Mỗi Ngày Một Chuyện
TRANG SỬ 30/4 - CAO MỴ NHÂN
TRANG SỬ 30/4 - CAO MỴ NHÂN
Những
năm sau ngày gọi là đổi đời, cuộc sống người dân miền Nam có vẻ tạm bợ dễ sợ.
Có lẽ chỉ có trẻ em với các cụ đã rất già, mới không mang cảm giác chờ đợi một
điều gì, còn ai cũng trông ngóng mông lung...
Những
gia đình có cha, anh đi tù cải tạo, thì ngoài việc trông chờ thân nhân mãn hạn
lao lý, trở về đoàn tụ với vợ con, cha mẹ ...
Các
nhà ấy nếu có phương tiện tài chánh, còn có ý sẽ lo cho con cháu vượt biên.
Hoặc mong đợi một ngày được xuất cảnh, nếu đã có hồ sơ bảo lãnh rồi .
Do
đó nếu quý vị được rảnh rang một chút, hay tình cờ như tôi, tới các nhà quen
xưa, sẽ thấy họ sinh hoạt một cách ơ hờ thế nào
Tuy
nhiên các nhà ấy, sẵn còn chút " vốn liếng " từ lâu đời, họ an tâm
một phần, rồi lo tìm đường rời xa tổ quốc.
Tạm
thời đi tìm đất hứa, lo cơm áo quê người, hầu qua cơn bĩ cực, để tị nạn Cộng
sản, xây dựng lại cuộc sống đã bị tước đoạt ở quê hương chiến nạn.
Trong
những giao tiếp cũ mới lẫn lộn, vì không thể nào tách riêng ra được cái xã hội
chưa hình thành bộ mặt ... cách biệt, phải dựa dẫm vào nhau, để
tìm cho mình một lối thoát riêng tư .
Những
người mới xuất hiện ở miền Nam thì đầy mặc cảm bị khinh chê dốt nát, quê mùa,
nghèo khổ ...
Những
" cố nhân " chế độ cũ phải đề cao cảnh giác, sống
không thật với chung quanh, khi tâm hồn còn để ở cuối biển, chân trời ...
Thế
nên, mọi sự tưởng vậy mà không phải vậy. Tôi cũng như quý vị thủa hậu hoạ
30/4/1975, chỉ khi nào thấy sự đổi thay rõ rệt, mới biết mình là ai, ứng phó ra
sao.
Mùa
xuân năm ấy, chắc là khoảng 2 năm đầu thập niên 80 thế kỷ trước. Một buổi tiệc
thơ quy tụ trên nửa trăm người, hầu hết là dân Saigon trước 1975, tại một tư
thất khá rộng, thuộc Quận 3 thành phố mất tên .
Một
cặp uyên ương văn nghệ, tôi chưa quen nên chả biết ông bà ấy " những ngày
xưa thân ái " làm gì , nhưng rất ...khí thế, nói năng hơi xa cách chúng tôi.
Tan
hội, ai nấy trở về nhà ...
Ba
ngày sau, biết tin chính thức ông bà X và cậu con mới 7 tuổi đã ở trại tị nạn
Y.
Rồi
thì quên tào luôn. Cái " Dòng chảy " mà sau 1975, dân Saigon hay dùng
để than thở, hầu như minh chứng xác định đúng nhất, hoặc hết cách phải chấp nhận ngoài ý muốn, cho
nhẹ bớt tình trạng, hoàn cảnh khó nói vân vân chẳng hạn ...
Vâng
, thì vài tháng sau, chủ nhân buổi tiệc thơ nêu trên, nửa như dấu diếm, nửa
muốn khoe khoang, lén truyền cho chúng tôi xem mấy tấm ảnh cỡ post card từ châu Úc gởi về, ghi hình một buổi diễn hành nhân dịp kỷ niệm Ngày Quân Lực 19/6 với một rừng cờ vàng ba sọc đỏ, rực rỡ trong nắng ấm chứa chan
...
Đó
cũng là thi hứng đầu tiên, cho tôi viết nên tập thơ "Áo Mầu Xanh" năm
1982, sau xuất bản ỏ Hoa Kỳ năm 1999 .
Qua
hình ảnh nêu trên, chúng tôi biết ở Hải ngoại, bất kể nơi nào có người Việt
Quốc Gia tị nạn, cũng kỷ niệm 2 ngày chưa thể quên với hình ảnh lá cờ vàng ba
sọc đỏ :
Ngày
vui nhất, là Ngày Quân Lực VNCH 19/6
Ngày
buồn nhất, là Ngày Quốc
Hận 30/4.
Tất
nhiên còn nhiều ngày khác như kỷ niệm các thánh tổ quân binh chủng
...vv
Tết
tây, Tết ta, bao nhiêu cái Lễ không hẳn thuộc Quân Lực
VNCH .
Rồi
các đoàn, đội quân, dân sự... các cuộc biểu tình phô trương lực lượng thời đại, cả những
hội hè đình đám vui chơi, nhất nhất đâu đâu...cũng trang hoàng trước tiên là
Quốc kỳ VIETNAM CỘNG HOÀ, tức cờ vàng ba sọc đỏ.
Tất
nhiên ở khắp nơi trên thế giới có người Việt tị nạn , và nhất là HOA KỲ, thì
càng lộng lẫy kiêu sa sắc cờ hoàng kim kiêu sa đó.
Tươi
đẹp quá, trong sáng quá, cao vời quá, Quốc kỳ cùng với quân kỳ hùng tráng tiến
lên trong nhịp điệu quân hành bất tử .
Nếu
Ngày Quân Lực 19/6 hân hoan bao nhiêu, thì ngày Quốc Hận 30/4 uất hận bấy
nhiêu.
Nhưng
quân dân miền Nam lưu vong có sắc cờ vàng 3 sọc đỏ, để chia sẻ cùng nhau niềm
vui cũng như nỗi buồn.
Do
đó chúng ta phải hãnh diện là chúng ta vẫn còn tài sản quốc gia, còn hồn thiêng
sông núi hiển linh nơi mầu cờ chính nghĩa đó.
Rồi
cũng để từ đó, chúng ta vươn lên cao hơn, vươn ra xa hơn, ta giữ vững lòng tin
về một tiền đồ Tổ quốc hôm nay và mãi mãi ...
Ngày
Quốc Hận 30/4 năm nay, huynh đệ chi binh có bồi hồi, xúc động khi nghe khúc khai quân hiệu,
dưới lá cờ Quốc gia chẳng bao giờ lạt phai tình quân dân cá nước, trước hồn thiêng
sông núi muôn đời ...
Vâng,
vẫn nghe âm hưởng đâu đây, tiếng súng của một thời trận mạc ...
Hãy
tiến lên đường phục hưng quốc gia, dân tộc, để không sao lãng bổn phận giữ gìn
đất nước quê hương toàn vẹn lãnh thổ .
Quốc
Hận 30/4 mỗi năm là dịp cho tất cả các thế hệ quân dân VNCH ôn cố tri tân làm
lại lịch sử.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TRANG SỬ 30/4 - CAO MỴ NHÂN
TRANG SỬ 30/4 - CAO MỴ NHÂN
Những
năm sau ngày gọi là đổi đời, cuộc sống người dân miền Nam có vẻ tạm bợ dễ sợ.
Có lẽ chỉ có trẻ em với các cụ đã rất già, mới không mang cảm giác chờ đợi một
điều gì, còn ai cũng trông ngóng mông lung...
Những
gia đình có cha, anh đi tù cải tạo, thì ngoài việc trông chờ thân nhân mãn hạn
lao lý, trở về đoàn tụ với vợ con, cha mẹ ...
Các
nhà ấy nếu có phương tiện tài chánh, còn có ý sẽ lo cho con cháu vượt biên.
Hoặc mong đợi một ngày được xuất cảnh, nếu đã có hồ sơ bảo lãnh rồi .
Do
đó nếu quý vị được rảnh rang một chút, hay tình cờ như tôi, tới các nhà quen
xưa, sẽ thấy họ sinh hoạt một cách ơ hờ thế nào
Tuy
nhiên các nhà ấy, sẵn còn chút " vốn liếng " từ lâu đời, họ an tâm
một phần, rồi lo tìm đường rời xa tổ quốc.
Tạm
thời đi tìm đất hứa, lo cơm áo quê người, hầu qua cơn bĩ cực, để tị nạn Cộng
sản, xây dựng lại cuộc sống đã bị tước đoạt ở quê hương chiến nạn.
Trong
những giao tiếp cũ mới lẫn lộn, vì không thể nào tách riêng ra được cái xã hội
chưa hình thành bộ mặt ... cách biệt, phải dựa dẫm vào nhau, để
tìm cho mình một lối thoát riêng tư .
Những
người mới xuất hiện ở miền Nam thì đầy mặc cảm bị khinh chê dốt nát, quê mùa,
nghèo khổ ...
Những
" cố nhân " chế độ cũ phải đề cao cảnh giác, sống
không thật với chung quanh, khi tâm hồn còn để ở cuối biển, chân trời ...
Thế
nên, mọi sự tưởng vậy mà không phải vậy. Tôi cũng như quý vị thủa hậu hoạ
30/4/1975, chỉ khi nào thấy sự đổi thay rõ rệt, mới biết mình là ai, ứng phó ra
sao.
Mùa
xuân năm ấy, chắc là khoảng 2 năm đầu thập niên 80 thế kỷ trước. Một buổi tiệc
thơ quy tụ trên nửa trăm người, hầu hết là dân Saigon trước 1975, tại một tư
thất khá rộng, thuộc Quận 3 thành phố mất tên .
Một
cặp uyên ương văn nghệ, tôi chưa quen nên chả biết ông bà ấy " những ngày
xưa thân ái " làm gì , nhưng rất ...khí thế, nói năng hơi xa cách chúng tôi.
Tan
hội, ai nấy trở về nhà ...
Ba
ngày sau, biết tin chính thức ông bà X và cậu con mới 7 tuổi đã ở trại tị nạn
Y.
Rồi
thì quên tào luôn. Cái " Dòng chảy " mà sau 1975, dân Saigon hay dùng
để than thở, hầu như minh chứng xác định đúng nhất, hoặc hết cách phải chấp nhận ngoài ý muốn, cho
nhẹ bớt tình trạng, hoàn cảnh khó nói vân vân chẳng hạn ...
Vâng
, thì vài tháng sau, chủ nhân buổi tiệc thơ nêu trên, nửa như dấu diếm, nửa
muốn khoe khoang, lén truyền cho chúng tôi xem mấy tấm ảnh cỡ post card từ châu Úc gởi về, ghi hình một buổi diễn hành nhân dịp kỷ niệm Ngày Quân Lực 19/6 với một rừng cờ vàng ba sọc đỏ, rực rỡ trong nắng ấm chứa chan
...
Đó
cũng là thi hứng đầu tiên, cho tôi viết nên tập thơ "Áo Mầu Xanh" năm
1982, sau xuất bản ỏ Hoa Kỳ năm 1999 .
Qua
hình ảnh nêu trên, chúng tôi biết ở Hải ngoại, bất kể nơi nào có người Việt
Quốc Gia tị nạn, cũng kỷ niệm 2 ngày chưa thể quên với hình ảnh lá cờ vàng ba
sọc đỏ :
Ngày
vui nhất, là Ngày Quân Lực VNCH 19/6
Ngày
buồn nhất, là Ngày Quốc
Hận 30/4.
Tất
nhiên còn nhiều ngày khác như kỷ niệm các thánh tổ quân binh chủng
...vv
Tết
tây, Tết ta, bao nhiêu cái Lễ không hẳn thuộc Quân Lực
VNCH .
Rồi
các đoàn, đội quân, dân sự... các cuộc biểu tình phô trương lực lượng thời đại, cả những
hội hè đình đám vui chơi, nhất nhất đâu đâu...cũng trang hoàng trước tiên là
Quốc kỳ VIETNAM CỘNG HOÀ, tức cờ vàng ba sọc đỏ.
Tất
nhiên ở khắp nơi trên thế giới có người Việt tị nạn , và nhất là HOA KỲ, thì
càng lộng lẫy kiêu sa sắc cờ hoàng kim kiêu sa đó.
Tươi
đẹp quá, trong sáng quá, cao vời quá, Quốc kỳ cùng với quân kỳ hùng tráng tiến
lên trong nhịp điệu quân hành bất tử .
Nếu
Ngày Quân Lực 19/6 hân hoan bao nhiêu, thì ngày Quốc Hận 30/4 uất hận bấy
nhiêu.
Nhưng
quân dân miền Nam lưu vong có sắc cờ vàng 3 sọc đỏ, để chia sẻ cùng nhau niềm
vui cũng như nỗi buồn.
Do
đó chúng ta phải hãnh diện là chúng ta vẫn còn tài sản quốc gia, còn hồn thiêng
sông núi hiển linh nơi mầu cờ chính nghĩa đó.
Rồi
cũng để từ đó, chúng ta vươn lên cao hơn, vươn ra xa hơn, ta giữ vững lòng tin
về một tiền đồ Tổ quốc hôm nay và mãi mãi ...
Ngày
Quốc Hận 30/4 năm nay, huynh đệ chi binh có bồi hồi, xúc động khi nghe khúc khai quân hiệu,
dưới lá cờ Quốc gia chẳng bao giờ lạt phai tình quân dân cá nước, trước hồn thiêng
sông núi muôn đời ...
Vâng,
vẫn nghe âm hưởng đâu đây, tiếng súng của một thời trận mạc ...
Hãy
tiến lên đường phục hưng quốc gia, dân tộc, để không sao lãng bổn phận giữ gìn
đất nước quê hương toàn vẹn lãnh thổ .
Quốc
Hận 30/4 mỗi năm là dịp cho tất cả các thế hệ quân dân VNCH ôn cố tri tân làm
lại lịch sử.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)