Mỗi Ngày Một Chuyện
TRÊN ĐƯỜNG THIÊN LÝ - CAO MỴ NHÂN
TRÊN ĐƯỜNG THIÊN LÝ - CAO MỴ NHÂN
Quý vị tu sĩ mang tất
cả tấm chân tình trải trước lòng dạ người dân lành... vô tội. Tôi cứ nghĩ mãi
khi đặt bút viết câu này, mở đầu bài "luận văn" tự nguyện, gởi đến
một bậc chân tu.
Nhưng khi bậc chân tu
ấy hỏi rằng có biết gì về tấm chân tình của quý ngài, thì thật quả tôi bị lúng
túng trong giải thích ...rất đạo, là sự dâng hiến cả đời ngài cho Đấng tối cao,
rao truyền chân lý sống ở đời để làm gì, theo ý Chúa.
Đó là những năm hậu tù
cải tạo, tôi đã về lại thành phố Saigon khoảng đầu thập niên 80 thế kỷ trước.
Người nhà kể rằng: gia
đình chú tài xế của tôi xưa, hiện lập nghiệp ở đồng rẫy Trảng Bom, đã đến nhà
chị tôi nhắn: nếu tôi đi tù về, chưa có việc làm, thì hãy lên chợ Trảng Bom
kiếm nhà chú ấy.
Tôi không biết chú tài
xế gốc hạ sĩ nhất QL.VNCH cùng gia đình đang sinh sống thế nào sau cuộc đổi đời
1975, vì trước đó, chú lái xe cho Phòng Xã Hội của tôi ở Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI
ngoài Đà Nẵng.
Xem ra hoạt cảnh cũng
nhuốm vẻ khôi hài, chẳng lẽ chú ta là VC nằm vùng, giờ lộ mặt phất lên, có cơ
ngơi chính trị, muốn giúp lại tôi chăng?
Hay trời cho, chú
trúng số độc đắc, đã có điền sản sau 5 năm rời giáo xứ Thanh Bồ Đà Nẵng, đã ổn
định cuộc sống... mới?
Bấy giờ nhà văn Thế Phong
đang làm "nhân viên chấp pháp" cho hãng xe bus, kiêm "lơ xe"
bus tuyến đường Saigon Thủ Đức.
Ông ta đã bốn mươi mấy
tuổi, nhưng rất khoẻ mạnh, lạc quan, tháo vát một cách lao động chuyên chính
luôn, ông đề nghị tôi nên đi coi "sự nghiệp "sau 30-4-1975 của
người tài xế như thế nào.
Chúng tôi đi xe lam từ
sớm. Thế Phong trong phong cách "lơ xe" chuyên nghiệp, ngồi nghênh
ngang chặn cửa xe, cứ nói một mình những điều gì đó một cách "coi trời
bằng vung", vì sự thực ông ấy có sợ ai bao giờ đâu.
Điều đó khiến tôi yên
tâm sau cái nhãn " sĩ quan cải tạo " về, hồn nhiên đón nhận những
luồng gió mát mẻ của một buổi sớm mùa hè ở miền Nam.
Rồi 40 cây số
cũng trôi qua, chợ Trảng Bom hiện ra trước mắt, với những mái tranh nghèo đúng
nghĩa, nhưng hàng quán lại đông đảo .
Trong khi ăn sáng bằng
tô phở, quanh cái xe phở, mà chỉ những ai đã từng thưởng thức món phở đặc trưng
Bắc kỳ cũ, mới thấy nó ...phở như thế nào .
Chúng tôi nhanh chóng
hỏi thăm nhà chú tài xế tên Nguyễn Trọng Bảo, mới nhập cư mấy năm, thì có một
người gật đầu, bảo sẽ dẫn đường đến tận nhà chú Bảo ngay .
Nếu trước 1975, chúng
tôi, Phòng xã hội QĐI/QKI đã từng mỗi năm một dịp tới nhà chú, ở Khu công giáo
Thanh Bồ dự tiệc Nửa Đêm sau khi mừng Chúa Cứu Thế đến, dư dả thế nào, thì nay
nhà chú vẫn giữ nguyên mầu sắc cũ.
Trong lúc cách đó mới
mấy năm, chính tôi đưa vợ con chú di tản từ Đà Nẵng vô Saigon, chú ở lại với
cái xác nhà và y nguyên đồ đạc cùng bầy heo cả chục con, bầy gà vịt cả trăm con
...vv, kể như đã bỏ hết, sao nay đầy đủ, dư thừa thế ?
Tấm ảnh "Bữa tiệc
cuối cùng "với cả bức tượng hình Chúa Jesus gắn trên vách lớn căn nhà, cụ
bà mẹ chú, chú và toàn bộ gia đình, không thiếu một ai ...quây quần nơi xóm đạo
mới .
Cả nhà vui vẻ ra gọi
là " chào đón " chúng tôi, cầu xin cho cá nhân tôi và gia đình sớm
được bình an trong ơn Chúa .
Bữa ăn trưa với đầy đủ
gà vịt nấu như ăn cỗ, đặc biệt là không phải một liễn nhỏ, mà một thúng rượu
nếp làm theo kiểu Bắc kỳ xưa, gạo nếp sụng tức say, thơm ngát, được bới
ra mỗi người một chén để tráng miệng, mới... giang hồ khí cốt chứ.
Qua cỗ bàn rồi, giờ đi
vào thực tế, cựu hạ sĩ I Bảo ngập ngừng nói là, nếu gia đình tôi không
quản ngại... lầm than một chút, thì xin mời chị cùng các cháu tạm nhờ Cha, nhận
một khoảnh đất trong vùng, rồi canh tác, chăn nuôi, không lâu, sẽ có một cơ
ngơi tương đối, bằng hoặc có khi hơn nhà chú ấy nữa.
Thoáng thấy nhà văn
Thế Phong mỉm cười vẻ hơi châm biếm, có lẽ ông nghĩ tới sự đổi thay 180 độ đối
với tôi, đã mất hết nhà cửa, tiền tài, địa vị, giờ còn chút thể diện nhân thân
cũng lu mờ ...
Nhưng tôi vốn từng
trải công tác xã hội quá rồi, chạnh nghĩ mình cũng có là quái gì mà chê bai
hoàn cảnh trước mặt, nên tôi vui vẻ trả lời :
Mới ra khỏi trại cải
tạo thôi , hãy để nghỉ ngơi một chút, mai mốt nếu cần sẽ lên nhờ chú dẫn
đi gặp Cha .
Trên đường về, chúng
tôi tự động đi gặp Cha ở nhà thờ X. Trảng Bom .
Cha hân hoan ghi nhận
điều thăm hỏi, và đồng thời khuyến khích tôi nên xây dựng Đức tin vững vàng, để
cùng con cái được hưởng ân sủng Thiên Chúa ban cho .
Cha nói nội khu rẫy
Trảng Bom có tới 3 nhà thờ vì mỗi khu làng tân lập đông đúc dân chúa, chưa có
Cha khác về thêm, nên Cha phải đi làm Lễ cho cả 3 nhà thờ, thay phiên giờ, bằng
xe đạp ...mỗi sáng Chúa Nhật .
Trong câu chuyện,có
một điều tôi nhớ nhất,
là khi tôi hỏi thăm
Cha: "Thưa Cha, có thoải mái trong sinh hoạt mới không? Chế độ rao giảng
không như ngày xưa".
Cha ngẫm nghĩ: "Chế
độ rao giảng sao lại thay đổi, tất cả mọi chuyện đều là phương tiện thôi, cứu
cánh ấy là Chúa Trời mà".
Nên, đôi khi tôn giáo
phải bao chùm tất cả, chính trị chỉ là một phần... nghiệp tu, những bậc chân tu
không cần phải đề phòng, mà vâng lời Chúa trong mọi hoàn cảnh...
Tôi ngập ngừng: Thưa
Cha, kể cả ...
Cha cười hồn nhiên,
nhưng quả cảm... kể cả sự chết.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TRÊN ĐƯỜNG THIÊN LÝ - CAO MỴ NHÂN
TRÊN ĐƯỜNG THIÊN LÝ - CAO MỴ NHÂN
Quý vị tu sĩ mang tất
cả tấm chân tình trải trước lòng dạ người dân lành... vô tội. Tôi cứ nghĩ mãi
khi đặt bút viết câu này, mở đầu bài "luận văn" tự nguyện, gởi đến
một bậc chân tu.
Nhưng khi bậc chân tu
ấy hỏi rằng có biết gì về tấm chân tình của quý ngài, thì thật quả tôi bị lúng
túng trong giải thích ...rất đạo, là sự dâng hiến cả đời ngài cho Đấng tối cao,
rao truyền chân lý sống ở đời để làm gì, theo ý Chúa.
Đó là những năm hậu tù
cải tạo, tôi đã về lại thành phố Saigon khoảng đầu thập niên 80 thế kỷ trước.
Người nhà kể rằng: gia
đình chú tài xế của tôi xưa, hiện lập nghiệp ở đồng rẫy Trảng Bom, đã đến nhà
chị tôi nhắn: nếu tôi đi tù về, chưa có việc làm, thì hãy lên chợ Trảng Bom
kiếm nhà chú ấy.
Tôi không biết chú tài
xế gốc hạ sĩ nhất QL.VNCH cùng gia đình đang sinh sống thế nào sau cuộc đổi đời
1975, vì trước đó, chú lái xe cho Phòng Xã Hội của tôi ở Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI
ngoài Đà Nẵng.
Xem ra hoạt cảnh cũng
nhuốm vẻ khôi hài, chẳng lẽ chú ta là VC nằm vùng, giờ lộ mặt phất lên, có cơ
ngơi chính trị, muốn giúp lại tôi chăng?
Hay trời cho, chú
trúng số độc đắc, đã có điền sản sau 5 năm rời giáo xứ Thanh Bồ Đà Nẵng, đã ổn
định cuộc sống... mới?
Bấy giờ nhà văn Thế Phong
đang làm "nhân viên chấp pháp" cho hãng xe bus, kiêm "lơ xe"
bus tuyến đường Saigon Thủ Đức.
Ông ta đã bốn mươi mấy
tuổi, nhưng rất khoẻ mạnh, lạc quan, tháo vát một cách lao động chuyên chính
luôn, ông đề nghị tôi nên đi coi "sự nghiệp "sau 30-4-1975 của
người tài xế như thế nào.
Chúng tôi đi xe lam từ
sớm. Thế Phong trong phong cách "lơ xe" chuyên nghiệp, ngồi nghênh
ngang chặn cửa xe, cứ nói một mình những điều gì đó một cách "coi trời
bằng vung", vì sự thực ông ấy có sợ ai bao giờ đâu.
Điều đó khiến tôi yên
tâm sau cái nhãn " sĩ quan cải tạo " về, hồn nhiên đón nhận những
luồng gió mát mẻ của một buổi sớm mùa hè ở miền Nam.
Rồi 40 cây số
cũng trôi qua, chợ Trảng Bom hiện ra trước mắt, với những mái tranh nghèo đúng
nghĩa, nhưng hàng quán lại đông đảo .
Trong khi ăn sáng bằng
tô phở, quanh cái xe phở, mà chỉ những ai đã từng thưởng thức món phở đặc trưng
Bắc kỳ cũ, mới thấy nó ...phở như thế nào .
Chúng tôi nhanh chóng
hỏi thăm nhà chú tài xế tên Nguyễn Trọng Bảo, mới nhập cư mấy năm, thì có một
người gật đầu, bảo sẽ dẫn đường đến tận nhà chú Bảo ngay .
Nếu trước 1975, chúng
tôi, Phòng xã hội QĐI/QKI đã từng mỗi năm một dịp tới nhà chú, ở Khu công giáo
Thanh Bồ dự tiệc Nửa Đêm sau khi mừng Chúa Cứu Thế đến, dư dả thế nào, thì nay
nhà chú vẫn giữ nguyên mầu sắc cũ.
Trong lúc cách đó mới
mấy năm, chính tôi đưa vợ con chú di tản từ Đà Nẵng vô Saigon, chú ở lại với
cái xác nhà và y nguyên đồ đạc cùng bầy heo cả chục con, bầy gà vịt cả trăm con
...vv, kể như đã bỏ hết, sao nay đầy đủ, dư thừa thế ?
Tấm ảnh "Bữa tiệc
cuối cùng "với cả bức tượng hình Chúa Jesus gắn trên vách lớn căn nhà, cụ
bà mẹ chú, chú và toàn bộ gia đình, không thiếu một ai ...quây quần nơi xóm đạo
mới .
Cả nhà vui vẻ ra gọi
là " chào đón " chúng tôi, cầu xin cho cá nhân tôi và gia đình sớm
được bình an trong ơn Chúa .
Bữa ăn trưa với đầy đủ
gà vịt nấu như ăn cỗ, đặc biệt là không phải một liễn nhỏ, mà một thúng rượu
nếp làm theo kiểu Bắc kỳ xưa, gạo nếp sụng tức say, thơm ngát, được bới
ra mỗi người một chén để tráng miệng, mới... giang hồ khí cốt chứ.
Qua cỗ bàn rồi, giờ đi
vào thực tế, cựu hạ sĩ I Bảo ngập ngừng nói là, nếu gia đình tôi không
quản ngại... lầm than một chút, thì xin mời chị cùng các cháu tạm nhờ Cha, nhận
một khoảnh đất trong vùng, rồi canh tác, chăn nuôi, không lâu, sẽ có một cơ
ngơi tương đối, bằng hoặc có khi hơn nhà chú ấy nữa.
Thoáng thấy nhà văn
Thế Phong mỉm cười vẻ hơi châm biếm, có lẽ ông nghĩ tới sự đổi thay 180 độ đối
với tôi, đã mất hết nhà cửa, tiền tài, địa vị, giờ còn chút thể diện nhân thân
cũng lu mờ ...
Nhưng tôi vốn từng
trải công tác xã hội quá rồi, chạnh nghĩ mình cũng có là quái gì mà chê bai
hoàn cảnh trước mặt, nên tôi vui vẻ trả lời :
Mới ra khỏi trại cải
tạo thôi , hãy để nghỉ ngơi một chút, mai mốt nếu cần sẽ lên nhờ chú dẫn
đi gặp Cha .
Trên đường về, chúng
tôi tự động đi gặp Cha ở nhà thờ X. Trảng Bom .
Cha hân hoan ghi nhận
điều thăm hỏi, và đồng thời khuyến khích tôi nên xây dựng Đức tin vững vàng, để
cùng con cái được hưởng ân sủng Thiên Chúa ban cho .
Cha nói nội khu rẫy
Trảng Bom có tới 3 nhà thờ vì mỗi khu làng tân lập đông đúc dân chúa, chưa có
Cha khác về thêm, nên Cha phải đi làm Lễ cho cả 3 nhà thờ, thay phiên giờ, bằng
xe đạp ...mỗi sáng Chúa Nhật .
Trong câu chuyện,có
một điều tôi nhớ nhất,
là khi tôi hỏi thăm
Cha: "Thưa Cha, có thoải mái trong sinh hoạt mới không? Chế độ rao giảng
không như ngày xưa".
Cha ngẫm nghĩ: "Chế
độ rao giảng sao lại thay đổi, tất cả mọi chuyện đều là phương tiện thôi, cứu
cánh ấy là Chúa Trời mà".
Nên, đôi khi tôn giáo
phải bao chùm tất cả, chính trị chỉ là một phần... nghiệp tu, những bậc chân tu
không cần phải đề phòng, mà vâng lời Chúa trong mọi hoàn cảnh...
Tôi ngập ngừng: Thưa
Cha, kể cả ...
Cha cười hồn nhiên,
nhưng quả cảm... kể cả sự chết.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)