Mỗi Ngày Một Chuyện
TÌNH TRẠNG ĐÀI LOAN LÀ CHUYỆN VÔ LÝ CỦA ĐỊA CHÍNH TRỊ (Taiwan’s Status is a Geopolitical Absurdity) By Chris Horton
Đài Loan không được công nhận là một quốc gia bởi đồng minh quan trọng nhất của họ, nước Mỹ.
Ngô Việt Nguyên dịch
The Atlantic
July 09-2019.
Sau 9 năm xây dựng, hơn 400 nhà ngoại giao và nhân viên Mỹ đã dọn vào các văn phòng tại Đài Bắc, một khuôn viên trị giá 250 triệu đô la Mỹ được xây chìm vào một ngọn đồi xanh tốt và được bảo vệ bởi Thủy quân Lục chiến Mỹ. Các nhân viên sẽ cung cấp hỗ trợ lãnh sự cho các công dân Mỹ ở Đài Loan và giúp người Đài Loan xin visa để thăm Mỹ, như bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
Nhưng đây không phải là một đại sứ quán hay lãnh sự quán – ít ra chính thức thì không phải như vậy. Đây là Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan, cái tên thường làm người khác nghĩ rằng đây là một viện nghiên cứu chứ không phải là một phái bộ ngoại giao. Đây là kết quả của một thỏa hiệp địa chính trị, tuy không phải là vấn đề lớn nhất mà Đài Loan phải đối mặt, nhưng cũng đủ để phác họa tình cảnh trớ trêu mà hòn đảo này phải gánh chịu.
Đài Loan không được công nhận là một quốc gia bởi đồng minh quan trọng nhất của họ, nước Mỹ. Đài Loan phải đối diện với một mối đe dọa sống còn từ lãnh thổ mà họ tuyên bố chủ quyền, Trung Hoa đại lục. Chủ quyền của họ dần bị xóa nhòa bởi các công ty tìm cách duy trì khả năng tiếp cận thị trường Trung Cộng. Khi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Cộng gia tăng, và với việc Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn sẽ đến thăm Mỹ vào tuần này, việc hiểu rõ hoàn cảnh trớ trêu này của Đài Loan ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết.
Chính thức có 17 quốc gia công nhận chính quyền dân chủ của Đài Loan, nơi còn được gọi là Trung Hoa Dân Quốc, nhưng Liên Hiệp Quốc công nhận chính quyền Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa ở Bắc Kinh, tuy không bao giờ kiểm soát Đài Loan, là người đại diện cho hòn đảo. Điều này dẫn đến một trong những điều trớ trêu ảnh hưởng đến Đài Loan. Tuy 23 triệu người Đài Loan có thể đi khắp thế giới với passport Đài Loan, và passport in dòng chữ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) là một trong những passport nhiều quyền lực nhất thế giới, nhưng họ lại không thể vào tòa nhà Liên Hiệp Quốc. (Điều này bất chấp thực tế là vào năm 1942, Trung Hoa Dân quốc là một trong những nước đầu tiên ký Tuyên bố Liên Hiệp Quốc.) Tuy Washington không công nhận Trung Hoa Dân quốc, Đài Loan là đối tác thương mại lớn thứ 11 của Mỹ, là nền kinh tế lớn thứ 22 thế giới, và là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Thung lũng Silicon.
Mặc cho sự hiện diện quốc tế hạn chế, tầm quan trọng chiến lược của Đài Loan với Mỹ và một nước Trung Cộng ngày càng tự tin là rất lớn. Vị trí địa lý, nền kinh tế, và an ninh của hòn đảo tất cả đều mang tính thiết yếu đối với lợi ích của Mỹ, và nếu Đài Loan thành một phần của Trung Cộng, như Bắc Kinh xác định, thì Trung Cộng ngay lập tức sẽ trở thành một cường quốc khu vực Thái Bình Dương, nắm quyền kiểm soát một phần những công nghệ tiên tiến nhất thế giới, và có khả năng bóp nghẹt nguồn dầu thô cho Nhật và Hàn Quốc, những quân bài Trung Cộng có thể dùng để đòi Mỹ phải đóng cửa các căn cứ quân sự tại hai nước nói trên. Nhờ vậy, Bắc Kinh có thể đạt được mục đích đẩy Mỹ ra khỏi Châu Á. Không có gì bất ngờ khi Đài Loan là một trong số ít những vấn đề mà Quốc hội Mỹ có sự đồng thuận. Quốc hội Mỹ đã thường xuyên thông qua các đạo luật có lợi cho Đài Loan với mức ủng hộ tuyệt đối xuyên suốt nhiệm kỳ của Donald Trump.
Dù vậy, điều đó không xoa dịu nỗi lo của các quan chức đối với mối đe dọa đến từ Trung Cộng. Bắc Kinh có khoảng 1.600 hỏa tiễn đạn đạo nhắm vào hòn đảo, và họ ngày càng gia tăng sức ép buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải đề tên Đài Loan là một tỉnh của Trung Cộng. Mỹ là quốc gia duy nhất dù không công nhận Đài Loan nhưng đồng ý tiếp đón tổng thống và ngoại trưởng Đài Loan. Thực tế này hạn chế cách mà các chính trị gia Đài Loan có thể lên tiếng trên trường quốc tế.
“Chính quyền Đài Loan được bầu một cách dân chủ – chúng tôi có tổng thống, có quốc hội,” Ngoại trưởng Joseph Wu (Ngô Chiêu Nhiếp) nói một cách buồn rầu trong một cuộc họp báo với báo chí quốc tế đầu năm nay. Trong khoảng thời gian này, chính quyền Đài Loan đang tìm cách được tham gia Hội đồng Y tế Thế giới (Nhưng cuối cùng họ bị Trung Cộng ngăn chặn.) “Chúng tôi cấp visa, chúng tôi cấp passport,” ông nói, gần như là van xin. “Chúng tôi có quân đội và tiền tệ … Đài Loan tự tồn tại, Đài Loan không là một phần của bất kỳ một nước nào khác.”
Giờ chúng ta nên tìm hiểu thêm về bối cảnh của Đài Loan: Trung Hoa Dân quốc là chính quyền từng cai trị Trung Hoa dưới thời Quốc Dân Đảng Trung Hoa do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo. Tưởng là một đồng minh chủ chốt của Mỹ trong Thế chiến II, ông đã gây áp lực lên chuỗi cung ứng quân sự của Nhật trong khi ông dần rút quân về phía Tây Trung Hoa giai đoạn quân Đồng minh đang tập trung vào Châu Âu. Sau khi phe Đồng minh thắng Nhật năm 1945, Tokyo thực tế đã từ bỏ Đài Loan, nơi là thuộc địa của Nhật trong 50 năm. Tổng thống Harry Truman, với mong muốn đưa quân Mỹ về nước, sẵn lòng giao Đài Loan cho Tưởng.
Đối với Tưởng, việc “trao trả” Đài Loan cuối cùng trở thành một lối thoát vô giá. Cuộc cách mạng Cộng sản đẫm máu của Mao lật đổ chính quyền Tưởng, và họ rút về Đài Loan vào năm 1949, chỉ bốn năm sau khi họ bắt đầu cai quản Đài Loan như một tỉnh. Ngay khi đến Đài Loan, chế độ đảng trị Quốc Dân Đảng nói tiếng Quan thoại đã áp đặt bản sắc Trung Hoa theo cách họ nghĩ lên những người dân Đài Loan nói tiếng Nhật, một số ngôn ngữ địa phương của Trung Hoa, và một sự pha trộn đa dạng các ngôn ngữ Austronesia bản địa.
Ở Đài Bắc ngày nay, di sản của sự đồng hóa dưới tay Tưởng và con trai của ông là Tưởng Kinh Quốc có thể thấy khắp nơi. Khi tôi đi mua cà phê ở tiệm 7-Eleven ở đây, ngày tháng được viết trên hóa đơn không ghi năm 2019, mà là năm 108, vì Đài Loan đánh dấu năm từ khi Trung Hoa Dân quốc thành lập (năm 1911), lúc đó Đài Loan được thế giới bên ngoài biết đến với tên là Đài Loan thuộc Nhật (Japanese Formosa).
Đường sá, quận huyện, trường học, và các trường đại học ở khắp Đài Loan được đặt theo tên của Tưởng, thường với tên húy là Trung Chính. Nhiều con đường ở Đài Bắc được đặt tên theo các thành phố Trung Hoa, những thành phố mà một ngày nào đó Trung Hoa Dân quốc sẽ lấy lại từ tay những “kẻ cướp Cộng sản,” như cách chính quyền của Mao bị gọi trong thời Chiến tranh lạnh. (Điều đáng chú ý là không có con đường nào ở Trung Cộng được đặt tên theo Mao.)
Hiến pháp hiện tại của Trung Hoa Dân quốc vẫn tuyên bố rằng Đài Loan, Trung Hoa, Mông Cổ và toàn bộ Biển Đông là lãnh thổ của họ, phản ánh sự mong muốn của Tưởng về việc khôi phục sự kiểm soát những khu vực mà nhà Thanh cai trị hay tuyên bố chủ quyền trong thời kỳ hoàng kim của họ, trước khi chủ nghĩa thực dân châu Âu, Nhật và Mỹ bắt đầu xâm phạm. Di sản của sự ám ảnh muốn “chiếm lại Trung Hoa” của Tưởng cũng được phản ánh trong sự hiện diện quốc tế của Đài Loan. Năm 1971, ông rút Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc, ngay trước khi họ thua vòng bỏ phiếu vốn sẽ giao ghế Hội đồng Bảo an của Trung Hoa cho chính quyền Bắc Kinh. Nhiều năm trước đó, Mỹ đã thúc đẩy Tưởng một cách vô vọng về việc từ bỏ ghế Hội đồng Bảo an để đổi lấy một ghế Đại hội đồng cho Đài Loan, khi mà điều hoang đường về việc Trung Hoa Dân quốc là chính quyền hợp pháp duy nhất của toàn bộ Trung Hoa (và Đài Loan) bắt đầu bị đổ vỡ.
Sau khi Tưởng mất vào năm 1975, con trai ông vẫn duy trì ước vọng hão huyền rằng Trung Hoa Dân quốc sẽ vượt eo biển Đài Loan trong vinh quang để lấy lại đại lục. Vào năm 1981, chính quyền Tưởng Kinh Quốc từ chối đề nghị của Ủy ban Olympic Quốc tế về việc tham dự Olympic dưới tên gọi Đài Loan, khẳng định rằng họ chỉ tham gia dưới một cái tên có liên quan đến Trung Hoa, và cuối cùng chấp nhận sử dụng tên gọi mà các vận động viên Đài Loan vẫn dùng để tham dự đến ngày hôm nay: Đài Bắc Trung Hoa.
Hai năm trước đó, Jimmy Carter quyết định từ bỏ quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Bắc để công nhận Bắc Kinh, chấm dứt quá trình được bắt đầu vào năm 1972 bởi Richard Nixon và Henry Kissinger. Carter đã không thông báo với quốc hội, nơi các “Chiến binh Chiến tranh Lạnh” ủng hộ mạnh mẽ chính quyền độc tài của Tưởng chống Cộng ở bên kia eo biển – và vì thế, lúc đó không có một bộ máy nào để tiếp tục quan hệ với Đài Loan ở cấp độ phi chính thức.
Một tổ chức đóng vai trò chủ đạo bất ngờ, Phòng Thương mại Mỹ, đã nhảy vào giúp Quốc hội phác thảo một hướng đi cho quan hệ song phương trong tương lai, ủng hộ một bộ khung rõ ràng để nâng đỡ những khoản đầu tư khổng lồ của Mỹ vào Đài Loan, cũng như là một hệ thống để giúp Đài Loan có các phương tiện bảo vệ mình trước Trung Cộng. Từ đây, Đạo luật Quan hệ với Đài Loan (Taiwan Relations Act) ra đời, đạo luật được hàng chục quan chức Mỹ do cựu Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan dẫn đầu hân hoan kỷ niệm 40 năm ngày ra đời vào tháng 4 vừa qua. Đạo luật được thông qua với tỷ lệ siêu đa số không thể phủ quyết được (345 – 55 ở hạ viện, 85 – 4 ở thượng viện – ND). [*]
Ca ngợi Đạo luật Quan hệ với Đài Loan là “nền tảng của quan hệ Mỹ - Đài,” Thượng nghị sĩ Marco Rubio, người không thuộc phái đoàn, đã phản ảnh quan điểm mạnh mẽ của Quốc hội về tầm quan trọng của Đài Loan đối với những lợi ích của Mỹ. “Chúng ta phải tiếp tục củng cố liên minh với Đài Loan, một nền dân chủ, khi đối mặt với sự khiêu khích ngày càng gia tăng từ Trung Cộng trong khu vực,” ông nói với tôi. “Đài Loan là một đối tác an ninh quan trọng trong việc đạt được mục tiêu khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do”.
Những phần quan trọng của Đạo luật Quan hệ với Đài Loan bao gồm thừa nhận (acknowledge), nhưng không công nhận (recognize), chủ quyền của Trung Cộng với Đài Loan, coi thực trạng của Đài Loan là điều chưa được xác định nhưng phải được giải quyết một cách hòa bình, coi các nỗ lực của Trung Cộng nhằm ép buộc Đài Loan thống nhất là một mối đe dọa lớn đối với an ninh Mỹ, cho phép bán vũ khí phòng vệ cho Đài Loan nhằm răn đe Trung Cộng, và thành lập Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan.
Ba điều khoản đầu tiên đã được duy trì tương đối vững vàng từ thời Carter đến Trump, nhưng việc bán vũ khí đã chậm lại sau thỏa thuận vào năm 1992 khi Tổng thống Bush (cha) bán 150 máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Bắc. Đối mặt với sự trỗi dậy về kinh tế và chính trị của Trung Cộng, Bill Clinton, Bush con, và Barack Obama đa phần nhún nhường. Họ e dè không muốn chấp thuận những thỏa thuận bán vũ khí lớn hay thường xuyên cho Đài Loan vì sợ làm Bắc Kinh tức giận. Họ thường chỉ thông qua những thỏa thuận tầm trung nhằm gửi tín hiệu cho Trung Cộng thấy rằng họ không hài lòng với Trung Cộng.
Điều này thay đổi dưới nhiệm kỳ Trump, người tiến hành thương chiến chống Trung Cộng và là người lãnh đạo một Tòa Bạch Ốc ủng hộ Đài Loan mạnh mẽ nhất kể từ khi Đạo luật Quan hệ với Đài Loan có hiệu lực. Bộ Ngoại giao Mỹ và Ngũ Giác Đài có nhiều quan chức có tư tưởng “diều hâu” với Trung Cộng và là bạn của Đài Loan, và hiện đang có những nỗ lực rõ ràng nhằm thúc đẩy bình thường hóa việc bán các gói vũ khí lớn nhỏ cho Đài Loan. Một gói cung cấp huấn luyện và phụ kiện cho máy bay F16 trị giá 500 triệu đô la Mỹ được thông qua vào tháng 4, điều cho thấy việc thông qua đề nghị mua thêm 66 máy bay F-16 từ Đài Loan vào cuối tháng 2 sẽ gần đến. Vào đầu tháng 6, Reuters đưa tin một gói vũ khí trị giá 2 tỉ đô la sẽ sắp được bán, bao gồm 108 xe tăng M1A2 Abrams. Trung Cộng đã phản đối, và một phát ngôn viên ở Bắc Kinh hối thúc Mỹ “nhận thức được sự nhạy cảm và những tổn hại nghiêm trọng gây ra bởi thỏa thuận bán vũ khí cho Đài Loan.”
Khi Đài Loan chuẩn bị cho bầu cử tổng thống và quốc hội vào tháng 1 tới – giữa những lo âu về một chiến dịch gây ảnh hưởng quyết liệt từ Trung Cộng – chúng ta có thể trông đợi các thành viên quốc hội và quan chức chính quyền Trump, vốn coi bà Thái là một “đối tác an toàn” và thận trọng với một Quốc Dân đảng thân Trung Cộng, sẽ đeo đuổi một mối quan hệ với Đài Loan ở mức giống như quan hệ giữa hai đồng minh ngoại giao chính thức. Hai chặng dừng “quá cảnh” của bà Thái ở Mỹ trong những ngày sắp đến sẽ kéo dài hai đêm, trong khi các nghi thức ngoại giao trước kia chỉ cho phép Tổng thống Đài Loan quá cảnh trong một đêm.
Chiều hướng này sẽ tiếp tục trong thời gian chuẩn bị diễn ra bầu cử Đài Loan vào tháng 1. Đi kèm với đó sẽ là những chỉ trích lớn hơn từ Bắc Kinh, các lời đe dọa quân sự và việc đánh cắp các đồng minh ngoại giao còn lại của Đài Loan, khi mối quan hệ giữa Washington và Đài Bắc dần thay đổi.
Chris Horton
Ngô Việt Nguyên dịch
The Atlantic
Chris Horton là một nhà báo làm việc tại Đài Bắc.
[*] Đạo luật Taiwan Travel Act (tạm dịch là Đạo luật Thăm viếng Đài Loan) được lưỡng viện quốc hội Mỹ thông qua với tỷ lệ tán thành tuyết đối và được ký thành luật vào tháng 3 năm 2018. Đạo luật nâng tầm quan hệ lên mức cho phép quan chức các cấp của hai bên được gặp nhau, tuy rằng quan hệ vẫn ở mức không chính thức – ND.
Taiwan’s Status is a Geopolitical Absurdity
By Chris Horton
The Atlantic
July 08-2019.
The island is not recognized by its most important ally, faces an existential threat from territory it claims as its own and its sovereign status is being gradually erased by companies seeking to preserve access to the world’s largest market.
TAIPEI—After nine years of construction, more than 400 American diplomats and staff have moved into new offices here, a $250 million compound built into a lush hill with security provided by marines. Employees will offer American citizens in Taiwan consular services and help Taiwanese obtain visas to visit the United States, just as they would anywhere else in the world.
Yet this is not an embassy, or a consulate—at least officially. Instead it is the American Institute in Taiwan, a name that suggests a research center rather than a diplomatic mission, the result of a geopolitical compromise that, while far from the biggest of Taiwan’s problems, illustrates the ludicrous situation the island finds itself in. It is not recognized as a country by its most important ally, the U.S.; it faces an existential threat from territory it claims as its own, China; and its sovereign status is being gradually erased by companies seeking to preserve access to the Chinese market. As tensions worsen between Washington and Beijing—and with Taiwan President Tsai Ing-wen due to visit the U.S. this week—understanding Taiwan’s bizarre situation becomes ever more important.
Officially, 17 countries recognize Taiwan’s democratic government, which is known as the Republic of China, but the United Nations regards the People’s Republic of China government in Beijing, which has never controlled Taiwan, as speaking for the island. This leads to one of the many absurdities that affect Taiwan: Its 23 million citizens can travel the world on Taiwanese passports—emblazoned with Republic of China (Taiwan)—which are among the most widely accepted documents on the planet, but they cannot enter UN buildings with them. (This is despite the fact that in 1942, the Republic of China was among the first countries to sign the United Nations Declaration.) Washington does not recognize the Republic of China, yet Taiwan is the U.S.’s 11th-largest trading partner, the world’s 22nd-largest economy, and a crucial link in Silicon Valley’s supply chain.
Despite its limited international presence it is difficult to overstate Taiwan’s strategic importance to both the United States and an increasingly assertive China. The island’s location, economy, and security are all essential to American interests, and if Taiwan were to become part of China, as Beijing has insisted it must, China would instantly become a Pacific power, control some of the world’s most cutting-edge technologies, and have the ability to choke off oil shipments to Japan and South Korea—leverage it could use to demand the closure of U.S. military bases in both countries. In effect, Beijing would likely be able to achieve its goal of forcing the U.S. out of Asia. It is no surprise, then, that Taiwan is one of the rare issues on Capitol Hill today with bipartisan agreement—Congress has been regularly passing pro-Taiwan legislation with unanimous support throughout the Donald Trump era.
Here, however, that offers little relief for officials wary of a rising China’s threat. Beijing has upwards of 1,600 ballistic missiles pointed at the island, and is exerting ever-growing pressure on pliant international businesses to label Taiwan as a province of China. The U.S. is the only country that doesn’t officially recognize Taiwan that is willing to receive its president and foreign minister, leaving top officials in Taipei with few platforms to make their case to the world.
“Taiwan’s government is democratically elected—we have a president, we have a parliament,” Foreign Minister Joseph Wu said plaintively at a briefing for foreign media earlier this year. At the time, his government was trying to be included in the World Health Assembly. (It was ultimately blocked by China.) “We issue visas, we issue passports,” he said, practically pleading. “We have a military and a currency … Taiwan exists by itself; Taiwan is not a part of any other country.”
Some background: The Republic of China is the government that once ruled China under Chiang Kai-shek’s Chinese Nationalist Party, or Kuomintang. Chiang was a vital American ally during World War II, keeping Japanese supply lines stretched as he gradually retreated westward while Allied forces first focused on Europe. After the Allied victory over Japan, in 1945, Tokyo effectively surrendered Taiwan, which it had ruled as a colony for 50 years. President Harry Truman, eager to bring American troops home, was happy to hand Taiwan over to Chiang.
For Chiang, the so-called retrocession of Taiwan ended up providing an invaluable emergency exit. Mao Zedong’s bloody Communist revolution overthrew Chiang’s government, which fled to Taiwan in 1949, just four years after it had begun administering it as a province. Immediately after its arrival, the Mandarin-speaking Kuomintang party-state imposed its interpretation of a Chinese identity on a people that spoke Japanese, a few regional Chinese languages, and a diverse mix of indigenous Austronesian tongues.
Today in Taipei, the legacy of forced Sinicization under Chiang, and then his son, Chiang Ching-kuo, is visible everywhere. When I grab a coffee at a 7-Eleven here, the time stamp on my receipt doesn’t mark the year as 2019, but 108—Taiwan counts years beginning from the founding of the Republic of China, in 1911, when the island was still known as Japanese Formosa to the outside world.
Roads, city districts, schools, and universities throughout Taiwan are named after Chiang, often using his adopted name of Zhongzheng. Many streets here in Taipei are also named after Chinese cities—ones that the ROC was one day going to retake from the “Communist bandits,” as Mao’s government was called here during the Cold War. (Interestingly, no streets in China are named after Mao.)
The ROC constitution, meanwhile, still claims Taiwan, China, Mongolia, and the entire South China Sea as its territory, reflecting Chiang’s desire to restore control over areas the Qing Dynasty ruled or claimed at its height, before European, Japanese, and American colonialism began eating away at it. The legacy of Chiang’s obsession with retaking China is also manifest in Taiwan’s international presence. In 1971, he withdrew the Republic of China from the United Nations, just before it was about to lose a vote that would give the China seat on the Security Council to the government in Beijing. Years earlier, the U.S. had pushed him in vain to give up the seat in exchange for a Taiwan seat, as the myth of the Republic of China being the sole legal government of all of China (and Taiwan) began to unravel.
After Chiang’s death, in 1975, his son maintained the delusion that the Republic of China would triumphantly cross the Taiwan Strait and retake mainland China. In 1981, Chiang Ching-kuo’s government rejected the International Olympic Committee’s suggestion of competing in the Olympics under the name Taiwan, insisting on a name with a connection to China, settling on the one that Taiwanese athletes still compete under today: Chinese Taipei.
Two years earlier, Jimmy Carter decided to abandon official diplomatic relations with Taipei in order to recognize Beijing, finalizing a process begun in 1972 by Richard Nixon and Henry Kissinger. Carter hadn’t notified Congress—whose Cold Warriors steadfastly supported the authoritarian Chiang regime against the Communists across the strait—and as a result, there was no mechanism for continuing relations with Taiwan on an unofficial level.
A perhaps unexpected protagonist, the American Chamber of Commerce, stepped into the fray to help Congress draft a vision for future relations, arguing for clear legal frameworks to underpin the substantial U.S. investments in Taiwan, as well as a system for providing Taiwan with the means of defending itself from China. From this came the Taiwan Relations Act, the 40th anniversary of which dozens of American officials, led by former House Speaker Paul Ryan, celebrated here in April. The TRA was passed by Congress with a veto-proof supermajority.
Hailing the TRA as “the cornerstone of U.S.-Taiwan relations,” Senator Marco Rubio, who was not part of the delegation, echoed the strong sentiment in Congress about the importance of Taiwan to American interests. “We must continue to strengthen our alliance with Taiwan, a fellow democracy, in the face of China’s rising aggression in the region,” he told me. “Taiwan is a critical security partner in achieving our shared goal of a free and open Indo-Pacific.”
Key components of the TRA include acknowledging, but not recognizing, Beijing’s claim to Taiwan; considering Taiwan’s status undetermined, but something that must be resolved peacefully; viewing any attempt by China to coerce Taiwan into unification as a grave threat to American security; authorizing the sale of military equipment of a defensive nature to Taiwan in order to keep China at bay; and establishing the American Institute in Taiwan.
The first three of those points have held steady, from Carter through Trump, yet the sale of military equipment began to slow after a deal in 1992 in which George H. W. Bush sold 150 F-16 jet fighters to Taipei. In the face of China’s economic and political rise, Bill Clinton, George W. Bush, and Barack Obama were largely deferential. They were reluctant to approve large or regular arms deals to Taiwan, out of fear of angering Beijing, preferring to bundle medium-size deals that were only approved when they wanted to send a message that they were displeased with China.
That is changing under Trump, who is engaged in a trade war with China and is heading what is easily the most pro-Taiwan White House since the TRA went into effect. The State Department and Pentagon are stacked with China hawks and friends of Taiwan, and there is an obvious push for normalization of arms packages, both big and small. A $500 million F-16 training-and-parts package was approved in April, suggesting that approval for a late-February request from Taiwan for 66 F-16 fighters is forthcoming. In early June, Reuters reported a separate pending sale of $2 billion in hardware, including 108 M1A2 Abrams tanks, drawing protests from China, with a spokesman in Beijing urging the U.S. “to see the high sensitivity and severe harm of arms sales to Taiwan.”
As Taiwan prepares for presidential and legislative elections in January—amid concerns over an intense Chinese influence campaign—expect members of Congress and Trump administration officials who see Tsai as a safe pair of hands and view the China-friendly Kuomintang warily to pursue a relationship with Taiwan that is more like one between official diplomatic allies. Tsai’s two “transit” stops in the US in the coming days will last two nights—previous protocol had limited Taiwanese presidents to one-night stopovers.
This trend is likely to continue in the run-up to Taiwan’s elections in January, and to elicit greater rhetorical vitriol from Beijing—and perhaps military intimidation or the poaching of Taiwan’s remaining diplomatic allies—as relations between Washington and Taipei gradually change.
Chris Horton
Chris Horton is a Taipei-based journalist. (From The Atlantic)
Hình: Taiwan's President Tsai Ing-wen, center, visits with Taiwanese soldiers. TYRONE SIU / REUTERS
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TÌNH TRẠNG ĐÀI LOAN LÀ CHUYỆN VÔ LÝ CỦA ĐỊA CHÍNH TRỊ (Taiwan’s Status is a Geopolitical Absurdity) By Chris Horton
Đài Loan không được công nhận là một quốc gia bởi đồng minh quan trọng nhất của họ, nước Mỹ.
Ngô Việt Nguyên dịch
The Atlantic
July 09-2019.
Sau 9 năm xây dựng, hơn 400 nhà ngoại giao và nhân viên Mỹ đã dọn vào các văn phòng tại Đài Bắc, một khuôn viên trị giá 250 triệu đô la Mỹ được xây chìm vào một ngọn đồi xanh tốt và được bảo vệ bởi Thủy quân Lục chiến Mỹ. Các nhân viên sẽ cung cấp hỗ trợ lãnh sự cho các công dân Mỹ ở Đài Loan và giúp người Đài Loan xin visa để thăm Mỹ, như bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
Nhưng đây không phải là một đại sứ quán hay lãnh sự quán – ít ra chính thức thì không phải như vậy. Đây là Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan, cái tên thường làm người khác nghĩ rằng đây là một viện nghiên cứu chứ không phải là một phái bộ ngoại giao. Đây là kết quả của một thỏa hiệp địa chính trị, tuy không phải là vấn đề lớn nhất mà Đài Loan phải đối mặt, nhưng cũng đủ để phác họa tình cảnh trớ trêu mà hòn đảo này phải gánh chịu.
Đài Loan không được công nhận là một quốc gia bởi đồng minh quan trọng nhất của họ, nước Mỹ. Đài Loan phải đối diện với một mối đe dọa sống còn từ lãnh thổ mà họ tuyên bố chủ quyền, Trung Hoa đại lục. Chủ quyền của họ dần bị xóa nhòa bởi các công ty tìm cách duy trì khả năng tiếp cận thị trường Trung Cộng. Khi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Cộng gia tăng, và với việc Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn sẽ đến thăm Mỹ vào tuần này, việc hiểu rõ hoàn cảnh trớ trêu này của Đài Loan ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết.
Chính thức có 17 quốc gia công nhận chính quyền dân chủ của Đài Loan, nơi còn được gọi là Trung Hoa Dân Quốc, nhưng Liên Hiệp Quốc công nhận chính quyền Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa ở Bắc Kinh, tuy không bao giờ kiểm soát Đài Loan, là người đại diện cho hòn đảo. Điều này dẫn đến một trong những điều trớ trêu ảnh hưởng đến Đài Loan. Tuy 23 triệu người Đài Loan có thể đi khắp thế giới với passport Đài Loan, và passport in dòng chữ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) là một trong những passport nhiều quyền lực nhất thế giới, nhưng họ lại không thể vào tòa nhà Liên Hiệp Quốc. (Điều này bất chấp thực tế là vào năm 1942, Trung Hoa Dân quốc là một trong những nước đầu tiên ký Tuyên bố Liên Hiệp Quốc.) Tuy Washington không công nhận Trung Hoa Dân quốc, Đài Loan là đối tác thương mại lớn thứ 11 của Mỹ, là nền kinh tế lớn thứ 22 thế giới, và là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Thung lũng Silicon.
Mặc cho sự hiện diện quốc tế hạn chế, tầm quan trọng chiến lược của Đài Loan với Mỹ và một nước Trung Cộng ngày càng tự tin là rất lớn. Vị trí địa lý, nền kinh tế, và an ninh của hòn đảo tất cả đều mang tính thiết yếu đối với lợi ích của Mỹ, và nếu Đài Loan thành một phần của Trung Cộng, như Bắc Kinh xác định, thì Trung Cộng ngay lập tức sẽ trở thành một cường quốc khu vực Thái Bình Dương, nắm quyền kiểm soát một phần những công nghệ tiên tiến nhất thế giới, và có khả năng bóp nghẹt nguồn dầu thô cho Nhật và Hàn Quốc, những quân bài Trung Cộng có thể dùng để đòi Mỹ phải đóng cửa các căn cứ quân sự tại hai nước nói trên. Nhờ vậy, Bắc Kinh có thể đạt được mục đích đẩy Mỹ ra khỏi Châu Á. Không có gì bất ngờ khi Đài Loan là một trong số ít những vấn đề mà Quốc hội Mỹ có sự đồng thuận. Quốc hội Mỹ đã thường xuyên thông qua các đạo luật có lợi cho Đài Loan với mức ủng hộ tuyệt đối xuyên suốt nhiệm kỳ của Donald Trump.
Dù vậy, điều đó không xoa dịu nỗi lo của các quan chức đối với mối đe dọa đến từ Trung Cộng. Bắc Kinh có khoảng 1.600 hỏa tiễn đạn đạo nhắm vào hòn đảo, và họ ngày càng gia tăng sức ép buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải đề tên Đài Loan là một tỉnh của Trung Cộng. Mỹ là quốc gia duy nhất dù không công nhận Đài Loan nhưng đồng ý tiếp đón tổng thống và ngoại trưởng Đài Loan. Thực tế này hạn chế cách mà các chính trị gia Đài Loan có thể lên tiếng trên trường quốc tế.
“Chính quyền Đài Loan được bầu một cách dân chủ – chúng tôi có tổng thống, có quốc hội,” Ngoại trưởng Joseph Wu (Ngô Chiêu Nhiếp) nói một cách buồn rầu trong một cuộc họp báo với báo chí quốc tế đầu năm nay. Trong khoảng thời gian này, chính quyền Đài Loan đang tìm cách được tham gia Hội đồng Y tế Thế giới (Nhưng cuối cùng họ bị Trung Cộng ngăn chặn.) “Chúng tôi cấp visa, chúng tôi cấp passport,” ông nói, gần như là van xin. “Chúng tôi có quân đội và tiền tệ … Đài Loan tự tồn tại, Đài Loan không là một phần của bất kỳ một nước nào khác.”
Giờ chúng ta nên tìm hiểu thêm về bối cảnh của Đài Loan: Trung Hoa Dân quốc là chính quyền từng cai trị Trung Hoa dưới thời Quốc Dân Đảng Trung Hoa do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo. Tưởng là một đồng minh chủ chốt của Mỹ trong Thế chiến II, ông đã gây áp lực lên chuỗi cung ứng quân sự của Nhật trong khi ông dần rút quân về phía Tây Trung Hoa giai đoạn quân Đồng minh đang tập trung vào Châu Âu. Sau khi phe Đồng minh thắng Nhật năm 1945, Tokyo thực tế đã từ bỏ Đài Loan, nơi là thuộc địa của Nhật trong 50 năm. Tổng thống Harry Truman, với mong muốn đưa quân Mỹ về nước, sẵn lòng giao Đài Loan cho Tưởng.
Đối với Tưởng, việc “trao trả” Đài Loan cuối cùng trở thành một lối thoát vô giá. Cuộc cách mạng Cộng sản đẫm máu của Mao lật đổ chính quyền Tưởng, và họ rút về Đài Loan vào năm 1949, chỉ bốn năm sau khi họ bắt đầu cai quản Đài Loan như một tỉnh. Ngay khi đến Đài Loan, chế độ đảng trị Quốc Dân Đảng nói tiếng Quan thoại đã áp đặt bản sắc Trung Hoa theo cách họ nghĩ lên những người dân Đài Loan nói tiếng Nhật, một số ngôn ngữ địa phương của Trung Hoa, và một sự pha trộn đa dạng các ngôn ngữ Austronesia bản địa.
Ở Đài Bắc ngày nay, di sản của sự đồng hóa dưới tay Tưởng và con trai của ông là Tưởng Kinh Quốc có thể thấy khắp nơi. Khi tôi đi mua cà phê ở tiệm 7-Eleven ở đây, ngày tháng được viết trên hóa đơn không ghi năm 2019, mà là năm 108, vì Đài Loan đánh dấu năm từ khi Trung Hoa Dân quốc thành lập (năm 1911), lúc đó Đài Loan được thế giới bên ngoài biết đến với tên là Đài Loan thuộc Nhật (Japanese Formosa).
Đường sá, quận huyện, trường học, và các trường đại học ở khắp Đài Loan được đặt theo tên của Tưởng, thường với tên húy là Trung Chính. Nhiều con đường ở Đài Bắc được đặt tên theo các thành phố Trung Hoa, những thành phố mà một ngày nào đó Trung Hoa Dân quốc sẽ lấy lại từ tay những “kẻ cướp Cộng sản,” như cách chính quyền của Mao bị gọi trong thời Chiến tranh lạnh. (Điều đáng chú ý là không có con đường nào ở Trung Cộng được đặt tên theo Mao.)
Hiến pháp hiện tại của Trung Hoa Dân quốc vẫn tuyên bố rằng Đài Loan, Trung Hoa, Mông Cổ và toàn bộ Biển Đông là lãnh thổ của họ, phản ánh sự mong muốn của Tưởng về việc khôi phục sự kiểm soát những khu vực mà nhà Thanh cai trị hay tuyên bố chủ quyền trong thời kỳ hoàng kim của họ, trước khi chủ nghĩa thực dân châu Âu, Nhật và Mỹ bắt đầu xâm phạm. Di sản của sự ám ảnh muốn “chiếm lại Trung Hoa” của Tưởng cũng được phản ánh trong sự hiện diện quốc tế của Đài Loan. Năm 1971, ông rút Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc, ngay trước khi họ thua vòng bỏ phiếu vốn sẽ giao ghế Hội đồng Bảo an của Trung Hoa cho chính quyền Bắc Kinh. Nhiều năm trước đó, Mỹ đã thúc đẩy Tưởng một cách vô vọng về việc từ bỏ ghế Hội đồng Bảo an để đổi lấy một ghế Đại hội đồng cho Đài Loan, khi mà điều hoang đường về việc Trung Hoa Dân quốc là chính quyền hợp pháp duy nhất của toàn bộ Trung Hoa (và Đài Loan) bắt đầu bị đổ vỡ.
Sau khi Tưởng mất vào năm 1975, con trai ông vẫn duy trì ước vọng hão huyền rằng Trung Hoa Dân quốc sẽ vượt eo biển Đài Loan trong vinh quang để lấy lại đại lục. Vào năm 1981, chính quyền Tưởng Kinh Quốc từ chối đề nghị của Ủy ban Olympic Quốc tế về việc tham dự Olympic dưới tên gọi Đài Loan, khẳng định rằng họ chỉ tham gia dưới một cái tên có liên quan đến Trung Hoa, và cuối cùng chấp nhận sử dụng tên gọi mà các vận động viên Đài Loan vẫn dùng để tham dự đến ngày hôm nay: Đài Bắc Trung Hoa.
Hai năm trước đó, Jimmy Carter quyết định từ bỏ quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Bắc để công nhận Bắc Kinh, chấm dứt quá trình được bắt đầu vào năm 1972 bởi Richard Nixon và Henry Kissinger. Carter đã không thông báo với quốc hội, nơi các “Chiến binh Chiến tranh Lạnh” ủng hộ mạnh mẽ chính quyền độc tài của Tưởng chống Cộng ở bên kia eo biển – và vì thế, lúc đó không có một bộ máy nào để tiếp tục quan hệ với Đài Loan ở cấp độ phi chính thức.
Một tổ chức đóng vai trò chủ đạo bất ngờ, Phòng Thương mại Mỹ, đã nhảy vào giúp Quốc hội phác thảo một hướng đi cho quan hệ song phương trong tương lai, ủng hộ một bộ khung rõ ràng để nâng đỡ những khoản đầu tư khổng lồ của Mỹ vào Đài Loan, cũng như là một hệ thống để giúp Đài Loan có các phương tiện bảo vệ mình trước Trung Cộng. Từ đây, Đạo luật Quan hệ với Đài Loan (Taiwan Relations Act) ra đời, đạo luật được hàng chục quan chức Mỹ do cựu Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan dẫn đầu hân hoan kỷ niệm 40 năm ngày ra đời vào tháng 4 vừa qua. Đạo luật được thông qua với tỷ lệ siêu đa số không thể phủ quyết được (345 – 55 ở hạ viện, 85 – 4 ở thượng viện – ND). [*]
Ca ngợi Đạo luật Quan hệ với Đài Loan là “nền tảng của quan hệ Mỹ - Đài,” Thượng nghị sĩ Marco Rubio, người không thuộc phái đoàn, đã phản ảnh quan điểm mạnh mẽ của Quốc hội về tầm quan trọng của Đài Loan đối với những lợi ích của Mỹ. “Chúng ta phải tiếp tục củng cố liên minh với Đài Loan, một nền dân chủ, khi đối mặt với sự khiêu khích ngày càng gia tăng từ Trung Cộng trong khu vực,” ông nói với tôi. “Đài Loan là một đối tác an ninh quan trọng trong việc đạt được mục tiêu khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do”.
Những phần quan trọng của Đạo luật Quan hệ với Đài Loan bao gồm thừa nhận (acknowledge), nhưng không công nhận (recognize), chủ quyền của Trung Cộng với Đài Loan, coi thực trạng của Đài Loan là điều chưa được xác định nhưng phải được giải quyết một cách hòa bình, coi các nỗ lực của Trung Cộng nhằm ép buộc Đài Loan thống nhất là một mối đe dọa lớn đối với an ninh Mỹ, cho phép bán vũ khí phòng vệ cho Đài Loan nhằm răn đe Trung Cộng, và thành lập Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan.
Ba điều khoản đầu tiên đã được duy trì tương đối vững vàng từ thời Carter đến Trump, nhưng việc bán vũ khí đã chậm lại sau thỏa thuận vào năm 1992 khi Tổng thống Bush (cha) bán 150 máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Bắc. Đối mặt với sự trỗi dậy về kinh tế và chính trị của Trung Cộng, Bill Clinton, Bush con, và Barack Obama đa phần nhún nhường. Họ e dè không muốn chấp thuận những thỏa thuận bán vũ khí lớn hay thường xuyên cho Đài Loan vì sợ làm Bắc Kinh tức giận. Họ thường chỉ thông qua những thỏa thuận tầm trung nhằm gửi tín hiệu cho Trung Cộng thấy rằng họ không hài lòng với Trung Cộng.
Điều này thay đổi dưới nhiệm kỳ Trump, người tiến hành thương chiến chống Trung Cộng và là người lãnh đạo một Tòa Bạch Ốc ủng hộ Đài Loan mạnh mẽ nhất kể từ khi Đạo luật Quan hệ với Đài Loan có hiệu lực. Bộ Ngoại giao Mỹ và Ngũ Giác Đài có nhiều quan chức có tư tưởng “diều hâu” với Trung Cộng và là bạn của Đài Loan, và hiện đang có những nỗ lực rõ ràng nhằm thúc đẩy bình thường hóa việc bán các gói vũ khí lớn nhỏ cho Đài Loan. Một gói cung cấp huấn luyện và phụ kiện cho máy bay F16 trị giá 500 triệu đô la Mỹ được thông qua vào tháng 4, điều cho thấy việc thông qua đề nghị mua thêm 66 máy bay F-16 từ Đài Loan vào cuối tháng 2 sẽ gần đến. Vào đầu tháng 6, Reuters đưa tin một gói vũ khí trị giá 2 tỉ đô la sẽ sắp được bán, bao gồm 108 xe tăng M1A2 Abrams. Trung Cộng đã phản đối, và một phát ngôn viên ở Bắc Kinh hối thúc Mỹ “nhận thức được sự nhạy cảm và những tổn hại nghiêm trọng gây ra bởi thỏa thuận bán vũ khí cho Đài Loan.”
Khi Đài Loan chuẩn bị cho bầu cử tổng thống và quốc hội vào tháng 1 tới – giữa những lo âu về một chiến dịch gây ảnh hưởng quyết liệt từ Trung Cộng – chúng ta có thể trông đợi các thành viên quốc hội và quan chức chính quyền Trump, vốn coi bà Thái là một “đối tác an toàn” và thận trọng với một Quốc Dân đảng thân Trung Cộng, sẽ đeo đuổi một mối quan hệ với Đài Loan ở mức giống như quan hệ giữa hai đồng minh ngoại giao chính thức. Hai chặng dừng “quá cảnh” của bà Thái ở Mỹ trong những ngày sắp đến sẽ kéo dài hai đêm, trong khi các nghi thức ngoại giao trước kia chỉ cho phép Tổng thống Đài Loan quá cảnh trong một đêm.
Chiều hướng này sẽ tiếp tục trong thời gian chuẩn bị diễn ra bầu cử Đài Loan vào tháng 1. Đi kèm với đó sẽ là những chỉ trích lớn hơn từ Bắc Kinh, các lời đe dọa quân sự và việc đánh cắp các đồng minh ngoại giao còn lại của Đài Loan, khi mối quan hệ giữa Washington và Đài Bắc dần thay đổi.
Chris Horton
Ngô Việt Nguyên dịch
The Atlantic
Chris Horton là một nhà báo làm việc tại Đài Bắc.
[*] Đạo luật Taiwan Travel Act (tạm dịch là Đạo luật Thăm viếng Đài Loan) được lưỡng viện quốc hội Mỹ thông qua với tỷ lệ tán thành tuyết đối và được ký thành luật vào tháng 3 năm 2018. Đạo luật nâng tầm quan hệ lên mức cho phép quan chức các cấp của hai bên được gặp nhau, tuy rằng quan hệ vẫn ở mức không chính thức – ND.
Taiwan’s Status is a Geopolitical Absurdity
By Chris Horton
The Atlantic
July 08-2019.
The island is not recognized by its most important ally, faces an existential threat from territory it claims as its own and its sovereign status is being gradually erased by companies seeking to preserve access to the world’s largest market.
TAIPEI—After nine years of construction, more than 400 American diplomats and staff have moved into new offices here, a $250 million compound built into a lush hill with security provided by marines. Employees will offer American citizens in Taiwan consular services and help Taiwanese obtain visas to visit the United States, just as they would anywhere else in the world.
Yet this is not an embassy, or a consulate—at least officially. Instead it is the American Institute in Taiwan, a name that suggests a research center rather than a diplomatic mission, the result of a geopolitical compromise that, while far from the biggest of Taiwan’s problems, illustrates the ludicrous situation the island finds itself in. It is not recognized as a country by its most important ally, the U.S.; it faces an existential threat from territory it claims as its own, China; and its sovereign status is being gradually erased by companies seeking to preserve access to the Chinese market. As tensions worsen between Washington and Beijing—and with Taiwan President Tsai Ing-wen due to visit the U.S. this week—understanding Taiwan’s bizarre situation becomes ever more important.
Officially, 17 countries recognize Taiwan’s democratic government, which is known as the Republic of China, but the United Nations regards the People’s Republic of China government in Beijing, which has never controlled Taiwan, as speaking for the island. This leads to one of the many absurdities that affect Taiwan: Its 23 million citizens can travel the world on Taiwanese passports—emblazoned with Republic of China (Taiwan)—which are among the most widely accepted documents on the planet, but they cannot enter UN buildings with them. (This is despite the fact that in 1942, the Republic of China was among the first countries to sign the United Nations Declaration.) Washington does not recognize the Republic of China, yet Taiwan is the U.S.’s 11th-largest trading partner, the world’s 22nd-largest economy, and a crucial link in Silicon Valley’s supply chain.
Despite its limited international presence it is difficult to overstate Taiwan’s strategic importance to both the United States and an increasingly assertive China. The island’s location, economy, and security are all essential to American interests, and if Taiwan were to become part of China, as Beijing has insisted it must, China would instantly become a Pacific power, control some of the world’s most cutting-edge technologies, and have the ability to choke off oil shipments to Japan and South Korea—leverage it could use to demand the closure of U.S. military bases in both countries. In effect, Beijing would likely be able to achieve its goal of forcing the U.S. out of Asia. It is no surprise, then, that Taiwan is one of the rare issues on Capitol Hill today with bipartisan agreement—Congress has been regularly passing pro-Taiwan legislation with unanimous support throughout the Donald Trump era.
Here, however, that offers little relief for officials wary of a rising China’s threat. Beijing has upwards of 1,600 ballistic missiles pointed at the island, and is exerting ever-growing pressure on pliant international businesses to label Taiwan as a province of China. The U.S. is the only country that doesn’t officially recognize Taiwan that is willing to receive its president and foreign minister, leaving top officials in Taipei with few platforms to make their case to the world.
“Taiwan’s government is democratically elected—we have a president, we have a parliament,” Foreign Minister Joseph Wu said plaintively at a briefing for foreign media earlier this year. At the time, his government was trying to be included in the World Health Assembly. (It was ultimately blocked by China.) “We issue visas, we issue passports,” he said, practically pleading. “We have a military and a currency … Taiwan exists by itself; Taiwan is not a part of any other country.”
Some background: The Republic of China is the government that once ruled China under Chiang Kai-shek’s Chinese Nationalist Party, or Kuomintang. Chiang was a vital American ally during World War II, keeping Japanese supply lines stretched as he gradually retreated westward while Allied forces first focused on Europe. After the Allied victory over Japan, in 1945, Tokyo effectively surrendered Taiwan, which it had ruled as a colony for 50 years. President Harry Truman, eager to bring American troops home, was happy to hand Taiwan over to Chiang.
For Chiang, the so-called retrocession of Taiwan ended up providing an invaluable emergency exit. Mao Zedong’s bloody Communist revolution overthrew Chiang’s government, which fled to Taiwan in 1949, just four years after it had begun administering it as a province. Immediately after its arrival, the Mandarin-speaking Kuomintang party-state imposed its interpretation of a Chinese identity on a people that spoke Japanese, a few regional Chinese languages, and a diverse mix of indigenous Austronesian tongues.
Today in Taipei, the legacy of forced Sinicization under Chiang, and then his son, Chiang Ching-kuo, is visible everywhere. When I grab a coffee at a 7-Eleven here, the time stamp on my receipt doesn’t mark the year as 2019, but 108—Taiwan counts years beginning from the founding of the Republic of China, in 1911, when the island was still known as Japanese Formosa to the outside world.
Roads, city districts, schools, and universities throughout Taiwan are named after Chiang, often using his adopted name of Zhongzheng. Many streets here in Taipei are also named after Chinese cities—ones that the ROC was one day going to retake from the “Communist bandits,” as Mao’s government was called here during the Cold War. (Interestingly, no streets in China are named after Mao.)
The ROC constitution, meanwhile, still claims Taiwan, China, Mongolia, and the entire South China Sea as its territory, reflecting Chiang’s desire to restore control over areas the Qing Dynasty ruled or claimed at its height, before European, Japanese, and American colonialism began eating away at it. The legacy of Chiang’s obsession with retaking China is also manifest in Taiwan’s international presence. In 1971, he withdrew the Republic of China from the United Nations, just before it was about to lose a vote that would give the China seat on the Security Council to the government in Beijing. Years earlier, the U.S. had pushed him in vain to give up the seat in exchange for a Taiwan seat, as the myth of the Republic of China being the sole legal government of all of China (and Taiwan) began to unravel.
After Chiang’s death, in 1975, his son maintained the delusion that the Republic of China would triumphantly cross the Taiwan Strait and retake mainland China. In 1981, Chiang Ching-kuo’s government rejected the International Olympic Committee’s suggestion of competing in the Olympics under the name Taiwan, insisting on a name with a connection to China, settling on the one that Taiwanese athletes still compete under today: Chinese Taipei.
Two years earlier, Jimmy Carter decided to abandon official diplomatic relations with Taipei in order to recognize Beijing, finalizing a process begun in 1972 by Richard Nixon and Henry Kissinger. Carter hadn’t notified Congress—whose Cold Warriors steadfastly supported the authoritarian Chiang regime against the Communists across the strait—and as a result, there was no mechanism for continuing relations with Taiwan on an unofficial level.
A perhaps unexpected protagonist, the American Chamber of Commerce, stepped into the fray to help Congress draft a vision for future relations, arguing for clear legal frameworks to underpin the substantial U.S. investments in Taiwan, as well as a system for providing Taiwan with the means of defending itself from China. From this came the Taiwan Relations Act, the 40th anniversary of which dozens of American officials, led by former House Speaker Paul Ryan, celebrated here in April. The TRA was passed by Congress with a veto-proof supermajority.
Hailing the TRA as “the cornerstone of U.S.-Taiwan relations,” Senator Marco Rubio, who was not part of the delegation, echoed the strong sentiment in Congress about the importance of Taiwan to American interests. “We must continue to strengthen our alliance with Taiwan, a fellow democracy, in the face of China’s rising aggression in the region,” he told me. “Taiwan is a critical security partner in achieving our shared goal of a free and open Indo-Pacific.”
Key components of the TRA include acknowledging, but not recognizing, Beijing’s claim to Taiwan; considering Taiwan’s status undetermined, but something that must be resolved peacefully; viewing any attempt by China to coerce Taiwan into unification as a grave threat to American security; authorizing the sale of military equipment of a defensive nature to Taiwan in order to keep China at bay; and establishing the American Institute in Taiwan.
The first three of those points have held steady, from Carter through Trump, yet the sale of military equipment began to slow after a deal in 1992 in which George H. W. Bush sold 150 F-16 jet fighters to Taipei. In the face of China’s economic and political rise, Bill Clinton, George W. Bush, and Barack Obama were largely deferential. They were reluctant to approve large or regular arms deals to Taiwan, out of fear of angering Beijing, preferring to bundle medium-size deals that were only approved when they wanted to send a message that they were displeased with China.
That is changing under Trump, who is engaged in a trade war with China and is heading what is easily the most pro-Taiwan White House since the TRA went into effect. The State Department and Pentagon are stacked with China hawks and friends of Taiwan, and there is an obvious push for normalization of arms packages, both big and small. A $500 million F-16 training-and-parts package was approved in April, suggesting that approval for a late-February request from Taiwan for 66 F-16 fighters is forthcoming. In early June, Reuters reported a separate pending sale of $2 billion in hardware, including 108 M1A2 Abrams tanks, drawing protests from China, with a spokesman in Beijing urging the U.S. “to see the high sensitivity and severe harm of arms sales to Taiwan.”
As Taiwan prepares for presidential and legislative elections in January—amid concerns over an intense Chinese influence campaign—expect members of Congress and Trump administration officials who see Tsai as a safe pair of hands and view the China-friendly Kuomintang warily to pursue a relationship with Taiwan that is more like one between official diplomatic allies. Tsai’s two “transit” stops in the US in the coming days will last two nights—previous protocol had limited Taiwanese presidents to one-night stopovers.
This trend is likely to continue in the run-up to Taiwan’s elections in January, and to elicit greater rhetorical vitriol from Beijing—and perhaps military intimidation or the poaching of Taiwan’s remaining diplomatic allies—as relations between Washington and Taipei gradually change.
Chris Horton
Chris Horton is a Taipei-based journalist. (From The Atlantic)
Hình: Taiwan's President Tsai Ing-wen, center, visits with Taiwanese soldiers. TYRONE SIU / REUTERS