Đoạn Đường Chiến Binh
TT. Donald Trump có thể bị luận tội và kết tội như thế nào? - PHAN ĐỨC MINH
Câu chuyện hôm nay:
TT. Donald Trump có thể bị luận tội và kết tội như thế nào?
PHAN ĐỨC MINH
--------
Trong 1 buổi họp mặt vui vẻ có màn…lai rai, mặt mũi nong nóng rồi, 1 vị…bô lão nêu câu hỏi : Tổng Thống Donald Trump nhà ta đang bị …phe đối thủ ồn ào vận động lôi ra luận tội vì cái vụ…liên lạc, thông đồng với Ukraina điều tra tội vạ của đối thủ năng kí nhất trong keo bầu cử năm tới 2020 là Cụ cựu Phó Tổng Thống Joe Biden. Câu hỏi được nêu ra là : TT. Donald Trump có thể bị luận tội rồi bãi miễn như thế nào ? Các cụ bô lão phán tỉnh queo : Cụ Phan cho biết ý kiến, ý cóp coi ra sao ? Lão Phan tôi hoảng quá, nói : Trời đất ! vấn đề to lớn, quan trọng như thế đâu có thể nói càn, nói bậy, nói tưới hạt sen, hạt dưa ngay bây giờ được . Lão Phan tôi, nay đã già khú đế, sắp 90 tuổi rồi, lẩm cẩm quên trước, quên sau, lại có cái vốn hơn 12 năm lên núi lên rừng …lao động là vinh quang với bọn nón cối, dép râu, trước khi tới Mỹ dịnh cư, mà tay bác sĩ Mỹ gốc Đức ở bệnh viện bảo là : hơn 12 năm đó tệ hại, kinh khủng lắm, coi như phải tính thêm 12 tuổi nữa vào, thành cả trăm tuổi lận. Xin cho Lão Phan về nhà mở Computer mò tìm tài liệu đàng hoàng rồi…báo cáo với các Cụ phe ta mới được!
Do đó, mãi bữa nay mới xin trình bầy tóm tắt đại khái như vầy :
Tổng thống Mỹ có thể bị phế truất thông qua cái màn luận tội và xét xử của Quốc hội hoặc từ sự đề xuất của phó tổng thống và đa số thành viên Nội các.
Những quyền lực kiềm tỏa khiến cho ông Trump không thể tự ý hành động : Hệ thống tam quyền phân lập ở Mỹ khiến Tổng thống Trump không phải là người có quyền lực tối thượng và các cơ quan khác có quyền xem xét những quyết định, chính sách của ông. Cách điều hành khác thường, không giống ai của ông Trump trong thời gian đã qua dẫn tới việc các nhà cái thi nhau tung ra tỉ lệ cá cược về khả năng ông có thể bị luận tội.
Theo Hiến pháp và trên thực tế, tổng thống Mỹ có quyền lực rất lớn khi vừa là người đứng đầu quốc gia, vừa là người đứng đầu ngánh hành pháp. Tuy nhiên, quyền lực này bị giới hạn và kiểm soát bởi mô hình tam quyền phân lập với cơ chế " kiểm soát và cân bằng ". Hiến pháp Mỹ cũng nêu rõ những quy định về việc bãi miễn tổng thống.
Luận tội và kết tội
Theo Hiến pháp Mỹ, luận tội được định nghĩa là " biện pháp phế truất tổng thống, phó tổng thống, các thẩm phán liên bang và các quan chức liên bang khác".
Tại Mỹ, luận tội nằm trong thẩm quyền của ngành lập pháp, là việc chính thức truy tố một viên chức dân sự nào của chính phủ vì những hành động phạm pháp thực hiện trong khi đang tại chức.
Dù bị luận tội, tổng thống sẽ không bị sa thải ngay lập tức. Đây là công việc lâu dài và người bị xét xử có thể sẽ không bị cách chức. Nói cách khác, việc xét xử quan chức về những tội bị truy tố này hoàn toàn độc lập với việc kết án, phế truất người này.
Mục 4, Điều II Hiến pháp Mỹ nêu rõ: "Tổng thống, phó tổng thống và các viên chức dân sự khác của Mỹ sẽ bị truất phế dựa trên sự luận tội vì bị kết án là phản quốc, hối lộ hay các tội nặng nhẹ khác".
Hạ viện là nơi có quyền duy nhất luận tội trong khi đó, Thượng viện là nơi duy nhất có quyền xét xử tổng thống và phó tổng thống. Việc phế truất các viên chức bị luận tội là tự động nếu bị Thượng viện xét là có tội.
Sự việc luận tội một tổng thống bắt đầu tại Hạ viện, nơi Ủy ban Tư pháp Hạ viện mở các phiên điều trần. Tại đây, các tội danh của tổng thống được đưa ra xem xét và nếu được thông qua, Hạ viện sẽ tiếp tục thảo luận để bỏ phiếu quyết định tổng thống có tội hay không.
Một khi có tội, tổng thống sẽ bị xét xử tại Thượng viện và bị cách chức nếu 2/3 thành viên Thượng viện nhất trí điều này.
Trong lịch sử nước Mỹ, 2 tổng thống từng bị luận tội nhưng đều không bị phế truất là Andrew Johnson và Bill Clinton. Ngoài ra, Tổng thống thứ 3 là Richard M. Nixon đã từ chức trước khi bị luận tội do vụ bê bối Watergate.
Đề xuất của phó tổng thống và nội các
Tổng thống Mỹ còn có thể bị bãi miễn theo cách khác. Điều 4 Tu chính án số 25 quy định vì bất cứ lý do nào, nếu phó tổng thống và đa số nội các quyết định rằng tổng thống "không thể đảm đương quyền hạn và các chức trách tại nhiệm sở", họ có thể "sa thải" ông chủ Nhà Trắng bằng cách gửi đề nghị cho hai người: chủ tịch Hạ viện và chủ tịch Thượng viện tạm quyền (vị trí thứ hai ở Thượng viện Mỹ sau phó tổng thống - người đảm nhiệm vai trò chủ tịch viện này). Sau đó, phó tổng thống ngay lập tức trở thành "tổng thống lâm thời" và tiếp nhận toàn bộ quyền lực từ tổng tư lệnh quân đội. Như vậy, trên lý thuyết, tại bất cứ thời điểm nào, phó tổng thống và bất cứ 8 thành viên nào của nội các cũng có thể loại bỏ người đứng đầu quốc gia nếu hội đủ điều kiện..
Các vị tổng thống Mỹ bị luận tội trước thời ông Trump
Ông Donald Trump đang có nguy cơ trở thành một trong số ít các tổng thống bị Hạ viện Mỹ luận tội. Sau luận tội, có người "thoát nạn", nhưng cũng có người phải chịu kết quả đắng cay.
Ông Donald Trump có nguy cơ nằm trong số ít các đời Tổng thống Mỹ bị luận tội
Dù hiếm khi được đem ra áp dụng, song Điều II, Khoản 4 của Hiến pháp Mỹ luôn là thứ mà 44 đời Tổng thống nước Mỹ phải e ngại nhiều nhất.
Điều khoản này quy định rằng tổng thống và các viên chức trong chính phủ Mỹ "sẽ bị bãi nhiệm nếu bị luận tội và kết án các tội danh như phản quốc, hối lộ, hay dính líu đến các tội danh và hành vi nghiêm trọng khác."
Bước đầu tiên của công việc luận tội được tiến hành bởi Hạ viện, nơi sẽ xảy ra các cuộc tranh luận và biểu quyết về việc có nên đưa ra các cáo buộc hay không. Công việc này thực tế có thể được thông qua một cách đơn giản bởi phe đa số trong tổng số 435 thành viên của Hạ viện Mỹ.
Nếu một nghị quyết luận tội được Hạ viện thông qua, phía Thượng viện sẽ tổ chức một phiên tòa xét xử Tổng thống, với chủ tọa là Chánh án của Tối cao Pháp viện Mỹ. Một sự đồng thuận của 2/3 thành viên Thượng viện trong việc biểu quyết các tội danh được nêu ra là điều kiện cần để kết án và bãi nhiệm một tổng thống, dù chưa biết kết quả cuối cùng sẽ như thế nào.
Từ khi mới được ban hành cho đến nay, có tổng cộng 20 thành viên chính phủ Mỹ trở thành nạn nhân của Điều II, Mục 4 Hiến pháp với các cáo buộc khác nhau, trong đó 8 người đã buộc phải rời nhiệm sở, đa số là các thẩm phán cấp liên bang. Tuy nhiên chỉ có 3 trong số các đời Tổng thống bị lưỡng viện Mỹ hội luận tội và xét xử.
Các vị đó là những ai ?
1/- Bill Clinton
Vào tháng 10. 1998, Hạ viện Mỹ, do đảng Cộng hòa kiểm soát, đã bỏ phiếu tiến hành các thủ tục luận tội đối với vị Tổng thống của đảng Dân chủ, sau nhiều tháng tranh cãi về mối quan hệ của ông với cô Monica Lewinsky, một thực tập sinh tại Nhà Trắng,
Cuộc biểu quyết nổ ra sau 2 vòng đối chất của Tổng thống Clinton diễn ra trong năm: lần thứ nhất vào tháng 1, và lần thứ 2 vào tháng 8, khi ông bị luật sư độc lập Kenneth Starr đối chất về việc tham gia vào các mối quan hệ không lành mạnh với cô Lewinsky trước một bồi thẩm đoàn cấp liên bang.
Tổng thống Clinton chính thức bị luận tội vào ngày 19.12 .1998, với các cáo buộc giả mạo lời khai trước bồi thẩm đoàn và gây cản trở việc thi hành công vụ. Một phiên tòa xét xử của Thượng viện đối với ông được mở ra vào ngày 7.1.1999, và diễn ra trong 4 tuần, với chủ tọa là Chánh án William Rehnquist.
Tuy nhiên, đến ngày 12.2 cùng năm, Thượng viện Mỹ đã biểu quyết tha bổng cho Tổng thống Clinton, do chỉ có 45 Thượng nghị sĩ bỏ phiếu kết án ông về tội khai man, và 50 phiếu cho tội cản trở công vụ, ít hơn mức tối thiểu là 67 phiếu để tiến hành việc xét xử.
2/- Richard Nixon
Hạ viện Mỹ đã khởi xướng một cuộc luận tội đối với Tổng thống Nixon vào tháng 2.1974, khi ủy quyền cho Ủy ban Tư pháp Thượng viện mở cuộc điều tra xem liệu có đủ căn cứ để cáo buộc ông về các tội danh và hành vi nghiêm trọng hay không. Các cáo buộc nói trên chủ yếu liên quan đến vụ bê bối Watergate, là vụ đột nhập vào trụ sở Ủy ban Quốc gia của đảng Dân chủ bị phát giác vào tháng 2.1974, và các nỗ lực của chính quyền Nixon nhằm che giấu sự dính líu của mình với nó.
Vào tháng 7.1974, Ủy ban Tư pháp của Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn 3 điều khoản luận tội đối với Tổng thống Nixon, gồm các tội danh cản trở công lý, lạm quyền và coi thường Quốc hội. Thậm chí, trước cả khi toàn thể Hạ viện có thể biểu quyết cho các điều khoản luận tội, một đoạn ghi âm được công bố cho thấy rõ ràng Tổng thống Nixon có vai trò trong việc che đậy vụ bê bối nói trên. Điều này đã buộc ông Nixon phải từ chức vào ngày 9.8.1974.
3/- Andrew Johnson
Bản luận tội Tổng thống Johnson năm 1868 là điểm quan trọng của một cuộc tranh chấp nảy lửa giữa một vị Tổng thống và Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát, ở thời điểm Tái thiết sau cuộc Nội chiến.
Nguyên nhân cụ thể cho việc luận tội là nỗ lực sa thải Bộ trưởng Chiến tranh Edwin Stanton của Tổng thống Johnson, do lập trường cứng rắn của ông Stanton đối với phe bại trận miền Nam. Có 9 trong số 11 bản luận tội đối với Tổng thống Johnson đều liên quan đến những… lùm xùm của ông đối với người đứng đầu Bộ Chiến tranh Mỹ vào lúc đó.
Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu luận tội Tổng thống Johnson vào ngày 3.3.1868. Chỉ 3 ngày sau, Thượng viện đã triệu tập một phiên tòa luận tội chính thức, với chủ tọa là Chánh án Tối cao Pháp viện Salmon P. Chase.
Đến ngày 16.5.1868, sau một phiên xét xử đầy… bão táp, Thượng viện Mỹ cuối cùng đã không thể kết án bất kỳ tội danh nào đối với Tổng thống Johnson trong tổng số 11 tội danh được nêu ra, do không đạt đủ 2/3 số phiếu bầu cần thiết. Sau 10 ngày tạm nghỉ, 2 vòng bỏ phiếu sau đó cũng gặp thất bại với tỷ lệ tương tự, và cuộc luận tội Tổng thống Johnson cũng chính thức khép lại.
Do đó, người ta có thể nói vào lúc này : Tổng Thống Donald Trump có thể bị luận tội tại Hạ Viện, nhưng lên Thượng viện, ông có bị kết tội hay không là chuyện hoàn toàn không phải dễ vì phải có được 2/3 số thượng nghị sĩ chấp thuận, mà thượng viện hiện đang do bên Cộng hòa nắm đa số…Có điếu cái chuyện lùm xùm, lôi thôi, lộn xộn, tùm lum tà la này, chắc chắn là phải có ảnh hưởng đáng kể đến cuộc “ quyết đấu / duel “ vào cuối năm 2020 sắp tới của 2 bên …phe nó, phe ta, để dành quyền kiểm soát Tòa Bạch Ốc, tức cái White House …
Phan Đức Minh (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
TT. Donald Trump có thể bị luận tội và kết tội như thế nào? - PHAN ĐỨC MINH
Câu chuyện hôm nay:
TT. Donald Trump có thể bị luận tội và kết tội như thế nào?
PHAN ĐỨC MINH
--------
Trong 1 buổi họp mặt vui vẻ có màn…lai rai, mặt mũi nong nóng rồi, 1 vị…bô lão nêu câu hỏi : Tổng Thống Donald Trump nhà ta đang bị …phe đối thủ ồn ào vận động lôi ra luận tội vì cái vụ…liên lạc, thông đồng với Ukraina điều tra tội vạ của đối thủ năng kí nhất trong keo bầu cử năm tới 2020 là Cụ cựu Phó Tổng Thống Joe Biden. Câu hỏi được nêu ra là : TT. Donald Trump có thể bị luận tội rồi bãi miễn như thế nào ? Các cụ bô lão phán tỉnh queo : Cụ Phan cho biết ý kiến, ý cóp coi ra sao ? Lão Phan tôi hoảng quá, nói : Trời đất ! vấn đề to lớn, quan trọng như thế đâu có thể nói càn, nói bậy, nói tưới hạt sen, hạt dưa ngay bây giờ được . Lão Phan tôi, nay đã già khú đế, sắp 90 tuổi rồi, lẩm cẩm quên trước, quên sau, lại có cái vốn hơn 12 năm lên núi lên rừng …lao động là vinh quang với bọn nón cối, dép râu, trước khi tới Mỹ dịnh cư, mà tay bác sĩ Mỹ gốc Đức ở bệnh viện bảo là : hơn 12 năm đó tệ hại, kinh khủng lắm, coi như phải tính thêm 12 tuổi nữa vào, thành cả trăm tuổi lận. Xin cho Lão Phan về nhà mở Computer mò tìm tài liệu đàng hoàng rồi…báo cáo với các Cụ phe ta mới được!
Do đó, mãi bữa nay mới xin trình bầy tóm tắt đại khái như vầy :
Tổng thống Mỹ có thể bị phế truất thông qua cái màn luận tội và xét xử của Quốc hội hoặc từ sự đề xuất của phó tổng thống và đa số thành viên Nội các.
Những quyền lực kiềm tỏa khiến cho ông Trump không thể tự ý hành động : Hệ thống tam quyền phân lập ở Mỹ khiến Tổng thống Trump không phải là người có quyền lực tối thượng và các cơ quan khác có quyền xem xét những quyết định, chính sách của ông. Cách điều hành khác thường, không giống ai của ông Trump trong thời gian đã qua dẫn tới việc các nhà cái thi nhau tung ra tỉ lệ cá cược về khả năng ông có thể bị luận tội.
Theo Hiến pháp và trên thực tế, tổng thống Mỹ có quyền lực rất lớn khi vừa là người đứng đầu quốc gia, vừa là người đứng đầu ngánh hành pháp. Tuy nhiên, quyền lực này bị giới hạn và kiểm soát bởi mô hình tam quyền phân lập với cơ chế " kiểm soát và cân bằng ". Hiến pháp Mỹ cũng nêu rõ những quy định về việc bãi miễn tổng thống.
Luận tội và kết tội
Theo Hiến pháp Mỹ, luận tội được định nghĩa là " biện pháp phế truất tổng thống, phó tổng thống, các thẩm phán liên bang và các quan chức liên bang khác".
Tại Mỹ, luận tội nằm trong thẩm quyền của ngành lập pháp, là việc chính thức truy tố một viên chức dân sự nào của chính phủ vì những hành động phạm pháp thực hiện trong khi đang tại chức.
Dù bị luận tội, tổng thống sẽ không bị sa thải ngay lập tức. Đây là công việc lâu dài và người bị xét xử có thể sẽ không bị cách chức. Nói cách khác, việc xét xử quan chức về những tội bị truy tố này hoàn toàn độc lập với việc kết án, phế truất người này.
Mục 4, Điều II Hiến pháp Mỹ nêu rõ: "Tổng thống, phó tổng thống và các viên chức dân sự khác của Mỹ sẽ bị truất phế dựa trên sự luận tội vì bị kết án là phản quốc, hối lộ hay các tội nặng nhẹ khác".
Hạ viện là nơi có quyền duy nhất luận tội trong khi đó, Thượng viện là nơi duy nhất có quyền xét xử tổng thống và phó tổng thống. Việc phế truất các viên chức bị luận tội là tự động nếu bị Thượng viện xét là có tội.
Sự việc luận tội một tổng thống bắt đầu tại Hạ viện, nơi Ủy ban Tư pháp Hạ viện mở các phiên điều trần. Tại đây, các tội danh của tổng thống được đưa ra xem xét và nếu được thông qua, Hạ viện sẽ tiếp tục thảo luận để bỏ phiếu quyết định tổng thống có tội hay không.
Một khi có tội, tổng thống sẽ bị xét xử tại Thượng viện và bị cách chức nếu 2/3 thành viên Thượng viện nhất trí điều này.
Trong lịch sử nước Mỹ, 2 tổng thống từng bị luận tội nhưng đều không bị phế truất là Andrew Johnson và Bill Clinton. Ngoài ra, Tổng thống thứ 3 là Richard M. Nixon đã từ chức trước khi bị luận tội do vụ bê bối Watergate.
Đề xuất của phó tổng thống và nội các
Tổng thống Mỹ còn có thể bị bãi miễn theo cách khác. Điều 4 Tu chính án số 25 quy định vì bất cứ lý do nào, nếu phó tổng thống và đa số nội các quyết định rằng tổng thống "không thể đảm đương quyền hạn và các chức trách tại nhiệm sở", họ có thể "sa thải" ông chủ Nhà Trắng bằng cách gửi đề nghị cho hai người: chủ tịch Hạ viện và chủ tịch Thượng viện tạm quyền (vị trí thứ hai ở Thượng viện Mỹ sau phó tổng thống - người đảm nhiệm vai trò chủ tịch viện này). Sau đó, phó tổng thống ngay lập tức trở thành "tổng thống lâm thời" và tiếp nhận toàn bộ quyền lực từ tổng tư lệnh quân đội. Như vậy, trên lý thuyết, tại bất cứ thời điểm nào, phó tổng thống và bất cứ 8 thành viên nào của nội các cũng có thể loại bỏ người đứng đầu quốc gia nếu hội đủ điều kiện..
Các vị tổng thống Mỹ bị luận tội trước thời ông Trump
Ông Donald Trump đang có nguy cơ trở thành một trong số ít các tổng thống bị Hạ viện Mỹ luận tội. Sau luận tội, có người "thoát nạn", nhưng cũng có người phải chịu kết quả đắng cay.
Ông Donald Trump có nguy cơ nằm trong số ít các đời Tổng thống Mỹ bị luận tội
Dù hiếm khi được đem ra áp dụng, song Điều II, Khoản 4 của Hiến pháp Mỹ luôn là thứ mà 44 đời Tổng thống nước Mỹ phải e ngại nhiều nhất.
Điều khoản này quy định rằng tổng thống và các viên chức trong chính phủ Mỹ "sẽ bị bãi nhiệm nếu bị luận tội và kết án các tội danh như phản quốc, hối lộ, hay dính líu đến các tội danh và hành vi nghiêm trọng khác."
Bước đầu tiên của công việc luận tội được tiến hành bởi Hạ viện, nơi sẽ xảy ra các cuộc tranh luận và biểu quyết về việc có nên đưa ra các cáo buộc hay không. Công việc này thực tế có thể được thông qua một cách đơn giản bởi phe đa số trong tổng số 435 thành viên của Hạ viện Mỹ.
Nếu một nghị quyết luận tội được Hạ viện thông qua, phía Thượng viện sẽ tổ chức một phiên tòa xét xử Tổng thống, với chủ tọa là Chánh án của Tối cao Pháp viện Mỹ. Một sự đồng thuận của 2/3 thành viên Thượng viện trong việc biểu quyết các tội danh được nêu ra là điều kiện cần để kết án và bãi nhiệm một tổng thống, dù chưa biết kết quả cuối cùng sẽ như thế nào.
Từ khi mới được ban hành cho đến nay, có tổng cộng 20 thành viên chính phủ Mỹ trở thành nạn nhân của Điều II, Mục 4 Hiến pháp với các cáo buộc khác nhau, trong đó 8 người đã buộc phải rời nhiệm sở, đa số là các thẩm phán cấp liên bang. Tuy nhiên chỉ có 3 trong số các đời Tổng thống bị lưỡng viện Mỹ hội luận tội và xét xử.
Các vị đó là những ai ?
1/- Bill Clinton
Vào tháng 10. 1998, Hạ viện Mỹ, do đảng Cộng hòa kiểm soát, đã bỏ phiếu tiến hành các thủ tục luận tội đối với vị Tổng thống của đảng Dân chủ, sau nhiều tháng tranh cãi về mối quan hệ của ông với cô Monica Lewinsky, một thực tập sinh tại Nhà Trắng,
Cuộc biểu quyết nổ ra sau 2 vòng đối chất của Tổng thống Clinton diễn ra trong năm: lần thứ nhất vào tháng 1, và lần thứ 2 vào tháng 8, khi ông bị luật sư độc lập Kenneth Starr đối chất về việc tham gia vào các mối quan hệ không lành mạnh với cô Lewinsky trước một bồi thẩm đoàn cấp liên bang.
Tổng thống Clinton chính thức bị luận tội vào ngày 19.12 .1998, với các cáo buộc giả mạo lời khai trước bồi thẩm đoàn và gây cản trở việc thi hành công vụ. Một phiên tòa xét xử của Thượng viện đối với ông được mở ra vào ngày 7.1.1999, và diễn ra trong 4 tuần, với chủ tọa là Chánh án William Rehnquist.
Tuy nhiên, đến ngày 12.2 cùng năm, Thượng viện Mỹ đã biểu quyết tha bổng cho Tổng thống Clinton, do chỉ có 45 Thượng nghị sĩ bỏ phiếu kết án ông về tội khai man, và 50 phiếu cho tội cản trở công vụ, ít hơn mức tối thiểu là 67 phiếu để tiến hành việc xét xử.
2/- Richard Nixon
Hạ viện Mỹ đã khởi xướng một cuộc luận tội đối với Tổng thống Nixon vào tháng 2.1974, khi ủy quyền cho Ủy ban Tư pháp Thượng viện mở cuộc điều tra xem liệu có đủ căn cứ để cáo buộc ông về các tội danh và hành vi nghiêm trọng hay không. Các cáo buộc nói trên chủ yếu liên quan đến vụ bê bối Watergate, là vụ đột nhập vào trụ sở Ủy ban Quốc gia của đảng Dân chủ bị phát giác vào tháng 2.1974, và các nỗ lực của chính quyền Nixon nhằm che giấu sự dính líu của mình với nó.
Vào tháng 7.1974, Ủy ban Tư pháp của Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn 3 điều khoản luận tội đối với Tổng thống Nixon, gồm các tội danh cản trở công lý, lạm quyền và coi thường Quốc hội. Thậm chí, trước cả khi toàn thể Hạ viện có thể biểu quyết cho các điều khoản luận tội, một đoạn ghi âm được công bố cho thấy rõ ràng Tổng thống Nixon có vai trò trong việc che đậy vụ bê bối nói trên. Điều này đã buộc ông Nixon phải từ chức vào ngày 9.8.1974.
3/- Andrew Johnson
Bản luận tội Tổng thống Johnson năm 1868 là điểm quan trọng của một cuộc tranh chấp nảy lửa giữa một vị Tổng thống và Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát, ở thời điểm Tái thiết sau cuộc Nội chiến.
Nguyên nhân cụ thể cho việc luận tội là nỗ lực sa thải Bộ trưởng Chiến tranh Edwin Stanton của Tổng thống Johnson, do lập trường cứng rắn của ông Stanton đối với phe bại trận miền Nam. Có 9 trong số 11 bản luận tội đối với Tổng thống Johnson đều liên quan đến những… lùm xùm của ông đối với người đứng đầu Bộ Chiến tranh Mỹ vào lúc đó.
Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu luận tội Tổng thống Johnson vào ngày 3.3.1868. Chỉ 3 ngày sau, Thượng viện đã triệu tập một phiên tòa luận tội chính thức, với chủ tọa là Chánh án Tối cao Pháp viện Salmon P. Chase.
Đến ngày 16.5.1868, sau một phiên xét xử đầy… bão táp, Thượng viện Mỹ cuối cùng đã không thể kết án bất kỳ tội danh nào đối với Tổng thống Johnson trong tổng số 11 tội danh được nêu ra, do không đạt đủ 2/3 số phiếu bầu cần thiết. Sau 10 ngày tạm nghỉ, 2 vòng bỏ phiếu sau đó cũng gặp thất bại với tỷ lệ tương tự, và cuộc luận tội Tổng thống Johnson cũng chính thức khép lại.
Do đó, người ta có thể nói vào lúc này : Tổng Thống Donald Trump có thể bị luận tội tại Hạ Viện, nhưng lên Thượng viện, ông có bị kết tội hay không là chuyện hoàn toàn không phải dễ vì phải có được 2/3 số thượng nghị sĩ chấp thuận, mà thượng viện hiện đang do bên Cộng hòa nắm đa số…Có điếu cái chuyện lùm xùm, lôi thôi, lộn xộn, tùm lum tà la này, chắc chắn là phải có ảnh hưởng đáng kể đến cuộc “ quyết đấu / duel “ vào cuối năm 2020 sắp tới của 2 bên …phe nó, phe ta, để dành quyền kiểm soát Tòa Bạch Ốc, tức cái White House …
Phan Đức Minh (HNPD)