Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
TỘI ÁC - Việt Nhân
(HNPĐ) Nhìn tấm ảnh các anh lính mới xã nghĩa, đăng kèm theo bài báo mà nhà nước vẹm dùng chữ thật ‘đểu’, là những thanh niên ‘trúng tuyển nghĩa vụ quân sự’, trong bản tin: ‘Hiện đang có đề xuất cho thanh niên đóng tiền để không phải thực hiện NVQS’. Thông thường trong đám đông dự thi, những ai được trúng tuyển thì đó là niềm vinh dự, nhưng quí vị và mỗ tôi chắc chắn không đồng ý với nghĩa đó trong trường hợp này phải không, vì vậy mỗ tôi nói chúng đểu khi dùng chữ là cái ý đó. Bức ảnh và dòng chữ đã lôi mỗ tôi về lại một thời còn chiến tranh, sau cái nướng quân dịp tết Mậu Thân 68 của Hồ, ‘tiến lên toàn thắng ắt về ta’. Câu chuyện hôm nay, nhìn lính An Nam xã nghĩa, mà nhớ đến lính cộng sản miền bắc xâm nhập hôm xưa!
Đây là câu chuyện tản mạn những gì đã trải, đã sống thế thôi, không là chuyện mua vui, mà nó có cái đau của phận người, của các chiến binh bên kia lằn tuyến, chuyện của một quân đội ‘cộng sản anh hùng’ không có thương binh?!. Mức độ cán binh miền bắc xâm nhập gia tăng rõ rệt sau chiến thắng hoang tưởng 68 của bọn Bắc bộ phủ, với những đoàn đi B ồ ạt, chúng vét sạch thanh thiếu niên miền bắc để cung ứng cho các chiến trường. Mặt trận nổ ra đều khắp miền Nam, nhất là đồng bằng sông Cửu Long vốn là vùng đất hiền hòa, sau vụ Mậu thân như vết thương chưa kịp lành mà người dân như ngại ngùng họp chợ, cái nhộn nhịp mua bán ngày xuân đã kém đi thấy rõ, hầu như nhà lồng chợ nào cũng đều còn mang vết tích tươi rói của súng đạn Tết rồi.
Cái tang hoang đó như một nhắc nhớ người dân, là chiến tranh luôn cận kề, mặc dù cảnh vật thiên nhiên vẫn xoay vần theo lẽ tự nhiên của đất trời, cây cỏ đang mang màu xanh non lá mới, vẫn ban trưa rực rỡ cái nắng hanh vàng, chiều đến nghe trong gió cái lạnh se da. Để rồi đêm đến mới là của lính, của những trận đụng sáng rực một góc trời, hai bên ghìm theo từng tiếng đạn của nhau... Sắp tết rồi nhưng đêm nào cũng đụng, lợi dụng những ngày cuối còn khô, hay chúng đang dồn quân cho chiến dịch Đông-Xuân? Từ nữa đêm dưới cái nhập nhoạng của ánh hỏa châu, mà từ bên kia biên giới, từng tốp chúng tìm đến mé nước. Nhiều chiếc phao nylon bắt đầu tách bờ thả trôi theo giòng!
Tiếng súng địch đột nhiên nổ đều giòn giã, chúng yễm trợ cho toán đầu vượt kinh, chúng quen thế, mà ta cũng biết thế, chúng cầm chân ta từ xa, từ sớm lúc trực thăng AH-1 Cobra chưa kịp đến, chúng bắn chận cho những toán cán binh miền bắc vượt qua bên này bờ. Bằng mọi giá ta đánh bật chúng trở lại cánh đồng phía bắc, tháo lui về bên Miên, mà bốn chiến đỉnh hai đầu trút hết hỏa lực vào bọn yểm trợ, tám chiếc còn lại quạt thốc dọc theo bờ kinh, những lưới lửa đan chéo vào nhau đến tận giữa cánh đồng. Trên bầu trời đêm những chiếc trực thăng rải đạn, tình huống này cho thấy chúng sẽ bị thiệt hại nặng, vượt kinh thì không được, bỏ bờ kinh trở lại ngược về bên kia biên giới, có khác nào làm bia cho những chiếc AH -1 Cobra.
Trời rựng sáng, những đám sương sớm còn la đà trên ngọn cỏ, và nếu không có cây cối ngã rạp hai bên bờ, cảnh vật sẽ cho ta cái thanh bình trong lành của một buổi sớm mai, nhưng trước mắt vẫn là cái tang hoang của bãi chiến trường. Vết máu ngoằn ngoèo chạy dài theo những lối đi mòn hướng về phía đất Miên, ta từng toán ba người yễm trợ nhau bắt đầu lục soát, đó đây vương vãi những chiếc ba lô, túi đạn của TQ, thời đó rất hiếm để gặp những quân dụng quân trang chính qui cộng sản, trên phần đất lãnh thổ chúng ta. Thường những toán cán binh xâm nhập, đã bỏ chúng lại bên kia biên giới Miên, để nhập vai làm vi xi, và với bọn vẹm chóp bu trên các bàn hội nghị, không bao giờ chúng nhìn nhận có cán binh miền bắc xâm nhập.
Dù là nhận để được phía ta trao trả trong nhân đạo, đây là cái vô nhân của bọn cộng sản! Trong những món gom được hôm đó có một anh tù binh tuổi vừa tới 15, vậy lúc đi B anh bao nhiêu, 13 hay 14? Anh chỉ chổ anh dấu cây AK trong bụi đằng xa, trên người vẫn mặc nguyên bộ đồ cán binh miền bắc, với chiếc ba lô đeo lưng, gọi anh là tù binh vì anh bị ta bắt sau trận đánh, chứ thật anh trốn trong bụi để chờ - Anh chờ ai, trốn ai? Anh nói, suốt con đường Trường Sơn, và trận đêm qua, anh đã thấy những người bị thương được ‘xử lý’ như thế nào, anh nghe quá nhiều chuyện về những thương binh đưa về tuyến sau, nhưng rồi không một ai người thân gặp lại họ, nên anh quyết định trốn không về cùng đồng đội, anh đã chọn cho anh một con đường.
Người hàng binh cộng sản hôm xưa xin làm hồi chánh, anh đã có được lối thoát mà anh mong muốn, trong biên bản chuyển giao ghi anh là một hàng binh, anh khóc suốt vì anh không ngờ những người miền Nam đã cho anh con đường sống... Những thanh niên trúng nghĩa vụ quân sự hôm nay, rồi đây cũng sẽ có được con đường sống, sẽ không phải trúng tuyển, nếu có tiền nộp cho nhà nước xã nghĩa, điều đó chắc chắn sẽ là như vậy. Một nhà nước giang sơn ông cha nó còn cắt bán cho giặc, thì nhằm nhò gì cái nghĩa vụ quân sự mà không bán để kiếm xu, nhưng rồi đây món hàng này sẽ được định giá, và cũng sẽ theo nhu cầu ‘hot’ hay không mà giá nó lên hay xuống theo thời cuộc.
Ở cái viện Cu Hát con gà mổ, chuyện gì đưa ra cũng có cái ý của nó, các ông bà đại biểu nhận lương thằng dân, nhưng làm việc cho ông nhà nước, vậy ra có nói gì thì nói, cuối cùng ông nhà nước mạnh hơn sẽ thắng, ông đang cần tiền xài dữ lắm. Nghe nói các ông các bà đã nghiên cứu, dân mình nay 90 triệu, thanh niên chiếm một phần ba, đảng nói thằng Mỹ đã cút, Ngụy đã nhào, mà Tầu cộng lại là anh em chung nhà xã nghĩa, đâu cần đánh đấm chi cho mệt.
Hôm xưa cần lính, ông nhà nước vét đến tận đứa trẻ mười bốn, mười ba, đi B đánh cho Trung Quốc, Liên Xô - Hôm nay cần tiền, ông vét đến đồng xu cuối cùng của con nhà nghèo, nên mới có một ông trung tướng đại biểu Cu Hát, đưa ra trước diễn đàn chào hàng món NVQS, để có được tính cách pháp lý, cho mọi người làm quen và xài quen, chứ để như từ trước tới giờ đóng tiền đi NVQS cũng đã có từ lâu, thằng dân vẫn phải chi, mà ông nhà nước không được đầy túi.
Việt Nhân (HNPĐ)
TỘI ÁC - Việt Nhân
(HNPĐ) Nhìn tấm ảnh các anh lính mới xã nghĩa, đăng kèm theo bài báo mà nhà nước vẹm dùng chữ thật ‘đểu’, là những thanh niên ‘trúng tuyển nghĩa vụ quân sự’, trong bản tin: ‘Hiện đang có đề xuất cho thanh niên đóng tiền để không phải thực hiện NVQS’. Thông thường trong đám đông dự thi, những ai được trúng tuyển thì đó là niềm vinh dự, nhưng quí vị và mỗ tôi chắc chắn không đồng ý với nghĩa đó trong trường hợp này phải không, vì vậy mỗ tôi nói chúng đểu khi dùng chữ là cái ý đó. Bức ảnh và dòng chữ đã lôi mỗ tôi về lại một thời còn chiến tranh, sau cái nướng quân dịp tết Mậu Thân 68 của Hồ, ‘tiến lên toàn thắng ắt về ta’. Câu chuyện hôm nay, nhìn lính An Nam xã nghĩa, mà nhớ đến lính cộng sản miền bắc xâm nhập hôm xưa!
Đây là câu chuyện tản mạn những gì đã trải, đã sống thế thôi, không là chuyện mua vui, mà nó có cái đau của phận người, của các chiến binh bên kia lằn tuyến, chuyện của một quân đội ‘cộng sản anh hùng’ không có thương binh?!. Mức độ cán binh miền bắc xâm nhập gia tăng rõ rệt sau chiến thắng hoang tưởng 68 của bọn Bắc bộ phủ, với những đoàn đi B ồ ạt, chúng vét sạch thanh thiếu niên miền bắc để cung ứng cho các chiến trường. Mặt trận nổ ra đều khắp miền Nam, nhất là đồng bằng sông Cửu Long vốn là vùng đất hiền hòa, sau vụ Mậu thân như vết thương chưa kịp lành mà người dân như ngại ngùng họp chợ, cái nhộn nhịp mua bán ngày xuân đã kém đi thấy rõ, hầu như nhà lồng chợ nào cũng đều còn mang vết tích tươi rói của súng đạn Tết rồi.
Cái tang hoang đó như một nhắc nhớ người dân, là chiến tranh luôn cận kề, mặc dù cảnh vật thiên nhiên vẫn xoay vần theo lẽ tự nhiên của đất trời, cây cỏ đang mang màu xanh non lá mới, vẫn ban trưa rực rỡ cái nắng hanh vàng, chiều đến nghe trong gió cái lạnh se da. Để rồi đêm đến mới là của lính, của những trận đụng sáng rực một góc trời, hai bên ghìm theo từng tiếng đạn của nhau... Sắp tết rồi nhưng đêm nào cũng đụng, lợi dụng những ngày cuối còn khô, hay chúng đang dồn quân cho chiến dịch Đông-Xuân? Từ nữa đêm dưới cái nhập nhoạng của ánh hỏa châu, mà từ bên kia biên giới, từng tốp chúng tìm đến mé nước. Nhiều chiếc phao nylon bắt đầu tách bờ thả trôi theo giòng!
Tiếng súng địch đột nhiên nổ đều giòn giã, chúng yễm trợ cho toán đầu vượt kinh, chúng quen thế, mà ta cũng biết thế, chúng cầm chân ta từ xa, từ sớm lúc trực thăng AH-1 Cobra chưa kịp đến, chúng bắn chận cho những toán cán binh miền bắc vượt qua bên này bờ. Bằng mọi giá ta đánh bật chúng trở lại cánh đồng phía bắc, tháo lui về bên Miên, mà bốn chiến đỉnh hai đầu trút hết hỏa lực vào bọn yểm trợ, tám chiếc còn lại quạt thốc dọc theo bờ kinh, những lưới lửa đan chéo vào nhau đến tận giữa cánh đồng. Trên bầu trời đêm những chiếc trực thăng rải đạn, tình huống này cho thấy chúng sẽ bị thiệt hại nặng, vượt kinh thì không được, bỏ bờ kinh trở lại ngược về bên kia biên giới, có khác nào làm bia cho những chiếc AH -1 Cobra.
Trời rựng sáng, những đám sương sớm còn la đà trên ngọn cỏ, và nếu không có cây cối ngã rạp hai bên bờ, cảnh vật sẽ cho ta cái thanh bình trong lành của một buổi sớm mai, nhưng trước mắt vẫn là cái tang hoang của bãi chiến trường. Vết máu ngoằn ngoèo chạy dài theo những lối đi mòn hướng về phía đất Miên, ta từng toán ba người yễm trợ nhau bắt đầu lục soát, đó đây vương vãi những chiếc ba lô, túi đạn của TQ, thời đó rất hiếm để gặp những quân dụng quân trang chính qui cộng sản, trên phần đất lãnh thổ chúng ta. Thường những toán cán binh xâm nhập, đã bỏ chúng lại bên kia biên giới Miên, để nhập vai làm vi xi, và với bọn vẹm chóp bu trên các bàn hội nghị, không bao giờ chúng nhìn nhận có cán binh miền bắc xâm nhập.
Dù là nhận để được phía ta trao trả trong nhân đạo, đây là cái vô nhân của bọn cộng sản! Trong những món gom được hôm đó có một anh tù binh tuổi vừa tới 15, vậy lúc đi B anh bao nhiêu, 13 hay 14? Anh chỉ chổ anh dấu cây AK trong bụi đằng xa, trên người vẫn mặc nguyên bộ đồ cán binh miền bắc, với chiếc ba lô đeo lưng, gọi anh là tù binh vì anh bị ta bắt sau trận đánh, chứ thật anh trốn trong bụi để chờ - Anh chờ ai, trốn ai? Anh nói, suốt con đường Trường Sơn, và trận đêm qua, anh đã thấy những người bị thương được ‘xử lý’ như thế nào, anh nghe quá nhiều chuyện về những thương binh đưa về tuyến sau, nhưng rồi không một ai người thân gặp lại họ, nên anh quyết định trốn không về cùng đồng đội, anh đã chọn cho anh một con đường.
Người hàng binh cộng sản hôm xưa xin làm hồi chánh, anh đã có được lối thoát mà anh mong muốn, trong biên bản chuyển giao ghi anh là một hàng binh, anh khóc suốt vì anh không ngờ những người miền Nam đã cho anh con đường sống... Những thanh niên trúng nghĩa vụ quân sự hôm nay, rồi đây cũng sẽ có được con đường sống, sẽ không phải trúng tuyển, nếu có tiền nộp cho nhà nước xã nghĩa, điều đó chắc chắn sẽ là như vậy. Một nhà nước giang sơn ông cha nó còn cắt bán cho giặc, thì nhằm nhò gì cái nghĩa vụ quân sự mà không bán để kiếm xu, nhưng rồi đây món hàng này sẽ được định giá, và cũng sẽ theo nhu cầu ‘hot’ hay không mà giá nó lên hay xuống theo thời cuộc.
Ở cái viện Cu Hát con gà mổ, chuyện gì đưa ra cũng có cái ý của nó, các ông bà đại biểu nhận lương thằng dân, nhưng làm việc cho ông nhà nước, vậy ra có nói gì thì nói, cuối cùng ông nhà nước mạnh hơn sẽ thắng, ông đang cần tiền xài dữ lắm. Nghe nói các ông các bà đã nghiên cứu, dân mình nay 90 triệu, thanh niên chiếm một phần ba, đảng nói thằng Mỹ đã cút, Ngụy đã nhào, mà Tầu cộng lại là anh em chung nhà xã nghĩa, đâu cần đánh đấm chi cho mệt.
Hôm xưa cần lính, ông nhà nước vét đến tận đứa trẻ mười bốn, mười ba, đi B đánh cho Trung Quốc, Liên Xô - Hôm nay cần tiền, ông vét đến đồng xu cuối cùng của con nhà nghèo, nên mới có một ông trung tướng đại biểu Cu Hát, đưa ra trước diễn đàn chào hàng món NVQS, để có được tính cách pháp lý, cho mọi người làm quen và xài quen, chứ để như từ trước tới giờ đóng tiền đi NVQS cũng đã có từ lâu, thằng dân vẫn phải chi, mà ông nhà nước không được đầy túi.
Việt Nhân (HNPĐ)