Đoạn Đường Chiến Binh
TRẬN LONG TÂN 1966 VÀ NHẠY CẢM CHÍNH TRỊ 2016
Chính quyền Việt Nam trước đây đồng ý việc tổ chức kỷ niệm 50 năm trận chiến giữa quân đội Australia với Việt Cộng ở đồn điền cao su Long Tân tỉnh Phước Tuy, nhưng đến giờ chót thay đổi quyết định và chỉ cho phép hành lễ trong một quy mô nhỏ.1
Quân đội và cựu chiến binh đặt vòng hoa tưởng niệm 50 năm trận Long Tân tại Sydney, Australia, hôm 18 tháng 8, 2016. (Hình: PETER PARKS/AFP/Getty Images)
VIỆT NAM (NV) – Chính quyền Việt Nam trước đây đồng ý việc tổ chức kỷ niệm 50 năm trận chiến giữa quân đội Australia với Việt Cộng ở đồn điền cao su Long Tân tỉnh Phước Tuy, nhưng đến giờ chót thay đổi quyết định và chỉ cho phép hành lễ trong một quy mô nhỏ.
Sự kiện này trở thành vấn đề được thương lượng ráo riết và gây nhiều tranh luận trong mấy ngày qua khi có khoảng 2,000 dân Australia bao gồm cựu chiến binh và gia đình họ đã đến Vũng Tàu chuẩn bị dự lễ.
Trận Long Tân xảy ra trong ba ngày tháng 8 năm 1966, là trận gây thương vong nặng nề nhất cho đơn vị quân đội Australia trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Australia bắt đầu tham gia vào chiến tranh Việt Nam từ 1962 với 30 cố vấn quân sự; vào thời gian cao điểm của chiến tranh quân số lên tới 7,672 và tính tới khi triệt thoái hoàn toàn năm 1973, khoảng 60,000 quân nhân Australia đã phục vụ tại Việt Nam.
Đơn vị chiến đấu đầu tiên đến Việt Nam vào tháng 6 năm 1965 là Tiểu Đoàn 1 Trung Đoàn 1 Bộ Binh, địa bàn hoạt động tại tỉnh Biên Hòa phối hợp với Lữ Đoàn 173 Không Vận Mỹ và một pháo đội New Zealand. Do có những bất đồng ý kiến về quan điểm chiến thuật, quân đội Australia sau đó đi đến quyết định đảm nhận một khu vực trách nhiệm riêng.
Tháng 4 năm 1966, lực lượng đặc nhiệm số 1 của Australia được đưa đến tỉnh Phước Tuy và đặt căn cứ tại Núi Đất, cách Bà Rịa khoảng 5 dặm về hướng Đông-Bắc. Để thành lập căn cứ này, Chuẩn Tướng O.D. Jackson, với sự đồng ý của tỉnh trưởng Phước Tuy, cho di chuyển khoảng 4,000 dân chúng hai xã Long Tân và Long Phước đi nơi khác. Hai xã này từ trước vẫn được coi là mật khu Việt Cộng, hoàn toàn bị phá hủy vào tháng 7 năm 1966. Căn cứ Núi Đất vào lúc cao điểm có khoảng 5,000 quân Australia, tuy nhiên hầu hết được điều phối đi các chiến dịch hành quân ngoài căn cứ.
Bộ Tư Lệnh Cộng Sản ngay lập tức quyết định đánh bại đơn vị quân Australia vừa đến nhằm gây được một tác động chính trị đáng kể. Kế hoạch của họ là tìm cách dụ quân Australia ra ngoài căn cứ rồi tiêu diệt bằng một lực lượng áp đảo. Trận Long Tân xảy ra trong tình huống ấy và có lẽ được tính toán vào cùng thời điểm với dịp kỷ niệm Cách Mạng Mùa Thu, 19 tháng 8 của Cộng Sản. Có thể chính sự trùng hợp ấy bây giờ là một yếu tố tế nhị khiến nhà cầm quyền Việt Nam cuối cùng từ chối không để Australia tổ chức kỷ niệm “50 năm chiến thắng Long Tân” quá trang trọng.
Đêm 16 và17 tháng 8 năm 1966, căn cứ Núi Đất bị pháo kích dữ dội làm 24 binh sĩ Australia bị thương. Ngày 18, Đại Đội D Tiểu Đoàn 6 được lệnh mở cuộc hành quân tuần tiễu khu vực đồn điền cao su Long Tân, khoảng 3 dặm phía Đông căn cứ. Trung đội 11 chạm địch lúc 3.15 giờ chiều nhưng quân Việt Cộng rút lui. Tới 4.08 giờ, giữa lúc trời đổ mưa lớn, Đại Đội D đụng một đơn vị lớn là Trung Đoàn 275 Việt Cộng đã bí mật di chuyển vào khu vực trong đêm trước. Địch quân tìm cách bao vây để tấn công dữ dội bằng hòa lực súng cối, đại liên, B-40 và AK-47.
Quân Australia gọi trọng pháo và phi pháo yểm trợ. Nhưng vì thời tiết xấu, máy bay không phân biệt được rõ mục tiêu, chỉ có trọng pháo từ Núi Đất bắn yểm trợ, đồng thời Đại Đội A Tiểu Đoàn 6 cùng với một trung đội thiết quân vận của Thiết Đoàn 1 được phái đến tăng viện. Trận đánh chấm dứt vào lúc 6 giờ 55 trước khi lực lượng tiếp viện đến nơi. Quân Việt Cộng tuy nhiên hãy còn ở trong đồn điền cao su Long Tân suốt đêm để thu nhặt đồng đội chết và bị thương. Quân Australia cũng rút về căn cứ và trực thăng tải thương được gọi đến chở các thương binh về quân y viện Vũng Tàu hay Biên Hòa.
Sau này người ta mới biết rằng khoảng 1,000-2,500 Việt Cộng thành phần quân chính quy chứ không phải du kích, đã không tiêu diệt được Đại Đội D tiểu đoàn 1 chỉ có 108 người vì sự chiến đấu quyết liệt của các binh sĩ Australia cùng kết quả tác xạ hữu hiệu của pháo binh Australia và New Zealand từ Núi Đất.
Tổn thất về phía Australia là 18 tử trận, trong số có trung úy chỉ huy trưởng Trung Đội 11/1, 24 bị thương. Phía Việt Cộng, 245 chết nhưng theo xác nhận chính thức của Việt Nam chỉ có 150. Đây là tổn thất nặng nhất của Australia trong một trận đánh ở Việt Nam. Quân đội Australia coi là chiến thắng khi đơn vị Đại Đội D Tiểu Đoàn 1 mới đến Việt Nam chưa đầy 3 tháng đã không bị tiêu diệt trong trận chiến chống một lực lượng đông gấp 10 lần. Và căn cứ Núi Đất tiếp tục là nơi an toàn trong suốt những năm chiến tranh Việt Nam.
Có nhiều tranh luận về việc nhà cầm quyền Việt Nam đã cho phép rồi lại đổi ý và giới hạn tầm mức của lễ kỷ niệm 50 năm trận Long Tân. Từ nhiều năm trước, cựu quân nhân Australia và gia đình vẫn đến thăm lại chiến trường Long Tân không có vấn đề gì khó khăn. Nhưng trong những dịp kỷ niệm 18 tháng 8 bình thường chỉ có khoảng 30-40 người tham dự.
Tờ Thanh Niên ở Việt Nam ngày 18 tháng 8, 2006 cho biết “có trên 300 du khách Úc gồm các cựu chiến binh và gia đình đã tham dự lễ kỷ niệm 40 năm trận đánh Long Tân tại Khu Thánh giá Long Tân, huyện Long Đất, Bà Rịa-Vũng Tàu.” Theo tờ báo: “Dự buổi lễ còn có ngài Bill Tweddell – đại sứ Úc tại Việt Nam, tổng lãnh sự Úc tại TP.HCM Mal Skelly, Tổng Lãnh Sự New Zealand Peter và đại diện Bộ Cựu Chiến Binh Úc. Trước đó, đoàn đã đến viếng nghĩa trang liệt sĩ Gò Cát của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, thăm địa đạo Long Phước, khu Núi Đất, đồi Gia Quy, căn cứ Minh Đạm, Xuyên Mộc. Được biết, tour du lịch kết hợp thăm chiến trường xưa của cựu binh Hoàng gia Úc do 3 công ty OSC Vietnam Tours, Vung Tau Tourist Corporation và South East Asia Tours đứng ra tổ chức.” Cây thánh giá do các quân nhân Australia dựng lên những năm sau ở đồn điền cao su Long Tân, bây giờ trở thành di tích lịch sử được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam công nhận từ tháng 11, 1988.
Năm nay, kỷ niệm 50 năm, có lẽ Việt Nam không đồng ý để Australia tổ chức lớn như một kỷ niệm chiến thắng. BBC dẫn lời nhà sử học chiến tranh, Mat McLachian, cho rằng có thể tính chất ồn ào của sự kiện dẫn đến việc nó bị hủy bỏ. Ông nói với đài truyền hình ABC (Australia): “Tôi nghĩ vấn đề năm nay là chúng ta đã phạm chút sai lầm, chúng ta cố làm to quá và cuối cùng phía Việt Nam phải quyết định chừng đó là đủ rồi.”
Tối 17 tháng 8, Thủ Tướng Malcolm Turnbull điện đàm với Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và Việt Nam quyết định cho phép các nhóm tối đa 100 người đến thăm và đặt vòng hoa tại địa điểm. Trước đó cảnh sát đã ngăn chặn lối vào Long Tân mà không cho biết lý do. Australia cho biết sự kiện này được thương lượng từ 18 tháng giữa hai nước và Việt Nam đồng ý phối hợp tổ chức, rồi thay đổi quyết định chỉ ba ngày trước. Bộ Ngoại Giao Australia nói họ đã gửi thư khiếu nại cho chính phủ Việt Nam vì “thất vọng sâu sắc trước quyết định, và cách tiến hành quyết định, quá gần dịp kỷ niệm.”
BBC cho biết một nhà bảo tàng của tư nhân tại Vũng Tàu có một gian dành riêng trưng bày các đồ vật quân sự, chủ ý dành cho cựu chiến binh và du khách Australia tới thành phố biển này nhân dịp kỷ niệm 50 năm trận Long Tân. Nhiều người tỏ ý tiếc về việc các giới chức Việt Nam không cho tổ chức lễ kỷ niệm như đã định. Nhưng tối 18 tháng 8, khoảng 800 người đã dự buổi gala dinner do đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức ở khách sạn Pullman, Vũng Tàu.
Tờ Sydney Morning Herald hôm Thứ Năm dẫn lời của cựu Thiếu Tá Harry Smith, đại đội trưởng Đại Đội D Tiểu Đoàn 6 bộ binh Australia, nói rằng: “Phải nên tôn trọng sự nhạy cảm của chính quyền và cựu chiến binh Việt Nam trong sự kiện này.” Cựu Chiến Binh Harry Smith nói ông thất vọng vì không tổ chức được lễ kỷ niệm 50 năm ở Long Tân, nhưng thông cảm với tính cách tế nhị do vụ này bị các nhà tổ chức và hãng du lịch làm rùm beng quá mức. (HC)
Hà Tường Cát/Người Việt
Bàn ra tán vào (0)
TRẬN LONG TÂN 1966 VÀ NHẠY CẢM CHÍNH TRỊ 2016
Chính quyền Việt Nam trước đây đồng ý việc tổ chức kỷ niệm 50 năm trận chiến giữa quân đội Australia với Việt Cộng ở đồn điền cao su Long Tân tỉnh Phước Tuy, nhưng đến giờ chót thay đổi quyết định và chỉ cho phép hành lễ trong một quy mô nhỏ.1
Quân đội và cựu chiến binh đặt vòng hoa tưởng niệm 50 năm trận Long Tân tại Sydney, Australia, hôm 18 tháng 8, 2016. (Hình: PETER PARKS/AFP/Getty Images)
VIỆT NAM (NV) – Chính quyền Việt Nam trước đây đồng ý việc tổ chức kỷ niệm 50 năm trận chiến giữa quân đội Australia với Việt Cộng ở đồn điền cao su Long Tân tỉnh Phước Tuy, nhưng đến giờ chót thay đổi quyết định và chỉ cho phép hành lễ trong một quy mô nhỏ.
Sự kiện này trở thành vấn đề được thương lượng ráo riết và gây nhiều tranh luận trong mấy ngày qua khi có khoảng 2,000 dân Australia bao gồm cựu chiến binh và gia đình họ đã đến Vũng Tàu chuẩn bị dự lễ.
Trận Long Tân xảy ra trong ba ngày tháng 8 năm 1966, là trận gây thương vong nặng nề nhất cho đơn vị quân đội Australia trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Australia bắt đầu tham gia vào chiến tranh Việt Nam từ 1962 với 30 cố vấn quân sự; vào thời gian cao điểm của chiến tranh quân số lên tới 7,672 và tính tới khi triệt thoái hoàn toàn năm 1973, khoảng 60,000 quân nhân Australia đã phục vụ tại Việt Nam.
Đơn vị chiến đấu đầu tiên đến Việt Nam vào tháng 6 năm 1965 là Tiểu Đoàn 1 Trung Đoàn 1 Bộ Binh, địa bàn hoạt động tại tỉnh Biên Hòa phối hợp với Lữ Đoàn 173 Không Vận Mỹ và một pháo đội New Zealand. Do có những bất đồng ý kiến về quan điểm chiến thuật, quân đội Australia sau đó đi đến quyết định đảm nhận một khu vực trách nhiệm riêng.
Tháng 4 năm 1966, lực lượng đặc nhiệm số 1 của Australia được đưa đến tỉnh Phước Tuy và đặt căn cứ tại Núi Đất, cách Bà Rịa khoảng 5 dặm về hướng Đông-Bắc. Để thành lập căn cứ này, Chuẩn Tướng O.D. Jackson, với sự đồng ý của tỉnh trưởng Phước Tuy, cho di chuyển khoảng 4,000 dân chúng hai xã Long Tân và Long Phước đi nơi khác. Hai xã này từ trước vẫn được coi là mật khu Việt Cộng, hoàn toàn bị phá hủy vào tháng 7 năm 1966. Căn cứ Núi Đất vào lúc cao điểm có khoảng 5,000 quân Australia, tuy nhiên hầu hết được điều phối đi các chiến dịch hành quân ngoài căn cứ.
Bộ Tư Lệnh Cộng Sản ngay lập tức quyết định đánh bại đơn vị quân Australia vừa đến nhằm gây được một tác động chính trị đáng kể. Kế hoạch của họ là tìm cách dụ quân Australia ra ngoài căn cứ rồi tiêu diệt bằng một lực lượng áp đảo. Trận Long Tân xảy ra trong tình huống ấy và có lẽ được tính toán vào cùng thời điểm với dịp kỷ niệm Cách Mạng Mùa Thu, 19 tháng 8 của Cộng Sản. Có thể chính sự trùng hợp ấy bây giờ là một yếu tố tế nhị khiến nhà cầm quyền Việt Nam cuối cùng từ chối không để Australia tổ chức kỷ niệm “50 năm chiến thắng Long Tân” quá trang trọng.
Đêm 16 và17 tháng 8 năm 1966, căn cứ Núi Đất bị pháo kích dữ dội làm 24 binh sĩ Australia bị thương. Ngày 18, Đại Đội D Tiểu Đoàn 6 được lệnh mở cuộc hành quân tuần tiễu khu vực đồn điền cao su Long Tân, khoảng 3 dặm phía Đông căn cứ. Trung đội 11 chạm địch lúc 3.15 giờ chiều nhưng quân Việt Cộng rút lui. Tới 4.08 giờ, giữa lúc trời đổ mưa lớn, Đại Đội D đụng một đơn vị lớn là Trung Đoàn 275 Việt Cộng đã bí mật di chuyển vào khu vực trong đêm trước. Địch quân tìm cách bao vây để tấn công dữ dội bằng hòa lực súng cối, đại liên, B-40 và AK-47.
Quân Australia gọi trọng pháo và phi pháo yểm trợ. Nhưng vì thời tiết xấu, máy bay không phân biệt được rõ mục tiêu, chỉ có trọng pháo từ Núi Đất bắn yểm trợ, đồng thời Đại Đội A Tiểu Đoàn 6 cùng với một trung đội thiết quân vận của Thiết Đoàn 1 được phái đến tăng viện. Trận đánh chấm dứt vào lúc 6 giờ 55 trước khi lực lượng tiếp viện đến nơi. Quân Việt Cộng tuy nhiên hãy còn ở trong đồn điền cao su Long Tân suốt đêm để thu nhặt đồng đội chết và bị thương. Quân Australia cũng rút về căn cứ và trực thăng tải thương được gọi đến chở các thương binh về quân y viện Vũng Tàu hay Biên Hòa.
Sau này người ta mới biết rằng khoảng 1,000-2,500 Việt Cộng thành phần quân chính quy chứ không phải du kích, đã không tiêu diệt được Đại Đội D tiểu đoàn 1 chỉ có 108 người vì sự chiến đấu quyết liệt của các binh sĩ Australia cùng kết quả tác xạ hữu hiệu của pháo binh Australia và New Zealand từ Núi Đất.
Tổn thất về phía Australia là 18 tử trận, trong số có trung úy chỉ huy trưởng Trung Đội 11/1, 24 bị thương. Phía Việt Cộng, 245 chết nhưng theo xác nhận chính thức của Việt Nam chỉ có 150. Đây là tổn thất nặng nhất của Australia trong một trận đánh ở Việt Nam. Quân đội Australia coi là chiến thắng khi đơn vị Đại Đội D Tiểu Đoàn 1 mới đến Việt Nam chưa đầy 3 tháng đã không bị tiêu diệt trong trận chiến chống một lực lượng đông gấp 10 lần. Và căn cứ Núi Đất tiếp tục là nơi an toàn trong suốt những năm chiến tranh Việt Nam.
Có nhiều tranh luận về việc nhà cầm quyền Việt Nam đã cho phép rồi lại đổi ý và giới hạn tầm mức của lễ kỷ niệm 50 năm trận Long Tân. Từ nhiều năm trước, cựu quân nhân Australia và gia đình vẫn đến thăm lại chiến trường Long Tân không có vấn đề gì khó khăn. Nhưng trong những dịp kỷ niệm 18 tháng 8 bình thường chỉ có khoảng 30-40 người tham dự.
Tờ Thanh Niên ở Việt Nam ngày 18 tháng 8, 2006 cho biết “có trên 300 du khách Úc gồm các cựu chiến binh và gia đình đã tham dự lễ kỷ niệm 40 năm trận đánh Long Tân tại Khu Thánh giá Long Tân, huyện Long Đất, Bà Rịa-Vũng Tàu.” Theo tờ báo: “Dự buổi lễ còn có ngài Bill Tweddell – đại sứ Úc tại Việt Nam, tổng lãnh sự Úc tại TP.HCM Mal Skelly, Tổng Lãnh Sự New Zealand Peter và đại diện Bộ Cựu Chiến Binh Úc. Trước đó, đoàn đã đến viếng nghĩa trang liệt sĩ Gò Cát của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, thăm địa đạo Long Phước, khu Núi Đất, đồi Gia Quy, căn cứ Minh Đạm, Xuyên Mộc. Được biết, tour du lịch kết hợp thăm chiến trường xưa của cựu binh Hoàng gia Úc do 3 công ty OSC Vietnam Tours, Vung Tau Tourist Corporation và South East Asia Tours đứng ra tổ chức.” Cây thánh giá do các quân nhân Australia dựng lên những năm sau ở đồn điền cao su Long Tân, bây giờ trở thành di tích lịch sử được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam công nhận từ tháng 11, 1988.
Năm nay, kỷ niệm 50 năm, có lẽ Việt Nam không đồng ý để Australia tổ chức lớn như một kỷ niệm chiến thắng. BBC dẫn lời nhà sử học chiến tranh, Mat McLachian, cho rằng có thể tính chất ồn ào của sự kiện dẫn đến việc nó bị hủy bỏ. Ông nói với đài truyền hình ABC (Australia): “Tôi nghĩ vấn đề năm nay là chúng ta đã phạm chút sai lầm, chúng ta cố làm to quá và cuối cùng phía Việt Nam phải quyết định chừng đó là đủ rồi.”
Tối 17 tháng 8, Thủ Tướng Malcolm Turnbull điện đàm với Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và Việt Nam quyết định cho phép các nhóm tối đa 100 người đến thăm và đặt vòng hoa tại địa điểm. Trước đó cảnh sát đã ngăn chặn lối vào Long Tân mà không cho biết lý do. Australia cho biết sự kiện này được thương lượng từ 18 tháng giữa hai nước và Việt Nam đồng ý phối hợp tổ chức, rồi thay đổi quyết định chỉ ba ngày trước. Bộ Ngoại Giao Australia nói họ đã gửi thư khiếu nại cho chính phủ Việt Nam vì “thất vọng sâu sắc trước quyết định, và cách tiến hành quyết định, quá gần dịp kỷ niệm.”
BBC cho biết một nhà bảo tàng của tư nhân tại Vũng Tàu có một gian dành riêng trưng bày các đồ vật quân sự, chủ ý dành cho cựu chiến binh và du khách Australia tới thành phố biển này nhân dịp kỷ niệm 50 năm trận Long Tân. Nhiều người tỏ ý tiếc về việc các giới chức Việt Nam không cho tổ chức lễ kỷ niệm như đã định. Nhưng tối 18 tháng 8, khoảng 800 người đã dự buổi gala dinner do đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức ở khách sạn Pullman, Vũng Tàu.
Tờ Sydney Morning Herald hôm Thứ Năm dẫn lời của cựu Thiếu Tá Harry Smith, đại đội trưởng Đại Đội D Tiểu Đoàn 6 bộ binh Australia, nói rằng: “Phải nên tôn trọng sự nhạy cảm của chính quyền và cựu chiến binh Việt Nam trong sự kiện này.” Cựu Chiến Binh Harry Smith nói ông thất vọng vì không tổ chức được lễ kỷ niệm 50 năm ở Long Tân, nhưng thông cảm với tính cách tế nhị do vụ này bị các nhà tổ chức và hãng du lịch làm rùm beng quá mức. (HC)
Hà Tường Cát/Người Việt