Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...

TÌNH YÊU THỜI CHIẾN _ Việt Nhân .

(HNPĐ) Ngày mai ra trường đêm nay tôi gác Trung Nghĩa Đài, bóng đen nhuộm sẫm Vũ Đình Trường, tiếng gió giật mạnh như anh linh đàn anh từ bốn phương trở về, tiễn đưa đàn em ngày mai lâm trận

 

(HNPĐ) Ngày mai ra trường đêm nay tôi gác Trung Nghĩa Đài, bóng đen nhuộm sẫm Vũ Đình Trường, tiếng gió giật mạnh như anh linh đàn anh từ bốn phương trở về, tiễn đưa đàn em ngày mai lâm trận, ánh lửa lung linh như sáng hơn, tiếng kèn chiêu hồn tử sĩ như vang xa hơn. Đỉnh đồi Tăng nhơn Phú đêm đó, với ánh lửa loang loáng trong trời khuya, nó hằn sâu trong trí tôi, nó là mt cái gì thiêng liêng, một cái gì hào hùng, suốt gần năm chục năm qua, nó như vẫn mãi cháy trong tôi.

Ngọn lửa đêm đó vẫn luôn sưởi ấm tôi, những lúc nhọc nhằn nhất của đời lính, soi sáng bước chân tôi, vượt qua bóng tối của tù đày, và hôm nay trong tôi vào lúc cuối đời, nó lại bùng cháy lên như thể kiêu hãnh, và đầy tự hào là một người lính xuất thân từ ngọn đồi 4100.    

 

Cư An Tư Nguy quân trường mẹ, Nơi chốn xưa ao ước một lần thăm

Mượn lời thơ cũ KBC 4100, nói lên niềm ước mơ trở lại chốn xưa nhiều kỷ niệm, của những đứa con Trừ Bị, từ ngày ra trường mãi cuốn xoay trong cơn lốc lửa binh, đâu mấy ai thực hiện được. Đàn anh đàn em gặp nhau trong tù, hay ngay cả lúc tóc đã phai màu, tha phương nơi xứ lạ, cũng đều tiếc nuối chưa làm được điều mình mong, Nay chỉ còn nỗi buồn nhớ về ngọn đồi xưa, nơi đã tiễn đưa bao đứa con mang nặng chí trai tang bồng, chúng đi trả nợ núi sông, da ngựa bọc thây, có được mấy đứa trở về, để mà thăm lại trường xưa. Và như một lời nguyền, chỉ những đứa ngã gục trên chiến trường, trả xong nợ chí trai, chúng quay về tuyến xuất phát

“Những đứa đi, thây phơi chiến địa, Nương gió chiều, trường cũ chúng về thăm”

Những đêm đông trên đất Bắc, đàn anh đàn em chúng tôi vẫn ngồi lại với nhau hàng đêm, sưởi ấm cho nhau trong kiếp tù biệt xứ, và để quên đi những tủi nhục đắng cay đang mang, bằng những câu chuyện thật đời lính, mà trong đó thường nhất vẫn là những câu chuyện tình của lính ngày nào. Anh Tùng BĐQ Biên Phòng huynh trưởng của tôi từ ngày còn trong trường, với anh thì kỷ niêm về tình yêu của người lính trừ bị, thì không gì đẹp và hạnh phúc bằng những lúc cùng người yêu, ngày phép cuối tuần bên nhau dạo phố Sàigòn.

Đêm đó chúng tôi được nghe anh kể chuyện của anh, chuyện của anh đâu như là chuyện tình chung của chúng tôi, những câu chuyện tình thời còn trong quân trường, bao nhiêu lần phép là bấy nhiêu lần anh cùng người yêu trên phố. Để rồi sau ngày ra trường, đời lính Biệt Động ngược xuôi, chẳng mấy khi anh được về phép, nhưng có hề chi anh nói, khi quê hương trong chiến tranh, khiến đời lính nhiều nhọc nhằn, thì trong tình yêu, lính có phải chịu thêm ít nhiều cách chia cũng là lẽ thường.

Anh kết thúc câu chuyện, với cái lãng mạn chỉ lính mới có “Tôi vẫn thường mang tấm ảnh người yêu bên túi áo trái, để luôn có nhau, cùng nhau trên mọi bước đường” - Chuyện tình lính là chuyện tình đẹp, khi lính đã yêu thì thật nồng nàn. Có người đã nói, có lẻ vì đời lính nhiều gian khổ và đầy bất trắc, nên trong tình yêu cũng như khi nghĩ về tình yêu, người lính đã có những nồng nàn cùng những lãng mạn hơn hẵn đời thường - Nhưng cũng có người ngậm ngùi nói, hạnh phúc thay cho những ai được lính yêu, và cũng xót xa thay cho những ai yêu lính.

Đầu năm 1981, sau chuyện bọn cộng sản chúng đánh nhau của năm 79, dọc sáu tỉnh biên giới Việt Trung, anh em tù miền nam, đang ở các trại miền bắc, được chuyển dần vào trong, tôi cũng được xuôi nam chuyến này, trong chuyến đi nhiều anh em cũ gặp lại, có đứa xa nhau đã hơn chục năm, từ ngày miền Nam còn chưa mất. Tôi gặp lại Hòa BĐQ, hai đứa đã từng có lúc hành quân phối hợp, ở chiến trường biên giới tây nam 1969, còn cái mừng nào hơn, đủ chuyện để nói cùng nhau, chuyên bạn bè đứa còn đứa mất.

Trong câu chuyện hai đứa tôi có nhắc tới huynh trưởng Tùng, với tôi anh là một huynh trưởng đáng mến, ít nói điềm đạm, hiếm thấy cá tính đó ở những người lính chỉ huy, mà lại là chỉ huy một thứ lính dữ như Biệt Động - Hòa có lúc chung đơn vị với anh, đã cho biết thêm về anh - Ngày lễ ra trường, cô Mơ người yêu của anh có tham dự, khi biết được anh sẽ về binh chủng BĐQ, cũng như bao nhiêu người yêu của lính khác, cô không dấu được nỗi lo lắng của mình, mấy ai không có cái lo như cô Mơ, khi người ta yêu thì sự an nguy của người yêu, là mối bận lòng mình.

Thế rồi đời lính ngược xuôi luôn xa nhà, anh Tùng không muốn người yêu theo năm tháng dài sống trong mong đợi, thương nhau hai người cùng tính qua mùa xuân năm tới sẽ thành hôn, quyết định này làm cả hai như ngập chìm trong hạnh phúc. Nhưng ngày vui hai người trông chờ chưa kịp đến, thì ngay ngày đầu xuân, giặc đem súng đạn vào thành phố, và anh đã chết lặng nghe tin không vui từ mẹ cô Mơ, Bà đến đơn vị anh mãi tận Đức Phong, để mà cho anh biết cô không còn nữa.

Ngày trước nhà thơ Hữu Loan hỏi, sao không chết người trai khói lửa, mà chết người em gái nhỏ hậu phương, bây giờ anh biết hỏi sao đây, cô gái nhỏ ngày nào lo sợ cho người yêu Biệt Động trong lửa đạn, thì nay đạn thù đã cướp đi trong lúc ngày vui kết hợp gần kề. Trong một đêm say anh gọi tên người yêu, trớ trêu thay anh cũng khóc người yêu, như trong bài thơ “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan ngày nào, nhưng với anh nào có đâu những hoa sim tím, mà chỉ có vết đạn thù trên tường vôi trắng, vấy máu của người anh thương.

Cái chết của cô Mơ, trong trại tù miền bắc anh Tùng không nói về chuyện này - Hòa cho biết, kể từ đó anh Tùng rất ít nói, từ một chàng trai vui tính hay đùa, anh trở nên u uất, nhất là sau đêm say gọi tên người yêu, anh lại càng như sống trong lặng lẽ. Bạn bè có người cố gắng gợi cho anh nói nhưng vô ích, anh sống với hình bóng người yêu, trong túi áo trận luôn có ảnh người vợ chưa cưới của anh, cô như luôn cùng anh giong ruổi trên bước đường của người lính.

Cô Mơ đến với anh khi anh còn trong quân trường, thời gian đó là khoảnh khắc ngắn ngủi hạnh phúc, mà hai người có được với nhau, còn sau ngày ra trường thì lại là những cách xa, rồi kế tiếp là chia lìa trong đau thương. Thảo nào anh đã từng nói, quê hương đang chiến tranh, đời lính phải chịu nhọc nhằn, thì trong tình yêu của người lính, nếu có bị thêm ít nhiều cách chia cũng là lẽ thường - Phải chăng, đó là anh nói cho riêng anh, bây giờ biết chuyện của anh, tôi lại càng mến anh hơn, một người lính với mối tình đau thương thời chinh chiến.

Nghe nói sau đó câu chuyện tình của anh, có người biết chuyện đã viết thành nhạc, và trong một lần về thị xã Pleiku, anh đã được nghe bản nhạc này trong quán cà phê phố núi, lúc đó trong mắt người lính dạn dày lửa đạn, người ta thấy long lanh nước mắt, lời nhạc đâu đó là “Dấu đạn thù còn sâu trên vách hoa gầy, dấu che kín yêu đương từ đây…”

“Nhưng đâu có ngờ rằng trời xanh kín mây dại, lần yêu cuối trong đời là lần yêu trong lửa khói...
người theo gót đơn vị từng ngày thương mấy cho vừa, được tin bên chiến hào rằng người yêu không còn nữa...”
Chuyện lính, và chuyện những người yêu lính, có người gọi đó là chuyện tình thời lửa đạn, tất cả đều rất đẹp, tuy trong cái đẹp đó có quá nhiều đau thương xót xa - Nhưng có bao giờ chúng ta tìm thấy được trong chiến tranh, mà có những chuyện vui cùng hạnh phúc?

Việt Nhân (HNPĐ)

 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

TÌNH YÊU THỜI CHIẾN _ Việt Nhân .

(HNPĐ) Ngày mai ra trường đêm nay tôi gác Trung Nghĩa Đài, bóng đen nhuộm sẫm Vũ Đình Trường, tiếng gió giật mạnh như anh linh đàn anh từ bốn phương trở về, tiễn đưa đàn em ngày mai lâm trận

 

(HNPĐ) Ngày mai ra trường đêm nay tôi gác Trung Nghĩa Đài, bóng đen nhuộm sẫm Vũ Đình Trường, tiếng gió giật mạnh như anh linh đàn anh từ bốn phương trở về, tiễn đưa đàn em ngày mai lâm trận, ánh lửa lung linh như sáng hơn, tiếng kèn chiêu hồn tử sĩ như vang xa hơn. Đỉnh đồi Tăng nhơn Phú đêm đó, với ánh lửa loang loáng trong trời khuya, nó hằn sâu trong trí tôi, nó là mt cái gì thiêng liêng, một cái gì hào hùng, suốt gần năm chục năm qua, nó như vẫn mãi cháy trong tôi.

Ngọn lửa đêm đó vẫn luôn sưởi ấm tôi, những lúc nhọc nhằn nhất của đời lính, soi sáng bước chân tôi, vượt qua bóng tối của tù đày, và hôm nay trong tôi vào lúc cuối đời, nó lại bùng cháy lên như thể kiêu hãnh, và đầy tự hào là một người lính xuất thân từ ngọn đồi 4100.    

 

Cư An Tư Nguy quân trường mẹ, Nơi chốn xưa ao ước một lần thăm

Mượn lời thơ cũ KBC 4100, nói lên niềm ước mơ trở lại chốn xưa nhiều kỷ niệm, của những đứa con Trừ Bị, từ ngày ra trường mãi cuốn xoay trong cơn lốc lửa binh, đâu mấy ai thực hiện được. Đàn anh đàn em gặp nhau trong tù, hay ngay cả lúc tóc đã phai màu, tha phương nơi xứ lạ, cũng đều tiếc nuối chưa làm được điều mình mong, Nay chỉ còn nỗi buồn nhớ về ngọn đồi xưa, nơi đã tiễn đưa bao đứa con mang nặng chí trai tang bồng, chúng đi trả nợ núi sông, da ngựa bọc thây, có được mấy đứa trở về, để mà thăm lại trường xưa. Và như một lời nguyền, chỉ những đứa ngã gục trên chiến trường, trả xong nợ chí trai, chúng quay về tuyến xuất phát

“Những đứa đi, thây phơi chiến địa, Nương gió chiều, trường cũ chúng về thăm”

Những đêm đông trên đất Bắc, đàn anh đàn em chúng tôi vẫn ngồi lại với nhau hàng đêm, sưởi ấm cho nhau trong kiếp tù biệt xứ, và để quên đi những tủi nhục đắng cay đang mang, bằng những câu chuyện thật đời lính, mà trong đó thường nhất vẫn là những câu chuyện tình của lính ngày nào. Anh Tùng BĐQ Biên Phòng huynh trưởng của tôi từ ngày còn trong trường, với anh thì kỷ niêm về tình yêu của người lính trừ bị, thì không gì đẹp và hạnh phúc bằng những lúc cùng người yêu, ngày phép cuối tuần bên nhau dạo phố Sàigòn.

Đêm đó chúng tôi được nghe anh kể chuyện của anh, chuyện của anh đâu như là chuyện tình chung của chúng tôi, những câu chuyện tình thời còn trong quân trường, bao nhiêu lần phép là bấy nhiêu lần anh cùng người yêu trên phố. Để rồi sau ngày ra trường, đời lính Biệt Động ngược xuôi, chẳng mấy khi anh được về phép, nhưng có hề chi anh nói, khi quê hương trong chiến tranh, khiến đời lính nhiều nhọc nhằn, thì trong tình yêu, lính có phải chịu thêm ít nhiều cách chia cũng là lẽ thường.

Anh kết thúc câu chuyện, với cái lãng mạn chỉ lính mới có “Tôi vẫn thường mang tấm ảnh người yêu bên túi áo trái, để luôn có nhau, cùng nhau trên mọi bước đường” - Chuyện tình lính là chuyện tình đẹp, khi lính đã yêu thì thật nồng nàn. Có người đã nói, có lẻ vì đời lính nhiều gian khổ và đầy bất trắc, nên trong tình yêu cũng như khi nghĩ về tình yêu, người lính đã có những nồng nàn cùng những lãng mạn hơn hẵn đời thường - Nhưng cũng có người ngậm ngùi nói, hạnh phúc thay cho những ai được lính yêu, và cũng xót xa thay cho những ai yêu lính.

Đầu năm 1981, sau chuyện bọn cộng sản chúng đánh nhau của năm 79, dọc sáu tỉnh biên giới Việt Trung, anh em tù miền nam, đang ở các trại miền bắc, được chuyển dần vào trong, tôi cũng được xuôi nam chuyến này, trong chuyến đi nhiều anh em cũ gặp lại, có đứa xa nhau đã hơn chục năm, từ ngày miền Nam còn chưa mất. Tôi gặp lại Hòa BĐQ, hai đứa đã từng có lúc hành quân phối hợp, ở chiến trường biên giới tây nam 1969, còn cái mừng nào hơn, đủ chuyện để nói cùng nhau, chuyên bạn bè đứa còn đứa mất.

Trong câu chuyện hai đứa tôi có nhắc tới huynh trưởng Tùng, với tôi anh là một huynh trưởng đáng mến, ít nói điềm đạm, hiếm thấy cá tính đó ở những người lính chỉ huy, mà lại là chỉ huy một thứ lính dữ như Biệt Động - Hòa có lúc chung đơn vị với anh, đã cho biết thêm về anh - Ngày lễ ra trường, cô Mơ người yêu của anh có tham dự, khi biết được anh sẽ về binh chủng BĐQ, cũng như bao nhiêu người yêu của lính khác, cô không dấu được nỗi lo lắng của mình, mấy ai không có cái lo như cô Mơ, khi người ta yêu thì sự an nguy của người yêu, là mối bận lòng mình.

Thế rồi đời lính ngược xuôi luôn xa nhà, anh Tùng không muốn người yêu theo năm tháng dài sống trong mong đợi, thương nhau hai người cùng tính qua mùa xuân năm tới sẽ thành hôn, quyết định này làm cả hai như ngập chìm trong hạnh phúc. Nhưng ngày vui hai người trông chờ chưa kịp đến, thì ngay ngày đầu xuân, giặc đem súng đạn vào thành phố, và anh đã chết lặng nghe tin không vui từ mẹ cô Mơ, Bà đến đơn vị anh mãi tận Đức Phong, để mà cho anh biết cô không còn nữa.

Ngày trước nhà thơ Hữu Loan hỏi, sao không chết người trai khói lửa, mà chết người em gái nhỏ hậu phương, bây giờ anh biết hỏi sao đây, cô gái nhỏ ngày nào lo sợ cho người yêu Biệt Động trong lửa đạn, thì nay đạn thù đã cướp đi trong lúc ngày vui kết hợp gần kề. Trong một đêm say anh gọi tên người yêu, trớ trêu thay anh cũng khóc người yêu, như trong bài thơ “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan ngày nào, nhưng với anh nào có đâu những hoa sim tím, mà chỉ có vết đạn thù trên tường vôi trắng, vấy máu của người anh thương.

Cái chết của cô Mơ, trong trại tù miền bắc anh Tùng không nói về chuyện này - Hòa cho biết, kể từ đó anh Tùng rất ít nói, từ một chàng trai vui tính hay đùa, anh trở nên u uất, nhất là sau đêm say gọi tên người yêu, anh lại càng như sống trong lặng lẽ. Bạn bè có người cố gắng gợi cho anh nói nhưng vô ích, anh sống với hình bóng người yêu, trong túi áo trận luôn có ảnh người vợ chưa cưới của anh, cô như luôn cùng anh giong ruổi trên bước đường của người lính.

Cô Mơ đến với anh khi anh còn trong quân trường, thời gian đó là khoảnh khắc ngắn ngủi hạnh phúc, mà hai người có được với nhau, còn sau ngày ra trường thì lại là những cách xa, rồi kế tiếp là chia lìa trong đau thương. Thảo nào anh đã từng nói, quê hương đang chiến tranh, đời lính phải chịu nhọc nhằn, thì trong tình yêu của người lính, nếu có bị thêm ít nhiều cách chia cũng là lẽ thường - Phải chăng, đó là anh nói cho riêng anh, bây giờ biết chuyện của anh, tôi lại càng mến anh hơn, một người lính với mối tình đau thương thời chinh chiến.

Nghe nói sau đó câu chuyện tình của anh, có người biết chuyện đã viết thành nhạc, và trong một lần về thị xã Pleiku, anh đã được nghe bản nhạc này trong quán cà phê phố núi, lúc đó trong mắt người lính dạn dày lửa đạn, người ta thấy long lanh nước mắt, lời nhạc đâu đó là “Dấu đạn thù còn sâu trên vách hoa gầy, dấu che kín yêu đương từ đây…”

“Nhưng đâu có ngờ rằng trời xanh kín mây dại, lần yêu cuối trong đời là lần yêu trong lửa khói...
người theo gót đơn vị từng ngày thương mấy cho vừa, được tin bên chiến hào rằng người yêu không còn nữa...”
Chuyện lính, và chuyện những người yêu lính, có người gọi đó là chuyện tình thời lửa đạn, tất cả đều rất đẹp, tuy trong cái đẹp đó có quá nhiều đau thương xót xa - Nhưng có bao giờ chúng ta tìm thấy được trong chiến tranh, mà có những chuyện vui cùng hạnh phúc?

Việt Nhân (HNPĐ)

 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm