho mười tờ báo mới đáng nễ phục. Anh An Khê Nguyễn Bính Thinh nguyên là Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Quân Đội Quốc Gia, bị bộ đội Việt Minh phục kích đoàn xe lửa chở quân di chuyển gần đèo An Khê năm xưa, anh bị cháy khắp thân thể chỉ còn cái quần lót, may có viện binh cứu tử, anh là một thương phế binh chỉ còn có một tay đánh máy, không viết tay được vì tay bị co rút lại và còn lái được ô tô đến các toà soạn nộp bài hàng ngày. Thế là một nhà văn đáng trân trọng, ngưỡng mộ - An Khê, một ngày anh viết hàng chục tiểu thuyết (Feuilleton) khác nhau, chỉ có người thứ hai, theo tôi biết, trong làng văn là nhà văn nổi tiếng Bình Nguyên Lộc cũng có một thời gian viết nhiều tiểu thuyết trong một ngày cho nhiều tờ báo. 

Bữa ăn chỉ có hai vợ chồng anh và tôi. Tôi nói với anh chị An Khê, tôi vốn là giám học Việt Ngữ một trường Tàu nổi tiếng ở Chợ Lớn nên tôi đã từng lê lết ăn uống thường xuyên các nhà hàng Tàu: Đồng Khánh, Soái Kình Lâm, Ngọc Lạn Đình, Đại La Thiên...mà các món ăn năm xưa đó thua xa các món ăn đặc sản của quê hương miền Tây mình.

(H: Theo Chân Binh Đoàn 692 tôi rất tâm đắc loạt phóng sự vui có tính thời sự này của những di dân tị nạn cộng sản, với tiền trợ cấp xã hội SSI thời điểm mỗi tháng lãnh $692 nay xấp xỉ $1,000, và đã in thành sách mới có một cuốn - dự định in đến ba cuốn - phát hành năm 2021)


Với tính hiếu kỳ, tôi học làm báo từ trước năm 1953 qua cách học làm báo từ xa - hàm thụ, Paris-Pháp quốc, qua thư. Hồi xưa gọi là học qua correspondent, ghi danh và đóng học phí cũng không nhiều. Sau có học giả Hồ Hữu Tường cũng có cách dạy làm báo, viết báo giảng bằng tiếng Việt cũng từ Pháp, là ông thầy đầu đời của tôi trong nghề học làm báo bằng Việt ngữ cũng qua thư và khi học giả Hồ Hữu Tường về Việt Nam, tôi có vài lần đến tận nhà thầy Tường khi thầy về nhà ở đường Nguyễn Trãi, ngang thành Omah (?) sau này thuộc Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia.

Thật tình tôi học làm báo cho biết vì tính tò mò của mình thời trai trẻ hiếu động chỉ có thế thôi. Tôi đâu có ngờ, cái nghề làm báo đó sau này vận vào cuộc đời của tôi, đặc biệt từ trong quân đội từ sau năm 1962 cho đến tận bây giờ, tôi vui sống với nghề làm báo và viết báo và lan qua lãnh vực viết văn.


Nhớ lại giữa năm 1999, tôi có đi San Jose dự đám cưới con trai duy nhất của Tô Ngọc - không có vợ mà có người đưa con bắt nuôi vì anh là tác giả, mới vui - không phải vợ cưới sau này ở Sacramento, bà vợ này từ Đức sang. Con anh Tô Ngọc lấy vợ và về sống với vợ ở miền Đông Nam nước Mỹ nên gia đình anh Tô Ngọc lúc bấy giờ chỉ còn bà cụ thân sinh với anh, hai mẹ con sống ở đâu di chuyển cũng gọn và dễ dàng.

Tôi bàn với Tô Ngọc, người ta ở Việt Nam không biết báo bổ là gì, không có kinh nghiệm làm báo viết báo mà người ta cứ làm đại mà lại thành công về mặt thu nhập lợi nhuận. Còn hai anh em mình, từng làm báo ở Sài Gòn nay qua định cư ở Mỹ diện HO, Tô Ngọc ở San Jose, tôi định cư ở Sacramento (1993). Tôi mới rủ ren anh bỏ San Jose về Sacramento cùng tôi làm báo vì tôi vừa bán sách có tiền đủ mua xe khác chở thêm báo, các thứ cần thiết cho nghề làm báo cắt dán...

Tôi cũng có làm quen với nghề báo, sáng sớm đi bỏ nhựt báo Mỹ có tiền độ nhựt và tôi còn chở mướn báo mang từ nhà in ở San Jose về Sacramento cho ba tờ tuần báo và sau đó, khoảng năm 1996, tôi được một người bạn bàn giao lại cho tôi làm đại diện cho tuần báo Sài Gòn Nhỏ của bà Hoàng Dược Thảo và các công việc khác của tôi "vũ như cẩn" vẫn tiếp tục. 

Lúc bấy giờ, tôi mới trở lại nghề viết báo, chuyên viết tin địa phương cho tuần báo Sài Gòn Nhỏ và tình cờ tôi gặp anh chủ bút Saigon Post phát hành ở Westminster - Đặng Nguyên Phả (cựu Trung Tá Pháo Binh) mà trước khi gặp anh (khoảng năm 1998?), tôi có gởi vài bài viết về văn hoá ẩm thực miệt vườn của miền Tây, anh Phả nói viết thể loại này, độc giả thích. Anh Phả nói tôi viết hàng tuần, anh sẽ gởi tôi tiền nhuận bút và bài toà soạn đánh máy sẽ giữ lại trong computer sẽ giúp tôi nếu muốn in thành sách, lúc bấy giờ tôi chỉ viết tay, không biết đánh máy. Mãi cho đến ngày tôi tự đóng cửa Tiếng Vang - 2007, tôi có nhiều thì giờ rổi rảnh, tôi mới tập đánh máy cho mãi tới bây giờ, tôi chỉ biết đánh máy có hai ngón tay mà cũng viết sách mỗi cuốn từ bốn năm trăm trang mới ghê.

Tôi làm báo viết cho báo nhà mỗi số trung bình cũng chừng bốn bài, bốn đề tài khác nhau đều phải mướn đánh máy rồi đưa sang bạn Tô Ngọc layout nên tôi tốn tiền mướn đánh máy rất nhiều.

Nhờ tôi viết cho tờ báo Sài Gòn Post mấy chục số liền khi chưa có tờ báo riêng. Tôi xin anh Phả gởi cho tôi xin những bài tôi viết trên Saigon Post. Nhờ vậy, tôi in thành sách CHUYỆN ĐỒNG QUÊ, tiền in 1,000 cuốn, khoảng trên ba ngàn, tôi bán sách lời hơn mười ngàn, có tiền mua xe tải nhỏ (second hand, còn rất tốt mới chạy chừng 20,000 miles) mua được hai computer, máy in, tôi đưa anh Tô Ngọc một computer và máy in khi chúng tôi khởi sự làm báo. Nói thật nhờ tiền bán sách, tôi có đủ tiền mua máy in, computer, văn phòng phẩm và dùng phòng ngủ của tôi vừa là chỗ ngủ vừa là chỗ làm việc - toà soạn Tiếng Vang đặt tại tư dinh của một nhà báo bé mà tư dinh làm toà soạn lại cũng bé tí tẹo nữa.


Tại Sacramento, có ba nhà báo kỳ cựu trước năm 1975, cùng tuổi, cùng diện di dân diện HO. Bạn Tô Ngọc, bạn Nhật Thịnh và tôi (Nhật Thịnh cũng từ San Jose đổi vùng lên định cư tại Sacramento chủ trương tuần báo Đất Đứng, anh mất, con trai trưởng nối nghiệp bố tiếp tục phát hành Đất Đứng hiện nay) cùng sống ở Sacramento, cùng tuổi, cùng nghiệp làm báo viết báo nên chúng tôi rất thân nhau và có một thời gian dài hai bạn tôi kình chống cũng khá quyết liệt, nay về thế giới khác. Tôi nghe nói (trong giấc mơ) hai anh bắt tay nhau chung sống hoà bình, còn rủ nhau cùng làm báo ở cõi trên cho thêm phần vui vẻ hoà hợp hoà giải. 

Hai bạn tôi đã vội cất bước ra đi, Tô Ngọc đi trước, Nhật Thịnh nối gót theo sau cũng gần hai năm, có lẽ hai ông tuổi Ất Hợi - con heo, đang làm báo cho Nam Tào Bắc Đẩu đang uống bia ôm mà đọc báo và đang gật đầu khen, coi bộ cũng vui đáo để.

Còn ông nhà báo cũng tuổi con lợn xề thứ ba lại thích ăn thịt heo quay còn bám trụ cõi ta bà ô trượt này còn muốn xực thêm thịt "hiu quay" thật nhiều "dài lâu - đậm sâu" nữa mới chịu zulu cải cách - di chuyển về Vùng V Chiến Thuật. 

Xin chào hai bạn già, đừng rủ dụ tôi làm báo ở cõi trên nghen, vắng tôi, thịt heo quay ở các siêu thị vùng Sacramento sẽ bị ế dài dài!!! 

Sacramento, ngày lập đông 2022

Anh Phương Trần Văn Ngà ( HNPD )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

TÌNH ĐỒNG NGHIỆP - ANH PHƯƠNG TRẦN VĂN NGÀ

xxx

TÌNH ĐỒNG NGHIỆP 

                                                       ANH PHƯƠNG TRẦN VĂN NGÀ                                                                                    

Để tưởng nhớ đến một người bạn - anh Tô Ngọc, vừa là đồng tuế, đồng nghiệp cùng đồng hành với tôi qua từ chặn đường làm báo cắt dán, mỗi tháng ra hai số tại Thủ Phủ Sacramento-California từ năm 2007 trở về trước, năm 1999 - Anh Tô Ngọc đã ra đi tại Thủ phủ Sacramento cách đây ba năm - 10.12.2019. A picture containing person, person, wearing, suit

Description automatically generated

Nhà báo nhà văn Tô Ngọc là một ký giả kỳ cựu sống chết với nghề làm báo, viết báo, đó là kế sinh nhai của anh từ trước năm 1975. 

Tôi viết báo chỉ là nghề tay trái, còn tay phải, tôi bóp cò súng ở chiến trường, nhưng, tôi may mắn được chọn làm nghề đánh giặc miệng, phục vụ trong nghề phát thanh trên đài phát thanh Ba Xuyên, một nghề bà con họ hàng với nghề báo là nghề không nói láo mà chỉ có tuyên truyền phe ta thắng phe địch mà thôi. 

Cái nghề phát thanh, làm báo, viết báo của tôi mạnh nhứt cũng chuyên nghiệp nhứt là khi tôi phục vụ trong Khối Chiến Tranh Chánh Trị thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV & Vùng IV Chiến Thuật ở Cần Thơ với hai vị trí là Trưởng Ban Phát Thanh Tiếng Nói Vùng IV Chiến Thuật và Trưởng Ban Thông Tin Báo Chí Quân Đoàn IV kiêm Tổng Tổng Ký Toà Soạn Chiến Sĩ Miền Tây (nguyệt san) trên sáu năm. Trong thời gian này, tôi theo học khoá sĩ quan Thông Tin Báo Chí đầu tiên trong Quân Đội, năm 1965 (chỉ có thêm một khoá 2) mà Trung Tướng Nguyễn Khánh lúc bấy giờ là Thủ Tướng Chánh Phủ tuyên bố vung vít trong một buổi thị sát mặt trận hay lễ lạc gì đó, nói  rằng mỗi nhà báo (mổi cây viết) là một sư đoàn tác chiến, nghĩa là Tướng Khánh đề cao người cầm bút, cũng là một điều hay kích thích thêm sĩ khí của các nhà cầm bút chân chính phục vụ quốc gia. Thời bấy giờ, ở Việt Nam chưa có trường dạy về nghề báo. Sau đó, Viện Đại Học Vạn Hạnh có mở phân khoa dạy về báo chí cấp cho sinh viên theo học văn bằng Cử Nhân Báo Chí. Cái nghề dễ mà khó, ở Việt Nam, có mấy ai có theo học một khoá viết báo làm báo mà vẫn ăn nên làm ra có xe ô tô, có nhà, nuôi cả gia đình với đồng lương của nghề báo. Nói thiệt, ở Việt Nam nghề báo  chỉ có kinh nghiệm và xông xáo mà không cần có bằng cấp cao về báo chí hay các văn bằng khác...Nếu có thêm bằng văn hoá cao cử nhân, tiến sĩ chỉ giúp thêm về mặt lý luận, chuyên ngành về bình luận thời cuộc. 


Khi thuyên chuyển về Tổng Cục Chiến Chánh Trị - Sài Gòn, tôi vẫn còn ám số chuyên nghiệp sĩ quan thông tin báo chí 470.0, vẫn còn phục vụ trong lãnh vực thông tin trong thành phần thừa hành phụ trách họp báo phổ biến tin tức chiến sự khắp bốn Vùng Chiến Thuật hàng ngày tại Trung Tâm Quốc Gia Báo Chí mỗi ngày hai lần sáng và chiều từ năm 1970 đến năm 1973, sau đó tôi được thuyên chuyển về Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô cho đến ngày mất nước 30.4.1975. 

Thời bấy giờ, văn phòng của Nghiệp Đoàn Ký Giả Việt Nam cũng nằm trong binh đinh của Trung Tâm Quốc Gia Báo Chí (15 Đại lộ Lê Lợi - chưa dời về đường Tự Do, cũng gần đó), tôi xin gia nhập vào Nghiệp Đoàn Ký Giả Việt Nam do nhà báo Thanh Thương Hoàng (1930 - hiện ở San Jose) làm Chủ Tịch, nhà báo Tô Ngọc làm Thủ Quỹ, nhà báo Hồng Dương (có một thời gian là chồng của ca sĩ Lệ Thu, cả hai đều qua đời ở Nam Cali) làm Tổng Thư Ký. Hết nhiệm kỳ, bầu cử lại, nhà báo Thái Dương (Nguyễn Văn Mau) nắm chức Chủ Tịch, Tô Ngọc giữ chức Tổng Thư Ký, nhà thơ Trần Việt Hoài và nhà báo Lê Tất Tiên làm Phó Chủ Tịch. Nhà báo Thái Dương vốn là đàn anh của tôi (sanh năm 1928 tại Vĩnh Long) cùng có chân trong Nghiệp Đoàn Ký Giả Nam Việt và chủ tịch là nhà báo kỳ cựu Nguyễn Kiên Giang (tên thật là Lý Thanh Cần, không phải Kiên Giang Hà Huy Hà là một nhà thơ - soạn giả tuồng cải lương nổi tiếng Áo Cưới Trước Cổng Chùa, cũng ở trong Nghiệp Đoàn Ký Giả Nam Việt). 

Tôi rất  thân với anh Thái Dương từ lò nhựt báo Cấp Tiến của ông Chủ Nhiệm Võ Văn Ứng (Bầu Ứng) mà anh Thái Dương là Tổng Thơ Ký Toà Soạn và tôi cũng là thành viên hội Lion Nam Đô do ông Bầu Ứng làm Chủ Tịch, có văn phòng tại nhà hàng khách sạn Nam Đô cũng do ông Bầu Ứng làm chủ. (H: chân dung nhà báo Tô Ngọc) 

Trước phong trào di cư trốn chạy cộng sản ở miền Bắc vào Nam sau hiệp định Genève 20.7.1954, một số đông nhà báo gốc di cư không vào nghiệp đoàn ký giả của miền Nam đã có từ trước trên 10 - 20 năm, lại xin thành lập một Nghiệp Đoàn Ký Giả mới lấy tên là Nghiệp Đoàn Ký Giả Việt Nam (trên danh xưng rất oai, bao trùm cả nước). Ký Giả Thanh Thương Hoàng hình như là vị Chủ Tịch thứ hai (3?) mà trước đó có vị Chủ Tịch sáng lập. Đến khi ký giả Thái Dương, gốc miền Nam chân chính, đắc cử Chủ Tịch Nghiệp Đoàn Ký Giả Việt Nam (do ký giả gốc Bắc di cư sáng lập) là một sự san bằng tốt đẹp không còn có hơi hám kỳ thị Nam Bắc. 

Trước đó, dưới thời ký giả Thanh Thương Hoàng giữ chức Chủ Tịch, tôi có hỏi với nhiều đồng nghiệp viết báo, tôi đã là thành viên của nghiệp đoàn Ký Giả Nam Việt, có xin vào nghiệp đoàn ký giả Việt Nam được không? Mọi người và kể ông Chủ Tịch Thanh Thương Hoàng cho biết, một nhà báo gia nhập hai nghiệp đoàn ký giả cũng tự do thoải mái. 

Tôi quen biết với ký giả Tô Ngọc cũng trong thời gian mới gia nhập Nghiệp Đoàn Ký Giả Việt Nam - 1970.

Với các ký giả chuyên nghiệp sống với nghề làm báo, viết báo như Thái Dương, Thanh Thương Hoàng, Tô Ngọc và bên Nghiệp Đoàn Ký Giả Nam Việt, tôi quen thân với rất nhiều ký giả trong đó có "anh Hai Nguyễn Kiên Giang" Chủ tịch, nhà thơ Kiên Giang, chủ nhiệm nhựt báo Miền Tây An Khê Nguyễn Bính Thinh, Tyca, Cao Trần, Nguyễn Ngọc Mẫn, Mai Thế Yên, Nguyễn Thiếu Nhẫn...

Trong trại tù cải tạo K1 ở Tân Lập Vĩnh Phú, tôi gặp anh hai Nguyễn Kiên Giang khi có chừng hơn mười người tù mới chuyển trại cùng ở chung

(H: Kỹ niệm 3 năm ra báo Tiếng Vang, có Thiếu Tướng Lê Minh Đảo tham dự - từ trái: nhà báo Tô Ngọc - Thiếu Tướng Lê Minh Đảo - nhà văn nhà báo Thanh Thương Hoàng - nhà báo Anh Phương TVN)

một lán với chúng tôi lại có ông anh Nguyễn Kiên Giang, gặp tôi anh chào hỏi chúc sức khoẻ, không dám nói gì thêm, khoảng năm 1979, 1980. Tôi hỏi nhỏ, anh Hai nói rất khẻ với tôi là anh bị bắt sau chúng tôi với tội danh là chủ tịch đảng phái - Phong Trào Phục Hưng Miền Nam và anh cũng đang giữ chức vụ Hội Trưởng trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký. Anh Hai cũng lớn tuổi hơn tôi có thể trên dưới một giáp, anh được thả về sau năm 1980. 


Đầu năm 1985, tôi vừa được thả ra khỏi trại tù, có ám số chuyên nghiệp là "nội trợ" lo cơm nước hàng ngày. Tôi đang đạp xe cà tàng từ chợ An Đông về nhà Cầu Chữ Y để lo việc nấu cơm lau quét nhà thay vợ đi bán chợ trời kiếm sống ở khu chợ An Đông. Còn bốn đứa con đều còn nhỏ, có đứa còn đang học tiểu học, hai con lớn đã vào trung học, đang đạp xe chạy ngang qua một tiệm bán hủ tíu Mỹ Tho trên đường Hùng Vương, rất đông khách. Tôi nghe có ai gọi tên tôi hai ba lần, lúc đó, tôi đạp xe chậm không dám đạp nhanh sợ trật con chó nên nghe tiếng gọi rất rõ. Tôi thấy có cả tay ngoắt và có tiếng phụ nữ gọi chú N rất lớn, tiếng của chị hai Nguyễn Kiên Giang. Tôi dừng xe lại, anh Hai đi nhanh lại nắm tay tôi và nói: "mầy về hồi nào, vào ăn hủ tíu Mỹ Tho với vợ chồng tao và vài người bạn". 

Thú thật, tôi rất có mặc cảm không dám nhìn cảnh nhà hàng có khách ăn uống vì thân phận tù cải tạo mới ra, quá nghèo và cũng còn sợ ai gọi tên mình rủi công an gọi thì càng khổ. Khi tôi đi ngang qua các nhà hàng, quán ăn đông khách, tôi thường cúi mặt xuống hay đạp xe qua nhanh để tránh cảnh người ta ăn ngon mặc đẹp còn thân phận mình lại quá hẩm hui buồn tủi, cùi bơ cùi bắp. Món ăn chính của gia đình tôi lúc bấy giờ là rau muống luộc, rau muống xào là món ăn chủ lực hàng ngày. 

(H: Số báo Ra Mắt đầu tiên với chủ đề viết về nhà văn có thể nói là tài năng nhứt trong làng văn của Miền Nam - nhà văn Bình Nguyên Lộc, gia đình ông định cư ở Sacramento và ông qua đời cũng như chôn cất tại Thủ Phủ Sacramento - Tiếng Vang Số 2, chúng tôi viết về Đại Tướng Nguyễn Khánh, mỗi số báo đều có một chủ đề và tôi chuyên viết bài phông các chủ đề)


Ngày xưa, thời tôi đi dạy học khoảng trước sau năm 1960, "độc thân vui tính - chưa đi lính", tiền lương cũng khá nên có thể nói nhà hàng nào ở Sài Gòn có đăng báo quảng cáo ngày khai trương, thế nào tôi cũng lái lambretta mới cáu cạnh đến ăn vì tôi có tâm hồn ăn uống, nhiều người bạn tôi nói như vậy. 

Nay, đi ngang qua các tiệm ăn đông khách, mình cảm thấy không phải thời của mình vì mình sống lộn chỗ nên tôi không dám nhìn vào quán ăn, lầm lũi mà đi trong âm thầm buồn bã. 

Vào bàn ăn, chị hai Nguyễn Kiên Giang hỏi tôi, chú muốn ăn món gì cứ tự nhiên gọi. Tôi vội nói với chị Hai chị gọi cho em ăn gì thì em ăn cũng đều ngon hết. Anh Hai hỏi tôi về hồi nào, tôi nói mới về hơn một tuần. Tôi ăn hủ tíu với anh chị hai Nguyễn Kiên Giang, một bữa ăn hủ tíu ngon kỳ lạ vì gợi nhớ mang theo bao hương vị quê hương miền tây của chúng tôi. Tôi nhớ mãi suốt đời vì sau nhiều năm tôi ăn chay trường hay ăn sắn thay cơm ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa và Z30 D Hàm Tân nên nay ăn được hủ tíu ngon như từ địa ngục vụt bay lên thiên đàng. 

Hồi xưa, tôi thường đóng đô ăn sáng với vài anh em làm báo ở quán hủ tíu Mỹ Tho ở Ngã tư quốc tế - bán ngoài trời, chênh chếch đối diện với rạp ciné Đại Nam hay ăn hủ tíu Nam Vang Thanh Xuân, gần chùa Ấn Độ, Bộ Công Chánh hay tại nhà hàng Thanh Thế, gần chợ Bến Thành, với món suôn mà tôi rất mê, còn món phở thì ăn hà rằm, thường sau giờ họp báo. 

Nay, về lại Sài Gòn sau mười năm "biệt xứ", các món ngon của một thời vang bóng ở Hòn Ngọc Viễn Đông Sài Gòn, tôi chào thua, chỉ ăn cơm nguội chan nước mắm là nhứt đời rồi vì mười năm trong tù, tôi mãi ao ước, cầu nguyện được thả ra cứ ngày hai bữa hay ba bữa chỉ có một chén cơm trắng nóng hay nguội mà chan với nước mắm có thêm vài lát ớt cũng quá hạnh phúc rồi.

Chừng mấy tháng sau, cựu ký giả Mai Thế Yên (cùng làm việc chung với tôi ít nhứt cũng ba tờ báo Việt ngữ) rất thân, đạp xe đến chợ An Đông tìm tôi cho biết anh hai Nguyễn Kiên Giang vừa qua đời, quan tài được quàn tại chùa Linh Sơn đường Cô Bắc (hay Cô Giang?). Tôi có đến thắp nhang trước linh cửu anh và ngày tiễn anh đi chôn hay thiêu, tôi cũng có đến thắp hương ngậm ngùi thương tiếc tiễn anh đi về nước Niết Bàn không còn bị thù hận, kỳ thị giết cách này cách khác vì khác chế độ và là thành phần bị thua cuộc.

Tôi có ba trường hợp gặp lại anh hai Nguyễn Kiên Giang sau năm 1975, một lần trong trại tù ở K1 Tân Lập Vĩnh Phú, lần thứ hai sau trên dưới năm năm tại quán ăn hủ tíu Mỹ Tho đường Hùng Vương và lần thứ ba là lúc thân xác anh hai Nguyễn Kiên Giang nằm trong quan tài vọng tưởng lắng nghe kinh kệ xa lánh trần gian nhiều khổ luỵ này.

(H:  Số báo 15 với chủ đề Giòng Sông - Quê Hương - Người Việt Viễn Xứ. Cảnh vãi chài bắt cá của người dân Miền Tây, nhứt là vào mùa nước nổi)

Còn người bạn đồng tuế Tô Ngọc được thả ra tù sau tôi và vào tù cũng sau tôi vì anh không bị bắt tù với tội danh có nhiều nợ máu với nhân dân trong nguỵ quân nguỵ quyền. Tô Ngọc bị bắt vào tù với tội danh các văn nghệ sĩ, nhà báo phản động chống chế độ.

Lúc anh Tô Ngọc vừa ra tù, có ông anh Thái Dương từ Vĩnh Long lên Sài Gòn thăm bạn bè mới ra tù, anh đến thăm tôi tại nhà và cho biết bạn Tô Ngọc của chúng tôi cũng vừa được thả ra tù cách hai ngày, nhà ở trên làng ký giả, gần cầu xa lộ Biên Hoà. Tôi nói, anh em mình đạp xe lên thăm Tô Ngọc, tôi sẽ mời Tô Ngọc và hai anh em mình làm một chầu phở. Tôi cũng vừa hoàn thành công tác nấu cơm xong. Tôi cũng đã được vợ cho một số tiền dằn túi, nên bao hai anh ăn phở cũng khá dễ dàng, ăn phở xong phải có cà phê sữa đưa phở về dinh mới an toàn.

Bạn Tô Ngọc của tôi, sanh năm 1935 cùng năm với tôi, anh thường kể với bạn bè, anh nhớ hoài bữa ăn phở với tôi và anh Thái Dương do tôi đãi, cũng là bữa ăn đầu tiên sau ngày anh ra khỏi trại tù nên anh Tô Ngọc cứ nhắc giá trị của tô phở mới ra tù, cực kỳ ngon làm sao, nhớ đời. Giống như tôi, bà con họ hàng và bạn bè thân thích của tôi chẳng có ai đãi tôi một bữa ăn kỹ niệm khi tôi mới ra tù. 

Tôi nhớ mãi một bữa ăn do nhà văn nhà báo An Khê Nguyễn Bính Thinh, anh là chủ nhiệm chủ bút nhựt báo Miền Tây đãi tôi tại nhà anh, gần đối diện với hảng thuốc Bastos (hay Melia), khu bến xe Miền Tây cũ, với bốn món ngon đặc sản của miền Tây: Canh chua lươn bắp chuối hột, cá rô kho tộ, cá trê vàng chiên tươi và món gõi ngó sen tôm thịt. 

Tôi thấy vợ anh An Khê bưng các món ăn ra để trên bàn và chính anh An Khê là sếp cút vì nhà anh vừa là nhà ở vừa là quán ăn các món ngon của Miền Tây. Nay anh thu xếp, dẹp tiệm và bán lại vì cả gia đình anh sắp xuất cảnh sang Pháp (Hình như anh An Khê có song tịch Việt Pháp, bố anh là bác sĩ Y Khoa, thời thập niên 30 - 40 Miền Nam còn là thuộc địa của Pháp, những đại gia hay có quyền chức trong xã hội thường vô quốc tịch Pháp để dễ tiến thân...) và anh An Khê cũng đã mất trên cả chục năm tại Pháp. Trong bữa ăn, tôi thật tình khen anh, ngoài tài làm báo viết tiểu thuyết, thuộc bực kỳ tài, một ngày viết đến mười tiểu thuyết khác nhau (gọi là viết fueilleton) cho mười tờ báo mới đáng nễ phục. Anh An Khê Nguyễn Bính Thinh nguyên là Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Quân Đội Quốc Gia, bị bộ đội Việt Minh phục kích đoàn xe lửa chở quân di chuyển gần đèo An Khê năm xưa, anh bị cháy khắp thân thể chỉ còn cái quần lót, may có viện binh cứu tử, anh là một thương phế binh chỉ còn có một tay đánh máy, không viết tay được vì tay bị co rút lại và còn lái được ô tô đến các toà soạn nộp bài hàng ngày. Thế là một nhà văn đáng trân trọng, ngưỡng mộ - An Khê, một ngày anh viết hàng chục tiểu thuyết (Feuilleton) khác nhau, chỉ có người thứ hai, theo tôi biết, trong làng văn là nhà văn nổi tiếng Bình Nguyên Lộc cũng có một thời gian viết nhiều tiểu thuyết trong một ngày cho nhiều tờ báo. 

Bữa ăn chỉ có hai vợ chồng anh và tôi. Tôi nói với anh chị An Khê, tôi vốn là giám học Việt Ngữ một trường Tàu nổi tiếng ở Chợ Lớn nên tôi đã từng lê lết ăn uống thường xuyên các nhà hàng Tàu: Đồng Khánh, Soái Kình Lâm, Ngọc Lạn Đình, Đại La Thiên...mà các món ăn năm xưa đó thua xa các món ăn đặc sản của quê hương miền Tây mình.

(H: Theo Chân Binh Đoàn 692 tôi rất tâm đắc loạt phóng sự vui có tính thời sự này của những di dân tị nạn cộng sản, với tiền trợ cấp xã hội SSI thời điểm mỗi tháng lãnh $692 nay xấp xỉ $1,000, và đã in thành sách mới có một cuốn - dự định in đến ba cuốn - phát hành năm 2021)


Với tính hiếu kỳ, tôi học làm báo từ trước năm 1953 qua cách học làm báo từ xa - hàm thụ, Paris-Pháp quốc, qua thư. Hồi xưa gọi là học qua correspondent, ghi danh và đóng học phí cũng không nhiều. Sau có học giả Hồ Hữu Tường cũng có cách dạy làm báo, viết báo giảng bằng tiếng Việt cũng từ Pháp, là ông thầy đầu đời của tôi trong nghề học làm báo bằng Việt ngữ cũng qua thư và khi học giả Hồ Hữu Tường về Việt Nam, tôi có vài lần đến tận nhà thầy Tường khi thầy về nhà ở đường Nguyễn Trãi, ngang thành Omah (?) sau này thuộc Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia.

Thật tình tôi học làm báo cho biết vì tính tò mò của mình thời trai trẻ hiếu động chỉ có thế thôi. Tôi đâu có ngờ, cái nghề làm báo đó sau này vận vào cuộc đời của tôi, đặc biệt từ trong quân đội từ sau năm 1962 cho đến tận bây giờ, tôi vui sống với nghề làm báo và viết báo và lan qua lãnh vực viết văn.


Nhớ lại giữa năm 1999, tôi có đi San Jose dự đám cưới con trai duy nhất của Tô Ngọc - không có vợ mà có người đưa con bắt nuôi vì anh là tác giả, mới vui - không phải vợ cưới sau này ở Sacramento, bà vợ này từ Đức sang. Con anh Tô Ngọc lấy vợ và về sống với vợ ở miền Đông Nam nước Mỹ nên gia đình anh Tô Ngọc lúc bấy giờ chỉ còn bà cụ thân sinh với anh, hai mẹ con sống ở đâu di chuyển cũng gọn và dễ dàng.

Tôi bàn với Tô Ngọc, người ta ở Việt Nam không biết báo bổ là gì, không có kinh nghiệm làm báo viết báo mà người ta cứ làm đại mà lại thành công về mặt thu nhập lợi nhuận. Còn hai anh em mình, từng làm báo ở Sài Gòn nay qua định cư ở Mỹ diện HO, Tô Ngọc ở San Jose, tôi định cư ở Sacramento (1993). Tôi mới rủ ren anh bỏ San Jose về Sacramento cùng tôi làm báo vì tôi vừa bán sách có tiền đủ mua xe khác chở thêm báo, các thứ cần thiết cho nghề làm báo cắt dán...

Tôi cũng có làm quen với nghề báo, sáng sớm đi bỏ nhựt báo Mỹ có tiền độ nhựt và tôi còn chở mướn báo mang từ nhà in ở San Jose về Sacramento cho ba tờ tuần báo và sau đó, khoảng năm 1996, tôi được một người bạn bàn giao lại cho tôi làm đại diện cho tuần báo Sài Gòn Nhỏ của bà Hoàng Dược Thảo và các công việc khác của tôi "vũ như cẩn" vẫn tiếp tục. 

Lúc bấy giờ, tôi mới trở lại nghề viết báo, chuyên viết tin địa phương cho tuần báo Sài Gòn Nhỏ và tình cờ tôi gặp anh chủ bút Saigon Post phát hành ở Westminster - Đặng Nguyên Phả (cựu Trung Tá Pháo Binh) mà trước khi gặp anh (khoảng năm 1998?), tôi có gởi vài bài viết về văn hoá ẩm thực miệt vườn của miền Tây, anh Phả nói viết thể loại này, độc giả thích. Anh Phả nói tôi viết hàng tuần, anh sẽ gởi tôi tiền nhuận bút và bài toà soạn đánh máy sẽ giữ lại trong computer sẽ giúp tôi nếu muốn in thành sách, lúc bấy giờ tôi chỉ viết tay, không biết đánh máy. Mãi cho đến ngày tôi tự đóng cửa Tiếng Vang - 2007, tôi có nhiều thì giờ rổi rảnh, tôi mới tập đánh máy cho mãi tới bây giờ, tôi chỉ biết đánh máy có hai ngón tay mà cũng viết sách mỗi cuốn từ bốn năm trăm trang mới ghê.

Tôi làm báo viết cho báo nhà mỗi số trung bình cũng chừng bốn bài, bốn đề tài khác nhau đều phải mướn đánh máy rồi đưa sang bạn Tô Ngọc layout nên tôi tốn tiền mướn đánh máy rất nhiều.

Nhờ tôi viết cho tờ báo Sài Gòn Post mấy chục số liền khi chưa có tờ báo riêng. Tôi xin anh Phả gởi cho tôi xin những bài tôi viết trên Saigon Post. Nhờ vậy, tôi in thành sách CHUYỆN ĐỒNG QUÊ, tiền in 1,000 cuốn, khoảng trên ba ngàn, tôi bán sách lời hơn mười ngàn, có tiền mua xe tải nhỏ (second hand, còn rất tốt mới chạy chừng 20,000 miles) mua được hai computer, máy in, tôi đưa anh Tô Ngọc một computer và máy in khi chúng tôi khởi sự làm báo. Nói thật nhờ tiền bán sách, tôi có đủ tiền mua máy in, computer, văn phòng phẩm và dùng phòng ngủ của tôi vừa là chỗ ngủ vừa là chỗ làm việc - toà soạn Tiếng Vang đặt tại tư dinh của một nhà báo bé mà tư dinh làm toà soạn lại cũng bé tí tẹo nữa.


Tại Sacramento, có ba nhà báo kỳ cựu trước năm 1975, cùng tuổi, cùng diện di dân diện HO. Bạn Tô Ngọc, bạn Nhật Thịnh và tôi (Nhật Thịnh cũng từ San Jose đổi vùng lên định cư tại Sacramento chủ trương tuần báo Đất Đứng, anh mất, con trai trưởng nối nghiệp bố tiếp tục phát hành Đất Đứng hiện nay) cùng sống ở Sacramento, cùng tuổi, cùng nghiệp làm báo viết báo nên chúng tôi rất thân nhau và có một thời gian dài hai bạn tôi kình chống cũng khá quyết liệt, nay về thế giới khác. Tôi nghe nói (trong giấc mơ) hai anh bắt tay nhau chung sống hoà bình, còn rủ nhau cùng làm báo ở cõi trên cho thêm phần vui vẻ hoà hợp hoà giải. 

Hai bạn tôi đã vội cất bước ra đi, Tô Ngọc đi trước, Nhật Thịnh nối gót theo sau cũng gần hai năm, có lẽ hai ông tuổi Ất Hợi - con heo, đang làm báo cho Nam Tào Bắc Đẩu đang uống bia ôm mà đọc báo và đang gật đầu khen, coi bộ cũng vui đáo để.

Còn ông nhà báo cũng tuổi con lợn xề thứ ba lại thích ăn thịt heo quay còn bám trụ cõi ta bà ô trượt này còn muốn xực thêm thịt "hiu quay" thật nhiều "dài lâu - đậm sâu" nữa mới chịu zulu cải cách - di chuyển về Vùng V Chiến Thuật. 

Xin chào hai bạn già, đừng rủ dụ tôi làm báo ở cõi trên nghen, vắng tôi, thịt heo quay ở các siêu thị vùng Sacramento sẽ bị ế dài dài!!! 

Sacramento, ngày lập đông 2022

Anh Phương Trần Văn Ngà ( HNPD )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm