Tham Khảo
TQ thách thức VN mang Công thư TT Phạm Văn Đồng ra tòa quốc tế
Chuyên gia TQ tiếp tục luận điệu xuyên tạc Công thư của TT Phạm Văn Đồng và thách thức Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế thì “đừng quên đính kèm” công thư này.
Tiếp tục xuyên tạc Công thư của TT Phạm Văn Đồng
Tờ China Daily vừa đăng tải bài viết của chuyên gia Ling Dequan tại Trung tâm Nghiên cứu Các vấn đề thế giới, tiếp tục cố ý viện dẫn và xuyên tạc công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhằm cho rằng, Việt Nam từng thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Chuyên gia Ling Dequan mạnh miệng tuyên bố, nhiều quan chức chính phủ và học giả Việt Nam đang cố gắng diễn giải lại công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhằm “tự đánh lừa mình” nhưng đã thất bại. Vì sự thất bại này, chuyên gia Ling Dequan cho rằng, Việt Nam không thừa nhận sự hiện hữu của công thư Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Cuối cùng, ông Ling Dequan còn thách thức, nếu Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế thì “đừng quên đính kèm” công thư Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Đây không phải là lần đầu tiên phía Trung Quốc sử dụng một cách xuyên tạc công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhằm chứng minh cái gọi là “chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
Một lần nữa, Trung Quốc cho thấy bộ mặt hiếu chiến, “vừa ăn cướp vừa la làng” và cố tình đưa ra những thông tin sai lệch về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (HS-TS), quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.
Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
Trung Quốc đã bỏ qua sự thật rằng, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ít nhất là từ thế kỷ 17, Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ. Các nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này một cách hòa bình, liên tục, phù hợp với luật pháp quốc tế, mà không gặp phải sự phản đối của bất cứ quốc gia nào. Đến thời kỳ Pháp thuộc, Chính phủ Pháp đã nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời phản đối yêu sách của các nước khác đối với hai quần đảo này.
Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được thừa nhận tại Hội nghị San Francisco tháng 9/1951 – Hội nghị giải quyết vấn đề quy thuộc các vùng lãnh thổ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 với sự tham gia của 51 quốc gia. Tại Hội nghị này, Trưởng Phái đoàn Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng chính phủ Bảo Đại Trần Văn Hữu đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp bất cứ sự phản đối nào từ 50 quốc gia tham dự còn lại. Mặt khác, đề xuất của đoàn Liên Xô trao chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc đã bị đa số đại biểu trong Hội nghị phản đối với tỷ lệ số phiếu là 46 phiếu chống.
Hiệp định Genève 1954 về việc khôi phục hòa bình ở Đông Dương khẳng định các bên tham gia tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Theo Hiệp định, Pháp sẽ rút khỏi lãnh thổ của Việt Nam theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam và trong thời hạn thỏa thuận giữa các bên. Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1956, Việt Nam Cộng hòa đã tiếp quản việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam Cộng hòa đã tuyên bố khẳng định chủ quyền và có các hành vi thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này. Trung Quốc là một trong những nước tham gia Hội nghị quốc tế về Đông Dương tại Genève 1954 biết rất rõ điều này và Trung Quốc có trách nhiệm tôn trọng các văn kiện quốc tế của Hội nghị đó.
Tuy nhiên năm 1974, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đều đã lên tiếng phản đối hành động đó của Trung Quốc và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Từ góc độ luật pháp quốc tế, việc chiếm đóng bằng vũ lực lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là hành vi phi pháp và không thể đem lại chủ quyền cho Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế quy định cấm sử dụng vũ lực xâm phạm lãnh thổ của một quốc gia khác.
Bị vong lục ngày 12/5/1988 của Trung Quốc - một văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - cũng khẳng định rõ một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là “xâm lược không thể sinh ra chủ quyền” đối với một vùng lãnh thổ. Không có quốc gia nào trên thế giới công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và việc Trung Quốc nói Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.
Xuyên tạc Công thư 1958 thể hiện TQ đuối lý!
Phát biểu về Công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông Trần Duy Hải Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới Chính phủ cho hay: “Cần khẳng định rằng công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý, đồng thời chỉ thị cho các cơ quan của Việt Nam tôn trọng giới hạn 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố.
Việc công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng phù hợp với thực tế lúc đó hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa và được Pháp chuyển giao trên thực tế vào năm 1956 phù hợp với Hiệp định Genève 1954 mà Trung Quốc cũng là một bên tham gia”.
Theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Dưới góc độ tài phán quốc tế, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế.
Tháng 5/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Mỹ cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, bảo hộ hòn đảo này, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án. Để tỏ rõ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3/9/1954, Trung Quốc đã tấn công trừng phạt các hòn đảo ven biển như Kim Môn, Mã Tổ tạo ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất.
Trong thế giằng co, tháng 8/1958, Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn dẫn đến cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Mỹ tiếp tục điều Hạm đội 7 đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến Kim Môn và Mã Tổ.
Trước sự đe dọa chia cắt lãnh thổ, ngày 4/9/1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai ra tuyên bố quốc tế về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc trong đó có Đài Loan, đồng thời nêu cả Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Cũng nói thêm là tại thời điểm đó, Hội nghị Công ước Luật biển lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc đang nhóm họp, khi các quốc gia đang tranh cãi về vùng lãnh hải. Phía Mỹ cho rằng lãnh hải chỉ có chiều rộng 3 hải lý, còn Trung Quốc và một số quốc gia khác ủng hộ quan điểm lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý.
Thời điểm này, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Trung Quốc đang giữ quan hệ "anh em thân tình". Năm 1949, Việt Minh giành được vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác, rồi trao trả cho Quân giải phóng Trung Quốc. Năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi cũng trao trả cho Việt Nam.
Xuất phát từ mối quan hệ đặc thù đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi công thư, một cử chỉ ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan.
Công thư thể hiện: "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển".
Các yêu sách về lãnh thổ trong luật quốc tế, cũng như sự từ bỏ các yêu sách đó phải được trình bày một cách rõ ràng và không có suy diễn. Công thư do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký không chứa đựng bất kỳ sự từ bỏ rõ ràng nào về chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa. Nội dung công thư không thể hiện một sự bắt buộc từ bỏ chủ quyền.
Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã sử dụng công thư này để lu loa rằng Việt Nam chính thức công nhận chủ quyền của Trung Quốc với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việt Nam có nhiều bằng chứng pháp lý - lịch sử để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Vì không đủ sức mạnh thuyết phục trong việc cung cấp bằng chứng chứng minh chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa nên phía Trung Quốc hay dùng biện pháp ngụy biện để tuyên truyền theo cách có lợi cho họ. Nếu phía Trung Quốc chắc chắn về lập luận cùng các bằng chứng để chứng minh chủ quyền của họ trên Hoàng Sa, Trường Sa thì tại sao Trung Quốc không dám cùng Việt Nam đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa ra một tòa án quốc tế để phân xử.
Ngô Trang
Kiến Thức
Tiếp tục xuyên tạc Công thư của TT Phạm Văn Đồng
Tờ China Daily vừa đăng tải bài viết của chuyên gia Ling Dequan tại Trung tâm Nghiên cứu Các vấn đề thế giới, tiếp tục cố ý viện dẫn và xuyên tạc công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhằm cho rằng, Việt Nam từng thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Chuyên gia Ling Dequan mạnh miệng tuyên bố, nhiều quan chức chính phủ và học giả Việt Nam đang cố gắng diễn giải lại công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhằm “tự đánh lừa mình” nhưng đã thất bại. Vì sự thất bại này, chuyên gia Ling Dequan cho rằng, Việt Nam không thừa nhận sự hiện hữu của công thư Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Bài viết của ông Ling Dequan được Tân Hoa Xã đăng tải lại. |
Cuối cùng, ông Ling Dequan còn thách thức, nếu Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế thì “đừng quên đính kèm” công thư Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Đây không phải là lần đầu tiên phía Trung Quốc sử dụng một cách xuyên tạc công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhằm chứng minh cái gọi là “chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
Một lần nữa, Trung Quốc cho thấy bộ mặt hiếu chiến, “vừa ăn cướp vừa la làng” và cố tình đưa ra những thông tin sai lệch về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (HS-TS), quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.
Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
Trung Quốc đã bỏ qua sự thật rằng, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ít nhất là từ thế kỷ 17, Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ. Các nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này một cách hòa bình, liên tục, phù hợp với luật pháp quốc tế, mà không gặp phải sự phản đối của bất cứ quốc gia nào. Đến thời kỳ Pháp thuộc, Chính phủ Pháp đã nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời phản đối yêu sách của các nước khác đối với hai quần đảo này.
Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được thừa nhận tại Hội nghị San Francisco tháng 9/1951 – Hội nghị giải quyết vấn đề quy thuộc các vùng lãnh thổ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 với sự tham gia của 51 quốc gia. Tại Hội nghị này, Trưởng Phái đoàn Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng chính phủ Bảo Đại Trần Văn Hữu đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp bất cứ sự phản đối nào từ 50 quốc gia tham dự còn lại. Mặt khác, đề xuất của đoàn Liên Xô trao chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc đã bị đa số đại biểu trong Hội nghị phản đối với tỷ lệ số phiếu là 46 phiếu chống.
|
Hiệp định Genève 1954 về việc khôi phục hòa bình ở Đông Dương khẳng định các bên tham gia tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Theo Hiệp định, Pháp sẽ rút khỏi lãnh thổ của Việt Nam theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam và trong thời hạn thỏa thuận giữa các bên. Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1956, Việt Nam Cộng hòa đã tiếp quản việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam Cộng hòa đã tuyên bố khẳng định chủ quyền và có các hành vi thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này. Trung Quốc là một trong những nước tham gia Hội nghị quốc tế về Đông Dương tại Genève 1954 biết rất rõ điều này và Trung Quốc có trách nhiệm tôn trọng các văn kiện quốc tế của Hội nghị đó.
Tuy nhiên năm 1974, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đều đã lên tiếng phản đối hành động đó của Trung Quốc và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Từ góc độ luật pháp quốc tế, việc chiếm đóng bằng vũ lực lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là hành vi phi pháp và không thể đem lại chủ quyền cho Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế quy định cấm sử dụng vũ lực xâm phạm lãnh thổ của một quốc gia khác.
Bị vong lục ngày 12/5/1988 của Trung Quốc - một văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - cũng khẳng định rõ một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là “xâm lược không thể sinh ra chủ quyền” đối với một vùng lãnh thổ. Không có quốc gia nào trên thế giới công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và việc Trung Quốc nói Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.
Xuyên tạc Công thư 1958 thể hiện TQ đuối lý!
Phát biểu về Công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông Trần Duy Hải Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới Chính phủ cho hay: “Cần khẳng định rằng công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý, đồng thời chỉ thị cho các cơ quan của Việt Nam tôn trọng giới hạn 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố.
Việc công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng phù hợp với thực tế lúc đó hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa và được Pháp chuyển giao trên thực tế vào năm 1956 phù hợp với Hiệp định Genève 1954 mà Trung Quốc cũng là một bên tham gia”.
Theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Dưới góc độ tài phán quốc tế, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế.
Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam thực thi nhiệm vụ. |
Tháng 5/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Mỹ cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, bảo hộ hòn đảo này, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án. Để tỏ rõ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3/9/1954, Trung Quốc đã tấn công trừng phạt các hòn đảo ven biển như Kim Môn, Mã Tổ tạo ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất.
Trong thế giằng co, tháng 8/1958, Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn dẫn đến cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Mỹ tiếp tục điều Hạm đội 7 đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến Kim Môn và Mã Tổ.
Trước sự đe dọa chia cắt lãnh thổ, ngày 4/9/1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai ra tuyên bố quốc tế về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc trong đó có Đài Loan, đồng thời nêu cả Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Cũng nói thêm là tại thời điểm đó, Hội nghị Công ước Luật biển lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc đang nhóm họp, khi các quốc gia đang tranh cãi về vùng lãnh hải. Phía Mỹ cho rằng lãnh hải chỉ có chiều rộng 3 hải lý, còn Trung Quốc và một số quốc gia khác ủng hộ quan điểm lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý.
Thời điểm này, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Trung Quốc đang giữ quan hệ "anh em thân tình". Năm 1949, Việt Minh giành được vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác, rồi trao trả cho Quân giải phóng Trung Quốc. Năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi cũng trao trả cho Việt Nam.
Xuất phát từ mối quan hệ đặc thù đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi công thư, một cử chỉ ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan.
Công thư thể hiện: "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển".
Các yêu sách về lãnh thổ trong luật quốc tế, cũng như sự từ bỏ các yêu sách đó phải được trình bày một cách rõ ràng và không có suy diễn. Công thư do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký không chứa đựng bất kỳ sự từ bỏ rõ ràng nào về chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa. Nội dung công thư không thể hiện một sự bắt buộc từ bỏ chủ quyền.
Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã sử dụng công thư này để lu loa rằng Việt Nam chính thức công nhận chủ quyền của Trung Quốc với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việt Nam có nhiều bằng chứng pháp lý - lịch sử để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Vì không đủ sức mạnh thuyết phục trong việc cung cấp bằng chứng chứng minh chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa nên phía Trung Quốc hay dùng biện pháp ngụy biện để tuyên truyền theo cách có lợi cho họ. Nếu phía Trung Quốc chắc chắn về lập luận cùng các bằng chứng để chứng minh chủ quyền của họ trên Hoàng Sa, Trường Sa thì tại sao Trung Quốc không dám cùng Việt Nam đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa ra một tòa án quốc tế để phân xử.
Ngô Trang
Kiến Thức
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TQ thách thức VN mang Công thư TT Phạm Văn Đồng ra tòa quốc tế
Chuyên gia TQ tiếp tục luận điệu xuyên tạc Công thư của TT Phạm Văn Đồng và thách thức Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế thì “đừng quên đính kèm” công thư này.
Tiếp tục xuyên tạc Công thư của TT Phạm Văn Đồng
Tờ China Daily vừa đăng tải bài viết của chuyên gia Ling Dequan tại Trung tâm Nghiên cứu Các vấn đề thế giới, tiếp tục cố ý viện dẫn và xuyên tạc công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhằm cho rằng, Việt Nam từng thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Chuyên gia Ling Dequan mạnh miệng tuyên bố, nhiều quan chức chính phủ và học giả Việt Nam đang cố gắng diễn giải lại công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhằm “tự đánh lừa mình” nhưng đã thất bại. Vì sự thất bại này, chuyên gia Ling Dequan cho rằng, Việt Nam không thừa nhận sự hiện hữu của công thư Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Bài viết của ông Ling Dequan được Tân Hoa Xã đăng tải lại. |
Cuối cùng, ông Ling Dequan còn thách thức, nếu Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế thì “đừng quên đính kèm” công thư Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Đây không phải là lần đầu tiên phía Trung Quốc sử dụng một cách xuyên tạc công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhằm chứng minh cái gọi là “chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
Một lần nữa, Trung Quốc cho thấy bộ mặt hiếu chiến, “vừa ăn cướp vừa la làng” và cố tình đưa ra những thông tin sai lệch về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (HS-TS), quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.
Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
Trung Quốc đã bỏ qua sự thật rằng, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ít nhất là từ thế kỷ 17, Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ. Các nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này một cách hòa bình, liên tục, phù hợp với luật pháp quốc tế, mà không gặp phải sự phản đối của bất cứ quốc gia nào. Đến thời kỳ Pháp thuộc, Chính phủ Pháp đã nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời phản đối yêu sách của các nước khác đối với hai quần đảo này.
Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được thừa nhận tại Hội nghị San Francisco tháng 9/1951 – Hội nghị giải quyết vấn đề quy thuộc các vùng lãnh thổ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 với sự tham gia của 51 quốc gia. Tại Hội nghị này, Trưởng Phái đoàn Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng chính phủ Bảo Đại Trần Văn Hữu đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp bất cứ sự phản đối nào từ 50 quốc gia tham dự còn lại. Mặt khác, đề xuất của đoàn Liên Xô trao chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc đã bị đa số đại biểu trong Hội nghị phản đối với tỷ lệ số phiếu là 46 phiếu chống.
|
Hiệp định Genève 1954 về việc khôi phục hòa bình ở Đông Dương khẳng định các bên tham gia tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Theo Hiệp định, Pháp sẽ rút khỏi lãnh thổ của Việt Nam theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam và trong thời hạn thỏa thuận giữa các bên. Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1956, Việt Nam Cộng hòa đã tiếp quản việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam Cộng hòa đã tuyên bố khẳng định chủ quyền và có các hành vi thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này. Trung Quốc là một trong những nước tham gia Hội nghị quốc tế về Đông Dương tại Genève 1954 biết rất rõ điều này và Trung Quốc có trách nhiệm tôn trọng các văn kiện quốc tế của Hội nghị đó.
Tuy nhiên năm 1974, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đều đã lên tiếng phản đối hành động đó của Trung Quốc và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Từ góc độ luật pháp quốc tế, việc chiếm đóng bằng vũ lực lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là hành vi phi pháp và không thể đem lại chủ quyền cho Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế quy định cấm sử dụng vũ lực xâm phạm lãnh thổ của một quốc gia khác.
Bị vong lục ngày 12/5/1988 của Trung Quốc - một văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - cũng khẳng định rõ một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là “xâm lược không thể sinh ra chủ quyền” đối với một vùng lãnh thổ. Không có quốc gia nào trên thế giới công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và việc Trung Quốc nói Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.
Xuyên tạc Công thư 1958 thể hiện TQ đuối lý!
Phát biểu về Công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông Trần Duy Hải Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới Chính phủ cho hay: “Cần khẳng định rằng công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý, đồng thời chỉ thị cho các cơ quan của Việt Nam tôn trọng giới hạn 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố.
Việc công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng phù hợp với thực tế lúc đó hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa và được Pháp chuyển giao trên thực tế vào năm 1956 phù hợp với Hiệp định Genève 1954 mà Trung Quốc cũng là một bên tham gia”.
Theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Dưới góc độ tài phán quốc tế, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế.
Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam thực thi nhiệm vụ. |
Tháng 5/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Mỹ cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, bảo hộ hòn đảo này, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án. Để tỏ rõ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3/9/1954, Trung Quốc đã tấn công trừng phạt các hòn đảo ven biển như Kim Môn, Mã Tổ tạo ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất.
Trong thế giằng co, tháng 8/1958, Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn dẫn đến cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Mỹ tiếp tục điều Hạm đội 7 đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến Kim Môn và Mã Tổ.
Trước sự đe dọa chia cắt lãnh thổ, ngày 4/9/1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai ra tuyên bố quốc tế về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc trong đó có Đài Loan, đồng thời nêu cả Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Cũng nói thêm là tại thời điểm đó, Hội nghị Công ước Luật biển lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc đang nhóm họp, khi các quốc gia đang tranh cãi về vùng lãnh hải. Phía Mỹ cho rằng lãnh hải chỉ có chiều rộng 3 hải lý, còn Trung Quốc và một số quốc gia khác ủng hộ quan điểm lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý.
Thời điểm này, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Trung Quốc đang giữ quan hệ "anh em thân tình". Năm 1949, Việt Minh giành được vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác, rồi trao trả cho Quân giải phóng Trung Quốc. Năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi cũng trao trả cho Việt Nam.
Xuất phát từ mối quan hệ đặc thù đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi công thư, một cử chỉ ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan.
Công thư thể hiện: "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển".
Các yêu sách về lãnh thổ trong luật quốc tế, cũng như sự từ bỏ các yêu sách đó phải được trình bày một cách rõ ràng và không có suy diễn. Công thư do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký không chứa đựng bất kỳ sự từ bỏ rõ ràng nào về chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa. Nội dung công thư không thể hiện một sự bắt buộc từ bỏ chủ quyền.
Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã sử dụng công thư này để lu loa rằng Việt Nam chính thức công nhận chủ quyền của Trung Quốc với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việt Nam có nhiều bằng chứng pháp lý - lịch sử để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Vì không đủ sức mạnh thuyết phục trong việc cung cấp bằng chứng chứng minh chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa nên phía Trung Quốc hay dùng biện pháp ngụy biện để tuyên truyền theo cách có lợi cho họ. Nếu phía Trung Quốc chắc chắn về lập luận cùng các bằng chứng để chứng minh chủ quyền của họ trên Hoàng Sa, Trường Sa thì tại sao Trung Quốc không dám cùng Việt Nam đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa ra một tòa án quốc tế để phân xử.
Ngô Trang
Kiến Thức