Mỗi Ngày Một Chuyện
TRONG NẮNG QUÁI - CAO MỴ NHÂN
TRONG NẮNG QUÁI - CAO MỴ NHÂN
Thủa còn xưa quá là
xưa, cho dẫu bấy giờ cách đây đã già nửa trăm năm, chúng tôi khốn khổ vì việc
học văn "nghị luận luân lý", phải bình giảng những câu như :
Gái nhớ chồng đang
đông buổi chợ
Trai nhớ vợ nắng quái
chiều hôm
(ca dao tục ngữ VN)
Thú thiệt cho tới bây
giờ, tôi cũng chỉ hiểu 2 câu trên một cách loáng thoáng thôi.
Bởi vì quan niệm nhớ
chồng, nhớ vợ... hình như cũng tuỳ thuộc quan niệm sống của mỗi người. Nhất là
nhớ chồng, nhớ vợ không còn tuỳ thuộc vào những buổi chợ đông, chợ vắng ở miền
quê nghèo nàn, lạc hậu.
Hay nhớ vợ nhớ chồng,
không còn khắc khoải buồn thương giữa lúc chiều tà nắng quái, mông mênh ánh lửa
cuối chân trời.
Nhưng, tại sao lại
không nhớ vợ, nhớ chồng ở những nơi thơ mộng, những buổi sáng, trưa, tối vv...
Mà quý bà lại nhớ quý
ông ở giữa buổi chợ đông đúc người mua, kẻ bán...
Và quý ông lại nhớ quý
bà khi hoàng hôn xuống, khi nắng chiều đỏ rực phía chân mây.
Thủa chúng tôi học văn
nghị luận thì được giảng như vầy:
Các bậc vợ hiền, dù là
kẻ bán hay người mua, khi chợ họp đông đảo, ồn ào, hàng hàng họ họ...với hình
ảnh chợ quê xưa, lương thực là chính.
Thức ăn, thức uống của
ngon vật lạ vv...các bà vội vã mua món này món khác mang về cho chồng con ở nhà
thưởng thức, lúc về sum họp gia đình.
Còn quý đấng mày râu,
thì ánh nắng chiều biểu tượng cho cảnh đoàn tụ sau mỗi ngày bận rộn, cha con
chồng vợ quây quần ăn bữa cơm chiều tối.
Đồng thời buổi chiều
tối, cũng là giờ tổ ấm lên đèn, xum họp an vui...vừa xong một ngày có thể là
vất vả, nhưng đầm ấm, thiết tha.
Một gia đình hạnh phúc
là có đầy đủ 3,4 thế hệ hiện diện dưới một mái nhà, còn gọi tam, tứ đại đồng
đường.
Vậy khi chiều đến,
trong gia đình hẳn có:
Tiếng khóc của trẻ
con,
Tiếng cười của
người trẻ
và Tiếng ho của người
già.
Hai nhân vật chính của
mỗi gia đình, là người chồng và người vợ, còn con cái, ông bà, anh chị em chỉ
là phụ .
Thế nên gia đình tồn
tại là tổ ấm được xây dựng, chăm sóc bởi nhị vị chồng vợ đương nêu.
Trước cuộc đổi đời bi
thảm 30 - 4 - 1975, để bảo vệ chính nghĩa Quốc gia, đã có hàng ngàn chiến binh
các cấp hi sinh ở chốn sa trường, nên cũng có hàng ngàn vợ con lính phải chịu
cảnh goá bụa, không cha, trước khi cuộc chiến tàn...
Các bậc hiền thê dù
tháo vát, chấp nhận hoàn cảnh phải tự lực nuôi con, có khi đông các cháu tới
5,7 đứa. Còn có thể phải cáng đáng cả việc chăm sóc tứ thân phụ mẫu bịnh hoạn,
không ai chia xẻ dùm những khó khăn, túng quẫn, rồi cũng phải vượt qua.
Sau cái ngày đổi đời
nêu trên, quý đấng phụ nữ gia đình quân nhân các cấp, còn phải chống chọi với
sự đảo lộn của xã hội, chồng con vv...bị tập trung đi tù cải tạo, kẻ Nam người
Bắc vv...
Các bà vợ hiền một lần
nữa lăn lộn, bươn chải buôn thúng, bán bưng để có phương tiện nuôi con, và nhất
là nuôi chồng đang trong lao tù Cộng sản.
Quả tình lúc đó, nên,
hay không nên thân phận người vợ tào khang... Cũng chỉ nhìn vô tình trạng gia
đình, còn đâu giây phút:
"Gái nhớ chồng
đang đông buổi chợ" nữa.
Có chăng quý bà vợ
chân chính thường nhân dịp hàng họ, mua sẵn gạo đường vv... để dành cho dịp
thăm nuôi chồng cha kỳ tới.
Tất nhiên, cũng thế,
mỗi buổi chiều, khi ánh tà dương phủ kín non sông, sắc lửa mịt mùng, nghiệt
ngã, oan khiên, như gợi nhớ căn nhà ở tít mù xa ...các đấng mày râu đang trong
lao lý, đều ngó về chân mây, nhớ vợ nhớ con ...
Vầng Kim Ô còn lởn vởn
phía trời tây, bóng ác tà hắt lên những tia nắng quái ...chao ôi:
"Trai nhớ vợ nắng
quái chiều hôm" còn gì buồn hơn nữa chứ.
Hôm nay trên tờ tuần
báo ĐẤT ĐỨNG xuất bản ở thủ phủ Cali, một đặc san thuần Văn học, mà tôi nhiều
lần hứa với nhà văn Nhật Thịnh vị chủ biên báo ấy, rằng tôi sẽ viết một bài
tổng hợp về các nhà thơ được khám phá và bám trụ ở tuần báo Đất Đứng lâu nay.
Trong những tác giả
thuần thơ Đất Đứng, có một nhà thơ đúng nghĩa ông chỉ muốn giãi bầy tâm sự của
ông, không hề nghĩ để làm...thi sĩ !
Từ 2 năm nay ông đã
viết những bài thơ ngắn, ông chỉ diễn tả về ông trong cuộc chiến vừa qua và năm
tháng lưu vong hiện tại, nếu thêm vào hoàn cảnh, là tất cả phong hoa tuyết
nguyệt, lúc nào ông cũng dành tặng cho người vợ mới quá cố ở nơi tị nạn này.
Tuy mới viết gần đây,
nhưng ông đi sát kỹ thuật thơ, là mang đầy đủ vần điệu chính xác, đan cử thơ
lục bát bình dị, ông cũng dứt khoát không để lơi vần.
Thực ra không khó gì,
nhưng cần giữ thể diện cho thể loại thơ dân tộc này, đừng rơi vào sơ suất.
Thế mà hôm nay, tờ Đất
Đứng số 764 ngày thứ Sáu 31- 3 - 2017, tôi vừa mở trang viết đầu tiên
phần Văn học, p.5, trang báo thật buồn dành cho ông, tác giả tôi đương nêu mấy
hàng chữ:
PHÂN ƯU
Chiến
hữu - Nhà thơ
NGUYỄN
QUÝ NHƯỢNG
Cựu Đại
Đội Trưởng Sư Đoàn 18 BB
Quân Lực
Việt Nam Cộng Hoà
Cựu Chủ
Tịch Hội HO Sacramento
Cộng tác
viên Tuần báo Đất Đứng
Hưởng Thọ 73 Tuổi
Như vậy người sĩ quan
VNCH gốc Thừa Thiên - Huế đó đã ra đi về cõi Vĩnh hằng ngày 20 -3 -2017.
Sĩ quan Quân Lực VNCH
trong cuộc chiến qua đời vì tử trận, sau cuộc chiến quý vị ấy mệnh chung vì
bịnh hoạn, già cả và tai nạn...
Tất nhiên mỗi người có
một phần số, không dám lạm bàn, điều tôi muốn diễn tả là người đang làm thơ vốn
là một chiến sĩ, bị cs bắt đi tù, đã tới Hoa Kỳ theo diện tị nạn, nhưng
đôi chim di tưởng liền cánh yên bình, nào hay cách đây ít năm, phu nhân chiến
sĩ HO Nguyễn Quý Nhượng đã thất lộc.
Tới nay, người chiến
sĩ Chủ Tịch Hội HO Sacramento đã vĩnh viễn rời khỏi cuộc thế, trong vô cùng
thương tiếc của các chiến sĩ hội viên.
Và nhất là, bạn văn,
bạn rượu, đã rời bỏ nhà văn Nhật Thịnh, đương kim chủ tịch HỘI VĂN NGHỆ SĨ VIỆT
MỸ, người khám phá ra khả năng làm thơ rất trữ tình và vô cùng hào sảng của cố
đại uý Nguyễn Quý Nhượng qua bài thơ cuối cùng Tự Kiểm sau khi dứt bỏ hình ảnh
những buổi chiều nắng quái chốn lưu vong.
Tự kiểm Nguyễn Quý Nhượng
"Tôi là một quân
nhân bình thường như bao kẻ khác
Người trai trẻ lớn lên
thời loạn lạc,
bỏ lại đằng sau sách
vở mái trường
Khoác áo trận, giày
saul lên đường diệt giặc
Lửa đạn mù mắt, pháo
rít ù tai
Đầu vẫn ngẩng cao, môi
cười sảng khoái
Nhưng, đất trời biến
đổi, ruộng dâu thành biển xanh
Hạt bụi theo gió cũng
đành suôi tay
Thời gian quay, đầu
nay đã bạc
Người quân nhân trẻ
nay đã già
Người Quân Nhân Quân
Lực Việt Nam Cộng Hoà
Chưa nhận tờ giải ngũ,
tôi mãi là quân nhân
Giày saul, áo trận,
môi vẫn cười và đầu vẫn ngẩng cao"
(Đại uý Nguyễn Quý Nhượng viết)
Thế là cả 2 ông bà đại
uý Nguyễn Quý Nhượng và phu nhân, đã qua một kiếp khác, không có những buổi chợ
đông, không còn những chiều nắng quái... bâng khuâng trong văn chương, hay
ngoài cõi thế như quý vị và bất cứ ai... từng ảnh hưởng .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TRONG NẮNG QUÁI - CAO MỴ NHÂN
TRONG NẮNG QUÁI - CAO MỴ NHÂN
Thủa còn xưa quá là
xưa, cho dẫu bấy giờ cách đây đã già nửa trăm năm, chúng tôi khốn khổ vì việc
học văn "nghị luận luân lý", phải bình giảng những câu như :
Gái nhớ chồng đang
đông buổi chợ
Trai nhớ vợ nắng quái
chiều hôm
(ca dao tục ngữ VN)
Thú thiệt cho tới bây
giờ, tôi cũng chỉ hiểu 2 câu trên một cách loáng thoáng thôi.
Bởi vì quan niệm nhớ
chồng, nhớ vợ... hình như cũng tuỳ thuộc quan niệm sống của mỗi người. Nhất là
nhớ chồng, nhớ vợ không còn tuỳ thuộc vào những buổi chợ đông, chợ vắng ở miền
quê nghèo nàn, lạc hậu.
Hay nhớ vợ nhớ chồng,
không còn khắc khoải buồn thương giữa lúc chiều tà nắng quái, mông mênh ánh lửa
cuối chân trời.
Nhưng, tại sao lại
không nhớ vợ, nhớ chồng ở những nơi thơ mộng, những buổi sáng, trưa, tối vv...
Mà quý bà lại nhớ quý
ông ở giữa buổi chợ đông đúc người mua, kẻ bán...
Và quý ông lại nhớ quý
bà khi hoàng hôn xuống, khi nắng chiều đỏ rực phía chân mây.
Thủa chúng tôi học văn
nghị luận thì được giảng như vầy:
Các bậc vợ hiền, dù là
kẻ bán hay người mua, khi chợ họp đông đảo, ồn ào, hàng hàng họ họ...với hình
ảnh chợ quê xưa, lương thực là chính.
Thức ăn, thức uống của
ngon vật lạ vv...các bà vội vã mua món này món khác mang về cho chồng con ở nhà
thưởng thức, lúc về sum họp gia đình.
Còn quý đấng mày râu,
thì ánh nắng chiều biểu tượng cho cảnh đoàn tụ sau mỗi ngày bận rộn, cha con
chồng vợ quây quần ăn bữa cơm chiều tối.
Đồng thời buổi chiều
tối, cũng là giờ tổ ấm lên đèn, xum họp an vui...vừa xong một ngày có thể là
vất vả, nhưng đầm ấm, thiết tha.
Một gia đình hạnh phúc
là có đầy đủ 3,4 thế hệ hiện diện dưới một mái nhà, còn gọi tam, tứ đại đồng
đường.
Vậy khi chiều đến,
trong gia đình hẳn có:
Tiếng khóc của trẻ
con,
Tiếng cười của
người trẻ
và Tiếng ho của người
già.
Hai nhân vật chính của
mỗi gia đình, là người chồng và người vợ, còn con cái, ông bà, anh chị em chỉ
là phụ .
Thế nên gia đình tồn
tại là tổ ấm được xây dựng, chăm sóc bởi nhị vị chồng vợ đương nêu.
Trước cuộc đổi đời bi
thảm 30 - 4 - 1975, để bảo vệ chính nghĩa Quốc gia, đã có hàng ngàn chiến binh
các cấp hi sinh ở chốn sa trường, nên cũng có hàng ngàn vợ con lính phải chịu
cảnh goá bụa, không cha, trước khi cuộc chiến tàn...
Các bậc hiền thê dù
tháo vát, chấp nhận hoàn cảnh phải tự lực nuôi con, có khi đông các cháu tới
5,7 đứa. Còn có thể phải cáng đáng cả việc chăm sóc tứ thân phụ mẫu bịnh hoạn,
không ai chia xẻ dùm những khó khăn, túng quẫn, rồi cũng phải vượt qua.
Sau cái ngày đổi đời
nêu trên, quý đấng phụ nữ gia đình quân nhân các cấp, còn phải chống chọi với
sự đảo lộn của xã hội, chồng con vv...bị tập trung đi tù cải tạo, kẻ Nam người
Bắc vv...
Các bà vợ hiền một lần
nữa lăn lộn, bươn chải buôn thúng, bán bưng để có phương tiện nuôi con, và nhất
là nuôi chồng đang trong lao tù Cộng sản.
Quả tình lúc đó, nên,
hay không nên thân phận người vợ tào khang... Cũng chỉ nhìn vô tình trạng gia
đình, còn đâu giây phút:
"Gái nhớ chồng
đang đông buổi chợ" nữa.
Có chăng quý bà vợ
chân chính thường nhân dịp hàng họ, mua sẵn gạo đường vv... để dành cho dịp
thăm nuôi chồng cha kỳ tới.
Tất nhiên, cũng thế,
mỗi buổi chiều, khi ánh tà dương phủ kín non sông, sắc lửa mịt mùng, nghiệt
ngã, oan khiên, như gợi nhớ căn nhà ở tít mù xa ...các đấng mày râu đang trong
lao lý, đều ngó về chân mây, nhớ vợ nhớ con ...
Vầng Kim Ô còn lởn vởn
phía trời tây, bóng ác tà hắt lên những tia nắng quái ...chao ôi:
"Trai nhớ vợ nắng
quái chiều hôm" còn gì buồn hơn nữa chứ.
Hôm nay trên tờ tuần
báo ĐẤT ĐỨNG xuất bản ở thủ phủ Cali, một đặc san thuần Văn học, mà tôi nhiều
lần hứa với nhà văn Nhật Thịnh vị chủ biên báo ấy, rằng tôi sẽ viết một bài
tổng hợp về các nhà thơ được khám phá và bám trụ ở tuần báo Đất Đứng lâu nay.
Trong những tác giả
thuần thơ Đất Đứng, có một nhà thơ đúng nghĩa ông chỉ muốn giãi bầy tâm sự của
ông, không hề nghĩ để làm...thi sĩ !
Từ 2 năm nay ông đã
viết những bài thơ ngắn, ông chỉ diễn tả về ông trong cuộc chiến vừa qua và năm
tháng lưu vong hiện tại, nếu thêm vào hoàn cảnh, là tất cả phong hoa tuyết
nguyệt, lúc nào ông cũng dành tặng cho người vợ mới quá cố ở nơi tị nạn này.
Tuy mới viết gần đây,
nhưng ông đi sát kỹ thuật thơ, là mang đầy đủ vần điệu chính xác, đan cử thơ
lục bát bình dị, ông cũng dứt khoát không để lơi vần.
Thực ra không khó gì,
nhưng cần giữ thể diện cho thể loại thơ dân tộc này, đừng rơi vào sơ suất.
Thế mà hôm nay, tờ Đất
Đứng số 764 ngày thứ Sáu 31- 3 - 2017, tôi vừa mở trang viết đầu tiên
phần Văn học, p.5, trang báo thật buồn dành cho ông, tác giả tôi đương nêu mấy
hàng chữ:
PHÂN ƯU
Chiến
hữu - Nhà thơ
NGUYỄN
QUÝ NHƯỢNG
Cựu Đại
Đội Trưởng Sư Đoàn 18 BB
Quân Lực
Việt Nam Cộng Hoà
Cựu Chủ
Tịch Hội HO Sacramento
Cộng tác
viên Tuần báo Đất Đứng
Hưởng Thọ 73 Tuổi
Như vậy người sĩ quan
VNCH gốc Thừa Thiên - Huế đó đã ra đi về cõi Vĩnh hằng ngày 20 -3 -2017.
Sĩ quan Quân Lực VNCH
trong cuộc chiến qua đời vì tử trận, sau cuộc chiến quý vị ấy mệnh chung vì
bịnh hoạn, già cả và tai nạn...
Tất nhiên mỗi người có
một phần số, không dám lạm bàn, điều tôi muốn diễn tả là người đang làm thơ vốn
là một chiến sĩ, bị cs bắt đi tù, đã tới Hoa Kỳ theo diện tị nạn, nhưng
đôi chim di tưởng liền cánh yên bình, nào hay cách đây ít năm, phu nhân chiến
sĩ HO Nguyễn Quý Nhượng đã thất lộc.
Tới nay, người chiến
sĩ Chủ Tịch Hội HO Sacramento đã vĩnh viễn rời khỏi cuộc thế, trong vô cùng
thương tiếc của các chiến sĩ hội viên.
Và nhất là, bạn văn,
bạn rượu, đã rời bỏ nhà văn Nhật Thịnh, đương kim chủ tịch HỘI VĂN NGHỆ SĨ VIỆT
MỸ, người khám phá ra khả năng làm thơ rất trữ tình và vô cùng hào sảng của cố
đại uý Nguyễn Quý Nhượng qua bài thơ cuối cùng Tự Kiểm sau khi dứt bỏ hình ảnh
những buổi chiều nắng quái chốn lưu vong.
Tự kiểm Nguyễn Quý Nhượng
"Tôi là một quân
nhân bình thường như bao kẻ khác
Người trai trẻ lớn lên
thời loạn lạc,
bỏ lại đằng sau sách
vở mái trường
Khoác áo trận, giày
saul lên đường diệt giặc
Lửa đạn mù mắt, pháo
rít ù tai
Đầu vẫn ngẩng cao, môi
cười sảng khoái
Nhưng, đất trời biến
đổi, ruộng dâu thành biển xanh
Hạt bụi theo gió cũng
đành suôi tay
Thời gian quay, đầu
nay đã bạc
Người quân nhân trẻ
nay đã già
Người Quân Nhân Quân
Lực Việt Nam Cộng Hoà
Chưa nhận tờ giải ngũ,
tôi mãi là quân nhân
Giày saul, áo trận,
môi vẫn cười và đầu vẫn ngẩng cao"
(Đại uý Nguyễn Quý Nhượng viết)
Thế là cả 2 ông bà đại
uý Nguyễn Quý Nhượng và phu nhân, đã qua một kiếp khác, không có những buổi chợ
đông, không còn những chiều nắng quái... bâng khuâng trong văn chương, hay
ngoài cõi thế như quý vị và bất cứ ai... từng ảnh hưởng .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)