Văn Học & Nghệ Thuật

TRẦN THIỆN THANH VÀ “TÌNH CA” CHO NHỮNG NGƯỜI TỬ SĨ

Bản thân cũng là một người lính, nên nhạc sĩ Nhật Trường/Trần Thiện Thanh, qua những ca khúc của mình, cho thấy có dễ không một nhạc sĩ nào gắn bó với người lính nhiều hơn ông.

 

Thương Tiếc (Hình Nguyễn Ngọc Hạnh)

Thương Tiếc (Hình Nguyễn Ngọc Hạnh)

 

Bản thân cũng là một người lính, nên nhạc sĩ Nhật Trường/Trần Thiện Thanh, qua những ca khúc của mình, cho thấy có dễ không một nhạc sĩ nào gắn bó với người lính nhiều hơn ông.

 

Vì thực sự quan tâm tới thân phận người lính, Trần Thiện Thanh đã không ngần ngại lên tiếng tố cáo những ca khúc có tính cách phỉnh, mị người lính của một vài đồng nghiệp. Người ta tìm thấy trong ca khúc “Rừng Lá Thấp” viết năm 1968, đề tặng cố Ðại Úy Vũ Mạnh Hùng, Tiểu Ðoàn 3, Thủy Quân Lục Chiến, họ Trần viết:

“…Từ máy thu thanh cô nàng vừa ca:

‘Trọn kiếp yêu anh lính khổ xa nhà’

Giữa rừng già vang tiếng hát thật cao

Nhưng giữa rừng già tôi có thấy gì đâu?”

(…)

“Sao không hát cho những người còn mải mê

Lá rừng che kín đường về phồn hoa

Sao không hát cho những bà mẹ hằng đêm nhớ con xa

Hay hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua..”

(Nguồn đd.)

Ngoài bộ binh, QLVNCH không chỉ có binh chủng TQLC mà, còn nhiều binh chủng khác. Giới thưởng ngoạn âm nhạc không khỏi ngạc nhiên, khi thấy Trần Thiện Thanh không bỏ quên binh chủng nào. Binh chủng nào ông cũng có ít nhất một ca khúc, được viết ra với tất cả lòng ưu ái.

Với binh chủng Hải Quân, tôi nghĩ nhiều người hôm nay, vẫn chưa quên “Hoa Biển,” họ Trần viết chung với Anh Thy:

“…

Biển khơi không mang hoa màu trắng

Tàu anh xa xôi chưa tìm bến

Nên em còn hờn, nên em còn buồn

Sao chưa thấy anh sang

Em ơi giận hờn

Xin như hoa sóng tan trong đại dương…”

(Nguồn đd.)

Với binh chủng Không Quân, tới nay nhiều người còn hát:

“…Vượt cao vút cao

mây trời kết thành một vùng tuyết trắng ngần

tuyết ơi xin nhuộm

trắng trong tâm hồn em gái nhỏ tôi thương…”

 

(Trần Thiện Thanh, “Tuyết Trắng”. Nguồn đd.) 

 

Ngay với binh chủng Thiết Giáp, một binh chủng tương đối ít phổ cập trong quần chúng, Trần Thiện Thanh cũng có một sáng tác. Ông viết để… “Tặng anh hùng mũ đen Bắc Ðẩu Nguyễn Ngọc Bích”. Trong đó, một sự kiện đau lòng, được ông ghi lại trung thực. Ðó là sự kiện cố Ðại Úy Nguyễn Ngọc Bích sau khi tử trận đã bị liệm xác tới ba lần:

“Người tên ‘Bắc Ðẩu’ chết trận hôm nao?

Một áo quan đóng vội một chuyến cuối phiêu du…

Có thấy dấu chiến xa của người của hôm qua?

Có thấy chiếc mũ đen của người lạc trong đêm?

Người tên ‘Bắc Ðẩu’ chết trận La Vang, liệm xác ba lần…”

(Trần Thiện Thanh, “Bắc Ðẩu”. Nguồn đ.d.)

Nhưng, những ca khúc mà cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh viết cho những người lính tử trận, tiêu biểu như cái chết của Trần Thế Vinh (Không Quân), Nguyễn Ðình Bảo, Nguyễn Văn Ðương (Nhảy Dù), theo thiển ý của tôi, lại như những bài “tình ca” tràn đầy tính nhân bản:

“…Này anh!

Anh! Hỡi anh ở lại Charlie

Anh!

Vâng, chính anh là loài chim quý

Ôi, cánh chim trùng khơi vạn lý

Một lần dậy cánh bay

Người để cho người nước mắt trên tay”

(…)

“Ngày anh đi, anh đi

Anh đi từ tổ ấm

Anh ơi, địa danh nào thiếu dấu chân anh ?

Ðợi anh về

Chỉ còn trên vầng trán đứa bé thơ,

tấm khăn sô bơ vơ

Người góa phụ cầu được sống trong mơ…”

(Trần Thiện Thanh, “Người ở lại Charlie”. Nguồn đd.)

Hoặc:

“Anh, anh không chết đâu em, anh chỉ về với mẹ mong con

Anh vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết thương đời lính

Trong tim cô sinh viên hay buồn thường nhắc nhở những chiến công

Chuyện nước mắt ướt sân trường đại học chuyện anh riêng anh riêng anh”

(…)

“Không, anh không, anh không chết đâu em anh chỉ vừa bỏ cuộc đêm qua

Tôi thấy mắt anh bên ngọn nến vàng hắt hiu niềm nhớ

Trên khăn tang cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân

Giọt nước mắt nóng bây giờ và còn hằng đêm cho anh cho anh…”

(Trần Thiện Thanh, “Anh không chết đâu em”. Nguồn đd.)

Qua phần ca từ trích dẫn trên, người thưởng ngoạn thấy rõ họ Trần không kêu đòi nợ máu. Ông cũng không kích động hận thù, mà trọng tâm là vinh danh người tử sĩ. Ðồng thời ghi nhận tình cảnh đau thương của những góa phụ mất chồng, những đứa con mất cha…

Tôi cho những gì họ Trần về những người còn lại sau cái chết của chồng, của cha như: “Ðợi anh về / chỉ còn trên vầng trán đứa bé thơ, tấm khăn sô bơ vơ / Người góa phụ cầu được sống trong mơ.” Và: “Trên khăn tang cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân / Giọt nước mắt nóng bây giờ và còn hằng đêm cho anh cho anh” – Là những ca từ không thể cảm động, thấm thía hơn!

Tôi nhớ một câu nói sớm trở thành danh ngôn của cố Thống Tướng Douglas MacArthur: “Những người lính già không chết, họ chỉ mờ nhạt dần!” (2)

Ðó là lời ngợi ca trân trọng của danh tướng MacArthur, dành cho những người lính đã giải ngũ. Với những người lính hy sinh trên chiến địa, họ còn đáng được trân trọng, ngợi ca đến đâu! Dù cho những tử sĩ nằm xuống trong hoàn cảnh, thời gian nào, thì tất cả những tử sĩ đó, đều xứng đáng nhận được từ mọi người lòng biết ơn sâu xa, và tưởng nhớ mãi mãi.

Riêng những người còn lại (thân nhân của những tử sĩ), cũng xứng đáng được nhận những bản “tình ca” mang tính tử biệt, sinh ly, dành cho họ. Như rất nhiều ca khúc của Nhật Trường/Trần Thiện Thanh vậy.

Du Tử Lê

California 7 tháng 1, 2013

———————

Chú thích:

(1): Theo trang mạng Wikipedia (Tiếng Việt) thì: Nhạc sĩ Nhật Trường/Trần Thiện Thanh sinh ngày 12 tháng 6 năm 1942 tại Phan Thiết. Ông nguyên là giáo viên trung học, tốt nghiệp trường Hạ sĩ quan năm 1965, phục vụ tại Cục Tâm Lý Chiến, Saigon, đến cuối tháng 4 năm 1975. Ông làm việc tại đài phát thanh và sau đó truyền hình Quân Ðội… Ngoài ra, ông còn điều hành trung tâm phát hành nhạc và thu băng tên là “Tiếng Hát Ðôi Mươi”. Ðầu thập niên 1960, Nhật Trường lập ban Tứ Ca Nhật Trường, gồm 3 nữ ca sĩ: Như Thủy (em gái của ông), Vân Quỳnh và Diễm Chi. Ðầu thập niên 1970, ông thực hiện một nhạc cảnh về cố Ðại Úy Nguyễn Văn Ðương. Trong phim ấy, ông đóng vai người lính, Thanh Lan vai người vợ hậu phương Nguyễn Thị Lệ. Nhạc cảnh này cũng được thu thành phim với tên “Trên Ðỉnh Mùa Ðông”…

Ông mất ngày 13 tháng 5 năm 2005, tại thành phố Westminster, miền Nam California.

(2): Danh Tướng Douglas MacArthur sinh ngày 26 tháng 1 ănm 1880, mất ngày 5 tháng 4 ănm 1964. (Nguồn đd.)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

TRẦN THIỆN THANH VÀ “TÌNH CA” CHO NHỮNG NGƯỜI TỬ SĨ

Bản thân cũng là một người lính, nên nhạc sĩ Nhật Trường/Trần Thiện Thanh, qua những ca khúc của mình, cho thấy có dễ không một nhạc sĩ nào gắn bó với người lính nhiều hơn ông.

 

Thương Tiếc (Hình Nguyễn Ngọc Hạnh)

Thương Tiếc (Hình Nguyễn Ngọc Hạnh)

 

Bản thân cũng là một người lính, nên nhạc sĩ Nhật Trường/Trần Thiện Thanh, qua những ca khúc của mình, cho thấy có dễ không một nhạc sĩ nào gắn bó với người lính nhiều hơn ông.

 

Vì thực sự quan tâm tới thân phận người lính, Trần Thiện Thanh đã không ngần ngại lên tiếng tố cáo những ca khúc có tính cách phỉnh, mị người lính của một vài đồng nghiệp. Người ta tìm thấy trong ca khúc “Rừng Lá Thấp” viết năm 1968, đề tặng cố Ðại Úy Vũ Mạnh Hùng, Tiểu Ðoàn 3, Thủy Quân Lục Chiến, họ Trần viết:

“…Từ máy thu thanh cô nàng vừa ca:

‘Trọn kiếp yêu anh lính khổ xa nhà’

Giữa rừng già vang tiếng hát thật cao

Nhưng giữa rừng già tôi có thấy gì đâu?”

(…)

“Sao không hát cho những người còn mải mê

Lá rừng che kín đường về phồn hoa

Sao không hát cho những bà mẹ hằng đêm nhớ con xa

Hay hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua..”

(Nguồn đd.)

Ngoài bộ binh, QLVNCH không chỉ có binh chủng TQLC mà, còn nhiều binh chủng khác. Giới thưởng ngoạn âm nhạc không khỏi ngạc nhiên, khi thấy Trần Thiện Thanh không bỏ quên binh chủng nào. Binh chủng nào ông cũng có ít nhất một ca khúc, được viết ra với tất cả lòng ưu ái.

Với binh chủng Hải Quân, tôi nghĩ nhiều người hôm nay, vẫn chưa quên “Hoa Biển,” họ Trần viết chung với Anh Thy:

“…

Biển khơi không mang hoa màu trắng

Tàu anh xa xôi chưa tìm bến

Nên em còn hờn, nên em còn buồn

Sao chưa thấy anh sang

Em ơi giận hờn

Xin như hoa sóng tan trong đại dương…”

(Nguồn đd.)

Với binh chủng Không Quân, tới nay nhiều người còn hát:

“…Vượt cao vút cao

mây trời kết thành một vùng tuyết trắng ngần

tuyết ơi xin nhuộm

trắng trong tâm hồn em gái nhỏ tôi thương…”

 

(Trần Thiện Thanh, “Tuyết Trắng”. Nguồn đd.) 

 

Ngay với binh chủng Thiết Giáp, một binh chủng tương đối ít phổ cập trong quần chúng, Trần Thiện Thanh cũng có một sáng tác. Ông viết để… “Tặng anh hùng mũ đen Bắc Ðẩu Nguyễn Ngọc Bích”. Trong đó, một sự kiện đau lòng, được ông ghi lại trung thực. Ðó là sự kiện cố Ðại Úy Nguyễn Ngọc Bích sau khi tử trận đã bị liệm xác tới ba lần:

“Người tên ‘Bắc Ðẩu’ chết trận hôm nao?

Một áo quan đóng vội một chuyến cuối phiêu du…

Có thấy dấu chiến xa của người của hôm qua?

Có thấy chiếc mũ đen của người lạc trong đêm?

Người tên ‘Bắc Ðẩu’ chết trận La Vang, liệm xác ba lần…”

(Trần Thiện Thanh, “Bắc Ðẩu”. Nguồn đ.d.)

Nhưng, những ca khúc mà cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh viết cho những người lính tử trận, tiêu biểu như cái chết của Trần Thế Vinh (Không Quân), Nguyễn Ðình Bảo, Nguyễn Văn Ðương (Nhảy Dù), theo thiển ý của tôi, lại như những bài “tình ca” tràn đầy tính nhân bản:

“…Này anh!

Anh! Hỡi anh ở lại Charlie

Anh!

Vâng, chính anh là loài chim quý

Ôi, cánh chim trùng khơi vạn lý

Một lần dậy cánh bay

Người để cho người nước mắt trên tay”

(…)

“Ngày anh đi, anh đi

Anh đi từ tổ ấm

Anh ơi, địa danh nào thiếu dấu chân anh ?

Ðợi anh về

Chỉ còn trên vầng trán đứa bé thơ,

tấm khăn sô bơ vơ

Người góa phụ cầu được sống trong mơ…”

(Trần Thiện Thanh, “Người ở lại Charlie”. Nguồn đd.)

Hoặc:

“Anh, anh không chết đâu em, anh chỉ về với mẹ mong con

Anh vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết thương đời lính

Trong tim cô sinh viên hay buồn thường nhắc nhở những chiến công

Chuyện nước mắt ướt sân trường đại học chuyện anh riêng anh riêng anh”

(…)

“Không, anh không, anh không chết đâu em anh chỉ vừa bỏ cuộc đêm qua

Tôi thấy mắt anh bên ngọn nến vàng hắt hiu niềm nhớ

Trên khăn tang cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân

Giọt nước mắt nóng bây giờ và còn hằng đêm cho anh cho anh…”

(Trần Thiện Thanh, “Anh không chết đâu em”. Nguồn đd.)

Qua phần ca từ trích dẫn trên, người thưởng ngoạn thấy rõ họ Trần không kêu đòi nợ máu. Ông cũng không kích động hận thù, mà trọng tâm là vinh danh người tử sĩ. Ðồng thời ghi nhận tình cảnh đau thương của những góa phụ mất chồng, những đứa con mất cha…

Tôi cho những gì họ Trần về những người còn lại sau cái chết của chồng, của cha như: “Ðợi anh về / chỉ còn trên vầng trán đứa bé thơ, tấm khăn sô bơ vơ / Người góa phụ cầu được sống trong mơ.” Và: “Trên khăn tang cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân / Giọt nước mắt nóng bây giờ và còn hằng đêm cho anh cho anh” – Là những ca từ không thể cảm động, thấm thía hơn!

Tôi nhớ một câu nói sớm trở thành danh ngôn của cố Thống Tướng Douglas MacArthur: “Những người lính già không chết, họ chỉ mờ nhạt dần!” (2)

Ðó là lời ngợi ca trân trọng của danh tướng MacArthur, dành cho những người lính đã giải ngũ. Với những người lính hy sinh trên chiến địa, họ còn đáng được trân trọng, ngợi ca đến đâu! Dù cho những tử sĩ nằm xuống trong hoàn cảnh, thời gian nào, thì tất cả những tử sĩ đó, đều xứng đáng nhận được từ mọi người lòng biết ơn sâu xa, và tưởng nhớ mãi mãi.

Riêng những người còn lại (thân nhân của những tử sĩ), cũng xứng đáng được nhận những bản “tình ca” mang tính tử biệt, sinh ly, dành cho họ. Như rất nhiều ca khúc của Nhật Trường/Trần Thiện Thanh vậy.

Du Tử Lê

California 7 tháng 1, 2013

———————

Chú thích:

(1): Theo trang mạng Wikipedia (Tiếng Việt) thì: Nhạc sĩ Nhật Trường/Trần Thiện Thanh sinh ngày 12 tháng 6 năm 1942 tại Phan Thiết. Ông nguyên là giáo viên trung học, tốt nghiệp trường Hạ sĩ quan năm 1965, phục vụ tại Cục Tâm Lý Chiến, Saigon, đến cuối tháng 4 năm 1975. Ông làm việc tại đài phát thanh và sau đó truyền hình Quân Ðội… Ngoài ra, ông còn điều hành trung tâm phát hành nhạc và thu băng tên là “Tiếng Hát Ðôi Mươi”. Ðầu thập niên 1960, Nhật Trường lập ban Tứ Ca Nhật Trường, gồm 3 nữ ca sĩ: Như Thủy (em gái của ông), Vân Quỳnh và Diễm Chi. Ðầu thập niên 1970, ông thực hiện một nhạc cảnh về cố Ðại Úy Nguyễn Văn Ðương. Trong phim ấy, ông đóng vai người lính, Thanh Lan vai người vợ hậu phương Nguyễn Thị Lệ. Nhạc cảnh này cũng được thu thành phim với tên “Trên Ðỉnh Mùa Ðông”…

Ông mất ngày 13 tháng 5 năm 2005, tại thành phố Westminster, miền Nam California.

(2): Danh Tướng Douglas MacArthur sinh ngày 26 tháng 1 ănm 1880, mất ngày 5 tháng 4 ănm 1964. (Nguồn đd.)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm