Nhân Vật
TÌNH SỬ CỦA HOÀNG THI THƠ VÀ LAM PHƯƠNG
Trong đời sống âm nhạc trước 1975, có nhiều mối tình nghệ sĩ mà câu chuyện của nó cũng ly kỳ và ngang trái không khác gì nội dung các bài hát thời đó, trong đó phải kể đến mối quan hệ giữa Hoàng Thi Thơ và Lam Phương và nữ ca sĩ Thúy Nga.
Trong đời sống âm nhạc trước 1975, có nhiều mối tình nghệ sĩ mà câu chuyện của nó cũng ly kỳ và ngang trái không khác gì nội dung các bài hát thời đó, trong đó phải kể đến mối quan hệ giữa Hoàng Thi Thơ và Lam Phương và nữ ca sĩ Thúy Nga.
Nói về tài năng thì chưa có ai đặt Lam Phương và Hoàng Thi Thi lên bàn cân để đo đếm, nhưng nói về sự đào hoa thì Hoàng Thi Thơ có thể chấp Lam Phương cả 2 tay.
Trong khi rất thành công về mặt thương mại với nhiều bài hát được nhiều thế hệ khán giả yêu thích thì nhạc sĩ Lam Phương lại luôn được xem là nhạc sĩ bất hạnh nhất trong tình yêu.
Cho đến cuối đời Lam Phương vẫn sống trong cô đơn và “sớm mai thức giấc nhìn quanh một mình” cho dù nét nhạc của ông thuộc loại tài hoa bậc nhất.
Những sáng tác của Lam Phương đa số có đề tài về tình yêu tan vỡ, cả khi ở trong nước lẫn ra hải ngoại. Đó là các bài
- Cỏ Úa (Bão tố triền miên ngày em về nhà đó, buồn hắt buồn hiu ngõ đêm sầu cô liêu),
- Tình Nghĩa Đôi Ta Chỉ Thế Thôi (Thôi là hết, chia ly từ đây, người phương trời kẻ sống bơ vơ),
- Biết Đến Bao Giờ (Đời là vạn ngày sầu biết tìm nơi chốn nào, ta quen nhau bao lâu nhưng tình đã có gì đâu),
- Như Giấc Chiêm Bao (Em ơi còn những gì, ngoài một đời chia ly)…
Cũng có 1 thời gian ông tràn trề hạnh phúc khi cưới vợ lần 1 với nữ ca sĩ, kịch sĩ Túy Hồng và cho ra đời nhiều bài lạc quan tin yêu như Ngày Hạnh Phúc, Em Là Tất Cả,
hoặc lần cưới người vợ thứ 2 ở hải ngoại để cho ra đời các tác phẩm Bài Tango Cho Em, Tình Đẹp Như Mơ, Mùa Thu Yêu Đương…
Tuy nhiên rốt cuộc cả 2 mối tình đều tan vỡ, âm nhạc của ông lại nhuộm 1 màu đau thương như trong
- Một Đời Tan Vỡ (Tình một đời tình mang lừa dối. Còn tình một đêm sóng vỗ ra đi), hoặc
- Lầm (Anh đã lầm đưa em sang đây) và
- Một Mình (Sớm mai thức giấc nhìn quanh một mình).
Trong các mối tình không thành của Lam Phương, có tình yêu đơn phương dành cho nữ ca sĩ tài sắc Thúy Nga (không phải Thúy Nga Paris).
Tới năm 1955, khi mới 17 tuổi, Lam Phương đã trở nên nổi tiếng với loạt bài ăn khách là Kiếp Nghèo, Chuyến Đò Vĩ Tuyến, Trăng Thanh Bình.
Còn Thúy Nga lúc đó đã 18 tuổi với chất giọng Alto đã chinh phục được hầu hết trai Saigon khi đó, và được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đem lòng yêu mến, ông đã trở thành 1 người thầy, người anh dẫn dắt trong con đường âm nhạc và cũng là người tình đầu tiên của Thúy Nga.
Đến năm 1957, khi Thúy Nga chính thức là vợ Hoàng Thi Thơ, Lam Phương khi ấy đang hành quân ở vùng thôn vắng nghe được tin đã vô cùng đau đớn và viết bài hát cuối cùng tặng người trong mộng:
Một chiều hành quân qua thôn xưa lúc nắng xuân chưa nhạt màu,
Chạnh lòng tìm người em gái cũ : Em tôi đã đi phương nào ?
Nghẹn ngào nhìn qua hàng tre xanh ngắm bóng chim đua trên cành,
Giờ tìm đâu hình bóng cũ : Em ơi em về đâu ? (Chiều Hành Quân)
Để đáp lễ, Hoàng Thi Thơ đã viết bài :
Ai cấm được tình yêu / Ai ép lòng cô liêu / Khi lòng còn say nước non tình tứ… / Tha thiết tình người ơi / Ao ước tình tình vơi / Mong tình còn mãi / Đến hơi tàn cuối / Tha thiết tình người ơi / Ao ước tình tình vơi / Mong tình còn mãi thiết tha trong đời. (Yêu Mãi Còn Yêu)
Trong khi Lam Phương đau khổ vì người yêu đi lấy chồng, thì ở bên kia chiến tuyến tại Hà Nội, khi nghe lén trên Đài phát thanh Sài Gòn về thông tin nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ cưới ca sĩ Thuý Nga thì cô ca sĩ nhạc đỏ Tân Nhân đã xỉu lên, xỉu xuống và bỏ ăn mấy ngày vì đau khổ.
Cô Tân Nhân và Hoàng Thi Thơ có cùng quê ở Quảng Trị, học cùng trường, sau này cùng đi theo kháng chiến.
Cô Tân Nhân theo kháng chiến từ lúc mới 16 tuổi, theo đoàn văn công Bình Trị Thiên.
Năm 1949 trong 1 lần bị Pháp càn, đơn vị tan tác, các thành viên đoàn chạy vào rừng sâu thoát và mất liên lạc…
Tin đồn về trận càn Phong Lai dù được cải chính của Việt Minh nhưng vẫn lan truyền về đất Nghệ Tĩnh.
Tin cô Tân Nhân bị giết làm bàng hoàng thầy trò ngôi trường nổi tiếng một thời cô theo học.
Trường Huỳnh Thúc Kháng đã làm lễ tưởng niệm cô học trò Tân Nhân. Người bạn học cùng quê trước đó là Hoàng Thi Thơ – lúc này đang công tác ở Nghệ An – nghe tin như tan nát cả cõi lòng. Anh đã thể hiện nỗi nhớ thương Tân Nhân bằng bài hát Xuân chết trong lòng tôi:
Xuân ơi Xuân / Chim xa đàn / Xuân ơi Xuân / Ngờ đâu Xuân chết trong lòng tôi / Trong tiếng đàn… / Ôi chim xa cành / Bướm lìa hoa / Trùng phùng xa lắm…
Khi trở về và nghe được bài hát này, cô Tân Nhân đã rất xúc động.
Nỗi thương nhớ dành cho người (ngỡ) đã chết của Hoàng Thi Thơ đã làm động lòng cô nữ sinh. Cô lại lên đường ra Nghệ An và gặp lại Hoàng Thi Thơ lúc đó cũng đang tìm cô, rồi bắt đầu một tình sử đẫm nước mắt.
Hoàng Thi Thơ một lần về công tác và thăm quê nhà đã bị Pháp bắt giam 1 thời gian và ở lại luôn miền Nam sau hiệp định Geneve 1954 chia cắt đất nước.
Chàng đã bỏ lại cô Tân Nhân với đứa con trong bụng và vào Sài thành.
Cô Tân Nhân ôm hận, nén nhớ thương về lại Bắc, tự nguyện dấn thân cho kháng chiến và trở thành 1 ca sĩ huyền thoại của nhạc đỏ với bài Xa Khơi của Nguyễn Tài Tuệ.
Bài hát nói về nỗi nhớ thương của người con gái đất Bắc đối với người trai nơi miền Nam. Bài hát hợp cả với chất giọng lẫn hoàn cảnh nên Tân Nhân trình bày đạt cảm xúc cao độ:
Nắng tỏa chiều nay / Thuyền về mái động chiều nay / Nhìn phương Nam con nước vơi đầy thương nhớ / Nhớ thương anh ơi (Xa Khơi)
Đứa con kết quả của mối tình lãng mạn ấy sống cùng mẹ trên đất Bắc với hai nỗi đau riêng là không được biết mặt cha và chịu một lý lịch có cha là nhạc sĩ dưới chế độ Sài Gòn…
Đứa con lúc đầu lấy họ mẹ, mang tên Trương Nguyên Việt, sau đó lấy tên khác là
Lê Khánh Hoài với họ của người cha kế. Ngoài ra còn có bút danh Triệu Phong (là quê quán của Hoàng Thi Thơ) khi viết báo.
Nói thêm về Hoàng Thi Thơ, cả 2 lần đất nước biến động, ông đều di cư không chủ đích.
1- Lần đầu năm 1954 khi ông được phân công công tác ở quê nhà rồi bị Pháp bắt và kẹt lại luôn khi đất nước chia đôi.
2- Lần 2 năm 1975 thì khi đó ông đang cùng đoàn nghệ sĩ Việt Nam lưu diễn ở Nhật vào tháng 4. Sau đó thì đoàn tụ lại với vợ con tại Hoa Kỳ. Cuộc đời Hoàng Thi Thơ dù trải qua nhiều biến cố nhưng ông vẫn được toại nguyện của mình khi “tình còn mãi đến hơi tàn cuối” năm 2001.
Còn Lam Phương đến gần cuối đời vẫn đang còn ôm nhiều mối tình tan vỡ trong cô độc.
(theo Trương Văn)
Phục Lê chuyển
(theo Trương Văn)
Phục Lê chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
TÌNH SỬ CỦA HOÀNG THI THƠ VÀ LAM PHƯƠNG
Trong đời sống âm nhạc trước 1975, có nhiều mối tình nghệ sĩ mà câu chuyện của nó cũng ly kỳ và ngang trái không khác gì nội dung các bài hát thời đó, trong đó phải kể đến mối quan hệ giữa Hoàng Thi Thơ và Lam Phương và nữ ca sĩ Thúy Nga.
Trong đời sống âm nhạc trước 1975, có nhiều mối tình nghệ sĩ mà câu chuyện của nó cũng ly kỳ và ngang trái không khác gì nội dung các bài hát thời đó, trong đó phải kể đến mối quan hệ giữa Hoàng Thi Thơ và Lam Phương và nữ ca sĩ Thúy Nga.
Nói về tài năng thì chưa có ai đặt Lam Phương và Hoàng Thi Thi lên bàn cân để đo đếm, nhưng nói về sự đào hoa thì Hoàng Thi Thơ có thể chấp Lam Phương cả 2 tay.
Trong khi rất thành công về mặt thương mại với nhiều bài hát được nhiều thế hệ khán giả yêu thích thì nhạc sĩ Lam Phương lại luôn được xem là nhạc sĩ bất hạnh nhất trong tình yêu.
Cho đến cuối đời Lam Phương vẫn sống trong cô đơn và “sớm mai thức giấc nhìn quanh một mình” cho dù nét nhạc của ông thuộc loại tài hoa bậc nhất.
Những sáng tác của Lam Phương đa số có đề tài về tình yêu tan vỡ, cả khi ở trong nước lẫn ra hải ngoại. Đó là các bài
- Cỏ Úa (Bão tố triền miên ngày em về nhà đó, buồn hắt buồn hiu ngõ đêm sầu cô liêu),
- Tình Nghĩa Đôi Ta Chỉ Thế Thôi (Thôi là hết, chia ly từ đây, người phương trời kẻ sống bơ vơ),
- Biết Đến Bao Giờ (Đời là vạn ngày sầu biết tìm nơi chốn nào, ta quen nhau bao lâu nhưng tình đã có gì đâu),
- Như Giấc Chiêm Bao (Em ơi còn những gì, ngoài một đời chia ly)…
Cũng có 1 thời gian ông tràn trề hạnh phúc khi cưới vợ lần 1 với nữ ca sĩ, kịch sĩ Túy Hồng và cho ra đời nhiều bài lạc quan tin yêu như Ngày Hạnh Phúc, Em Là Tất Cả,
hoặc lần cưới người vợ thứ 2 ở hải ngoại để cho ra đời các tác phẩm Bài Tango Cho Em, Tình Đẹp Như Mơ, Mùa Thu Yêu Đương…
Tuy nhiên rốt cuộc cả 2 mối tình đều tan vỡ, âm nhạc của ông lại nhuộm 1 màu đau thương như trong
- Một Đời Tan Vỡ (Tình một đời tình mang lừa dối. Còn tình một đêm sóng vỗ ra đi), hoặc
- Lầm (Anh đã lầm đưa em sang đây) và
- Một Mình (Sớm mai thức giấc nhìn quanh một mình).
Trong các mối tình không thành của Lam Phương, có tình yêu đơn phương dành cho nữ ca sĩ tài sắc Thúy Nga (không phải Thúy Nga Paris).
Tới năm 1955, khi mới 17 tuổi, Lam Phương đã trở nên nổi tiếng với loạt bài ăn khách là Kiếp Nghèo, Chuyến Đò Vĩ Tuyến, Trăng Thanh Bình.
Còn Thúy Nga lúc đó đã 18 tuổi với chất giọng Alto đã chinh phục được hầu hết trai Saigon khi đó, và được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đem lòng yêu mến, ông đã trở thành 1 người thầy, người anh dẫn dắt trong con đường âm nhạc và cũng là người tình đầu tiên của Thúy Nga.
Đến năm 1957, khi Thúy Nga chính thức là vợ Hoàng Thi Thơ, Lam Phương khi ấy đang hành quân ở vùng thôn vắng nghe được tin đã vô cùng đau đớn và viết bài hát cuối cùng tặng người trong mộng:
Một chiều hành quân qua thôn xưa lúc nắng xuân chưa nhạt màu,
Chạnh lòng tìm người em gái cũ : Em tôi đã đi phương nào ?
Nghẹn ngào nhìn qua hàng tre xanh ngắm bóng chim đua trên cành,
Giờ tìm đâu hình bóng cũ : Em ơi em về đâu ? (Chiều Hành Quân)
Để đáp lễ, Hoàng Thi Thơ đã viết bài :
Ai cấm được tình yêu / Ai ép lòng cô liêu / Khi lòng còn say nước non tình tứ… / Tha thiết tình người ơi / Ao ước tình tình vơi / Mong tình còn mãi / Đến hơi tàn cuối / Tha thiết tình người ơi / Ao ước tình tình vơi / Mong tình còn mãi thiết tha trong đời. (Yêu Mãi Còn Yêu)
Trong khi Lam Phương đau khổ vì người yêu đi lấy chồng, thì ở bên kia chiến tuyến tại Hà Nội, khi nghe lén trên Đài phát thanh Sài Gòn về thông tin nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ cưới ca sĩ Thuý Nga thì cô ca sĩ nhạc đỏ Tân Nhân đã xỉu lên, xỉu xuống và bỏ ăn mấy ngày vì đau khổ.
Cô Tân Nhân và Hoàng Thi Thơ có cùng quê ở Quảng Trị, học cùng trường, sau này cùng đi theo kháng chiến.
Cô Tân Nhân theo kháng chiến từ lúc mới 16 tuổi, theo đoàn văn công Bình Trị Thiên.
Năm 1949 trong 1 lần bị Pháp càn, đơn vị tan tác, các thành viên đoàn chạy vào rừng sâu thoát và mất liên lạc…
Tin đồn về trận càn Phong Lai dù được cải chính của Việt Minh nhưng vẫn lan truyền về đất Nghệ Tĩnh.
Tin cô Tân Nhân bị giết làm bàng hoàng thầy trò ngôi trường nổi tiếng một thời cô theo học.
Trường Huỳnh Thúc Kháng đã làm lễ tưởng niệm cô học trò Tân Nhân. Người bạn học cùng quê trước đó là Hoàng Thi Thơ – lúc này đang công tác ở Nghệ An – nghe tin như tan nát cả cõi lòng. Anh đã thể hiện nỗi nhớ thương Tân Nhân bằng bài hát Xuân chết trong lòng tôi:
Xuân ơi Xuân / Chim xa đàn / Xuân ơi Xuân / Ngờ đâu Xuân chết trong lòng tôi / Trong tiếng đàn… / Ôi chim xa cành / Bướm lìa hoa / Trùng phùng xa lắm…
Khi trở về và nghe được bài hát này, cô Tân Nhân đã rất xúc động.
Nỗi thương nhớ dành cho người (ngỡ) đã chết của Hoàng Thi Thơ đã làm động lòng cô nữ sinh. Cô lại lên đường ra Nghệ An và gặp lại Hoàng Thi Thơ lúc đó cũng đang tìm cô, rồi bắt đầu một tình sử đẫm nước mắt.
Hoàng Thi Thơ một lần về công tác và thăm quê nhà đã bị Pháp bắt giam 1 thời gian và ở lại luôn miền Nam sau hiệp định Geneve 1954 chia cắt đất nước.
Chàng đã bỏ lại cô Tân Nhân với đứa con trong bụng và vào Sài thành.
Cô Tân Nhân ôm hận, nén nhớ thương về lại Bắc, tự nguyện dấn thân cho kháng chiến và trở thành 1 ca sĩ huyền thoại của nhạc đỏ với bài Xa Khơi của Nguyễn Tài Tuệ.
Bài hát nói về nỗi nhớ thương của người con gái đất Bắc đối với người trai nơi miền Nam. Bài hát hợp cả với chất giọng lẫn hoàn cảnh nên Tân Nhân trình bày đạt cảm xúc cao độ:
Nắng tỏa chiều nay / Thuyền về mái động chiều nay / Nhìn phương Nam con nước vơi đầy thương nhớ / Nhớ thương anh ơi (Xa Khơi)
Đứa con kết quả của mối tình lãng mạn ấy sống cùng mẹ trên đất Bắc với hai nỗi đau riêng là không được biết mặt cha và chịu một lý lịch có cha là nhạc sĩ dưới chế độ Sài Gòn…
Đứa con lúc đầu lấy họ mẹ, mang tên Trương Nguyên Việt, sau đó lấy tên khác là
Lê Khánh Hoài với họ của người cha kế. Ngoài ra còn có bút danh Triệu Phong (là quê quán của Hoàng Thi Thơ) khi viết báo.
Nói thêm về Hoàng Thi Thơ, cả 2 lần đất nước biến động, ông đều di cư không chủ đích.
1- Lần đầu năm 1954 khi ông được phân công công tác ở quê nhà rồi bị Pháp bắt và kẹt lại luôn khi đất nước chia đôi.
2- Lần 2 năm 1975 thì khi đó ông đang cùng đoàn nghệ sĩ Việt Nam lưu diễn ở Nhật vào tháng 4. Sau đó thì đoàn tụ lại với vợ con tại Hoa Kỳ. Cuộc đời Hoàng Thi Thơ dù trải qua nhiều biến cố nhưng ông vẫn được toại nguyện của mình khi “tình còn mãi đến hơi tàn cuối” năm 2001.
Còn Lam Phương đến gần cuối đời vẫn đang còn ôm nhiều mối tình tan vỡ trong cô độc.
(theo Trương Văn)
Phục Lê chuyển
(theo Trương Văn)
Phục Lê chuyển