Cà Kê Dê Ngỗng
TQ: Trẻ bị bỏ rơi vì bệnh tật
Số lượng trẻ mồ côi ở Trung Quốc đã giảm xuống kể từ năm 2005 nhưng mỗi năm vẫn có khoảng 10.000 em bị bỏ rơi. Điều đáng nói là nhiều em trong số đó mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị tàn tật.
Tất cả do định kiến
Một bé gái mới vài ngày tuổi bị bỏ rơi ngay trong những ngày năm mới lạnh giá tại miền Bắc Trung Quốc. Cô bé được đặt tên Phương Phương này vẫn còn may mắn hơn nhiều em bé bị bỏ lại nhà ga xe lửa hay trong nhà vệ sinh bởi em “được” gia đình đặt trước một cơ sở tình thương. Phương Phương bị bệnh tim và mắc hội chứng Down.
Trước đây, truyền thông Trung Quốc từng đưa tin một em bé tội nghiệp bị vứt trong thùng rác ở ngoại ô Bắc Kinh và không thể cầm cự cho đến khi được tìm thấy. Hay như trường hợp lính cứu hỏa ở miền Đông Trung Quốc giải cứu một bé trai sơ sinh bị bỏ trong một đường ống dẫn nước thải khiến dư luận phẫn nộ.
Những nhà trẻ tình thương như cơ sở cưu mang Phương Phương được lập ra từ năm 2013 với mục đích cứu vớt các sinh linh bé nhỏ bị chối bỏ. Mỗi tỉnh được yêu cầu lập ra ít nhất 2 trung tâm loại này vào cuối năm nay để ứng phó với tình trạng bỏ con ngày càng gia tăng. “Chúng tôi xây những ngôi nhà này để bảo vệ bọn trẻ khỏi bị tổn thương thêm nữa” - ông Trương Dân, người đứng đầu trại mồ côi tại TP Thiên Tân, cho biết. Giới truyền thông Trung Quốc cũng phản ánh nhiều về những câu chuyện đau lòng này, phần lớn lỗi thuộc về các bà mẹ trẻ mang thai ngoài ý muốn và chính sách một con khiến tình trạng trọng nam khinh nữ trở nên quá nghiệt ngã.
Giải pháp tạm thời
Giới chức Trung Quốc cho rằng xây các nhà trẻ tình thương là cần thiết để mang lại sự chăm sóc y tế cho trẻ bị bỏ rơi. “Trẻ em khuyết tật bị bỏ rơi tăng lên nhanh chóng. Với sức sống yếu hơn, chúng sẽ chết nếu chúng ta tìm thấy trễ 10 phút” - ông Kỷ Cương, một quan chức thuộc Trung tâm Phúc lợi trẻ em và nhận con nuôi Trung Quốc, cho biết. Dù vậy, những cơ sở nói trên thực chất chỉ là một văn phòng nhỏ được trang bị các dụng cụ y tế cơ bản để chăm sóc trẻ, nhất là các bé mới lọt lòng.
Nhiều người lo ngại việc xây các nhà trẻ tình thương như vậy chẳng khác nào khuyến khích cha mẹ bỏ rơi những đứa con họ không mong muốn. Đây từng là tâm điểm tranh luận của giới truyền thông Trung Quốc. Hồi tháng 12-2013, khi chính quyền TP Tây An, tỉnh Thiểm Tây mở trung tâm dành cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, nhiều người dân địa phương hoan nghênh nhiệt liệt trong lúc các phóng viên bị ám ảnh khi tác nghiệp tại đây.
Chuyên viên phúc lợi xã hội Vương Chấn Diệu nói với hãng tin Reuters: “Có hay không có các nhà trẻ tình thương thì nạn bỏ rơi con nhỏ vẫn tồn tại”. Theo các chuyên viên phúc lợi xã hội, Trung Quốc có nhiều quỹ từ thiện và chính sách bảo hiểm y tế của chính phủ giúp người bệnh tật nhưng còn thiếu một hệ thống phúc lợi thống nhất. “Một khi có sự thống nhất trong chính sách phúc lợi xã hội, cha mẹ sẽ không còn bỏ rơi con cái, Trung Quốc sẽ không còn phải xây nhiều nhà trẻ tình thương trong tương lai” - ông Kỷ Cương nhận định.
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TQ: Trẻ bị bỏ rơi vì bệnh tật
Số lượng trẻ mồ côi ở Trung Quốc đã giảm xuống kể từ năm 2005 nhưng mỗi năm vẫn có khoảng 10.000 em bị bỏ rơi. Điều đáng nói là nhiều em trong số đó mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị tàn tật.
Tất cả do định kiến
Một bé gái mới vài ngày tuổi bị bỏ rơi ngay trong những ngày năm mới lạnh giá tại miền Bắc Trung Quốc. Cô bé được đặt tên Phương Phương này vẫn còn may mắn hơn nhiều em bé bị bỏ lại nhà ga xe lửa hay trong nhà vệ sinh bởi em “được” gia đình đặt trước một cơ sở tình thương. Phương Phương bị bệnh tim và mắc hội chứng Down.
Trước đây, truyền thông Trung Quốc từng đưa tin một em bé tội nghiệp bị vứt trong thùng rác ở ngoại ô Bắc Kinh và không thể cầm cự cho đến khi được tìm thấy. Hay như trường hợp lính cứu hỏa ở miền Đông Trung Quốc giải cứu một bé trai sơ sinh bị bỏ trong một đường ống dẫn nước thải khiến dư luận phẫn nộ.
Những nhà trẻ tình thương như cơ sở cưu mang Phương Phương được lập ra từ năm 2013 với mục đích cứu vớt các sinh linh bé nhỏ bị chối bỏ. Mỗi tỉnh được yêu cầu lập ra ít nhất 2 trung tâm loại này vào cuối năm nay để ứng phó với tình trạng bỏ con ngày càng gia tăng. “Chúng tôi xây những ngôi nhà này để bảo vệ bọn trẻ khỏi bị tổn thương thêm nữa” - ông Trương Dân, người đứng đầu trại mồ côi tại TP Thiên Tân, cho biết. Giới truyền thông Trung Quốc cũng phản ánh nhiều về những câu chuyện đau lòng này, phần lớn lỗi thuộc về các bà mẹ trẻ mang thai ngoài ý muốn và chính sách một con khiến tình trạng trọng nam khinh nữ trở nên quá nghiệt ngã.
Giải pháp tạm thời
Giới chức Trung Quốc cho rằng xây các nhà trẻ tình thương là cần thiết để mang lại sự chăm sóc y tế cho trẻ bị bỏ rơi. “Trẻ em khuyết tật bị bỏ rơi tăng lên nhanh chóng. Với sức sống yếu hơn, chúng sẽ chết nếu chúng ta tìm thấy trễ 10 phút” - ông Kỷ Cương, một quan chức thuộc Trung tâm Phúc lợi trẻ em và nhận con nuôi Trung Quốc, cho biết. Dù vậy, những cơ sở nói trên thực chất chỉ là một văn phòng nhỏ được trang bị các dụng cụ y tế cơ bản để chăm sóc trẻ, nhất là các bé mới lọt lòng.
Nhiều người lo ngại việc xây các nhà trẻ tình thương như vậy chẳng khác nào khuyến khích cha mẹ bỏ rơi những đứa con họ không mong muốn. Đây từng là tâm điểm tranh luận của giới truyền thông Trung Quốc. Hồi tháng 12-2013, khi chính quyền TP Tây An, tỉnh Thiểm Tây mở trung tâm dành cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, nhiều người dân địa phương hoan nghênh nhiệt liệt trong lúc các phóng viên bị ám ảnh khi tác nghiệp tại đây.
Chuyên viên phúc lợi xã hội Vương Chấn Diệu nói với hãng tin Reuters: “Có hay không có các nhà trẻ tình thương thì nạn bỏ rơi con nhỏ vẫn tồn tại”. Theo các chuyên viên phúc lợi xã hội, Trung Quốc có nhiều quỹ từ thiện và chính sách bảo hiểm y tế của chính phủ giúp người bệnh tật nhưng còn thiếu một hệ thống phúc lợi thống nhất. “Một khi có sự thống nhất trong chính sách phúc lợi xã hội, cha mẹ sẽ không còn bỏ rơi con cái, Trung Quốc sẽ không còn phải xây nhiều nhà trẻ tình thương trong tương lai” - ông Kỷ Cương nhận định.
Song Phương chuyển