Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

TRƯỜNG CHỈ HUY và THAM MƯU TRUNG CẤP KQVNCH- Đặng văn Hậu

(Chân thành cám ơn Đại-Tá Trần Phước, vị Giám Đốc đầu tiên của Trường Chỉ Huy và Tham Mưu Trung Cấp Không Quân, Đại Tá Albert D. McJoynt, sĩ quan cố vấn, cựu học viên Thiếu Tá Nguyễn văn An đã giúp tôi những tài liệu
(Chân thành cám ơn Đại-Tá Trần Phước, vị Giám Đốc đầu tiên của Trường Chỉ Huy và Tham Mưu Trung Cấp Không Quân, Đại Tá Albert D. McJoynt, sĩ quan cố vấn, cựu học viên Thiếu Tá Nguyễn văn An đã giúp tôi những tài liệu để thực hiện bài viết này)


Trường Chỉ Huy và Tham Mưu Trung Cấp khai giảng khóa đầu tiên vào tháng giêng năm 1970 tại TTHLKQ Nha Trang.

Vào đầu thập niên 60, KQVNCH bắt đầu thay đổi cơ cấu tổ chức để phù hợp với đà bành trướng từ cấp Đoàn, lên Liên đoàn, Không đoàn và Sư đoàn, như vậy nhiều đơn vị mới được thành lập và các sĩ quan thâm niên trong chuyên ngành được chỉ định để lãnh đạo những đơn vị tân lập, và những sĩ quan này đã hoàn thành tốt nhiệm vụ giao phó nhờ những kinh nghiệm có được sau nhiều năm tháng phục vụ trong đơn vị.

Trước đó khi còn chịu ảnh hưởng của KQ Pháp, một số ít sĩ quan được tuyển chọn theo học khóa Tham mưu tại Versailles bên Pháp, gọi là Cours d'Etat Major. Vào lúc mặt trận Điện Biên Phủ đến giai đoạn kết thúc, thủ tướng Mendes France (ông là một phi công trong Lực Lượng PhápTự Do trong Thế Chiến 2) phải thanh toán hết ngân khoản viện trợ của Mỹ cho chiến trường Đông dương nên cấp tốc mở những khóa huấn luyện quân sự (cơ khí, hoa tiêu, vô tuyến, điều hành …) trong số đó có lớp tham mưu, về tiêu chuẩn để được tuyển chọn là phải thông thạo Pháp ngữ, thâm niên quân vụ và huy chương, những sĩ quan khóa sinh theo học khóa này là:

Các Tr/úy Trần văn Minh, Võ xuân Lành, Nguyễn văn Trương, Vũ văn Ước, Nguyễn thanh Tòng, Nguyễn minh Luân…, phần lớn chương trình thuộc loại Mật nên người Pháp chú trọng cho những sĩ quan học viên thăm viếng những tổ chức tham mưu mà thôi, thực ra họ cũng chẳng mặn mà gì đối với quân đội ta nữa, đến tháng bảy 1955 thì mãn khóa về nước trong lúc hiệp định Geneve đã chia đôi đất nước. Tuy nhiên hai vị trong số những học viên này đã nắm giữ những trách vụ then chốt trong KQ và một vị là chỉ huy trưởng một Đại đơn vị trong KQ chúng ta.

Khi Hoa kỳ tham gia trực tiếp vào Việt nam, Bộ TLKQ cũng gửi những sĩ quan theo học các khóa Chỉ huy và Tham mưu tại Fort Leavenworth, Fort Benning, Maxwell AFB bên Mỹ hay tại Trường Đại Học Quân Sự Đà lạt, số lượng học viên dành cho KQ rất hạn chế nên không đáp ứng được nhu cầu.
Tuy nhiên để có chung một tiêu chuẩn về nguyên tắc chỉ huy và tham mưu nên BTLKQ quyết định thành lập một Trường CHTM Trung Cấp theo khuôn mẫu của Squadron Officers School gọi tắt là SOS của KQ Hoa kỳ là một trường căn bản về chỉ huy cho các sĩ quan cấp úy được tuyển chọn vào những chức vụ chỉ huy sau này, khi lên cấp tá họ sẽ được theo học khóa Air Command & Staff và sau hết là War College; tất cả những quân trường này nằm trong tổ chức của Air University tọa lạc trong căn cứ KQ Maxwell tại tiểu bang Alabama.

Vào tháng sáu năm 68, tôi đang giữ trách vụ phi đoàn trưởng Phi Đoàn 114 thì được Bộ Tư Lệnh Không Quân tuyển chọn theo học khóa Air Command & Staff tại Maxwell AFB cùng với các Th/tá Võ văn Ân, Nguyễn bình Trứ, Nguyễn văn Điều theo chương trình huấn luyện thường niên của Khối Huấn luyện/BTLKQ, thời gian khoảng sáu tháng kể cả khóa AOAIC (Allied Officers & Academic Instructors Course) khoảng 4 tuần lễ, đây cũng là khóa đào tạo căn bản cho những huấn luyện viên của KQ Hoa kỳ, mỗi học viên, (gồm đủ mọi cấp bậc từ hạ sĩ quan đến sĩ quan, thậm chí cả những nhân viên dân chính), phải thực tập giảng dậy một số bài tập theo những phương thức giảng dạy khác nhau, các sĩ quan Việt nam theo học khóa SOS và Air Command & Staff cũng phải theo học khóa này vì theo quan niệm của KQ Mỹ một cấp chỉ huy phải là một huấn luyện viên trước đã, những sĩ quan thuộc các quân binh chủng khác của Hoa kỳ cũng được theo học khóa này cùng với chúng tôi, vị giám đốc khóa là Đại tá Fullilove và vị sĩ quan phụ trách các sĩ quan đồng minh là Đại úy Garcia.

Khóa Air Command & Staff thực sự khai giảng vào đầu tháng tám và đến đầu năm 69 thì mãn khóa cho các sĩ quan đồng minh vì chương trình học kế tiếp liên quan đến những môn classified chỉ dành cho các sĩ quan Hoa kỳ, Canada và Anh mà thôi.

Khi mãn khóa học, tôi lên phòng nhân viên để làm thủ tục hồi hương thì nhà trường cho biết là tôi có lệnh ở lại để quan sát việc điều hành trường SOS, tôi hết sức ngạc nhiên vì không được Bộ TLKQ báo trước, nhưng tôi cũng linh cảm rằng sau khi mãn khóa học tôi sẽ không trở về lại Phi đoàn 114 nữa, vì thường thưởng một sĩ quan sau khi mãn khóa học sẽ giữ một trách vụ khác và có thể là tôi sẽ giữ một trách vụ nào đó của Trường Chỉ Huy và Tham Mưu Trung cấp sẽ được mở trong tương lai tại Nha Trang. Tôi tới trình diện ban Giám đốc trường SOS.

Tại đây tôi được các sĩ quan trong ban giảng huấn ân cần tiếp đón, vị sĩ quan phụ tràch hướng dẫn cho tôi là Thiếu tá McJoynt, và sau đó thêm hai vị nữa là Th/tá Sanchez và Đại úy Zeitler. Tôi được dành riêng một bàn làm việc và bắt đầu ngay nhiệm vụ được giao phó.

Mục đích của trường SOS là đào tạo những sĩ quan được tuyển chọn (cấp bậc từ Trung úy đến Đại úy) để có thể giữ trách vụ lãnh đạo và chỉ huy một đơn vị thuộc cấp Đoàn trong Không Quân. Quan niệm huấn luyện của nhà trường là The Whole Man Concept, nhằm vào sự giáo dục những vị chỉ huy tương lai về ba lãnh vực chính: Knowledge(Kiến thức), Skills(Kỹ năng) và Ethics(Đạo đức).

Thiếu tá McJoynt đặc trách về môn quản trị trong ban giảng huấn nên đã sắp xếp cho tôi một chương trình học hỏi rất là hoàn hảo, ngoài những buổi thuyết trình về cách thức điều hành của từng phần sở, tôi còn được trực tiếp ngồi học cùng các sĩ quan học viên trong các lớp hội thảo để có cái nhìn thực tế về sinh hoạt của một lớp học cũng như quan sát những hoạt động thể thao ngoài trời nhằm mục đích phát huy sự lãnh đạo chỉ huy như bóng chuyền (đặc biệt ở đây mỗi bên có chín người), bóng đá(đặc biệt không có luật việt vị, không được dùng đầu) và Flicker Ball (môn thể thao này chỉ có những ai học qua trường SOS mới biết, luật chơi tương tự như bóng rổ, nhưng trái banh hình bầu dục và chơi trên sân cỏ), và còn một môn học rất thực tiễn trong việc áp dụng những nguyên tắc về lãnh đạo để giải quyết vấn đề cũng như về thông đạt trong những tình huống thật bất thường dưới áp lực của thời gian, đó là Dự Án X (Project X).

Với sự tận tâm hướng dẫn của Th/tá McJoynt tôi được biết việc tổ chức và điều hành một khóa học cũng như nội dung của chương trình huấn luyện cùng những tài liệu bài vở cần thiết cho một học viên, theo nhận xét của tôi có những môn học không thể áp dụng cho KQVN được, như Văn thư quân sự theo lối của Không quân Hoa kỳ, nhất là về phần sử dụng lực lượng (Employment of Forces) là lãnh vực sau cùng để cho học viên biết những khả năng và phương thức điều động các lực lượng không quân trong trận chiến, nhưng tôi nghĩ sau này chúng ta có thể linh động thay đổi cho phù hợp với thực tại của nước nhà.

Vào tháng tư 1969, lúc tôi được lệnh trở về thì Đại tá Trần Phước và Th/tá Quách đình Hảo trên đường đi tới Maxwell, Th/tá Sanchez đã đưa tôi ra tận phi trường và chúng tôi hẹn gặp lại nhau tại Nha trang.
Về tới BTLKQ, tôi được chỉ thị ra trình diện Đại tá Oánh tại TTHLKQ Nha trang, tôi tháp tùng phái đoàn của Đại tá Ước ra dự lễ ngày Phi Đoàn 524 Thiên lôi tiêp nhận phản lực cơ A37. Thành phố Nha Trang thật là tưng bừng trong buổI lễ trình diễn cho đồng bào thấy được sự trưởng thành của KQVN với những màn biểu diễn của các loại phi cơ và những lời giới thiệu sinh động, hấp dẫn của ông Huyền Vũ (tường thuật viên nổi tiếng của làng bóng tròn) về những giai đoạn hình thành của KQVN từ hồi mới thành lập cho đến giai đoạn phản lực, đã thu hút sự chú ý của khán giả tụ tập đông đảo dọc theo bãi biển Nha Trang.

Trong suốt mùa hè năm 69, tôi tiếp nhận những sách giáo khoa của trường SOS gửi tới và phác họa chương trình huấn luyện dập theo thời lượng của lớp SOS là 12 tuần lễ hay là 468 giờ, cùng trong thời gian này một số sĩ quan huấn luyện viên được Bộ TLKQ bổ sung cho ban giảng huấn, những sĩ quan này đều là những cựu học viên của trường SOS trước đây như Nguyễn Hữu Dịch, Hồ xuân Đệ, Trương quang Nghi, Nguyễn văn Thiệt, Nguyễn hữu Thọ, Nguyễn danh Ngôn, Vĩnh Quốc, Nguyễn Kim, Lưu đức Thanh, Đoàn Hựu, Đinh quốc Hùng, Lê cảnh Lợi …

Chương trình học được chia làm 5 lãnh vực:
- Lãnh vực 1: Kỹ năng thông đạt
- Lãnh vực 2: Bang giao quốc tế
- Lãnh vực 3: Lãnh đạo chỉ huy
- Lãnh vực 4: Quản trị
- Lãnh vực 5: Sử dụng quân lực

Một ngày đẹp trời vào cuối tháng chín, Đại tá Chỉ huy trưỏng TTHLKQ gọi điện thoại cho tôi bằng giọng nói rất vui vẻ:

- Apollo 11 đáp xuống Tân sơn nhất rồi, đem phi cơ về đón Đại tá Phước đi.
(Lúc này cả thế giới đang theo dõi phi thuyền Apollo 11 trong nhiệm vụ đưa người lên cung trăng vừa thành công mỹ mãn).

Tôi rất vui mừng khi gặp lại Đại tá Phước và Thiếu tá Quách đình Hảo, Đ/tá Phước về ngay Nha Trang với tôi, còn Th/tá Hảo sau khi thu xếp việc gia đình sẽ ra TTHL sau.

Công việc phải làm gấp rút vì khóa đầu tiên sẽ khai giảng đầu năm 1970, phải chuẩn bị phòng ốc, giảng đường, các lớp hội thảo, nơi ăn chốn ở cho các học viên song song với việc phiên dịch những tài liệu căn bản của trường SOS được gởI tới, các sĩ quan cố vấn cho trường cũng tới từ Maxwell AFB, đều là những gương mặt quen thuộc từ trước như Th/tá McJoynt, Th/tá Sanchez và Đ/úy Zeitler. Họ cũng bắt tay ngay vào việc, Th/tá Sanchez và Đại/úy Zeitler lo việc xây cất Dự án X, thay vì có 12 bài thực tập chúng tôi thu bớt lại chỉ còn 8 bài tập cho phù hợp với hoàn cảnh của Không Quân Việt Nam.

Th/tá McJoynt liên lạc với các đơn vị bạn Hoa Kỳ để tiếp nhận những vật dụng cần thiết mà do chương trình Việt Nam hóa đang được chuyển giao cho Việt Nam; như vậy các bàn ghế, dụng cụ văn phòng, trợ huấn cụ cho nhà trường rất đầy đủ.

Trường Chỉ huy và Tham mưu Trung cấp Không quân có may mắn là được Đại tá Trần Phước, một vị sĩ quan cao cấp với kinh nghiệm nhiều năm giữtrách vụ chỉ huy phó Trường Đại Học Quân Sự của QLVNCH tại Đà Lạt, làm Giám đốc nên chúng tôi trong ban giảng huấn được hướng dẫn rất kỹ lưỡng trong công tác giao phó.

Sau đây là sơ đồ tổ chức sơ khởi:

Trương Chỉ Huy và Tham Mưu Trung Cấp không nằm trong Liên Đoàn Huấn luyện như các trường Phi Hành, Anh Ngữ, Quân Sự... mà trực thuộc Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân.

Giám Đốc: Ðại-tá Trần Phước
Đoàn Khóa sinh: Th/tá Nguyễn hữu Dịch
Phòng Huấn luyện: Th/tá Quách đình Hảo
Phòng Nghiên huấn: Tr/tá Đặng văn Hậu

Nhờ đươc chuẩn bị từ trước tại Hoa kỳ và lại có những cố vấn luôn bên cạnh nên mọi giai đoạn đều tiến hành rất đồng bộ, chúng tôi thường xuyên liên lạc với Bộ TLKQ, báo cáo những tiến triển trong việc soạn thảo các tài liệu giáo khoa cũng như bổ xung những sĩ quan huấn luyện.

Sau khi có danh sách các sĩ quan được tuyển chọn là 40 học viên cho mỗi khóa, Đoàn Khóa sinh lo việc gởi tới mỗi học viên một tập hướng dẫn gồm lá thư chào mừng của Giám đốc trường Chỉ huy và Tham mưu Trung cấp, và những thủ tục cần biết khi nhập học.

Vì muốn có sự thi đua đồng đều giữa các lớp hội thảo trong mọi lãnh vực của chương trình, nên việc phân chia các học viên thành từng lớp hội thảo là một việc đòi hỏi nhiều sự cân nhắc và lựa chọn để cho mỗi lớp đều có một số lượng đồng đều về tuổi tác, gia cảnh, chức vụ, chỉ số ngành cũng như sở trường về các môn thể thao. Phân chia theo chỉ số ngành thì cũng dễ dàng thôi, nhưng xác định về khả năng thể thao thì chỉ có một cách là tất cả các học viên đều ra sân chơi thử một trận bóng chuyền dưới sự giám sát của các sĩ quan huấn luyện, và sau khi so sánh kết quả, chúng tôi có thể tạm chia các học viên thành từng lớp hội thảo A, B, C và D, mỗi lớp có 10 sĩ quan học viên và một màu cờ sắc áo riêng.
Trung tướng TLKQ đích thân ra chủ tọa lễ khai giảng khóa 1 vào đầu tháng giêng năm 1970, trong bài huấn từ Tr/tg có nhấn mạnh đến vấn đề phần lớn các sĩ quan học viên đều đã là chỉ huy trưởng đơn vị phi hành nên cần phải tránh lạm dụng những phương tiện cơ hữu để về đơn vị gốc vào dịp cuối tuần và nên tận dụng thời gian học tập để trao đổi những kinh nghiệm về chỉ huy và tham mưu, các sĩ quan huấn luyện của nhà trường sẽ hệ thống hóa những căn bản về chỉ huy và lãnh đạo.

Buổi tiếp xúc đầu tiên giữa các sĩ quan học viên và các sĩ quan huấn luyện rất là tế nhị, vì phần lớn các sĩ quan học viên đều có thâm niên quân vụ, đã hoặc đang chỉ huy một đơn vị, nhiều huy chương, về phần các sĩ quan huấn luyện thì hầu như chưa nắm giữ những chức vụ chỉ huy quan trọng, tuy nhiên những vấn đề nhân sự đó được tan biến ngay khi các sĩ quan học viên biết được rằng họ đến để chia sẻ những kinh nghiệm, những khó khăn về chỉ huy cho các bạn đồng đội để rồi cùng nhau thảo luận dưới sự hướng dẫn của các sĩ quan huấn luyện để hệ thống hóa những yếu tố căn bản của lãnh đạo và chỉ huy.

Vị sĩ quan học viên thâm niên nhất sẽ là sĩ quan trưởng khóa, mỗi lớp hội thảo có một vị trưởng lớp và các phụ tá đặc trách về thể thao, về học vụ, về xã hội để khuyến khích và theo dõi việc học tập của các bạn trong lớp.

Phần thể dục cũng được chú trọng không kém, mỗi lớp được tuợng trưng bằng một lá cờ đuôi nheo với màu sắc khác nhau cùng một số “râu”, mỗi kỳ tranh đua thể thao cuối tuần, lớp nào thắng sẽ có thêm một sợi “râu” của lớp thua, và số “râu” trên ngọn cờ này là niềm hãnh diện của cả lớp và kích thích sự tham gia nên có những học viên đã xin hủy “mẫu số 8” để được tích cực đóng góp cho vinh quang của lớp mình, vì sự trang trọng của buổi lễ “vặt râu”, cũng như sự hiện diện của gia đình học viên được mời tới dự kiến trong mỗi lần tranh đua thể thao đã góp phần hào hứng cho sự thi đua giữa các lớp.
Để đánh giá sự hiểu biết tổng quát của sĩ quan học viên trước khi nhập học, mỗi sĩ quan học viên sẽ trả lời một số câu hỏi của bản tiền trắc nghiệm bao gồm những kiến thức tối thiểu của một cấp chỉ huy cũng như những gì mà sĩ quan học viên sẽ thông suốt sau khi mãn khóa, mỗi học viên được cấp phát một cặp da nhân viên phi hành để đựng tài liệu học tập và một máy đánh chữ nếu có nhu cầu.

Mỗi bài học đều có những “mục đích học hỏi” (Desired Learning Outcome) do nhà trường đề ra để dựa theo đó các giảng viên hoặc thuyết trình viên thượng khách (guest speaker) khai triển bài giảng hay bài thuyết trình, và kèm theo là những câu hỏi và trả lời sẽ được phòng Nghiên Huấn lưu giữ làm “Ngân hàng trắc nghiệm” (Test Bank) để mỗi lần tổ chức trắc nghiệm đều có sẵn những câu hỏi cần thiết và câu trả lời đúng.

Những lãnh vực học hỏi tuy đánh số thứ tự nhưng không hẳn là xong một lãnh vực này mới chuyển sang lãnh vực khác, lãnh vực 1 là kỹ năng thông đạt gồm nhiều bài nói và viết trải dài suốt khóa học, cũng như lãnh vực Bang giao quốc tế đều xen lẫn với những lãnh vực khác để tránh sự đơn điệu và thay đổi không khí học tập thường rất căng thẳng.

Ngoài ra nhà trường cũng có dự định tạo ra cho trường Chỉ Huy và Tham mưu Trung cấp Không quân một truyền thống phỏng theo lễ nghi “Dining-In” của trường SOS tức là một buổi tiếp tân theo lễ nghi của những hiệp sĩ thời Trung cổ bên Âu châu nhưng được cải biến cho phù hợp với hiện thời nên mỗi khóa học đều có một bữa tiệc “Đoàn Kết” để các sĩ quan học viên có dịp tổ chức một buổi tiếp tân nghênh đón một thượng cấp hay một thượng khách theo đúng nghi thức xã giao và được nghe thuyết trình viên thượng khách nói về một đề tài xã hội nào đó. Bữa tiệc, ngoài phần mặc niệm các tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước, tôn vinh các chiến hữu đã hy sinh để chúng ta có ngày hôm nay, còn có phần nâng ly chúc mừng các cấp lãnh đạo chỉ huy và phần tự giới thiệu, Chuẩn tướng Oánh đã đặt tên cho buổi tiếp tân này là “Đêm Ngân Hà” và cũng do đó sau này các lớp hội thảo A, B, C,D...được mang thêm tên những hành tinh trong vũ trụ như Kim tinh, Thổ tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Thiên vương tinh…

Có lẽ những bài nói trong lãnh vực thông đạt là được các học viên thích thú vì lợi ích thực tiễn trong cuộc sống hằng ngày, có những bài nói ứng khẩu không được chuẩn bị, có những bài nói để thông tri một sự việc, có những bài nói trình bầy sự việc để lấy quyết định, có những bài nói để thuyết phục, mỗi loại bài nói đều có những quy luật hướng dẫn riêng để đạt được hiệu quả mong muốn, khi mãn khóa mỗi lớp sẽ đề cử một đại diện để thi đoạt giải “Diễn giả xuất sắc” toàn khóa, về những bài viết trong lảnh vực này thì ngoài những hình thức văn thư quân sự cũng như những danh xưng và từ ngữ dùng trong nội dung của văn thư các học viên còn thực tập viết một bài “Khảo luận” theo đúng tiêu chuẩn về trình bầy cũng như những qui tắc trong việc ghi chú những tiết mục của nội dung. Những bài này đều được lưu tại thư viện của nhà trường.

Về thư viện lúc đầu có một số ít sách để tham khảo về những lãnh vực chính do trường SOS cung cấp, về sau do sáng kiến của các học viên, như một món quà lưu niệm, mỗi khóa đều mua tặng thư viện một ít sách báo nên thư viện của trường càng ngày càng phong phú đến nỗi phòng Nghiên Huấn phãi gửi một sĩ quan theo học một khóa quản thủ thư viện để điều hành phân loại sách theo phương pháp Dewey đúng như mọi thư viện lớn.

Trong lãnh vực bang giao quốc tế, những đề tài liên quan đến bối cảnh thế giới hiện nay, những xung đột giữa các quốc gia, những tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, những tổ chức địa phương như Khối Liên Phòng Đông Nam A (SEATO), Khối Bắc Đại Tây Dương (NATO), Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á( ASEAN); Viễn Đông Kinh Ủy Hội (ESCAFE), chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản, mục tiêu quốc gia và những công cụ để đạt được mục tiêu quốc gia đều được đề cập tới để các học viên có một ý niệm tổng quát về thế giới sau thế chiến 2. Nhà trường thường liên lạc và mời các giảng viên của Trường Đại học Chiến tranh Chính Trị trên Đà lạt, hoặc Trường Quốc Gia Hành Chánh, những quan chức tại Bộ Ngoại Giao để thuyết trình về những đề tài liên quan.

Lãnh vực lãnh đạo chỉ huy và quản trị là then chốt của chương trình huấn luyện, hai lãnh vực này thường đi song song với nhau vì có nhiều điểm tương đồng cũng như mục đích tối hậu là hoàn thành mục tiêu mong muốn với những tổn phí thật tối thiểu, tuy nhiên có một sự khác biệt rất lớn là quản lý dở thì lỗ vốn, nói chung chỉ mất tiền và thời gian, nhưng lãnh đạo chỉ huy dở thì sẽ có những thiệt hại về con người, chiến cụ và thời gian, Không quân là một quân chủng nặng về kỹ thuật nên đòi hỏi ở các sĩ quan bảo trì, tiếp liệu phải rành rẽ việc theo dõi các tiến trình hoạt động của các ban ngành bằng phương pháp PRAISE và CPM (Critical Path Method) để luôn luôn có được số phi cơ khả dụng tối đa cho nhu cầu hành quân cũng như huấn luyện. Đại tá Trần Ngọc Đóa là vị thuyết trình viên rất quen thuộc với các học viên của trường, nhà trường cũng gửi Th/tá Nguyễn trắc Yên theo học một lớp về quản trị do phòng thương mại Sai gon tổ chức để cập nhật hóa những phương pháp quản trị mới nhất.
Ngoài ra dù vũ khí có tinh vi đến đâu chăng nữa thì con người vẫn là vũ khí tối hậu không gì thay thế được và chỉ huy được con người là cả một nghệ thuật, do vậy những nhu cầu căn bản của con người đều được phân tích tỉ mỉ cũng như việc giao tế nhân sự và được các vị tướng lãnh cũg như các cấp lãnh đạo hành chánh tới thuyết trình về kinh nghiệm chỉ huy trong lãnh vực của mình.

Dự án X là những bài thực tập về sự tháo vát, về giải quyết vấn đề, trong những tình huống thật là éo le phức tạp mà yếu tố thời gian rất là quan trọng.(thí dụ hướng dẫn phi hành đoàn thoát hiểm, vượt chướng ngại vật trong lúc địch quân đang lùng bắt…, tất cả mọi sáng kiến đều được tôn trọng miễn sao với thời gian ngắn nhất tất cả đến được nơi an toàn…).

Về phần lễ nghi quân cách, các học viên được đích thân Đại tá Phước thuyết trình và phần thực tập do Th/tá Vũ văn Tuynh trưởng ban quân nhạc thuộc bộ TLKQ hướng dẫn về diễn tiến cùa các buổi lễ nghi khi tiếp đón một thượng cấp, khi bàn giao quyền chỉ huy, khi làm lễ chào cờ, khi duyệt hàng quân………….., các học viên được thực tập những buổi lễ nghi này cùng ban quân nhạc của Bộ TLKQ trên bãi tập của nhà trường.

Sang lãnh vực sử dụng quân lực, các sĩ quan thuộc các quân binh chủng bạn sẽ tới nói về tổ chức và khả năng của các quân binh chủng liên hệ và nhà trường tổ chức những cuộc thăm viếng các quân trường, các đơn vị bạn, khu công nghiệp ..để các sĩ quan học viên được mắt thấy tai nghe những sinh hoạt của các cơ quan bạn nhằm gia tăng kiến thức tổng quát và cũng để giảm bớt căng thẳng trong học tập và tạo cơ hội để gia đình các học viên có dịp gặp gỡ nhau, nhà trường tổ chức những buổi picnic trên những bãi biển thơ mộng và hoang vắng ngoài đảo Hòn Tre hoặc Vũng Tầu vào cuối tuần.

Thời gian huấn luyện tới đây kể như các sĩ quan học viên đã có được một số kiến thức căn bản về chỉ huy và tham mưu nên một bài tập “trận giả” sẽ trắc nghiệm khả năng “ứng biến” của một cấp chỉ huy. Mỗi lớp hội thảo sẽ đóng vai trò một “Trung Tâm Hành Quân Không Trợ” với số nhân viên phi hành, phi cơ, bom đạn xăng nhớt ấn định đang yểm trợ cho quân bạn trong một cuộc hành quân liên quân. Những diễn tiến và tình huống bất chợt của trận chiến được ban Giám sát truyền tới các lớp hội thảo qua hệ thống loa và phản ứng của mỗi lớp đều được ban Giám sát ghi nhận và sau đó những ưu khuyết điểm sẽ được mổ sẻ tại giảng đường.

Để kết thúc 12 tuần lễ học hỏi , một bài trắc nghiệm mãn khóa với nhửng câu hỏi không khác gì mấy trong bài Tiền Trắc Nghiệm để cho các học viên tự đánh giá những tiến bộ “toàn diện” của chính bản thân mình.

Một trận bóng tròn “thân hữu” giữa những cầu thủ ngôi sao của các lớp và toàn ban “giảng huấn” của nhà trường kể cả giám đốc được diễn ra trên sân tập để các học viên có dịp trút hết “giận hờn” nếu có sau ba tháng trời bị “hành hạ”.

Lễ mãn khóa 1/70 được Phó Tổng thống Nguyễn cao Kỳ chủ tọa cùng một số tướng lãnh (Trung tướng Vĩnh Lộc, Thiếu tướng Không quân Kendall S. Young, Ðại-tá Moore Jr. giám đốc trường SOS sang dự với tư cách đại diện cho Đại Học Không Quân Maxwell), và các quan khách Việt Mỹ, một đoàn làm phim của KQ Hoa kỳ đã thực hiện một cuốn phim về khóa học đầu tiên này, nữ ký giả Nam Trân đã trích đoạn khi thực hiện cuốn video “Người lính Việt nam Cộng Hòa” gần như toàn bộ “Dự án X” được trình chiếu. Sau lễ mãn khóa các sĩ quan cố vấn Mỹ được hồi hương.

Về sau lễ mản khóa thường được Tướng Tư lệnh hoặc Tư lệnh phó chủ tọa và trao tặng các giải thưởng danh dự cho các lớp gồm giải học vụ, giải lãnh đạo ngoài trời, tuyên dương những cá nhân xuất sắc, phát văn bằng tốt nghiệp và tiếp theo là bữa tiệc chia tay tại Hội quán Sĩ quan.

Sau khi điều hành được hai khóa, vào khoảng tháng 7/1970, Đại-tá Trần Phước đươc tuyển chọn theo học Trường Cao Đẳng Quốc Phòng và tôi được chỉ định trách vụ quyền Giám đốc, nhờ có một thời gian làm chỉ huy phó Trường Đại Học Quân Sự Đà lạt, sau này cải danh thành trường Chỉ huy và Tham mưu Cao cấp và dời về Căn cứ Long Bình, nên Đại tá Trần Phước đã cải tiến và nâng cao chương trình huấn luyện cùa trường Chỉ huy và Tham mưu Trung cấp KQ phỏng theo một số những tài liệu trong chương trình huấn luyện cùa trường Đại học quân sự trên Đà lạt và đã soạn ra được một cuốn Huấn thị điều hành căn bãn cho nhà trường cho nên về sau việc điều hành các khóa học rất là nhịp nhàng không bị lúng túng vì những trở ngại bất thường.

Th/tá Nguyễn danh Ngôn đã sáng tác ra phù hiệu của trường , đó là ba con chim bồ câu tượng trưng cho hòa bình, cho sự hợp đoàn, cho ba lãnh vực: kiến thức, đạo đức, kỹ năng, và vòng nguyệt quế tuợng trưng cho chiến thắng và vinh quang, mẫu này đã được BTLKQ chuẩn nhận để các học viên mang trên nắp túi áo.

Khi hiệp định Paris được ký vào đầu năm 1973, thì Bộ TLKQ quyết định di chuyển trường Chỉ huy và Tham mưu trung cấp về Biên hòa, bởi vậy nhà trường tạm ngưng hoạt động để chuẩn bị cho việc tiếp nhận cơ sở mới. Tôi và Tg/tá Quách đình Hảo có nhiệm vụ đi Biên Hòa quan sát và đề nghị những cơ sở có thể sử dụng làm phòng ốc cho trường CH và TM Trung cấp lên Bộ TLKQ.

Tại căn cứ Biên Hòa, chúng tôi được hướng dẫn tới một nơi trước kia là Câu lạc bộ Sĩ quan của KQ Hoa kỳ, tôi nhận thấy cách trang trí có vẻ là một “night club”, ánh sáng mờ ảo, phải mất nhiều công của để thiết trí lại cho phù hợp với một quân trường với những phòng học, giảng đường và các phần sở phụ thuộc, cho nên khi chúng tôi báo cáo kết quả lên Ch/tướng chỉ huy trưởng TTHLKQ thì được biết là Trường Chỉ Huy và Tham Mưu Trung cấp sẽ dời về Tân Sơn Nhất và tiếp nhận những phòng sở của Bộ Chỉ Huy Đệ 7 Không Lực Hoa kỳ nằm trong khuôn viên của Bộ Chỉ Huy Hành Quân KQ.

Đây là một tòa nhà ba từng lầu với nhiều phòng nhỏ có thể dùng cho các lớp hội thảo, hai phòng trần thuật( một nằm trên lầu ba có thể nới rộng để làm giảng đường cho khoảng 100 học viên và một ở từng dưới dùng làm phòng thuyết trình cho các quan khách), tất cả đều có hệ thống điều hòa không khí trung ương nên các học viên sẽ rất thoải mái. Được tin trường dời về Tân sơn nhât, cán bộ cũng như các học viên ai nấy đều vui mừng vì, về phần điều hành có những điều kiện thuận lợi hơn trong việc mời những thuyết trình viên nổi tiếng có uy tín, và về nhân sự thì đa số đều có những liên hệ gia đình tại Sai gòn.

Trung tá Quách đình Hảo và Thiếu tá Trương quang Nghi được biệt phái về TSN để tiếp nhận cơ sở và chuẩn bị việc sắp xếp lại các phòng ốc, trong khi chúng tôi ở Nha Trang lo tháo gỡ và đóng thùng những vật tư thiết bị của nhà trường để gửi về Sai gòn. Những nhu cầu về chuyển vận và trang bị của nhà trường đều được ưu tiên thỏa mãn để các khóa học được tiếp tục càng sớm càng tốt.

Nhờ sự giúp đỡ tích cực của các cơ quan liên hệ cũng như sự hăng say của các sĩ quan cán bộ và nhân viên nên sau mùa hè 1973, trường Chỉ huy và Tham mưu Trung cấp Không Quân bắt đầu hoạt động trở lại với quy mô rộng lớn hơn, gồm sáu lớp hội thảo với sĩ số khoãng 60 sĩ quan cho mỗi khóa và mỗi năm ba khóa.

Sơ đồ tổ chức như sau:

Giám đốc: Đại-tá Đặng văn Hậu
Phó Giám đốc: Trung-tá Quách đình Hảo
Trưởng Phòng Nghiên Huấn: Thiếu tá Đoàn Hựu
Trưởng Phòng Chương Trình: Thiếu tá Trương quang Nghi
Trưởng Phòng Huấn Luyện: Thiếu tá Hồ xuân Đệ
Trưởng Đoàn Khóa Sinh: Thiếu tá Nguyễn văn Thình
Tiêp Liệu: Thiếu tá Trần Điền
Thư viện: Chuẩn úy Nguyễn văn Bằng
Văn Thư: Chuẩn úy Nguyễn văn Trợ

Các sĩ quan huấn luyện:

Lưu huy Cảnh, Nguyễn văn Dũng, Vũ văn Hưng, Trần đỗ Cẩm, Trần bảo Lộc, Vĩnh Quốc, Nguyễn trắc Yên, Nguyễn văn Phụng, Nguyễn An, Võ tòng Lộc, Trần đỗ Cẩm…

Về thống thuộc nhà trường vẫn trực thuộc TTHLKQ Nha trang, khi cần gửi văn thư ra ngoài thì qua Bộ Tư lệnh KQ, khi cấp Sự vụ lệnh cho nhân viên thuộc cấp thì Ch/tướng Oánh cấp sẵn cho tôi một số SVL đã đóng mộc sẵn để tôi ký thừa ủy nhiệm, mọi quyết định hoặc văn thư liên quan đến khóa học đều phải mang ra Nha trang để duyệt ký.

Ngân khoản điều hành không có cho những chi phí về tiếp tân cũng như thù lao phí cho các thuyết trình viên , cũng may mắn là do cảm tình với KQ mà phần lớn các thuyết trình viên thượng khách đều nhận lời vô điều kiện, tuy vậy nhà trường cũng phải đền đáp lại bằng những món quà tinh thần tốt đẹp mà mình có thể thực hiện được.

Về phần duy trì khả năng của nhân viên phi hành thì chúng tôi được sử dụng phi cơ của TTHL mỗi cuối tuần khi các phi cơ T-41 bay huấn luyện không hành từ Nha trang về qua đêm tại TSN.
Cho tới ngày 30 tháng tư 75, khóa 14/75 đang còn dang dở, gần như toàn bộ ban điều hành của trường Chỉ huy và Tham mưu Trung cấp theo chỉ thị của TMT/KQ vẫn hoạt động bình thường nên đều gặp nhau trong các trại cải tạo rải rác từ nam tới bắc.

Tuy vậy, với thời gian cấp bách để chuẩn bị,(tính theo thời gian thì Trường Chỉ Huy và Tham Mưu Trung Cấp Không Quân được thành lập sớm hơn ba năm), chúng tôi đã cố gắng đóng góp cho sự lớn mạnh của KQ trong việc đào tạo hơn 600 sĩ quan có khả năng về chỉ huy và tham mưu, về mặt quyền lợi với chứng chỉ tốt nghiệp các sĩ quan học viên cũng được hưởng thêm 30 điểm khi dự tranh thăng cấp, riêng cá nhân tôi, nhờ thời gian phục vụ tại trường Chỉ huy và Tham mưu Trung cấp mà tôi có dịp may được quen biết nhiều anh em KQ, được các bạn dành những tình cảm thắm thiết trong khi hoạn nạn cũng như lúc an vui, bây giờ tuy không còn trong quân ngũ nữa nhưng thỉnh thoảng gặp nhau trong lúc tao ngộ bất cứ tại đâu, tôi ngỡ ngàng vì nhiều thay đổi trên những khuôn mặt thân quen của ngày nào nhưng cảm động thay khi các học viên cũ còn nhận ra tôi qua những thăm hỏi đầy ân tình:” Chào ông thày, tôi học khóa… “.
Đặng văn Hậu
Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

TRƯỜNG CHỈ HUY và THAM MƯU TRUNG CẤP KQVNCH- Đặng văn Hậu

(Chân thành cám ơn Đại-Tá Trần Phước, vị Giám Đốc đầu tiên của Trường Chỉ Huy và Tham Mưu Trung Cấp Không Quân, Đại Tá Albert D. McJoynt, sĩ quan cố vấn, cựu học viên Thiếu Tá Nguyễn văn An đã giúp tôi những tài liệu
(Chân thành cám ơn Đại-Tá Trần Phước, vị Giám Đốc đầu tiên của Trường Chỉ Huy và Tham Mưu Trung Cấp Không Quân, Đại Tá Albert D. McJoynt, sĩ quan cố vấn, cựu học viên Thiếu Tá Nguyễn văn An đã giúp tôi những tài liệu để thực hiện bài viết này)


Trường Chỉ Huy và Tham Mưu Trung Cấp khai giảng khóa đầu tiên vào tháng giêng năm 1970 tại TTHLKQ Nha Trang.

Vào đầu thập niên 60, KQVNCH bắt đầu thay đổi cơ cấu tổ chức để phù hợp với đà bành trướng từ cấp Đoàn, lên Liên đoàn, Không đoàn và Sư đoàn, như vậy nhiều đơn vị mới được thành lập và các sĩ quan thâm niên trong chuyên ngành được chỉ định để lãnh đạo những đơn vị tân lập, và những sĩ quan này đã hoàn thành tốt nhiệm vụ giao phó nhờ những kinh nghiệm có được sau nhiều năm tháng phục vụ trong đơn vị.

Trước đó khi còn chịu ảnh hưởng của KQ Pháp, một số ít sĩ quan được tuyển chọn theo học khóa Tham mưu tại Versailles bên Pháp, gọi là Cours d'Etat Major. Vào lúc mặt trận Điện Biên Phủ đến giai đoạn kết thúc, thủ tướng Mendes France (ông là một phi công trong Lực Lượng PhápTự Do trong Thế Chiến 2) phải thanh toán hết ngân khoản viện trợ của Mỹ cho chiến trường Đông dương nên cấp tốc mở những khóa huấn luyện quân sự (cơ khí, hoa tiêu, vô tuyến, điều hành …) trong số đó có lớp tham mưu, về tiêu chuẩn để được tuyển chọn là phải thông thạo Pháp ngữ, thâm niên quân vụ và huy chương, những sĩ quan khóa sinh theo học khóa này là:

Các Tr/úy Trần văn Minh, Võ xuân Lành, Nguyễn văn Trương, Vũ văn Ước, Nguyễn thanh Tòng, Nguyễn minh Luân…, phần lớn chương trình thuộc loại Mật nên người Pháp chú trọng cho những sĩ quan học viên thăm viếng những tổ chức tham mưu mà thôi, thực ra họ cũng chẳng mặn mà gì đối với quân đội ta nữa, đến tháng bảy 1955 thì mãn khóa về nước trong lúc hiệp định Geneve đã chia đôi đất nước. Tuy nhiên hai vị trong số những học viên này đã nắm giữ những trách vụ then chốt trong KQ và một vị là chỉ huy trưởng một Đại đơn vị trong KQ chúng ta.

Khi Hoa kỳ tham gia trực tiếp vào Việt nam, Bộ TLKQ cũng gửi những sĩ quan theo học các khóa Chỉ huy và Tham mưu tại Fort Leavenworth, Fort Benning, Maxwell AFB bên Mỹ hay tại Trường Đại Học Quân Sự Đà lạt, số lượng học viên dành cho KQ rất hạn chế nên không đáp ứng được nhu cầu.
Tuy nhiên để có chung một tiêu chuẩn về nguyên tắc chỉ huy và tham mưu nên BTLKQ quyết định thành lập một Trường CHTM Trung Cấp theo khuôn mẫu của Squadron Officers School gọi tắt là SOS của KQ Hoa kỳ là một trường căn bản về chỉ huy cho các sĩ quan cấp úy được tuyển chọn vào những chức vụ chỉ huy sau này, khi lên cấp tá họ sẽ được theo học khóa Air Command & Staff và sau hết là War College; tất cả những quân trường này nằm trong tổ chức của Air University tọa lạc trong căn cứ KQ Maxwell tại tiểu bang Alabama.

Vào tháng sáu năm 68, tôi đang giữ trách vụ phi đoàn trưởng Phi Đoàn 114 thì được Bộ Tư Lệnh Không Quân tuyển chọn theo học khóa Air Command & Staff tại Maxwell AFB cùng với các Th/tá Võ văn Ân, Nguyễn bình Trứ, Nguyễn văn Điều theo chương trình huấn luyện thường niên của Khối Huấn luyện/BTLKQ, thời gian khoảng sáu tháng kể cả khóa AOAIC (Allied Officers & Academic Instructors Course) khoảng 4 tuần lễ, đây cũng là khóa đào tạo căn bản cho những huấn luyện viên của KQ Hoa kỳ, mỗi học viên, (gồm đủ mọi cấp bậc từ hạ sĩ quan đến sĩ quan, thậm chí cả những nhân viên dân chính), phải thực tập giảng dậy một số bài tập theo những phương thức giảng dạy khác nhau, các sĩ quan Việt nam theo học khóa SOS và Air Command & Staff cũng phải theo học khóa này vì theo quan niệm của KQ Mỹ một cấp chỉ huy phải là một huấn luyện viên trước đã, những sĩ quan thuộc các quân binh chủng khác của Hoa kỳ cũng được theo học khóa này cùng với chúng tôi, vị giám đốc khóa là Đại tá Fullilove và vị sĩ quan phụ trách các sĩ quan đồng minh là Đại úy Garcia.

Khóa Air Command & Staff thực sự khai giảng vào đầu tháng tám và đến đầu năm 69 thì mãn khóa cho các sĩ quan đồng minh vì chương trình học kế tiếp liên quan đến những môn classified chỉ dành cho các sĩ quan Hoa kỳ, Canada và Anh mà thôi.

Khi mãn khóa học, tôi lên phòng nhân viên để làm thủ tục hồi hương thì nhà trường cho biết là tôi có lệnh ở lại để quan sát việc điều hành trường SOS, tôi hết sức ngạc nhiên vì không được Bộ TLKQ báo trước, nhưng tôi cũng linh cảm rằng sau khi mãn khóa học tôi sẽ không trở về lại Phi đoàn 114 nữa, vì thường thưởng một sĩ quan sau khi mãn khóa học sẽ giữ một trách vụ khác và có thể là tôi sẽ giữ một trách vụ nào đó của Trường Chỉ Huy và Tham Mưu Trung cấp sẽ được mở trong tương lai tại Nha Trang. Tôi tới trình diện ban Giám đốc trường SOS.

Tại đây tôi được các sĩ quan trong ban giảng huấn ân cần tiếp đón, vị sĩ quan phụ tràch hướng dẫn cho tôi là Thiếu tá McJoynt, và sau đó thêm hai vị nữa là Th/tá Sanchez và Đại úy Zeitler. Tôi được dành riêng một bàn làm việc và bắt đầu ngay nhiệm vụ được giao phó.

Mục đích của trường SOS là đào tạo những sĩ quan được tuyển chọn (cấp bậc từ Trung úy đến Đại úy) để có thể giữ trách vụ lãnh đạo và chỉ huy một đơn vị thuộc cấp Đoàn trong Không Quân. Quan niệm huấn luyện của nhà trường là The Whole Man Concept, nhằm vào sự giáo dục những vị chỉ huy tương lai về ba lãnh vực chính: Knowledge(Kiến thức), Skills(Kỹ năng) và Ethics(Đạo đức).

Thiếu tá McJoynt đặc trách về môn quản trị trong ban giảng huấn nên đã sắp xếp cho tôi một chương trình học hỏi rất là hoàn hảo, ngoài những buổi thuyết trình về cách thức điều hành của từng phần sở, tôi còn được trực tiếp ngồi học cùng các sĩ quan học viên trong các lớp hội thảo để có cái nhìn thực tế về sinh hoạt của một lớp học cũng như quan sát những hoạt động thể thao ngoài trời nhằm mục đích phát huy sự lãnh đạo chỉ huy như bóng chuyền (đặc biệt ở đây mỗi bên có chín người), bóng đá(đặc biệt không có luật việt vị, không được dùng đầu) và Flicker Ball (môn thể thao này chỉ có những ai học qua trường SOS mới biết, luật chơi tương tự như bóng rổ, nhưng trái banh hình bầu dục và chơi trên sân cỏ), và còn một môn học rất thực tiễn trong việc áp dụng những nguyên tắc về lãnh đạo để giải quyết vấn đề cũng như về thông đạt trong những tình huống thật bất thường dưới áp lực của thời gian, đó là Dự Án X (Project X).

Với sự tận tâm hướng dẫn của Th/tá McJoynt tôi được biết việc tổ chức và điều hành một khóa học cũng như nội dung của chương trình huấn luyện cùng những tài liệu bài vở cần thiết cho một học viên, theo nhận xét của tôi có những môn học không thể áp dụng cho KQVN được, như Văn thư quân sự theo lối của Không quân Hoa kỳ, nhất là về phần sử dụng lực lượng (Employment of Forces) là lãnh vực sau cùng để cho học viên biết những khả năng và phương thức điều động các lực lượng không quân trong trận chiến, nhưng tôi nghĩ sau này chúng ta có thể linh động thay đổi cho phù hợp với thực tại của nước nhà.

Vào tháng tư 1969, lúc tôi được lệnh trở về thì Đại tá Trần Phước và Th/tá Quách đình Hảo trên đường đi tới Maxwell, Th/tá Sanchez đã đưa tôi ra tận phi trường và chúng tôi hẹn gặp lại nhau tại Nha trang.
Về tới BTLKQ, tôi được chỉ thị ra trình diện Đại tá Oánh tại TTHLKQ Nha trang, tôi tháp tùng phái đoàn của Đại tá Ước ra dự lễ ngày Phi Đoàn 524 Thiên lôi tiêp nhận phản lực cơ A37. Thành phố Nha Trang thật là tưng bừng trong buổI lễ trình diễn cho đồng bào thấy được sự trưởng thành của KQVN với những màn biểu diễn của các loại phi cơ và những lời giới thiệu sinh động, hấp dẫn của ông Huyền Vũ (tường thuật viên nổi tiếng của làng bóng tròn) về những giai đoạn hình thành của KQVN từ hồi mới thành lập cho đến giai đoạn phản lực, đã thu hút sự chú ý của khán giả tụ tập đông đảo dọc theo bãi biển Nha Trang.

Trong suốt mùa hè năm 69, tôi tiếp nhận những sách giáo khoa của trường SOS gửi tới và phác họa chương trình huấn luyện dập theo thời lượng của lớp SOS là 12 tuần lễ hay là 468 giờ, cùng trong thời gian này một số sĩ quan huấn luyện viên được Bộ TLKQ bổ sung cho ban giảng huấn, những sĩ quan này đều là những cựu học viên của trường SOS trước đây như Nguyễn Hữu Dịch, Hồ xuân Đệ, Trương quang Nghi, Nguyễn văn Thiệt, Nguyễn hữu Thọ, Nguyễn danh Ngôn, Vĩnh Quốc, Nguyễn Kim, Lưu đức Thanh, Đoàn Hựu, Đinh quốc Hùng, Lê cảnh Lợi …

Chương trình học được chia làm 5 lãnh vực:
- Lãnh vực 1: Kỹ năng thông đạt
- Lãnh vực 2: Bang giao quốc tế
- Lãnh vực 3: Lãnh đạo chỉ huy
- Lãnh vực 4: Quản trị
- Lãnh vực 5: Sử dụng quân lực

Một ngày đẹp trời vào cuối tháng chín, Đại tá Chỉ huy trưỏng TTHLKQ gọi điện thoại cho tôi bằng giọng nói rất vui vẻ:

- Apollo 11 đáp xuống Tân sơn nhất rồi, đem phi cơ về đón Đại tá Phước đi.
(Lúc này cả thế giới đang theo dõi phi thuyền Apollo 11 trong nhiệm vụ đưa người lên cung trăng vừa thành công mỹ mãn).

Tôi rất vui mừng khi gặp lại Đại tá Phước và Thiếu tá Quách đình Hảo, Đ/tá Phước về ngay Nha Trang với tôi, còn Th/tá Hảo sau khi thu xếp việc gia đình sẽ ra TTHL sau.

Công việc phải làm gấp rút vì khóa đầu tiên sẽ khai giảng đầu năm 1970, phải chuẩn bị phòng ốc, giảng đường, các lớp hội thảo, nơi ăn chốn ở cho các học viên song song với việc phiên dịch những tài liệu căn bản của trường SOS được gởI tới, các sĩ quan cố vấn cho trường cũng tới từ Maxwell AFB, đều là những gương mặt quen thuộc từ trước như Th/tá McJoynt, Th/tá Sanchez và Đ/úy Zeitler. Họ cũng bắt tay ngay vào việc, Th/tá Sanchez và Đại/úy Zeitler lo việc xây cất Dự án X, thay vì có 12 bài thực tập chúng tôi thu bớt lại chỉ còn 8 bài tập cho phù hợp với hoàn cảnh của Không Quân Việt Nam.

Th/tá McJoynt liên lạc với các đơn vị bạn Hoa Kỳ để tiếp nhận những vật dụng cần thiết mà do chương trình Việt Nam hóa đang được chuyển giao cho Việt Nam; như vậy các bàn ghế, dụng cụ văn phòng, trợ huấn cụ cho nhà trường rất đầy đủ.

Trường Chỉ huy và Tham mưu Trung cấp Không quân có may mắn là được Đại tá Trần Phước, một vị sĩ quan cao cấp với kinh nghiệm nhiều năm giữtrách vụ chỉ huy phó Trường Đại Học Quân Sự của QLVNCH tại Đà Lạt, làm Giám đốc nên chúng tôi trong ban giảng huấn được hướng dẫn rất kỹ lưỡng trong công tác giao phó.

Sau đây là sơ đồ tổ chức sơ khởi:

Trương Chỉ Huy và Tham Mưu Trung Cấp không nằm trong Liên Đoàn Huấn luyện như các trường Phi Hành, Anh Ngữ, Quân Sự... mà trực thuộc Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân.

Giám Đốc: Ðại-tá Trần Phước
Đoàn Khóa sinh: Th/tá Nguyễn hữu Dịch
Phòng Huấn luyện: Th/tá Quách đình Hảo
Phòng Nghiên huấn: Tr/tá Đặng văn Hậu

Nhờ đươc chuẩn bị từ trước tại Hoa kỳ và lại có những cố vấn luôn bên cạnh nên mọi giai đoạn đều tiến hành rất đồng bộ, chúng tôi thường xuyên liên lạc với Bộ TLKQ, báo cáo những tiến triển trong việc soạn thảo các tài liệu giáo khoa cũng như bổ xung những sĩ quan huấn luyện.

Sau khi có danh sách các sĩ quan được tuyển chọn là 40 học viên cho mỗi khóa, Đoàn Khóa sinh lo việc gởi tới mỗi học viên một tập hướng dẫn gồm lá thư chào mừng của Giám đốc trường Chỉ huy và Tham mưu Trung cấp, và những thủ tục cần biết khi nhập học.

Vì muốn có sự thi đua đồng đều giữa các lớp hội thảo trong mọi lãnh vực của chương trình, nên việc phân chia các học viên thành từng lớp hội thảo là một việc đòi hỏi nhiều sự cân nhắc và lựa chọn để cho mỗi lớp đều có một số lượng đồng đều về tuổi tác, gia cảnh, chức vụ, chỉ số ngành cũng như sở trường về các môn thể thao. Phân chia theo chỉ số ngành thì cũng dễ dàng thôi, nhưng xác định về khả năng thể thao thì chỉ có một cách là tất cả các học viên đều ra sân chơi thử một trận bóng chuyền dưới sự giám sát của các sĩ quan huấn luyện, và sau khi so sánh kết quả, chúng tôi có thể tạm chia các học viên thành từng lớp hội thảo A, B, C và D, mỗi lớp có 10 sĩ quan học viên và một màu cờ sắc áo riêng.
Trung tướng TLKQ đích thân ra chủ tọa lễ khai giảng khóa 1 vào đầu tháng giêng năm 1970, trong bài huấn từ Tr/tg có nhấn mạnh đến vấn đề phần lớn các sĩ quan học viên đều đã là chỉ huy trưởng đơn vị phi hành nên cần phải tránh lạm dụng những phương tiện cơ hữu để về đơn vị gốc vào dịp cuối tuần và nên tận dụng thời gian học tập để trao đổi những kinh nghiệm về chỉ huy và tham mưu, các sĩ quan huấn luyện của nhà trường sẽ hệ thống hóa những căn bản về chỉ huy và lãnh đạo.

Buổi tiếp xúc đầu tiên giữa các sĩ quan học viên và các sĩ quan huấn luyện rất là tế nhị, vì phần lớn các sĩ quan học viên đều có thâm niên quân vụ, đã hoặc đang chỉ huy một đơn vị, nhiều huy chương, về phần các sĩ quan huấn luyện thì hầu như chưa nắm giữ những chức vụ chỉ huy quan trọng, tuy nhiên những vấn đề nhân sự đó được tan biến ngay khi các sĩ quan học viên biết được rằng họ đến để chia sẻ những kinh nghiệm, những khó khăn về chỉ huy cho các bạn đồng đội để rồi cùng nhau thảo luận dưới sự hướng dẫn của các sĩ quan huấn luyện để hệ thống hóa những yếu tố căn bản của lãnh đạo và chỉ huy.

Vị sĩ quan học viên thâm niên nhất sẽ là sĩ quan trưởng khóa, mỗi lớp hội thảo có một vị trưởng lớp và các phụ tá đặc trách về thể thao, về học vụ, về xã hội để khuyến khích và theo dõi việc học tập của các bạn trong lớp.

Phần thể dục cũng được chú trọng không kém, mỗi lớp được tuợng trưng bằng một lá cờ đuôi nheo với màu sắc khác nhau cùng một số “râu”, mỗi kỳ tranh đua thể thao cuối tuần, lớp nào thắng sẽ có thêm một sợi “râu” của lớp thua, và số “râu” trên ngọn cờ này là niềm hãnh diện của cả lớp và kích thích sự tham gia nên có những học viên đã xin hủy “mẫu số 8” để được tích cực đóng góp cho vinh quang của lớp mình, vì sự trang trọng của buổi lễ “vặt râu”, cũng như sự hiện diện của gia đình học viên được mời tới dự kiến trong mỗi lần tranh đua thể thao đã góp phần hào hứng cho sự thi đua giữa các lớp.
Để đánh giá sự hiểu biết tổng quát của sĩ quan học viên trước khi nhập học, mỗi sĩ quan học viên sẽ trả lời một số câu hỏi của bản tiền trắc nghiệm bao gồm những kiến thức tối thiểu của một cấp chỉ huy cũng như những gì mà sĩ quan học viên sẽ thông suốt sau khi mãn khóa, mỗi học viên được cấp phát một cặp da nhân viên phi hành để đựng tài liệu học tập và một máy đánh chữ nếu có nhu cầu.

Mỗi bài học đều có những “mục đích học hỏi” (Desired Learning Outcome) do nhà trường đề ra để dựa theo đó các giảng viên hoặc thuyết trình viên thượng khách (guest speaker) khai triển bài giảng hay bài thuyết trình, và kèm theo là những câu hỏi và trả lời sẽ được phòng Nghiên Huấn lưu giữ làm “Ngân hàng trắc nghiệm” (Test Bank) để mỗi lần tổ chức trắc nghiệm đều có sẵn những câu hỏi cần thiết và câu trả lời đúng.

Những lãnh vực học hỏi tuy đánh số thứ tự nhưng không hẳn là xong một lãnh vực này mới chuyển sang lãnh vực khác, lãnh vực 1 là kỹ năng thông đạt gồm nhiều bài nói và viết trải dài suốt khóa học, cũng như lãnh vực Bang giao quốc tế đều xen lẫn với những lãnh vực khác để tránh sự đơn điệu và thay đổi không khí học tập thường rất căng thẳng.

Ngoài ra nhà trường cũng có dự định tạo ra cho trường Chỉ Huy và Tham mưu Trung cấp Không quân một truyền thống phỏng theo lễ nghi “Dining-In” của trường SOS tức là một buổi tiếp tân theo lễ nghi của những hiệp sĩ thời Trung cổ bên Âu châu nhưng được cải biến cho phù hợp với hiện thời nên mỗi khóa học đều có một bữa tiệc “Đoàn Kết” để các sĩ quan học viên có dịp tổ chức một buổi tiếp tân nghênh đón một thượng cấp hay một thượng khách theo đúng nghi thức xã giao và được nghe thuyết trình viên thượng khách nói về một đề tài xã hội nào đó. Bữa tiệc, ngoài phần mặc niệm các tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước, tôn vinh các chiến hữu đã hy sinh để chúng ta có ngày hôm nay, còn có phần nâng ly chúc mừng các cấp lãnh đạo chỉ huy và phần tự giới thiệu, Chuẩn tướng Oánh đã đặt tên cho buổi tiếp tân này là “Đêm Ngân Hà” và cũng do đó sau này các lớp hội thảo A, B, C,D...được mang thêm tên những hành tinh trong vũ trụ như Kim tinh, Thổ tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Thiên vương tinh…

Có lẽ những bài nói trong lãnh vực thông đạt là được các học viên thích thú vì lợi ích thực tiễn trong cuộc sống hằng ngày, có những bài nói ứng khẩu không được chuẩn bị, có những bài nói để thông tri một sự việc, có những bài nói trình bầy sự việc để lấy quyết định, có những bài nói để thuyết phục, mỗi loại bài nói đều có những quy luật hướng dẫn riêng để đạt được hiệu quả mong muốn, khi mãn khóa mỗi lớp sẽ đề cử một đại diện để thi đoạt giải “Diễn giả xuất sắc” toàn khóa, về những bài viết trong lảnh vực này thì ngoài những hình thức văn thư quân sự cũng như những danh xưng và từ ngữ dùng trong nội dung của văn thư các học viên còn thực tập viết một bài “Khảo luận” theo đúng tiêu chuẩn về trình bầy cũng như những qui tắc trong việc ghi chú những tiết mục của nội dung. Những bài này đều được lưu tại thư viện của nhà trường.

Về thư viện lúc đầu có một số ít sách để tham khảo về những lãnh vực chính do trường SOS cung cấp, về sau do sáng kiến của các học viên, như một món quà lưu niệm, mỗi khóa đều mua tặng thư viện một ít sách báo nên thư viện của trường càng ngày càng phong phú đến nỗi phòng Nghiên Huấn phãi gửi một sĩ quan theo học một khóa quản thủ thư viện để điều hành phân loại sách theo phương pháp Dewey đúng như mọi thư viện lớn.

Trong lãnh vực bang giao quốc tế, những đề tài liên quan đến bối cảnh thế giới hiện nay, những xung đột giữa các quốc gia, những tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, những tổ chức địa phương như Khối Liên Phòng Đông Nam A (SEATO), Khối Bắc Đại Tây Dương (NATO), Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á( ASEAN); Viễn Đông Kinh Ủy Hội (ESCAFE), chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản, mục tiêu quốc gia và những công cụ để đạt được mục tiêu quốc gia đều được đề cập tới để các học viên có một ý niệm tổng quát về thế giới sau thế chiến 2. Nhà trường thường liên lạc và mời các giảng viên của Trường Đại học Chiến tranh Chính Trị trên Đà lạt, hoặc Trường Quốc Gia Hành Chánh, những quan chức tại Bộ Ngoại Giao để thuyết trình về những đề tài liên quan.

Lãnh vực lãnh đạo chỉ huy và quản trị là then chốt của chương trình huấn luyện, hai lãnh vực này thường đi song song với nhau vì có nhiều điểm tương đồng cũng như mục đích tối hậu là hoàn thành mục tiêu mong muốn với những tổn phí thật tối thiểu, tuy nhiên có một sự khác biệt rất lớn là quản lý dở thì lỗ vốn, nói chung chỉ mất tiền và thời gian, nhưng lãnh đạo chỉ huy dở thì sẽ có những thiệt hại về con người, chiến cụ và thời gian, Không quân là một quân chủng nặng về kỹ thuật nên đòi hỏi ở các sĩ quan bảo trì, tiếp liệu phải rành rẽ việc theo dõi các tiến trình hoạt động của các ban ngành bằng phương pháp PRAISE và CPM (Critical Path Method) để luôn luôn có được số phi cơ khả dụng tối đa cho nhu cầu hành quân cũng như huấn luyện. Đại tá Trần Ngọc Đóa là vị thuyết trình viên rất quen thuộc với các học viên của trường, nhà trường cũng gửi Th/tá Nguyễn trắc Yên theo học một lớp về quản trị do phòng thương mại Sai gon tổ chức để cập nhật hóa những phương pháp quản trị mới nhất.
Ngoài ra dù vũ khí có tinh vi đến đâu chăng nữa thì con người vẫn là vũ khí tối hậu không gì thay thế được và chỉ huy được con người là cả một nghệ thuật, do vậy những nhu cầu căn bản của con người đều được phân tích tỉ mỉ cũng như việc giao tế nhân sự và được các vị tướng lãnh cũg như các cấp lãnh đạo hành chánh tới thuyết trình về kinh nghiệm chỉ huy trong lãnh vực của mình.

Dự án X là những bài thực tập về sự tháo vát, về giải quyết vấn đề, trong những tình huống thật là éo le phức tạp mà yếu tố thời gian rất là quan trọng.(thí dụ hướng dẫn phi hành đoàn thoát hiểm, vượt chướng ngại vật trong lúc địch quân đang lùng bắt…, tất cả mọi sáng kiến đều được tôn trọng miễn sao với thời gian ngắn nhất tất cả đến được nơi an toàn…).

Về phần lễ nghi quân cách, các học viên được đích thân Đại tá Phước thuyết trình và phần thực tập do Th/tá Vũ văn Tuynh trưởng ban quân nhạc thuộc bộ TLKQ hướng dẫn về diễn tiến cùa các buổi lễ nghi khi tiếp đón một thượng cấp, khi bàn giao quyền chỉ huy, khi làm lễ chào cờ, khi duyệt hàng quân………….., các học viên được thực tập những buổi lễ nghi này cùng ban quân nhạc của Bộ TLKQ trên bãi tập của nhà trường.

Sang lãnh vực sử dụng quân lực, các sĩ quan thuộc các quân binh chủng bạn sẽ tới nói về tổ chức và khả năng của các quân binh chủng liên hệ và nhà trường tổ chức những cuộc thăm viếng các quân trường, các đơn vị bạn, khu công nghiệp ..để các sĩ quan học viên được mắt thấy tai nghe những sinh hoạt của các cơ quan bạn nhằm gia tăng kiến thức tổng quát và cũng để giảm bớt căng thẳng trong học tập và tạo cơ hội để gia đình các học viên có dịp gặp gỡ nhau, nhà trường tổ chức những buổi picnic trên những bãi biển thơ mộng và hoang vắng ngoài đảo Hòn Tre hoặc Vũng Tầu vào cuối tuần.

Thời gian huấn luyện tới đây kể như các sĩ quan học viên đã có được một số kiến thức căn bản về chỉ huy và tham mưu nên một bài tập “trận giả” sẽ trắc nghiệm khả năng “ứng biến” của một cấp chỉ huy. Mỗi lớp hội thảo sẽ đóng vai trò một “Trung Tâm Hành Quân Không Trợ” với số nhân viên phi hành, phi cơ, bom đạn xăng nhớt ấn định đang yểm trợ cho quân bạn trong một cuộc hành quân liên quân. Những diễn tiến và tình huống bất chợt của trận chiến được ban Giám sát truyền tới các lớp hội thảo qua hệ thống loa và phản ứng của mỗi lớp đều được ban Giám sát ghi nhận và sau đó những ưu khuyết điểm sẽ được mổ sẻ tại giảng đường.

Để kết thúc 12 tuần lễ học hỏi , một bài trắc nghiệm mãn khóa với nhửng câu hỏi không khác gì mấy trong bài Tiền Trắc Nghiệm để cho các học viên tự đánh giá những tiến bộ “toàn diện” của chính bản thân mình.

Một trận bóng tròn “thân hữu” giữa những cầu thủ ngôi sao của các lớp và toàn ban “giảng huấn” của nhà trường kể cả giám đốc được diễn ra trên sân tập để các học viên có dịp trút hết “giận hờn” nếu có sau ba tháng trời bị “hành hạ”.

Lễ mãn khóa 1/70 được Phó Tổng thống Nguyễn cao Kỳ chủ tọa cùng một số tướng lãnh (Trung tướng Vĩnh Lộc, Thiếu tướng Không quân Kendall S. Young, Ðại-tá Moore Jr. giám đốc trường SOS sang dự với tư cách đại diện cho Đại Học Không Quân Maxwell), và các quan khách Việt Mỹ, một đoàn làm phim của KQ Hoa kỳ đã thực hiện một cuốn phim về khóa học đầu tiên này, nữ ký giả Nam Trân đã trích đoạn khi thực hiện cuốn video “Người lính Việt nam Cộng Hòa” gần như toàn bộ “Dự án X” được trình chiếu. Sau lễ mãn khóa các sĩ quan cố vấn Mỹ được hồi hương.

Về sau lễ mản khóa thường được Tướng Tư lệnh hoặc Tư lệnh phó chủ tọa và trao tặng các giải thưởng danh dự cho các lớp gồm giải học vụ, giải lãnh đạo ngoài trời, tuyên dương những cá nhân xuất sắc, phát văn bằng tốt nghiệp và tiếp theo là bữa tiệc chia tay tại Hội quán Sĩ quan.

Sau khi điều hành được hai khóa, vào khoảng tháng 7/1970, Đại-tá Trần Phước đươc tuyển chọn theo học Trường Cao Đẳng Quốc Phòng và tôi được chỉ định trách vụ quyền Giám đốc, nhờ có một thời gian làm chỉ huy phó Trường Đại Học Quân Sự Đà lạt, sau này cải danh thành trường Chỉ huy và Tham mưu Cao cấp và dời về Căn cứ Long Bình, nên Đại tá Trần Phước đã cải tiến và nâng cao chương trình huấn luyện cùa trường Chỉ huy và Tham mưu Trung cấp KQ phỏng theo một số những tài liệu trong chương trình huấn luyện cùa trường Đại học quân sự trên Đà lạt và đã soạn ra được một cuốn Huấn thị điều hành căn bãn cho nhà trường cho nên về sau việc điều hành các khóa học rất là nhịp nhàng không bị lúng túng vì những trở ngại bất thường.

Th/tá Nguyễn danh Ngôn đã sáng tác ra phù hiệu của trường , đó là ba con chim bồ câu tượng trưng cho hòa bình, cho sự hợp đoàn, cho ba lãnh vực: kiến thức, đạo đức, kỹ năng, và vòng nguyệt quế tuợng trưng cho chiến thắng và vinh quang, mẫu này đã được BTLKQ chuẩn nhận để các học viên mang trên nắp túi áo.

Khi hiệp định Paris được ký vào đầu năm 1973, thì Bộ TLKQ quyết định di chuyển trường Chỉ huy và Tham mưu trung cấp về Biên hòa, bởi vậy nhà trường tạm ngưng hoạt động để chuẩn bị cho việc tiếp nhận cơ sở mới. Tôi và Tg/tá Quách đình Hảo có nhiệm vụ đi Biên Hòa quan sát và đề nghị những cơ sở có thể sử dụng làm phòng ốc cho trường CH và TM Trung cấp lên Bộ TLKQ.

Tại căn cứ Biên Hòa, chúng tôi được hướng dẫn tới một nơi trước kia là Câu lạc bộ Sĩ quan của KQ Hoa kỳ, tôi nhận thấy cách trang trí có vẻ là một “night club”, ánh sáng mờ ảo, phải mất nhiều công của để thiết trí lại cho phù hợp với một quân trường với những phòng học, giảng đường và các phần sở phụ thuộc, cho nên khi chúng tôi báo cáo kết quả lên Ch/tướng chỉ huy trưởng TTHLKQ thì được biết là Trường Chỉ Huy và Tham Mưu Trung cấp sẽ dời về Tân Sơn Nhất và tiếp nhận những phòng sở của Bộ Chỉ Huy Đệ 7 Không Lực Hoa kỳ nằm trong khuôn viên của Bộ Chỉ Huy Hành Quân KQ.

Đây là một tòa nhà ba từng lầu với nhiều phòng nhỏ có thể dùng cho các lớp hội thảo, hai phòng trần thuật( một nằm trên lầu ba có thể nới rộng để làm giảng đường cho khoảng 100 học viên và một ở từng dưới dùng làm phòng thuyết trình cho các quan khách), tất cả đều có hệ thống điều hòa không khí trung ương nên các học viên sẽ rất thoải mái. Được tin trường dời về Tân sơn nhât, cán bộ cũng như các học viên ai nấy đều vui mừng vì, về phần điều hành có những điều kiện thuận lợi hơn trong việc mời những thuyết trình viên nổi tiếng có uy tín, và về nhân sự thì đa số đều có những liên hệ gia đình tại Sai gòn.

Trung tá Quách đình Hảo và Thiếu tá Trương quang Nghi được biệt phái về TSN để tiếp nhận cơ sở và chuẩn bị việc sắp xếp lại các phòng ốc, trong khi chúng tôi ở Nha Trang lo tháo gỡ và đóng thùng những vật tư thiết bị của nhà trường để gửi về Sai gòn. Những nhu cầu về chuyển vận và trang bị của nhà trường đều được ưu tiên thỏa mãn để các khóa học được tiếp tục càng sớm càng tốt.

Nhờ sự giúp đỡ tích cực của các cơ quan liên hệ cũng như sự hăng say của các sĩ quan cán bộ và nhân viên nên sau mùa hè 1973, trường Chỉ huy và Tham mưu Trung cấp Không Quân bắt đầu hoạt động trở lại với quy mô rộng lớn hơn, gồm sáu lớp hội thảo với sĩ số khoãng 60 sĩ quan cho mỗi khóa và mỗi năm ba khóa.

Sơ đồ tổ chức như sau:

Giám đốc: Đại-tá Đặng văn Hậu
Phó Giám đốc: Trung-tá Quách đình Hảo
Trưởng Phòng Nghiên Huấn: Thiếu tá Đoàn Hựu
Trưởng Phòng Chương Trình: Thiếu tá Trương quang Nghi
Trưởng Phòng Huấn Luyện: Thiếu tá Hồ xuân Đệ
Trưởng Đoàn Khóa Sinh: Thiếu tá Nguyễn văn Thình
Tiêp Liệu: Thiếu tá Trần Điền
Thư viện: Chuẩn úy Nguyễn văn Bằng
Văn Thư: Chuẩn úy Nguyễn văn Trợ

Các sĩ quan huấn luyện:

Lưu huy Cảnh, Nguyễn văn Dũng, Vũ văn Hưng, Trần đỗ Cẩm, Trần bảo Lộc, Vĩnh Quốc, Nguyễn trắc Yên, Nguyễn văn Phụng, Nguyễn An, Võ tòng Lộc, Trần đỗ Cẩm…

Về thống thuộc nhà trường vẫn trực thuộc TTHLKQ Nha trang, khi cần gửi văn thư ra ngoài thì qua Bộ Tư lệnh KQ, khi cấp Sự vụ lệnh cho nhân viên thuộc cấp thì Ch/tướng Oánh cấp sẵn cho tôi một số SVL đã đóng mộc sẵn để tôi ký thừa ủy nhiệm, mọi quyết định hoặc văn thư liên quan đến khóa học đều phải mang ra Nha trang để duyệt ký.

Ngân khoản điều hành không có cho những chi phí về tiếp tân cũng như thù lao phí cho các thuyết trình viên , cũng may mắn là do cảm tình với KQ mà phần lớn các thuyết trình viên thượng khách đều nhận lời vô điều kiện, tuy vậy nhà trường cũng phải đền đáp lại bằng những món quà tinh thần tốt đẹp mà mình có thể thực hiện được.

Về phần duy trì khả năng của nhân viên phi hành thì chúng tôi được sử dụng phi cơ của TTHL mỗi cuối tuần khi các phi cơ T-41 bay huấn luyện không hành từ Nha trang về qua đêm tại TSN.
Cho tới ngày 30 tháng tư 75, khóa 14/75 đang còn dang dở, gần như toàn bộ ban điều hành của trường Chỉ huy và Tham mưu Trung cấp theo chỉ thị của TMT/KQ vẫn hoạt động bình thường nên đều gặp nhau trong các trại cải tạo rải rác từ nam tới bắc.

Tuy vậy, với thời gian cấp bách để chuẩn bị,(tính theo thời gian thì Trường Chỉ Huy và Tham Mưu Trung Cấp Không Quân được thành lập sớm hơn ba năm), chúng tôi đã cố gắng đóng góp cho sự lớn mạnh của KQ trong việc đào tạo hơn 600 sĩ quan có khả năng về chỉ huy và tham mưu, về mặt quyền lợi với chứng chỉ tốt nghiệp các sĩ quan học viên cũng được hưởng thêm 30 điểm khi dự tranh thăng cấp, riêng cá nhân tôi, nhờ thời gian phục vụ tại trường Chỉ huy và Tham mưu Trung cấp mà tôi có dịp may được quen biết nhiều anh em KQ, được các bạn dành những tình cảm thắm thiết trong khi hoạn nạn cũng như lúc an vui, bây giờ tuy không còn trong quân ngũ nữa nhưng thỉnh thoảng gặp nhau trong lúc tao ngộ bất cứ tại đâu, tôi ngỡ ngàng vì nhiều thay đổi trên những khuôn mặt thân quen của ngày nào nhưng cảm động thay khi các học viên cũ còn nhận ra tôi qua những thăm hỏi đầy ân tình:” Chào ông thày, tôi học khóa… “.
Đặng văn Hậu
Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm