Văn Học & Nghệ Thuật

TRAO ĐỔI VỀ BÀI THƠ CỦA CÔ GIÁO TRẦN THỊ LAM - PHẠM ĐỨC NHÌ

( HNPĐ )Bài viết Đọc Bài Thơ: Nhục Nhã Ê Chề - Đau Xé Ruột lên đường được 2 ngày tôi nhận được email của chị Tuyết Nga, bạn học chung trường hồi còn trung học



Bài viết Đọc Bài Thơ: Nhục Nhã Ê Chề - Đau Xé Ruột lên đường được 2 ngày tôi nhận được email của chị Tuyết Nga, bạn học chung trường hồi còn trung học, nội dung như sau:

Anh Nhì bình luận về Thơ Cô Giáo Lam quá tuyệt; đúng là anh
đã "chắp cánh" cho bài thơ bay cao, bay xa hơn nữa...
TN lại xin FW đến quý ACE & các bạn cùng thưởng thức nhé!

Nhưng 2 người bạn của chị Tuyết Nga lại có cách nhìn nhận, đánh giá khác. Chị hoài Niệm viết:

Phải công nhận nhà thơ đã … chắp cánh cho bài thơ … bay cao, bay xa như lời chị Tuyết Nga viết…. Cảm ơn thì ...cảm ơn , nhưng tôi lại thấy có vấn đề...không ổn trong bài "bình thơ của nhà thơ PĐN

Hai chữ “ngộ” và “lạ” nhà thơ cho là ... đồng nghĩa, trùng ý?

Ngộ là ngộ, là hay quá, dễ thương quá, tiếng...địa phương được dùng rất dễ thương, có thể nói: “cô gái ấy ngộ quá",  là xinh quá đó......Riêng tôi có thể nói “cô giáo Lam này làm bài thơ ngộ quá, tôi rất thích", là bài thơ quá hay,

Cũng có thể khi người ta ..bất bình một ai đó , mà không muốn ..nặng lời , người ta có thể nói " cái ông này...ngộ ghê chưa ( hay cái ông này.... lạ ghê chưa), chuyện đó ông... xía dzô làm gì?"  có thể từ câu này nhà thơ cho là hai từ ngữ ...đồng nghĩa ?

Còn lạ là...lạ, ai mà không biết mình là...người lạ, chẳng quen nhau nên không có vấn đề gì để...tranh cãi...

Làm sao hai từ ngữ này hoàn toàn ... đồng nghĩa và trùng ý? người đọc rất dễ dàng nhận ra sự khác biệt mà.

Chữ “ngộ” và chữ “lạ” đồng nghĩa; 2 câu thơ trùng ý ̣(trích bài viết của NT PĐN)

Và ..những bất công cũng đâu có...thừa, người ta có thể nhấn mạnh thêm quá nhiều- nhiều ̣điều bất công, bằng chứng là trong vài câu văn của nhà thơ cũng viết … “những bất công” đó.

Sau đó anh Tao An góp ý thêm:

“… Trong kỹ thuật viết, không chỉ trong thi ca, kể cả văn xuôi, kiêm luôn cả nhạc, có lúc sự lập lại là chủ ý của tác giả dùng để nhắc lại điều quan trọng hay ý chính để đọc giả dễ bắt nắm. Cho dù TG bài thơ có dùng lại chữ “ngộ” lần thứ hai cũng không vi phạm luật lệ nào cả. Trong bài diễn văn “I have a dream” của Martin Luther King, cụm từ “I have a dream” được lập đi lập lại nhiều lần để nhấn mạnh điều ước muốn của mình. Áng văn này đã đi vào văn học sử và là mãu mực cho học sinh tập viết văn.

Môi trường ở đây mà bình thơ kiểu “chấm điểm thí sinh” có vẻ thiếu tế nhị, có vẻ vẽ rắn thêm chân không cần thiết.

Nếu chúng ta đã đồng ý phần nội dung hãy để bài thơ sống cho đúng ý nghĩa của bản thân nó, đừng tạo cơ hội cho kẻ thù có lý do phản lại.”

 

Trả Lời Chị Hoài Niệm

Về chữ “ngộ”

Để ‘nói có sách, mach có chứng” tôi đã tra cứu vài cuốn tự điển Việt Nam thì thấy “ngộ” (tĩnh từ) có 2 nghĩa: 1/ lạ, trái thường (TĐ Khai Trí Tiến Đức) và lạ lùng, kỳ quặc, khác thường (những tự điển tiếng Việt trên mạng khác). 2/ ngộ nghĩnh, kháu khỉnh, đẹp, dễ thương.

Như vậy chị HN đã đúng một nửa – “ngộ” cũng có nghĩa là ngộ nghĩnh, đẹp, dễ thương. Nhưng khi đọc thơ không thể cứ lấy một nghĩa trong tự điển để gán cho một chữ nào đó trong câu thơ, bài thơ. Người đọc thơ phải đặt chữ đó trong khung cảnh bài thơ để truy tìm nghĩa của nó. Chúng ta thử đọc lại đoạn đầu của bài thơ:

Đấn nước mình ngộ quá phải không anh?

Bốn ngàn tuổi mà soa không chịu lớn

Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm

Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi

Hoàn cảnh đất nước như thế thì có gì “đẹp, dễ thương” đâu! Vì thế chữ “ngộ” ở đây không thể hiểu là “ngộ nghĩnh, dễ thương” được, vì nếu đất nước mình “đẹp, dễ thương” thì cô giáo Trần Thị Lam đâu phải viết những vần thơ đau xé ruột như thế. Như vậy chữ “ngộ” chỉ có thể được hiểu là “lạ lùng, kỳ quặc, khác thường, không giống ai”. Chị HN đã hiểu nghĩa chữ “ngộ” sai vì đã không đặt nó trong khung cảnh bài thơ.

Về câu “Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi”

Chị HN viết “Và … những bất công cũng đâu có ... thừa, người ta có thể nhấn mạnh thêm quá nhiều- nhiều ̣điều bất công”. 

Nếu muốn nhấn mạnh có nhiều điều bất công người ta có thể viết:

     “Trước đầy dẫy bất công…”

hoặc:

     “Trước muôn vạn bất công …”

Chứ nếu chỉ muốn độc giả hiểu “bất công” ở số nhiều thì chỉ cần viết:

     “Trước bất công vẫn không biết kêu đòi”

Chữ “những” thừa vì “bất công” đã được hiểu ngầm là số nhiều. Và chữ “vẫn” cũng trở thành lỏng lẻo, muốn rơi ra khỏi câu thơ.

Trong bài viết tôi cũng dùng “những bất công” vì tôi trích dẫn thơ của cô giáo Trần Thị Lam. Chắc chị HN cũng biết là trích thơ của tác giả thì phải trích nguyên văn, không được sửa chữa.

 

Trả Lời Anh Tao An

Phần này có 3 ý:

1/ Về chuyện “điệp ngữ, điệp ý”

Tôi nhớ ngày xưa ở Trung Học thầy giáo dạy Việt Văn, khi dạy về “điệp ngữ, điệp ý” trong văn chương có nói “Điệp ngữ, điệp ý là một biên pháp tu từ, nếu dùng khéo sẽ lôi kéo sự chú ý của đôc giả vào điều tác giả muốn nhấn mạnh, sẽ làm câu thơ, câu văn đẹp hơn, mạnh hơn nhiều”. Nhưng sau đó ông lại dặn dò “Tuy nhiên nếu lạm dụng hoặc sử dụng điệp ngữ, điệp ý không đúng chỗ, không khéo thì câu thơ, câu văn sẽ lủng củng, mất đẹp, gây cảm giác khó chịu cho độc giả.”

Tôi đơn cử một thí dụ:

“Xưa thật là xưa nhớ mấy cho vừa nhớ mẹ kể đêm mưa. Có ông vua trẻ xuất binh qua rừng dẹp quân xâm lấn” (Hoa Trinh Nữ, Trần Thiện Thanh). Tác giả cố tránh điệp ngữ, đã đổi chữ                                                 quân” thành chữ “binh” nhưng ý vẫn hơi bị “giống” nên câu văn vẫn hơi gượng, mất hay.

Cho nên khi anh Tao An viết:

… Trong kỹ thuật viết, không chỉ trong thi ca, kể cả văn xuôi, kiêm luôn cả nhạc, có lúc sự lập lại là chủ ý của tác giả dùng để nhắc lại điều quan trọng hay ý chính để đọc giả dễ bắt nắm. Cho dù TG bài thơ có dùng lại chữ “ngộ” lần thứ hai cũng không vi phạm luật lệ nào cả. Trong bài diễn văn “I have a dream” của Martin Luther King, cụm từ “I have a dream” được lập đi lập lại nhiều lần để nhấn mạnh điều ước muốn của mình. Áng văn này đã đi vào văn học sử và là mãu mực cho học sinh tập viết văn.

anh đã không sai hoàn toàn nghĩa là chỉ đúng một nửa – đúng như phần đầu lời khuyên của thầy dạy Việt Văn. Điều đáng tiếc là anh đã không chịu chú ý lắng nghe - hoặc nghe rồi mà lại quên - phần sau của lời khuyên đó.

2/ bình thơ kiểu “chấm điểm thí sinh” có vẻ thiếu tế nhị, có vẻ vẽ rắn thêm chân không cần thiết.

Anh Tao An đã dùng câu tục ngữ “vẽ rắn thêm chân” rất sai lạc. “Vẽ rắn thêm chân” là “ăn không nói có”. bịa chuyện ra để nói - rắn, trên thực tế không có chân mà khi vẽ rắn lại thêm chân vào. Ở đây những khuyết điểm của bài thơ là “có thật”, anh không chứng minh lời bình của tôi sai mà đã vội vu khống là tôi bịa chuyện. Như vậy là anh đã chơi không đẹp với tôi rồi đó nha.

Thật ra bình thơ, nếu hiểu rộng ra một chút, cũng có nghĩa là “chấm điểm bài thơ” theo cái nhìn, cách đánh giá của người bình. Có điều trong bình thơ thang điểm không là những con số từ zero đến 10 như trong “chấm điểm thí sinh” mà là tổng hợp những ưu khuyết điểm trong bài thơ để cuối cùng kết luận bài thơ hay hay dở, hay ở chỗ nào và dở ở chỗ nào. Vạch ra khuyết điểm của bài thơ (nếu có) là việc làm không những đúng đắn mà còn cần thiết. Một điểm khác biệt nữa là khi “chấm điểm thí sinh” thì điểm thày (cô) giáo cho là “đúng”, không còn tranh cãi gì nữa (1) trong khi bài bình thơ của nhà phê bình chưa phải là kết luận chung cuộc. Nó còn phải chịu nhiều cặp mắt soi mói từ mọi phía; người đồng tình, kẻ không đồng ý. Chị HN và anh Tao An ở đây cũng làm công việc chấm điểm bài bình thơ của tôi và hai vị đã hạ bút cho điểm “rất xấu”. Đó là quyền của hai vị. Có điểu cái điểm “rất xấu” ấy chưa phải là kết luận chung cuộc. Đến lượt tôi, để bảo vệ quan điểm của mình, có quyền chấm điểm lời bình của hai vị, có quyền dùng lý luận cùng sự hiểu biết về văn chương, thơ ca của mình chứng minh lời bình của hai vị sai. Và biết đâu một (hoặc nhiều) vị thức giả khác sẽ vào cuộc chấm điểm chúng ta.   

 

3/ Nếu chúng ta đã đồng ý phần nội dung hãy để bài thơ sống cho đúng ý nghĩa của bản thân nó, đừng tạo cơ hội cho kẻ thù có lý do phản lại.

Bình thơ mà chỉ khen, chỉ nói về ưu điểm, còn khuyết điểm phải lờ đi vì sợ bị chê là “vẽ rắn thêm chân” thì là Nịnh Thơ chứ đâu còn là bình thơ nữa. Bài thơ có khuyết điểm mà người bình thơ không nói đến chỉ có 2 trường hợp:

     a/ Không nhận ra khuyết điểm: Trường hợp này con mắt thơ của người bình không đủ “sắc” để thấy khuyết điểm. Bình thơ “sót” kiểu đó một hai lần thì được chứ đến lần thứ ba thì người đọc sẽ nhận ra và sẽ chẳng coi “nhà phê bình” ấy ra “ký lô gram” nào nữa.

     b/ Thấy khuyết điểm nhưng lờ đi: Dù vì lý do như anh Tao An nói “đừng tạo cơ hội cho kẻ thù có lý do phản lại” hay vì bất cứ lý do nào khác - như bình thơ của đồng hương, đồng môn, đồng nghiệp (bình thơ của “Sếp”) – thì làm như thế cũng là “thiếu lương thiện trong văn chương”. Không hiểu sao một người yêu thích văn thơ như anh Tao An lại cổ súy cho một kiểu hành động không được chính trực như thế?

 

Bài thơ của cô giáo Lam xuất hiện đúng lúc với đề tài mang tính thời sự nóng bỏng, kỹ thuật thơ vững vàng lại viết bằng tấm lòng chân thật, nhiều cảm xúc nên được người đọc khắp nơi nồng nhiệt đón chào. Những bài thơ như thế, trong bối cảnh chính trị của nước nhà, có sức mạnh như một đoàn quân tinh nhuệ. Tôi theo dõi tiếng vang của nó trên báo chí và các diễn đàn văn học với tâm trạng vui mừng. Nếu không có bài viết Thư Gởi Cô Giáo Trần Thị Lam - theo tôi là bài viết “phá đám” - của nhà văn nữ Thiên Lý thì tôi vẫn giữ im lặng để bài thơ làm “nhiệm vụ lịch sử” của nó. Tôi biết Thiên Lý và không tin là chị có ý thọc gậy vào bánh của cỗ xe Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh đang bon bon chạy trên đường. Nhưng bài viết của chị đã sai lầm, rất vô tình, đụng vào cái “nền” của bài thơ, dễ gây ngộ nhận, làm giảm niềm tin của người đọc. Và tôi đã viết bài Đọc Bài Thơ Nhục Nhã Ê Chề Đau Xé Ruột trong đó mục đích trước nhất và quan trọng nhất là Vài Lời Biện Minh Cho Cô Giáo Trần Thị Lam. Nhân tiện tôi cũng ngứa ngáy đưa ra mấy lời bình. Người đọc khen chê bài viết của tôi là quyền tự do của họ. Tôi luôn lắng nghe để có thêm kinh nghiệm trong những bài viết sau. Nhưng tôi tin rằng bài viết trên nếu không làm người đọc cảm thấy bài thơ Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh “đã được chấp cánh bay cao, bay xa” (2) thì cũng không làm giảm giá trị nghệ thuật của nó.

Tôi viết bài này xong đã khá lâu nhưng gắng chờ cho “nỗi nhục nhã ê chề đau xé ruột” của bài thơ thấm thật sâu vào tim óc mỗi người dân Việt Nam mới đem trình làng. Thú thật là tôi yêu bài thơ của cô giáo Lam nhưng yêu vì giá trị nghệ thuật của bài thơ với tấm lòng của người thưởng thức thơ chứ không yêu cái kiểu “khi yêu thì trái ấu cũng tròn”.

Yêu thơ kiểu đó chỉ làm khổ thơ.

 

CHÚ THÍCH:

1/ Cũng có trường hợp khiếu nại nhưng cực ít.

2/ Ý của chị Tuyết Nga

 

Hạ tuần tháng 5/ 2016

Phạm Đức Nhì

nhidpham@gmail.com

 

 

Phụ Lục:

Vài Lời Biện Minh Cho Cô Giáo Trần Thị Lam

Tuần vừa qua bài thơ Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh? của cô giáo Trần Thị Lam ở Hà Tĩnh được rất nhiều người đọc ở hải ngoại ca ngợi. Tôi nhận được một email cho biết đã có 6 nhạc sĩ phổ nhạc bài thơ. Tôi đã nghe nhạc, đọc thơ và rất xúc động. Thế rồi trên trang web TVấn& Bạn Hữu lại có bài viết Thư Gửi Cô Giáo Trần Thị Lam – Hà Tĩnh của nhà văn nữ Thiên Lý trong đó chị “phàn nàn” về cách gộp tuổi trong bài thơ của cô giáo. Chị viết:

“Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…

mà tính từ mốc lịch sử bốn ngàn năm thì tôi hoàn toàn không đồng ý.”

Tôi có người bạn làm ăn khá thành công ở Mỹ. Mấy năm gần đây về Việt Nam hùn hạp đầu tư địa ốc. Gặp tôi tháng trước nó than: “Dành dụm được chút vốn dưỡng già bị thằng em họ lừa lấy hết. Giờ lại trắng tay”. Tôi chửi nó “Mày hơn sáu chục tuổi rồi mà khờ như đứa con nít; làm ăn cứ nắm lưỡi còn để người ta nắm cán”. Vợ nó chĩa vào “Chỉ khờ mấy năm nay thôi, chứ sáu chục năm trước ông ấy khôn như rận váy”. Tôi không phân định rạch ròi như vợ người bạn nhưng tự nghĩ câu chửi của tôi chẳng có gì sai sót cả. Làm thơ thỉnh thoảng tôi cũng nhận trong người mình có dòng máu của bà Triệu, bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung để có thêm tự tin, hào khí nhưng cũng có khi tôi bước vào trận chiến đơn thân độc mã (giả vờ quên hết những nhân vật lịch sử kia) để lúc chiến thắng có thể mạnh tay vỗ ngực tự hào. Trường hợp cô giáo TTL tặng thêm 4 ngàn tuổi cho mỗi người Việt Nam để làm nổi bật sự thơ dại, yếu đuối của họ trước chính quyền, theo tôi, hoàn toàn hợp tình hợp lý. Đó là một trong những quyền căn bản của thi sĩ.

Phạm Đức Nhì ( HNPD)

Bàn ra tán vào (3)

xú tiểu tử
Anh Phạm Đức Nhì đúng quàng tàn quá xá mấu, cũng như chị vợ anh bạn đã nói: "Chỉ mới (71) năm nay thôi..." chứ trước kia dân ta hào hùng bít mí những vụ " Vũ quá bắc hải" đái trên đầu "tầu lạ" nhiều hông kể xiết, cho nên bốn ngàn tuổi lại là một nhắc nhớ người Việt Nam chớ có "NGỘ" lâu nữa vì chữ ngộ còn có nghĩa là KHÙNG là khờ khờ, quả thật toàn cảnh xã hội và con người VN giống như đang điên vậy,ba triệu tin theo tà thuyết làm điều táng tận hủy trời diệt người- còn lại chín mươi bẩy triệu cúi đầu cúng bái cam chịu thờ lậy thần phục Anh có một chút bậy bạ lấy thí dụ bản nhạc Hoa trinh nữ đoạn câu đó không phải là điệp ngữ “Xưa thật là xưa nhớ mấy cho vừa nhớ mẹ kể đêm mưa. Có ông vua trẻ xuất binh qua rừng dẹp quân xâm lấn” (Hoa Trinh Nữ, Trần Thiện Thanh). Tác giả cố tránh điệp ngữ, đã đổi chữ “quân” thành chữ “binh” anh ngộ (lại ngộ) nhận chữ BINH là phe ta lính VNCH diệt quân xâm lấn QUÂN ở đây là cộng phỉ hông có ĐIỆP ngữ mà chỉ có ĐỘP đập mà thui nhé hiểu chửa hì hì

----------------------------------------------------------------------------------

Mai Tú Ân
Mặc dù tôn trọng anh Phạm Đức Nhì nhưng tôi không đồng ý với một số điểm trong bài viết của anh về bài thơ ĐNMNQPKA của cô giáo Lam. Một bài thơ hay nhưng nếu cứ bóc tách ra, soi kính hiển vi vào thì đâu còn nét đẹp của thi ca nữa. Theo tôi, một bài thơ hay có thể giống như anh nói, có thể thiếu cái này, cái nọ không được như ý nhưng xét trên tổng thể thì vẫn là một bài thơ hay. Một bài thơ hay có thể mang một chút dở nhưng vẫn hay. Nên tôi không đồng ý với anh về việc xăm soi quá kỹ bài thơ. Kính anh với sư trân trọng. MTA

----------------------------------------------------------------------------------

Mai Tú Ân
Mặc dù tôn trọng anh Phạm Đức Nhì nhưng tôi không đồng ý với một số điểm trong bài viết của anh về bài thơ ĐNMNQPKA của cô giáo Lam. Một bài thơ hay nhưng nếu cứ bóc tách ra, soi kính hiển vi vào thì đâu còn nét đẹp của thi ca nữa. Theo tôi, một bài thơ hay có thể giống như anh nói, có thể thiếu cái này, cái nọ không được như ý nhưng xét trên tổng thể thì vẫn là một bài thơ hay. Một bài thơ hay có thể mang một chút dở nhưng vẫn hay. Nên tôi không đồng ý với anh về việc xăm soi quá kỹ bài thơ. Kính anh với sư trân trọng. MTA

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

TRAO ĐỔI VỀ BÀI THƠ CỦA CÔ GIÁO TRẦN THỊ LAM - PHẠM ĐỨC NHÌ

( HNPĐ )Bài viết Đọc Bài Thơ: Nhục Nhã Ê Chề - Đau Xé Ruột lên đường được 2 ngày tôi nhận được email của chị Tuyết Nga, bạn học chung trường hồi còn trung học



Bài viết Đọc Bài Thơ: Nhục Nhã Ê Chề - Đau Xé Ruột lên đường được 2 ngày tôi nhận được email của chị Tuyết Nga, bạn học chung trường hồi còn trung học, nội dung như sau:

Anh Nhì bình luận về Thơ Cô Giáo Lam quá tuyệt; đúng là anh
đã "chắp cánh" cho bài thơ bay cao, bay xa hơn nữa...
TN lại xin FW đến quý ACE & các bạn cùng thưởng thức nhé!

Nhưng 2 người bạn của chị Tuyết Nga lại có cách nhìn nhận, đánh giá khác. Chị hoài Niệm viết:

Phải công nhận nhà thơ đã … chắp cánh cho bài thơ … bay cao, bay xa như lời chị Tuyết Nga viết…. Cảm ơn thì ...cảm ơn , nhưng tôi lại thấy có vấn đề...không ổn trong bài "bình thơ của nhà thơ PĐN

Hai chữ “ngộ” và “lạ” nhà thơ cho là ... đồng nghĩa, trùng ý?

Ngộ là ngộ, là hay quá, dễ thương quá, tiếng...địa phương được dùng rất dễ thương, có thể nói: “cô gái ấy ngộ quá",  là xinh quá đó......Riêng tôi có thể nói “cô giáo Lam này làm bài thơ ngộ quá, tôi rất thích", là bài thơ quá hay,

Cũng có thể khi người ta ..bất bình một ai đó , mà không muốn ..nặng lời , người ta có thể nói " cái ông này...ngộ ghê chưa ( hay cái ông này.... lạ ghê chưa), chuyện đó ông... xía dzô làm gì?"  có thể từ câu này nhà thơ cho là hai từ ngữ ...đồng nghĩa ?

Còn lạ là...lạ, ai mà không biết mình là...người lạ, chẳng quen nhau nên không có vấn đề gì để...tranh cãi...

Làm sao hai từ ngữ này hoàn toàn ... đồng nghĩa và trùng ý? người đọc rất dễ dàng nhận ra sự khác biệt mà.

Chữ “ngộ” và chữ “lạ” đồng nghĩa; 2 câu thơ trùng ý ̣(trích bài viết của NT PĐN)

Và ..những bất công cũng đâu có...thừa, người ta có thể nhấn mạnh thêm quá nhiều- nhiều ̣điều bất công, bằng chứng là trong vài câu văn của nhà thơ cũng viết … “những bất công” đó.

Sau đó anh Tao An góp ý thêm:

“… Trong kỹ thuật viết, không chỉ trong thi ca, kể cả văn xuôi, kiêm luôn cả nhạc, có lúc sự lập lại là chủ ý của tác giả dùng để nhắc lại điều quan trọng hay ý chính để đọc giả dễ bắt nắm. Cho dù TG bài thơ có dùng lại chữ “ngộ” lần thứ hai cũng không vi phạm luật lệ nào cả. Trong bài diễn văn “I have a dream” của Martin Luther King, cụm từ “I have a dream” được lập đi lập lại nhiều lần để nhấn mạnh điều ước muốn của mình. Áng văn này đã đi vào văn học sử và là mãu mực cho học sinh tập viết văn.

Môi trường ở đây mà bình thơ kiểu “chấm điểm thí sinh” có vẻ thiếu tế nhị, có vẻ vẽ rắn thêm chân không cần thiết.

Nếu chúng ta đã đồng ý phần nội dung hãy để bài thơ sống cho đúng ý nghĩa của bản thân nó, đừng tạo cơ hội cho kẻ thù có lý do phản lại.”

 

Trả Lời Chị Hoài Niệm

Về chữ “ngộ”

Để ‘nói có sách, mach có chứng” tôi đã tra cứu vài cuốn tự điển Việt Nam thì thấy “ngộ” (tĩnh từ) có 2 nghĩa: 1/ lạ, trái thường (TĐ Khai Trí Tiến Đức) và lạ lùng, kỳ quặc, khác thường (những tự điển tiếng Việt trên mạng khác). 2/ ngộ nghĩnh, kháu khỉnh, đẹp, dễ thương.

Như vậy chị HN đã đúng một nửa – “ngộ” cũng có nghĩa là ngộ nghĩnh, đẹp, dễ thương. Nhưng khi đọc thơ không thể cứ lấy một nghĩa trong tự điển để gán cho một chữ nào đó trong câu thơ, bài thơ. Người đọc thơ phải đặt chữ đó trong khung cảnh bài thơ để truy tìm nghĩa của nó. Chúng ta thử đọc lại đoạn đầu của bài thơ:

Đấn nước mình ngộ quá phải không anh?

Bốn ngàn tuổi mà soa không chịu lớn

Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm

Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi

Hoàn cảnh đất nước như thế thì có gì “đẹp, dễ thương” đâu! Vì thế chữ “ngộ” ở đây không thể hiểu là “ngộ nghĩnh, dễ thương” được, vì nếu đất nước mình “đẹp, dễ thương” thì cô giáo Trần Thị Lam đâu phải viết những vần thơ đau xé ruột như thế. Như vậy chữ “ngộ” chỉ có thể được hiểu là “lạ lùng, kỳ quặc, khác thường, không giống ai”. Chị HN đã hiểu nghĩa chữ “ngộ” sai vì đã không đặt nó trong khung cảnh bài thơ.

Về câu “Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi”

Chị HN viết “Và … những bất công cũng đâu có ... thừa, người ta có thể nhấn mạnh thêm quá nhiều- nhiều ̣điều bất công”. 

Nếu muốn nhấn mạnh có nhiều điều bất công người ta có thể viết:

     “Trước đầy dẫy bất công…”

hoặc:

     “Trước muôn vạn bất công …”

Chứ nếu chỉ muốn độc giả hiểu “bất công” ở số nhiều thì chỉ cần viết:

     “Trước bất công vẫn không biết kêu đòi”

Chữ “những” thừa vì “bất công” đã được hiểu ngầm là số nhiều. Và chữ “vẫn” cũng trở thành lỏng lẻo, muốn rơi ra khỏi câu thơ.

Trong bài viết tôi cũng dùng “những bất công” vì tôi trích dẫn thơ của cô giáo Trần Thị Lam. Chắc chị HN cũng biết là trích thơ của tác giả thì phải trích nguyên văn, không được sửa chữa.

 

Trả Lời Anh Tao An

Phần này có 3 ý:

1/ Về chuyện “điệp ngữ, điệp ý”

Tôi nhớ ngày xưa ở Trung Học thầy giáo dạy Việt Văn, khi dạy về “điệp ngữ, điệp ý” trong văn chương có nói “Điệp ngữ, điệp ý là một biên pháp tu từ, nếu dùng khéo sẽ lôi kéo sự chú ý của đôc giả vào điều tác giả muốn nhấn mạnh, sẽ làm câu thơ, câu văn đẹp hơn, mạnh hơn nhiều”. Nhưng sau đó ông lại dặn dò “Tuy nhiên nếu lạm dụng hoặc sử dụng điệp ngữ, điệp ý không đúng chỗ, không khéo thì câu thơ, câu văn sẽ lủng củng, mất đẹp, gây cảm giác khó chịu cho độc giả.”

Tôi đơn cử một thí dụ:

“Xưa thật là xưa nhớ mấy cho vừa nhớ mẹ kể đêm mưa. Có ông vua trẻ xuất binh qua rừng dẹp quân xâm lấn” (Hoa Trinh Nữ, Trần Thiện Thanh). Tác giả cố tránh điệp ngữ, đã đổi chữ                                                 quân” thành chữ “binh” nhưng ý vẫn hơi bị “giống” nên câu văn vẫn hơi gượng, mất hay.

Cho nên khi anh Tao An viết:

… Trong kỹ thuật viết, không chỉ trong thi ca, kể cả văn xuôi, kiêm luôn cả nhạc, có lúc sự lập lại là chủ ý của tác giả dùng để nhắc lại điều quan trọng hay ý chính để đọc giả dễ bắt nắm. Cho dù TG bài thơ có dùng lại chữ “ngộ” lần thứ hai cũng không vi phạm luật lệ nào cả. Trong bài diễn văn “I have a dream” của Martin Luther King, cụm từ “I have a dream” được lập đi lập lại nhiều lần để nhấn mạnh điều ước muốn của mình. Áng văn này đã đi vào văn học sử và là mãu mực cho học sinh tập viết văn.

anh đã không sai hoàn toàn nghĩa là chỉ đúng một nửa – đúng như phần đầu lời khuyên của thầy dạy Việt Văn. Điều đáng tiếc là anh đã không chịu chú ý lắng nghe - hoặc nghe rồi mà lại quên - phần sau của lời khuyên đó.

2/ bình thơ kiểu “chấm điểm thí sinh” có vẻ thiếu tế nhị, có vẻ vẽ rắn thêm chân không cần thiết.

Anh Tao An đã dùng câu tục ngữ “vẽ rắn thêm chân” rất sai lạc. “Vẽ rắn thêm chân” là “ăn không nói có”. bịa chuyện ra để nói - rắn, trên thực tế không có chân mà khi vẽ rắn lại thêm chân vào. Ở đây những khuyết điểm của bài thơ là “có thật”, anh không chứng minh lời bình của tôi sai mà đã vội vu khống là tôi bịa chuyện. Như vậy là anh đã chơi không đẹp với tôi rồi đó nha.

Thật ra bình thơ, nếu hiểu rộng ra một chút, cũng có nghĩa là “chấm điểm bài thơ” theo cái nhìn, cách đánh giá của người bình. Có điều trong bình thơ thang điểm không là những con số từ zero đến 10 như trong “chấm điểm thí sinh” mà là tổng hợp những ưu khuyết điểm trong bài thơ để cuối cùng kết luận bài thơ hay hay dở, hay ở chỗ nào và dở ở chỗ nào. Vạch ra khuyết điểm của bài thơ (nếu có) là việc làm không những đúng đắn mà còn cần thiết. Một điểm khác biệt nữa là khi “chấm điểm thí sinh” thì điểm thày (cô) giáo cho là “đúng”, không còn tranh cãi gì nữa (1) trong khi bài bình thơ của nhà phê bình chưa phải là kết luận chung cuộc. Nó còn phải chịu nhiều cặp mắt soi mói từ mọi phía; người đồng tình, kẻ không đồng ý. Chị HN và anh Tao An ở đây cũng làm công việc chấm điểm bài bình thơ của tôi và hai vị đã hạ bút cho điểm “rất xấu”. Đó là quyền của hai vị. Có điểu cái điểm “rất xấu” ấy chưa phải là kết luận chung cuộc. Đến lượt tôi, để bảo vệ quan điểm của mình, có quyền chấm điểm lời bình của hai vị, có quyền dùng lý luận cùng sự hiểu biết về văn chương, thơ ca của mình chứng minh lời bình của hai vị sai. Và biết đâu một (hoặc nhiều) vị thức giả khác sẽ vào cuộc chấm điểm chúng ta.   

 

3/ Nếu chúng ta đã đồng ý phần nội dung hãy để bài thơ sống cho đúng ý nghĩa của bản thân nó, đừng tạo cơ hội cho kẻ thù có lý do phản lại.

Bình thơ mà chỉ khen, chỉ nói về ưu điểm, còn khuyết điểm phải lờ đi vì sợ bị chê là “vẽ rắn thêm chân” thì là Nịnh Thơ chứ đâu còn là bình thơ nữa. Bài thơ có khuyết điểm mà người bình thơ không nói đến chỉ có 2 trường hợp:

     a/ Không nhận ra khuyết điểm: Trường hợp này con mắt thơ của người bình không đủ “sắc” để thấy khuyết điểm. Bình thơ “sót” kiểu đó một hai lần thì được chứ đến lần thứ ba thì người đọc sẽ nhận ra và sẽ chẳng coi “nhà phê bình” ấy ra “ký lô gram” nào nữa.

     b/ Thấy khuyết điểm nhưng lờ đi: Dù vì lý do như anh Tao An nói “đừng tạo cơ hội cho kẻ thù có lý do phản lại” hay vì bất cứ lý do nào khác - như bình thơ của đồng hương, đồng môn, đồng nghiệp (bình thơ của “Sếp”) – thì làm như thế cũng là “thiếu lương thiện trong văn chương”. Không hiểu sao một người yêu thích văn thơ như anh Tao An lại cổ súy cho một kiểu hành động không được chính trực như thế?

 

Bài thơ của cô giáo Lam xuất hiện đúng lúc với đề tài mang tính thời sự nóng bỏng, kỹ thuật thơ vững vàng lại viết bằng tấm lòng chân thật, nhiều cảm xúc nên được người đọc khắp nơi nồng nhiệt đón chào. Những bài thơ như thế, trong bối cảnh chính trị của nước nhà, có sức mạnh như một đoàn quân tinh nhuệ. Tôi theo dõi tiếng vang của nó trên báo chí và các diễn đàn văn học với tâm trạng vui mừng. Nếu không có bài viết Thư Gởi Cô Giáo Trần Thị Lam - theo tôi là bài viết “phá đám” - của nhà văn nữ Thiên Lý thì tôi vẫn giữ im lặng để bài thơ làm “nhiệm vụ lịch sử” của nó. Tôi biết Thiên Lý và không tin là chị có ý thọc gậy vào bánh của cỗ xe Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh đang bon bon chạy trên đường. Nhưng bài viết của chị đã sai lầm, rất vô tình, đụng vào cái “nền” của bài thơ, dễ gây ngộ nhận, làm giảm niềm tin của người đọc. Và tôi đã viết bài Đọc Bài Thơ Nhục Nhã Ê Chề Đau Xé Ruột trong đó mục đích trước nhất và quan trọng nhất là Vài Lời Biện Minh Cho Cô Giáo Trần Thị Lam. Nhân tiện tôi cũng ngứa ngáy đưa ra mấy lời bình. Người đọc khen chê bài viết của tôi là quyền tự do của họ. Tôi luôn lắng nghe để có thêm kinh nghiệm trong những bài viết sau. Nhưng tôi tin rằng bài viết trên nếu không làm người đọc cảm thấy bài thơ Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh “đã được chấp cánh bay cao, bay xa” (2) thì cũng không làm giảm giá trị nghệ thuật của nó.

Tôi viết bài này xong đã khá lâu nhưng gắng chờ cho “nỗi nhục nhã ê chề đau xé ruột” của bài thơ thấm thật sâu vào tim óc mỗi người dân Việt Nam mới đem trình làng. Thú thật là tôi yêu bài thơ của cô giáo Lam nhưng yêu vì giá trị nghệ thuật của bài thơ với tấm lòng của người thưởng thức thơ chứ không yêu cái kiểu “khi yêu thì trái ấu cũng tròn”.

Yêu thơ kiểu đó chỉ làm khổ thơ.

 

CHÚ THÍCH:

1/ Cũng có trường hợp khiếu nại nhưng cực ít.

2/ Ý của chị Tuyết Nga

 

Hạ tuần tháng 5/ 2016

Phạm Đức Nhì

nhidpham@gmail.com

 

 

Phụ Lục:

Vài Lời Biện Minh Cho Cô Giáo Trần Thị Lam

Tuần vừa qua bài thơ Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh? của cô giáo Trần Thị Lam ở Hà Tĩnh được rất nhiều người đọc ở hải ngoại ca ngợi. Tôi nhận được một email cho biết đã có 6 nhạc sĩ phổ nhạc bài thơ. Tôi đã nghe nhạc, đọc thơ và rất xúc động. Thế rồi trên trang web TVấn& Bạn Hữu lại có bài viết Thư Gửi Cô Giáo Trần Thị Lam – Hà Tĩnh của nhà văn nữ Thiên Lý trong đó chị “phàn nàn” về cách gộp tuổi trong bài thơ của cô giáo. Chị viết:

“Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…

mà tính từ mốc lịch sử bốn ngàn năm thì tôi hoàn toàn không đồng ý.”

Tôi có người bạn làm ăn khá thành công ở Mỹ. Mấy năm gần đây về Việt Nam hùn hạp đầu tư địa ốc. Gặp tôi tháng trước nó than: “Dành dụm được chút vốn dưỡng già bị thằng em họ lừa lấy hết. Giờ lại trắng tay”. Tôi chửi nó “Mày hơn sáu chục tuổi rồi mà khờ như đứa con nít; làm ăn cứ nắm lưỡi còn để người ta nắm cán”. Vợ nó chĩa vào “Chỉ khờ mấy năm nay thôi, chứ sáu chục năm trước ông ấy khôn như rận váy”. Tôi không phân định rạch ròi như vợ người bạn nhưng tự nghĩ câu chửi của tôi chẳng có gì sai sót cả. Làm thơ thỉnh thoảng tôi cũng nhận trong người mình có dòng máu của bà Triệu, bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung để có thêm tự tin, hào khí nhưng cũng có khi tôi bước vào trận chiến đơn thân độc mã (giả vờ quên hết những nhân vật lịch sử kia) để lúc chiến thắng có thể mạnh tay vỗ ngực tự hào. Trường hợp cô giáo TTL tặng thêm 4 ngàn tuổi cho mỗi người Việt Nam để làm nổi bật sự thơ dại, yếu đuối của họ trước chính quyền, theo tôi, hoàn toàn hợp tình hợp lý. Đó là một trong những quyền căn bản của thi sĩ.

Phạm Đức Nhì ( HNPD)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm