Mỗi Ngày Một Chuyện
TRÁI TIM VN - CAO MỴ NHÂN
TRÁI TIM VN - CAO MỴ NHÂN
Bà
nội người VN mời tôi về thăm tổ ấm lớn của bà ở San Jose, bà có 5 người con, 4
cô cậu trước là con vị giáo sư họ Bùi, dòng họ khá tiếng tăm ở Saigon xưa,
người con trai út mang họ bố Nelson, Eddy Nelson Dodge, Mỹ lai.
Do
đó, bà cũng rời họ Nguyễn VN của bà, từ mấy năm trước 1975, trở thành bà
Nelson, và một tay gây dựng cho 5 cô cậu nêu trên thành đạt trong học vấn, lẫn
ngoài xã hội.
Bà
Nelson giã biệt VN qua Hoa Kỳ từ trước 30-4-1975, theo ông Nelson về ...dinh ở
Bakefield, trung California.
Như
người ta thường nói lý lẽ của trái tim nó lạ lùng và vô cùng lắm.
Bà
Nelson gốc họ Nguyễn VN, lại tìm được hạnh phúc bên người chồng Mỹ, ông Nelson
vốn là một sĩ quan Hoa Kỳ, phục vụ trong đoàn cố vấn USA.
Theo
như hồi ký " Thế rồi một mùa thu" của bà, thì việc chia tay người
chồng họ Bùi VN, không có một lý do và trở ngại gì.
Nói
như giáo lý nhà Phật, cả 2 ông bà cảm thấy như đã hết duyên, hết nợ, nên sự kết
hợp không cần thiết nữa.
Bà
Nelson cũng cảm thấy thanh thản trong tâm hồn.
Từ
xưa, tôi vốn bảo thủ, không hưởng ứng lắm phong trào các bà, các cô thành hôn
với người ngoại quốc, sự e dè đủ chuyện, đã khiến tôi xa cách bạn bè có chồng
ngoại quốc, hay có dâu rể ngoại quốc.
Khi
tôi từ VN qua Mỹ, thì còn một thập niên nữa, cả thế giới bước qua
thiên niên kỷ mới, số ít người VN đi tản thủa tiên phương tị nạn, đã tìm ra
chân lý sống khác...
Họ
đã thực sự coi quả đất nhỏ như trái cam, không còn xa lạ, chưa kể họ muốn ghép
gốc, chiết cành, trộn sắc thái cây lá hoa quả cho mẫu mã đẹp hơn.
Mùa
xuân năm 1998, được bạn đồng môn, có nhã ý khuyên tôi nên đi chơi miền đông,
ngắm hoa anh đào bên bờ sông Potomac.
Tôi
đã rất đỗi ngạc nhiên, là tại sao ái nữ của bà hiệu trưởng trường nữ trung học
danh tiếng, (mà tôi được hân hạnh học ngày xưa) đã thôi chung sống với vị đại
tá tỉnh trưởng tỉnh X.
ngoài Vùng 1 chiến thuật, mà sau này tôi được gặp ông bà trước khi vị quan 6
đổi vô Nam.
Điều
bâng khuâng của tôi, không phải chuyện đoàn tụ hay chia ly của đại tá cùng phu
nhân ấy, mà bấy giờ, khi tôi gặp lại, bà Y đã là Mrs
của một Mr Hoa Kỳ, ông rất trẻ, vị Mỹ này tỏ ra chăm sóc Mrs vợ lắm.
Tôi
đứng ngó về xa xôi bên quê nhà thật lâu, và đành ...quên hết mọi chuyện đi,
trước nhất không phải chuyện của mình, kế tới chuyện nào cũng có tính cách
...toàn cầu cả rồi.
Bà
Nelson bạn tôi cũng vậy, sau khi theo ông Nelson về Mỹ, bà mau chóng vừa đi học
vừa đi làm.
Cái
điều đáng quý của bà, là bà đã bảo lãnh được cho tất cả 4. cháu qua từng đợt
khác nhau, vẫn kiên trì bảo bọc từng cô cậu. Các cháu này ăn ở và học hành
ngay trong ngôi nhà bà đang chung sống với ông Nelson. Và ông vẫn là mạnh
thường quân giúp đỡ mẹ con bà.
Thậm
chí ông Bùi, người chồng cũ của bà, cũng được bà bảo lãnh, giúp đỡ giai đoạn
đầu đến Mỹ .
Ông
bà Nelson có một cậu con chung, là út của bà, tên Eddy Nelson nêu trên.
Ông
Nelson là sĩ quan cố vấn Mỹ ở VN trước 30-4-1975, đã từng đi hành quân chung
với quân đội VNCH, vào sinh ra tử, nên thấu hiểu rất nhiều hoàn cảnh các thương
phế binh VNCH.
Vì
thế, năm 2001, trước khi ông mãn phần vì bịnh nặng, ông đã để dành tiền mua một
chiếc xe lăn tay mới, rồi nhờ bà Nelson trao cho quý vị làm công tác cứu trợ
Thương Phế Binh ở Sacramento, chuyển về VN tặng TPB nào đó tuỳ nghi nơi quý vị
công tác.
Eddy
Nelson đã lớn, nên đã lập gia đình, như các anh chị người Việt cùng mẹ với cậu.
Người vợ Eddy là Mỹ trắng thứ thiệt.
Rồi
vợ chồng Eddy sinh được một con gái. Đó là đứa cháu nội lai 2 lần Mỹ trắng, tên Brooklyn
Nelson, năm nay đã 16 tuổi .
Có
một điều đáng ca tụng bà Nelson, là bà luôn mặc áo dài VN trong những dịp quan
hôn tang tế dính dáng đến cộng đồng VN ở bất cứ đâu.
Cháu
nội gái của bà, Brooklyn 2 đời lai Mỹ trắng, 6/8 phần trắng, nhưng Brooklyn cứ
nhất định nói với trường học và mọi người rằng cháu là người VN .
Mới
đây trường bổ túc lý lịch, Brooklyn Nelson ghi cháu là người VN, nhà trường hỏi
lại, Brooklyn thưa:
Trước
nhất bà nội người Việt
chính cống, sau bố nó lai 50% Việt Nam, nên nó phải là người Việt Nam.
Nói
rồi Brooklyn khóc oà lên vì xúc động trong sự quyết đoán của mình...
Hiện
nay Brooklyn trên danh nghĩa lai của bố nó, nhưng cô bé nhất định
nói cô là người VN. Brooklyn đã đòi bà nội Ngọc Bích Nelson Dodge cho cô mặc áo
dài VN .
Brooklyn
có ít nhất 3 áo dài VN, mỗi lấn xỏ tay vào chiếc áo mong manh tha thướt,
Brooklyn lại có cảm giác cô bé là người VN thiệt thọ.
Tôi
cứ ngắm nghía mãi tác phẩm đời 3, tức đời cháu của bà bạn tôi. Bố nó
"trắng" thế, mà nó cứ muốn nó da vàng nhược tiểu, lại còn thích mặc
áo dài của dân tộc VN nữa.
Chuyện
trẻ con thôi, nhưng cũng khiến người lớn, người già suy nghĩ : " Đôi
khi phải có những hoạt cảnh như vậy, người ngoài cuộc mơ ước những điều đang có
ở mình, trong lúc mình lại xem thường những điều mình đang có ấy ..."
Tuy
nhiên, cháu nội bà bạn tôi quả là dễ thương, bây giờ cô bé bước vào tuổi 16,
tóc thề ngang vai mầu vàng,
mắt xanh thế kia, mà cứ nhất định nghĩ và nói: "Tôi là người VN", có
lẽ Brooklyn có trái tim VN thì đúng hơn ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TRÁI TIM VN - CAO MỴ NHÂN
TRÁI TIM VN - CAO MỴ NHÂN
Bà
nội người VN mời tôi về thăm tổ ấm lớn của bà ở San Jose, bà có 5 người con, 4
cô cậu trước là con vị giáo sư họ Bùi, dòng họ khá tiếng tăm ở Saigon xưa,
người con trai út mang họ bố Nelson, Eddy Nelson Dodge, Mỹ lai.
Do
đó, bà cũng rời họ Nguyễn VN của bà, từ mấy năm trước 1975, trở thành bà
Nelson, và một tay gây dựng cho 5 cô cậu nêu trên thành đạt trong học vấn, lẫn
ngoài xã hội.
Bà
Nelson giã biệt VN qua Hoa Kỳ từ trước 30-4-1975, theo ông Nelson về ...dinh ở
Bakefield, trung California.
Như
người ta thường nói lý lẽ của trái tim nó lạ lùng và vô cùng lắm.
Bà
Nelson gốc họ Nguyễn VN, lại tìm được hạnh phúc bên người chồng Mỹ, ông Nelson
vốn là một sĩ quan Hoa Kỳ, phục vụ trong đoàn cố vấn USA.
Theo
như hồi ký " Thế rồi một mùa thu" của bà, thì việc chia tay người
chồng họ Bùi VN, không có một lý do và trở ngại gì.
Nói
như giáo lý nhà Phật, cả 2 ông bà cảm thấy như đã hết duyên, hết nợ, nên sự kết
hợp không cần thiết nữa.
Bà
Nelson cũng cảm thấy thanh thản trong tâm hồn.
Từ
xưa, tôi vốn bảo thủ, không hưởng ứng lắm phong trào các bà, các cô thành hôn
với người ngoại quốc, sự e dè đủ chuyện, đã khiến tôi xa cách bạn bè có chồng
ngoại quốc, hay có dâu rể ngoại quốc.
Khi
tôi từ VN qua Mỹ, thì còn một thập niên nữa, cả thế giới bước qua
thiên niên kỷ mới, số ít người VN đi tản thủa tiên phương tị nạn, đã tìm ra
chân lý sống khác...
Họ
đã thực sự coi quả đất nhỏ như trái cam, không còn xa lạ, chưa kể họ muốn ghép
gốc, chiết cành, trộn sắc thái cây lá hoa quả cho mẫu mã đẹp hơn.
Mùa
xuân năm 1998, được bạn đồng môn, có nhã ý khuyên tôi nên đi chơi miền đông,
ngắm hoa anh đào bên bờ sông Potomac.
Tôi
đã rất đỗi ngạc nhiên, là tại sao ái nữ của bà hiệu trưởng trường nữ trung học
danh tiếng, (mà tôi được hân hạnh học ngày xưa) đã thôi chung sống với vị đại
tá tỉnh trưởng tỉnh X.
ngoài Vùng 1 chiến thuật, mà sau này tôi được gặp ông bà trước khi vị quan 6
đổi vô Nam.
Điều
bâng khuâng của tôi, không phải chuyện đoàn tụ hay chia ly của đại tá cùng phu
nhân ấy, mà bấy giờ, khi tôi gặp lại, bà Y đã là Mrs
của một Mr Hoa Kỳ, ông rất trẻ, vị Mỹ này tỏ ra chăm sóc Mrs vợ lắm.
Tôi
đứng ngó về xa xôi bên quê nhà thật lâu, và đành ...quên hết mọi chuyện đi,
trước nhất không phải chuyện của mình, kế tới chuyện nào cũng có tính cách
...toàn cầu cả rồi.
Bà
Nelson bạn tôi cũng vậy, sau khi theo ông Nelson về Mỹ, bà mau chóng vừa đi học
vừa đi làm.
Cái
điều đáng quý của bà, là bà đã bảo lãnh được cho tất cả 4. cháu qua từng đợt
khác nhau, vẫn kiên trì bảo bọc từng cô cậu. Các cháu này ăn ở và học hành
ngay trong ngôi nhà bà đang chung sống với ông Nelson. Và ông vẫn là mạnh
thường quân giúp đỡ mẹ con bà.
Thậm
chí ông Bùi, người chồng cũ của bà, cũng được bà bảo lãnh, giúp đỡ giai đoạn
đầu đến Mỹ .
Ông
bà Nelson có một cậu con chung, là út của bà, tên Eddy Nelson nêu trên.
Ông
Nelson là sĩ quan cố vấn Mỹ ở VN trước 30-4-1975, đã từng đi hành quân chung
với quân đội VNCH, vào sinh ra tử, nên thấu hiểu rất nhiều hoàn cảnh các thương
phế binh VNCH.
Vì
thế, năm 2001, trước khi ông mãn phần vì bịnh nặng, ông đã để dành tiền mua một
chiếc xe lăn tay mới, rồi nhờ bà Nelson trao cho quý vị làm công tác cứu trợ
Thương Phế Binh ở Sacramento, chuyển về VN tặng TPB nào đó tuỳ nghi nơi quý vị
công tác.
Eddy
Nelson đã lớn, nên đã lập gia đình, như các anh chị người Việt cùng mẹ với cậu.
Người vợ Eddy là Mỹ trắng thứ thiệt.
Rồi
vợ chồng Eddy sinh được một con gái. Đó là đứa cháu nội lai 2 lần Mỹ trắng, tên Brooklyn
Nelson, năm nay đã 16 tuổi .
Có
một điều đáng ca tụng bà Nelson, là bà luôn mặc áo dài VN trong những dịp quan
hôn tang tế dính dáng đến cộng đồng VN ở bất cứ đâu.
Cháu
nội gái của bà, Brooklyn 2 đời lai Mỹ trắng, 6/8 phần trắng, nhưng Brooklyn cứ
nhất định nói với trường học và mọi người rằng cháu là người VN .
Mới
đây trường bổ túc lý lịch, Brooklyn Nelson ghi cháu là người VN, nhà trường hỏi
lại, Brooklyn thưa:
Trước
nhất bà nội người Việt
chính cống, sau bố nó lai 50% Việt Nam, nên nó phải là người Việt Nam.
Nói
rồi Brooklyn khóc oà lên vì xúc động trong sự quyết đoán của mình...
Hiện
nay Brooklyn trên danh nghĩa lai của bố nó, nhưng cô bé nhất định
nói cô là người VN. Brooklyn đã đòi bà nội Ngọc Bích Nelson Dodge cho cô mặc áo
dài VN .
Brooklyn
có ít nhất 3 áo dài VN, mỗi lấn xỏ tay vào chiếc áo mong manh tha thướt,
Brooklyn lại có cảm giác cô bé là người VN thiệt thọ.
Tôi
cứ ngắm nghía mãi tác phẩm đời 3, tức đời cháu của bà bạn tôi. Bố nó
"trắng" thế, mà nó cứ muốn nó da vàng nhược tiểu, lại còn thích mặc
áo dài của dân tộc VN nữa.
Chuyện
trẻ con thôi, nhưng cũng khiến người lớn, người già suy nghĩ : " Đôi
khi phải có những hoạt cảnh như vậy, người ngoài cuộc mơ ước những điều đang có
ở mình, trong lúc mình lại xem thường những điều mình đang có ấy ..."
Tuy
nhiên, cháu nội bà bạn tôi quả là dễ thương, bây giờ cô bé bước vào tuổi 16,
tóc thề ngang vai mầu vàng,
mắt xanh thế kia, mà cứ nhất định nghĩ và nói: "Tôi là người VN", có
lẽ Brooklyn có trái tim VN thì đúng hơn ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)