Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
TRÁCH AI? - Việt Nhân
(HNPĐ) Thật lòng mà nói, cái câu ai đó viết trên tấm ảnh cô bé Nancy Nguyễn, tuy nó nói không hết về thực tế tuổi trẻ hôm nay cả ngoài hải ngoại lẫn bên trong quê nhà, nhưng nhiêu đó thôi cũng đã làm cho cái hy vọng một tương lai tươi sáng cho đất nước như tan vụn: “Những ước vọng của tuổi trẻ Hong Kong cũng giống như những ước vọng của Tuổi trẻ Việt Nam. Một chút khác biệt: HK hành động để nói lên những ước vọng đó, VN tìm những thú vui giải trí để quên nó đi...”.
Chỉ một chút khác biệt thôi sao?. Ở hải ngoại những con trẻ thế hệ thứ hai, sanh nơi xứ người càng ngày sẽ càng ít đi cái gắn bó cùng quê hương được như Nancy Nguyễn, còn lại nơi quê nhà lứa tuổi đó có nói câu yêu nước (nếu có) thì lại là yêu nước xã nghĩa. Để rồi đây những nông đức tuấn, thanh nghị, thanh phượng, chúng theo cha chúng lại bán nốt những gì đất nước còn sót để được vinh thân. Không là bi quan, nhưng tuổi trẻ đấu tranh hôm nay so với ba năm trước đã có thêm được ai, hay rơi rụng dần vì nhà tù cộng sản, đó là sự thật làm đau lòng cho chung mọi người, nhưng nói sao đây cho vừa tai những bạn trẻ VN (tự hào mình khôn) hôm nay?.
Nguyên do cùng diễn tiến chuyện biểu tình bên HK, ai cũng đã biết xin cho mỗ tôi không lập lại, và câu chuyện này chỉ là cái buồn của một kẻ nhìn chuyện người mà thấm chuyện mình… Hơn hai năm trước một bài tháng năm một bài tháng chín, điện báo HNPĐ chúng tôi có nói đến những cuộc đấu tranh của người dân HK, cũng trùng thời gian đó lại có hai đợt CAM đánh sập HNPĐ, mà nay bài vở muốn xem lại cũng không còn. Nhưng vẫn còn nhớ dư luận khá thích chuyện một chú nhỏ (lúc đó15 tuổi) cùng bạn học chống lại cái dự luật cho môn học gọi là “Giáo dục lòng yêu nước” của Bắc Kinh áp đặt (cũng giống như loại trồng người của Hù).
Nay lớn thêm được hai tuổi cậu bé Joshua đã làm thế giới thán phục! Người dân Hong Kong xuống đường cùng Joshua Wong: “Chuyện đấu tranh dân chủ, đừng bao giờ để cho thế hệ sau, nó phải là trách nhiệm của chúng ta, của ngày hôm nay.” Thấy thế mà thèm khi thấy mọi người lắng nghe và làm theo cậu, rồi ước phải chi VN được như thế, để tiếng nói của những người trẻ đấu tranh như Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, hay Nguyễn Tiến Trung, Việt Khang… cũng được lắng nghe như thế, và nhất là không còn phải xót xa nhìn các em tù tội trong cái bàng quan của quá nhiều người.
CNN đã ghi lại lời của Joshua Wong: “Nếu bạn đã có tâm lý rằng đấu tranh cho dân chủ là một cuộc chiến kéo dài và bạn tiến hành từ từ, thì bạn sẽ không bao giờ chiến thắng. Bạn phải xem mọi cuộc chiến như trận chiến cuối cùng, chỉ có vậy thì bạn mới có quyết tâm để chiến đấu”, vậy cậu hiểu rất rõ sức mạnh của mình, của người dân, của những người đang đấu tranh trong thời đại hiện nay: “Người dân không nên sợ chính phủ của mình. Chính phủ phải sợ người dân của mình”, để từ một nhóm học sinh rất nhỏ lúc đầu tẩy chay lớp học, và chỉ với 4 học sinh tuyệt thực mà sau đó có đến 120.000 học sinh, sinh viên bỏ lớp xuống đường.
Trở lại câu chuyện cô gái Nancy Nguyễn – Nếu nói về cái tệ, để chúng ta đem ra so sánh giữa Hong Kong và Việt Nam, thì rõ ràng Việt Nam tệ hơn nhiều như Nancy Nguyễn nói: “Không biết từ khi nào nhưng mình thấy người dân Việt Nam khổ quá. Mình ở Mỹ thấy đời sống sung sướng, công ăn việc làm, bảo hiểm y tế, đồ ăn thức uống tất cả mọi thứ đều rất tốt. Còn nhìn về Việt Nam, thấy tội quá. Ngày nào nghe tin cũng thấy có những chuyện bất cập xảy ra trong xã hội. Có những chuyện còn đau lòng hơn nhiều nữa. Cho nên, mình muốn giúp đỡ cho đất nước mình càng nhiều càng tốt”.
Đây là câu làm ấm lòng mỗ tôi, nhưng đồng thời nó cũng gợi lên cái đau không riêng một ai mà là tất cả những kẻ còn nặng lòng với quê nhà, Nancy Nguyễn nói ngày nào cũng nghe tin những chuyện bất cập xảy ra trong xã hội, có những chuyện còn đau lòng hơn nhiều nữa… Em nói lên những cái khốn cùng của người dân, và em lên án chính cái nhà nước An Nam xã nghĩa đã cố tình tạo ra một xã hội như vậy, sự thật là vậy người dân Việt Nam hôm nay giống như người dân Hoa lục, mà chúng ta vẫn nghe người Hong Kong bài bác (là những con người thoái hóa tận cùng về mọi mặt do sống cùng cộng sản).
Cộng sản là rác rưởi là trùng độc như Đức Lạt Lai Lạt Ma đã nói, nó hủy hoại nhân cách, tư tưởng con người, càng chung đụng lâu càng thấm sâu, nên sống cùng cộng sản con người trở thành con vật (hiểu theo bất cứ nghĩa nào cũng đều đúng). Hong Kong được trao trả cho Trung cộng đã 17 năm, nhưng do được hưởng “một đất nước hai chế độ” mà coi như thấm độc cộng sản không đáng kể, họ vẫn tự hào họ là ngưởi Hong Kong nhân bản. Trong hai lần xuống đường của tháng 05 và 09/2012, không có lấy được một lá cờ đỏ nào giữa đám đông gần hai trăm ngàn người, mà ngược lại (đặc biệt) chỉ có những lá cờ khi Hong Kong còn thuộc Anh được phất lên.
-Còn Việt Nam thì sao? Miền Bắc sáu mươi năm, miền Nam bốn mươi năm, những con “người mới xã nghĩa” đã được bác đảng gây giống tràn ngập, tạo nên một xã hội khốn nạn như mọi người đã thấy, nơi con người đối nhau thua con vật. Một người bạn, đọc bài “chuyện vẫn cũ” trên Điện báo HNPĐ tuần rồi đã gởi mail cho mỗ tôi, chỉ vỏn vẹn trích câu trong bài: “nhà nước niềm vui cũng không được trọn là mấy, vì bên Hồng Kông biểu tình hàng vạn người chưa yên, sợ chuyện nhà sẽ như chuyện hàng xóm mà sợ…”.
Anh chê mỗ tôi đánh giá sai nhà nước xã nghĩa khi nói nó sợ, và không dài dòng anh gởi kèm theo mail là hai bản tin “Chiếc túi xách Hermes 1,6 tỷ đồng” và “Do quá đói em bé lớp 3 chết trên đường đi học về”. Anh hỏi tôi một xã hội đã đến mức độ đó, liệu có còn một ai mong tranh đấu cho nó tốt hơn để người nghèo có bát cơm, hay lại lo làm giàu như lời còm cho bài chiếc túi xách 1,6 tỷ đồng: “Đã nghèo, đã không có tiền mua cái túi 1.6 tỉ thì cố gắng làm sao cho giàu lên để mà mua, nghèo mà ngồi canh me đợi mấy thằng giàu mua cái gì lại bô bô lên tại sau mày lại mua cái đó mà không lấy tiền cho tau, thì xin lỗi muôn đời vẫn nghèo thôi…”.
Hiểu được ý anh bạn nói về cái thành quả hôm nay của nhà nước An Nam xã nghĩa, như vậy thì giấc mơ có được dăm ba ngàn người xuống đường, chứ đừng nói đến một hai trăm ngàn như Hong Kong, để đòi hỏi cho cái quyền đương nhiên được hưởng của con người thật là quá khó. Đây là cái khác biệt rất lớn, để thấy không bao giờ Việt Nam được như Hong Kong! Tại Hong Kong ta thấy có được sự ủng hộ tiếp tay của tất cả mọi người cả trẻ lẫn già ủng hộ phong trào, họ ý thức được rằng đây là vấn đề cần thiết phải như vậy. Dù cho công việc làm ăn trở nên khó khăn, nhưng vì lợi ích chung mà tất cả chấp nhận sự khó khăn do đấu tranh mang đến.
Tại Việt Nam người ta đạp lên nhau để sống, để được giàu bằng mọi cách dù đó là ăn cắp, ăn cướp… Từ thủ tướng ăn cắp đến băng đảng đường phố ăn cướp, từ con cháu bác du sinh đầy mánh khóe nơi xứ người, đến người dân trong nước đưa nhau vào tròng để trấn lột lẫn nhau. Và đau lòng khi phải nghe câu nói “các em trẻ đấu tranh trong nước hôm nay, lạc lõng ngay trên chính quê hương mình”, xin đừng nói đó là câu nói bi quan, mà phải thấy rằng người đưa ra câu nói đó có cái nhận định đúng của mình căn cứ trên thực tế sự việc.
Chuyện đấu tranh trong nước đã bao năm rồi có nâng được con số người xuống đường lên đến một ngàn chưa, trong khi các em trẻ đấu tranh đơn thân đã phải trả giá cho chuyện yêu nước của mình bằng chính ngày tháng đời mình trong tù?. Còn lại các em cùng trang lứa, có mỗi một lý tưởng sống là “tiền”, chủ nghĩa cơ hội nơi chúng rất cao, chuyện đấu tranh vì đất nước nghe ra xa lạ. Cuối cùng đám đỏ đít, con cộng, con cán, chúng ngày càng ranh ma hơn cha chúng, về mọi mặt đục khoét lẫn đàn áp người dân, cha truyền con nối, tương lai đất nước sẽ ra sao !!!.
Con số dân Việt là gần chín mươi triệu, mà thương cho tuổi trẻ VN đấu tranh trong cô đơn, tinh thần các em đâu thua Joshua Wong, tấm lòng các em là tấm lòng của Nancy Nguyễn, nhưng các em không làm được như Hong Kong, không là lỗi nơi các em, mà là lỗi ở những người như mỗ tôi… Chứ biết còn trách ai đây?.
Việt Nhân (HNPĐ)
TRÁCH AI? - Việt Nhân
(HNPĐ) Thật lòng mà nói, cái câu ai đó viết trên tấm ảnh cô bé Nancy Nguyễn, tuy nó nói không hết về thực tế tuổi trẻ hôm nay cả ngoài hải ngoại lẫn bên trong quê nhà, nhưng nhiêu đó thôi cũng đã làm cho cái hy vọng một tương lai tươi sáng cho đất nước như tan vụn: “Những ước vọng của tuổi trẻ Hong Kong cũng giống như những ước vọng của Tuổi trẻ Việt Nam. Một chút khác biệt: HK hành động để nói lên những ước vọng đó, VN tìm những thú vui giải trí để quên nó đi...”.
Chỉ một chút khác biệt thôi sao?. Ở hải ngoại những con trẻ thế hệ thứ hai, sanh nơi xứ người càng ngày sẽ càng ít đi cái gắn bó cùng quê hương được như Nancy Nguyễn, còn lại nơi quê nhà lứa tuổi đó có nói câu yêu nước (nếu có) thì lại là yêu nước xã nghĩa. Để rồi đây những nông đức tuấn, thanh nghị, thanh phượng, chúng theo cha chúng lại bán nốt những gì đất nước còn sót để được vinh thân. Không là bi quan, nhưng tuổi trẻ đấu tranh hôm nay so với ba năm trước đã có thêm được ai, hay rơi rụng dần vì nhà tù cộng sản, đó là sự thật làm đau lòng cho chung mọi người, nhưng nói sao đây cho vừa tai những bạn trẻ VN (tự hào mình khôn) hôm nay?.
Nguyên do cùng diễn tiến chuyện biểu tình bên HK, ai cũng đã biết xin cho mỗ tôi không lập lại, và câu chuyện này chỉ là cái buồn của một kẻ nhìn chuyện người mà thấm chuyện mình… Hơn hai năm trước một bài tháng năm một bài tháng chín, điện báo HNPĐ chúng tôi có nói đến những cuộc đấu tranh của người dân HK, cũng trùng thời gian đó lại có hai đợt CAM đánh sập HNPĐ, mà nay bài vở muốn xem lại cũng không còn. Nhưng vẫn còn nhớ dư luận khá thích chuyện một chú nhỏ (lúc đó15 tuổi) cùng bạn học chống lại cái dự luật cho môn học gọi là “Giáo dục lòng yêu nước” của Bắc Kinh áp đặt (cũng giống như loại trồng người của Hù).
Nay lớn thêm được hai tuổi cậu bé Joshua đã làm thế giới thán phục! Người dân Hong Kong xuống đường cùng Joshua Wong: “Chuyện đấu tranh dân chủ, đừng bao giờ để cho thế hệ sau, nó phải là trách nhiệm của chúng ta, của ngày hôm nay.” Thấy thế mà thèm khi thấy mọi người lắng nghe và làm theo cậu, rồi ước phải chi VN được như thế, để tiếng nói của những người trẻ đấu tranh như Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, hay Nguyễn Tiến Trung, Việt Khang… cũng được lắng nghe như thế, và nhất là không còn phải xót xa nhìn các em tù tội trong cái bàng quan của quá nhiều người.
CNN đã ghi lại lời của Joshua Wong: “Nếu bạn đã có tâm lý rằng đấu tranh cho dân chủ là một cuộc chiến kéo dài và bạn tiến hành từ từ, thì bạn sẽ không bao giờ chiến thắng. Bạn phải xem mọi cuộc chiến như trận chiến cuối cùng, chỉ có vậy thì bạn mới có quyết tâm để chiến đấu”, vậy cậu hiểu rất rõ sức mạnh của mình, của người dân, của những người đang đấu tranh trong thời đại hiện nay: “Người dân không nên sợ chính phủ của mình. Chính phủ phải sợ người dân của mình”, để từ một nhóm học sinh rất nhỏ lúc đầu tẩy chay lớp học, và chỉ với 4 học sinh tuyệt thực mà sau đó có đến 120.000 học sinh, sinh viên bỏ lớp xuống đường.
Trở lại câu chuyện cô gái Nancy Nguyễn – Nếu nói về cái tệ, để chúng ta đem ra so sánh giữa Hong Kong và Việt Nam, thì rõ ràng Việt Nam tệ hơn nhiều như Nancy Nguyễn nói: “Không biết từ khi nào nhưng mình thấy người dân Việt Nam khổ quá. Mình ở Mỹ thấy đời sống sung sướng, công ăn việc làm, bảo hiểm y tế, đồ ăn thức uống tất cả mọi thứ đều rất tốt. Còn nhìn về Việt Nam, thấy tội quá. Ngày nào nghe tin cũng thấy có những chuyện bất cập xảy ra trong xã hội. Có những chuyện còn đau lòng hơn nhiều nữa. Cho nên, mình muốn giúp đỡ cho đất nước mình càng nhiều càng tốt”.
Đây là câu làm ấm lòng mỗ tôi, nhưng đồng thời nó cũng gợi lên cái đau không riêng một ai mà là tất cả những kẻ còn nặng lòng với quê nhà, Nancy Nguyễn nói ngày nào cũng nghe tin những chuyện bất cập xảy ra trong xã hội, có những chuyện còn đau lòng hơn nhiều nữa… Em nói lên những cái khốn cùng của người dân, và em lên án chính cái nhà nước An Nam xã nghĩa đã cố tình tạo ra một xã hội như vậy, sự thật là vậy người dân Việt Nam hôm nay giống như người dân Hoa lục, mà chúng ta vẫn nghe người Hong Kong bài bác (là những con người thoái hóa tận cùng về mọi mặt do sống cùng cộng sản).
Cộng sản là rác rưởi là trùng độc như Đức Lạt Lai Lạt Ma đã nói, nó hủy hoại nhân cách, tư tưởng con người, càng chung đụng lâu càng thấm sâu, nên sống cùng cộng sản con người trở thành con vật (hiểu theo bất cứ nghĩa nào cũng đều đúng). Hong Kong được trao trả cho Trung cộng đã 17 năm, nhưng do được hưởng “một đất nước hai chế độ” mà coi như thấm độc cộng sản không đáng kể, họ vẫn tự hào họ là ngưởi Hong Kong nhân bản. Trong hai lần xuống đường của tháng 05 và 09/2012, không có lấy được một lá cờ đỏ nào giữa đám đông gần hai trăm ngàn người, mà ngược lại (đặc biệt) chỉ có những lá cờ khi Hong Kong còn thuộc Anh được phất lên.
-Còn Việt Nam thì sao? Miền Bắc sáu mươi năm, miền Nam bốn mươi năm, những con “người mới xã nghĩa” đã được bác đảng gây giống tràn ngập, tạo nên một xã hội khốn nạn như mọi người đã thấy, nơi con người đối nhau thua con vật. Một người bạn, đọc bài “chuyện vẫn cũ” trên Điện báo HNPĐ tuần rồi đã gởi mail cho mỗ tôi, chỉ vỏn vẹn trích câu trong bài: “nhà nước niềm vui cũng không được trọn là mấy, vì bên Hồng Kông biểu tình hàng vạn người chưa yên, sợ chuyện nhà sẽ như chuyện hàng xóm mà sợ…”.
Anh chê mỗ tôi đánh giá sai nhà nước xã nghĩa khi nói nó sợ, và không dài dòng anh gởi kèm theo mail là hai bản tin “Chiếc túi xách Hermes 1,6 tỷ đồng” và “Do quá đói em bé lớp 3 chết trên đường đi học về”. Anh hỏi tôi một xã hội đã đến mức độ đó, liệu có còn một ai mong tranh đấu cho nó tốt hơn để người nghèo có bát cơm, hay lại lo làm giàu như lời còm cho bài chiếc túi xách 1,6 tỷ đồng: “Đã nghèo, đã không có tiền mua cái túi 1.6 tỉ thì cố gắng làm sao cho giàu lên để mà mua, nghèo mà ngồi canh me đợi mấy thằng giàu mua cái gì lại bô bô lên tại sau mày lại mua cái đó mà không lấy tiền cho tau, thì xin lỗi muôn đời vẫn nghèo thôi…”.
Hiểu được ý anh bạn nói về cái thành quả hôm nay của nhà nước An Nam xã nghĩa, như vậy thì giấc mơ có được dăm ba ngàn người xuống đường, chứ đừng nói đến một hai trăm ngàn như Hong Kong, để đòi hỏi cho cái quyền đương nhiên được hưởng của con người thật là quá khó. Đây là cái khác biệt rất lớn, để thấy không bao giờ Việt Nam được như Hong Kong! Tại Hong Kong ta thấy có được sự ủng hộ tiếp tay của tất cả mọi người cả trẻ lẫn già ủng hộ phong trào, họ ý thức được rằng đây là vấn đề cần thiết phải như vậy. Dù cho công việc làm ăn trở nên khó khăn, nhưng vì lợi ích chung mà tất cả chấp nhận sự khó khăn do đấu tranh mang đến.
Tại Việt Nam người ta đạp lên nhau để sống, để được giàu bằng mọi cách dù đó là ăn cắp, ăn cướp… Từ thủ tướng ăn cắp đến băng đảng đường phố ăn cướp, từ con cháu bác du sinh đầy mánh khóe nơi xứ người, đến người dân trong nước đưa nhau vào tròng để trấn lột lẫn nhau. Và đau lòng khi phải nghe câu nói “các em trẻ đấu tranh trong nước hôm nay, lạc lõng ngay trên chính quê hương mình”, xin đừng nói đó là câu nói bi quan, mà phải thấy rằng người đưa ra câu nói đó có cái nhận định đúng của mình căn cứ trên thực tế sự việc.
Chuyện đấu tranh trong nước đã bao năm rồi có nâng được con số người xuống đường lên đến một ngàn chưa, trong khi các em trẻ đấu tranh đơn thân đã phải trả giá cho chuyện yêu nước của mình bằng chính ngày tháng đời mình trong tù?. Còn lại các em cùng trang lứa, có mỗi một lý tưởng sống là “tiền”, chủ nghĩa cơ hội nơi chúng rất cao, chuyện đấu tranh vì đất nước nghe ra xa lạ. Cuối cùng đám đỏ đít, con cộng, con cán, chúng ngày càng ranh ma hơn cha chúng, về mọi mặt đục khoét lẫn đàn áp người dân, cha truyền con nối, tương lai đất nước sẽ ra sao !!!.
Con số dân Việt là gần chín mươi triệu, mà thương cho tuổi trẻ VN đấu tranh trong cô đơn, tinh thần các em đâu thua Joshua Wong, tấm lòng các em là tấm lòng của Nancy Nguyễn, nhưng các em không làm được như Hong Kong, không là lỗi nơi các em, mà là lỗi ở những người như mỗ tôi… Chứ biết còn trách ai đây?.
Việt Nhân (HNPĐ)