Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
TT Nguyễn Văn Thiệu duyệt xét tình hình Phước Long tháng 1/1975...
Như đã trình bày, ngày 13 tháng 12/1974, Cộng quân mở cuộc tấn công vào quận lỵ Đôn Luân nhưng đã bị lực lượng Địa Phương Quân với sự yểm trợ của Không quân đã đánh bật Cộng quân (CQ) khỏi trận chiến. Qua đêm hôm sau, ngày 14/12/1974, CQ mở trận đánh chớp nhoáng tương tự vào quận lỵ Đức Phong và Bố Đức. Cả hai vị trí này bị tràn ngập nhanh chóng vì lực lượng yểm trợ không tiếp cứu kịp. Đêm kế tiếp, ngày 15 tháng 12/1974, một trung đội Pháo binh diện địa của tiểu khu Phước Long bị CQ tấn công, 2 khẩu 105 ly bị mất vào tay địch. Từ ngày 17/12/1974 đến cuối tháng 12/1974, CQ gia tăng áp lực quanh tỉnh lỵ Phước Long. Phi trường bị CQ pháo kích liên tục gây khó khăn cho việc tiếp tế bằng không vận. Sau đây là tình hình chiến trận tại Phước Long từ 1/1 đến 6/1/1975, phần này được biên soạn dựa theo hồi ký của cựu Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ ấn hành, dịch giả Duy Nguyên chuyển dịch sang Việt ngữ * Trận chiến những ngày đầu tháng 1/1975 Bảy giờ sáng ngày 1/1/1975, CQ có xe tăng yểm trợ bắt đầu tấn công vào phía nam tỉnh lỵ Phước Long, nhưng khi đến chân đồi gần tỉnh lỵ thì bị khựng lại trước sự chống trả quyết liệt của quân trú phòng. Cùng vào thời gian này, CQ đã bao vây khu vực núi Bà Rá bất chấp các đợt không pháo và xạ kích của Không quân VNCH bắn chận tối đa. Sau khi chiếm được núi Bà Rá, CQ cho thiết lập ngay đài quan sát pháo binh và sử dụng súng 130 ly bắn ngay vào trung tâm tỉnh lỵ. 8 khẩu 105 ly và 4 khẩu 155 ly đặt trong Tiểu khu Phước Long bị trúng đạn của CQ. Trong suốt ngày 2 tháng Giêng/1975, lực lượng trú phòng chiến đấu quyết liệt và gây tổn thất nặng cho CQ, 15 xe tăng của địch bị bắn cháy. Đến 18 giờ cùng ngày thì trạm liên lạc đặt trên đỉnh núi Bà Rá bị CQ chiếm do đó sự liên lạc viễn thông với thị xã bị mất hẳn. * Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu duyệt xét tình hình Phước Long Cũng trong ngày 2/1/1974, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã triệu tập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia họp tại Dinh Độc Lập để nghe Trung tướng Dư Quốc Đống, Tư lệnh Quân đoàn 3 & Quân khu 3 thuyết trình tình hình Phước Long. Thành phần tham dự gồm có: Phó Tổng thống Trần Văn Hương, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên; Trung tướng Đặng Văn Quang, Phụ tá Quân sự của Tổng thống VNCH. Ngoài các thành viên trọng yếu của Hội đồng ANQG, cuộc họp được mở rộng với sự tham dự của các vị tướng sau đây: Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng Liên quân kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận; Trung tướng Trần Văn Minh, Tư lệnh Không quân (QL.VNCH có hai vị trung tướng cùng tên Trần Văn Minh, vị thứ nhất được gọi là Minh "nhỏ" thăng cấp Trung tướng từ tháng 12/1956 cùng đợt với Tướng Dương Văn Minh (Minh "lớn"). Tướng Minh "nhỏ" từng giữ chức Tổng tư lệnh Quân lực VNCH từ tháng 2/1965 đến tháng 6/1965 (từ tháng 1/1964 dến tháng 7/1965, theo quyết định của Bộ Quốc phòng, chức danh Tổng Tham mưu trưởng được đổi thành Tổng Tư lệnh và bộ Tổng tham mưu cải danh thành bộ Tổng Tư lệnh. Sau tháng 7/1965, chức danh Tổng Tham mưu trưởng được tái lập); vị thứ hai là Tướng Minh của Không quân, người rất cao, thăng trung tướng vào năm 1971. Trở lại với nội dung cuộc họp khẩn của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, đề tài được nêu ra là có nên tăng cường lực lượng để giữ Phước Long hay không. Nếu phải tiếp cứu Phước Long thì phải điều động thêm bao nhiêu quân và phải yểm trợ như thế nào. Với tư cách là Tư lệnh Quân đoàn 3 & Quân khu 3, Trung tướng Đống cho rằng Quân đoàn 3 cần út nhất 1 sư đoàn bộ binh hay 1 sư đoàn Dù để giải vây cho Phước Long. Kế hoạch của Tướng Đống là mở cuộc hành quân tiếp cứu bằng trực thăng vận để đưa sư đoàn tiếp ứng này vào tỉnh lỵ Phước Long từ hướng phía tây và phải được sự yểm trợ tối đa bằng không quân chiến thuật và tiếp vận đạn dược. Sau đó, Trung tướng Đống xin Tổng thống Thiệu cho từ chức vì ông cho rằng ông không có khả năng thay đổi tình hình tại Quân khu 3 sau ba tháng giữ chức vụ này. Tổng thống Thiệu bác bỏ lời xin từ chức của Tướng Đống và lo lắng hơn nữa về kế hoạch tăng cường lực lượng để giữ Phước Long. Kế hoạch này được xem xét rất kỹ lưỡng nhưng cuối cùng bị bãi bỏ vì Bộ Tổng Tham Mưu không còn đơn vị tổng trừ bị trong tay. * Những trận kịch chiến cuối cùng Cuối cùng việc giải vây cho Phước Long được giao cho Bộ Tư lịnh Quân đoàn 3/Quân khu 3 phụ trách với lực lượng và khả năng sẵn có trong tay. Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù được giao phó nhiệm vụ này. Ngày 3 tháng 1/1975, Cộng quân tăng cường áp lực quanh vòng đai phòng thủ ở phía nam. Tuyến phòng ngự của quân đội VNCH tại Phước Long chỉ còn thu hẹp ở chợ, khu hành chánh tỉnh và phi trường dành cho L 19. Tất cả các đạn bác của quân trú phòng đều bị hư hại, không còn tác xạ được do hơn 2 ngàn trái pháo của Cộng quân đã rót vào khu tòa hành chánh và bộ chỉ huy tiểu khu. Hơn 20 tấn đạn dược được tiếp tế thả dù ngay phía bắc tiểu khu nhưng vì Cộng quân pháo kích liên tục nên việc thu hồi số đạn tiếp tế này vô cùng khó khăn. Ngày 4 tháng 1/1975, CQ gia tăng các đợt pháo kích vào Bộ Chỉ huy Tiểu khu. Trung tá Tiểu khu phó bị tử thương ngay tại chỗ. Trung tá Chi khu trưởng Phước Bình bị thương nặng. Cùng lúc đó, xe tăng của CQ xuất hiện từ hai hướng tây và nam thị xã. Liên lạc giữa Bộ Chỉ huy Tiểu khu và Quân đoàn 3 bị đứt quãng nhiều lần và sau khi Trung tâm Hành quân bị phá hủy thì hệ thống liên lạc viễn liên chỉ còn 1 tần số vô tuyến. Ngày 5 tháng 1/1975, vào lúc 8 giờ sáng, Không quân VNCH thực hiện 60 phi vụ chiến thuật để yểm trợ cho cho kế hoạch hình thành một bãi đáp trực thăng tại phía đông tỉnh lỵ để Liên đoàn 81 Biệt kích Dù đổ bộ. 9 giờ sáng ngày 5 tháng 1/1975, một đại đội Biệt kích Dù đầu tiên đổ bộ an toàn. Ngay sau khi đổ bộ xong, thì hai bên bắt đầu liên lạc với nhau được ngay. Đến 11 giờ phi cơ chuẩn bị cho cuộc đổ bộ thứ hai và bộ chỉ huy dự trù sẽ trực thăng vận xuống phía Bắc khu Hành chánh tỉnh. Khi hoàn tất cuộc đổ bộ vào lúc 3 giờ chiều cùng ngày, hơn 250 quân sĩ Biệt Kích Dù bị lọt vào ổ phục kích của pháo binh Cộng quân. Rất may chỉ có khoảng 2 tiểu đội bị tổn thất. Nhiều trực thăng bị trúng đạn nhưng phi hành đoàn đã cố gắng thoát ra khỏi vùng hỏa lực phòng không của CQ. Tuy nhiên vì địch pháo dữ dội nên Không quân không thể tải thương được như đã dự trù. Trong thế cài răng lược, xe tăng CQ phá vỡ vị trí phòng ngự của Địa phương quân tại kho Tiếp vận và từ đó tấn công vào thị xã. Đặc công CQ tùng thiết liền trở lui đặt chướng ngại vật để chận đường trong khi chiến xa của CQ vẫn tiến về dinh tỉnh trưởng, bây giờ là Bộ Chỉ huy Hành quân Tiểu khu và Bộ Chỉ huy đơn vị tăng viện vừa mới đến. CQ bị đẩy lùi khi các chiến binh Biệt Cách Dù bắt đầu phản công để tái chiếm từng vị trí một, đặc biệt là kho Tiếp vận. Mặc dù chiến binh Biệt Cách Dù chiến đấu vô cùng dũng cảm, nhưng do áp lực CQ quá nặng, nên không chiếm lại được các vị trí trọng yếu. Lúc ấy Biệt Cách Dù bị thiệt hại gần nửa quân số. Trận chiến trở nên kịch liệt hơn khi chiến xa địch kéo đến tăng cường, chiến binh Biệt Cách Dù sử dụng loại vũ khí phóng hỏa tiễn M 72 và đại bác không giật để bắn trả. Đến cuối ngày hôm đó, Bộ Chỉ huy Biệt Cách Dù báo cáo cho bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 về tình hình trận chiến. Tình hình vô cùng nguy kịch. Tuyến phòng thủ của Địa phương quân bị vỡ khi chiến xa địch kéo đến. Thấy vậy, sĩ quan chỉ huy Biệt Cách Dù quyết định lập hàng rào quanh dinh tỉnh trưởng và tòa hành chánh. Suốt đêm đó hơn 1,000 trái đại bác của địch rót vào khu vực này và khu vực chợ. Qua 9 giờ sáng ngày 6 tháng 1, bộ binh CQ có xe tăng yểm trợ lại mở trận tấn công tiếp. Giao tranh kéo dài suốt ngày. Đến 23 giờ liên lạc với bộ chỉ huy tiểu khu bị mất nhưng lực lượng Biệt cách Dù vẫn còn giữ vững vị trí. Đến 12 giờ khuya, chiến binh Biệt Cách Dù lặng lẽ phân tán mỏng ra khỏi thị xã.
Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu thăm 1 đơn vị VNCH tại miền Đông Nam phần
Lược ghi tình hình chiến sự Phước Long cuối tháng 12/1974
Tác giả bài viết: Đăng Quang
Nguồn tin: Vietstaronline.com
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
TT Nguyễn Văn Thiệu duyệt xét tình hình Phước Long tháng 1/1975...
Như đã trình bày, ngày 13 tháng 12/1974, Cộng quân mở cuộc tấn công vào quận lỵ Đôn Luân nhưng đã bị lực lượng Địa Phương Quân với sự yểm trợ của Không quân đã đánh bật Cộng quân (CQ) khỏi trận chiến. Qua đêm hôm sau, ngày 14/12/1974, CQ mở trận đánh chớp nhoáng tương tự vào quận lỵ Đức Phong và Bố Đức. Cả hai vị trí này bị tràn ngập nhanh chóng vì lực lượng yểm trợ không tiếp cứu kịp. Đêm kế tiếp, ngày 15 tháng 12/1974, một trung đội Pháo binh diện địa của tiểu khu Phước Long bị CQ tấn công, 2 khẩu 105 ly bị mất vào tay địch. Từ ngày 17/12/1974 đến cuối tháng 12/1974, CQ gia tăng áp lực quanh tỉnh lỵ Phước Long. Phi trường bị CQ pháo kích liên tục gây khó khăn cho việc tiếp tế bằng không vận. Sau đây là tình hình chiến trận tại Phước Long từ 1/1 đến 6/1/1975, phần này được biên soạn dựa theo hồi ký của cựu Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ ấn hành, dịch giả Duy Nguyên chuyển dịch sang Việt ngữ * Trận chiến những ngày đầu tháng 1/1975 Bảy giờ sáng ngày 1/1/1975, CQ có xe tăng yểm trợ bắt đầu tấn công vào phía nam tỉnh lỵ Phước Long, nhưng khi đến chân đồi gần tỉnh lỵ thì bị khựng lại trước sự chống trả quyết liệt của quân trú phòng. Cùng vào thời gian này, CQ đã bao vây khu vực núi Bà Rá bất chấp các đợt không pháo và xạ kích của Không quân VNCH bắn chận tối đa. Sau khi chiếm được núi Bà Rá, CQ cho thiết lập ngay đài quan sát pháo binh và sử dụng súng 130 ly bắn ngay vào trung tâm tỉnh lỵ. 8 khẩu 105 ly và 4 khẩu 155 ly đặt trong Tiểu khu Phước Long bị trúng đạn của CQ. Trong suốt ngày 2 tháng Giêng/1975, lực lượng trú phòng chiến đấu quyết liệt và gây tổn thất nặng cho CQ, 15 xe tăng của địch bị bắn cháy. Đến 18 giờ cùng ngày thì trạm liên lạc đặt trên đỉnh núi Bà Rá bị CQ chiếm do đó sự liên lạc viễn thông với thị xã bị mất hẳn. * Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu duyệt xét tình hình Phước Long Cũng trong ngày 2/1/1974, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã triệu tập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia họp tại Dinh Độc Lập để nghe Trung tướng Dư Quốc Đống, Tư lệnh Quân đoàn 3 & Quân khu 3 thuyết trình tình hình Phước Long. Thành phần tham dự gồm có: Phó Tổng thống Trần Văn Hương, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên; Trung tướng Đặng Văn Quang, Phụ tá Quân sự của Tổng thống VNCH. Ngoài các thành viên trọng yếu của Hội đồng ANQG, cuộc họp được mở rộng với sự tham dự của các vị tướng sau đây: Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng Liên quân kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận; Trung tướng Trần Văn Minh, Tư lệnh Không quân (QL.VNCH có hai vị trung tướng cùng tên Trần Văn Minh, vị thứ nhất được gọi là Minh "nhỏ" thăng cấp Trung tướng từ tháng 12/1956 cùng đợt với Tướng Dương Văn Minh (Minh "lớn"). Tướng Minh "nhỏ" từng giữ chức Tổng tư lệnh Quân lực VNCH từ tháng 2/1965 đến tháng 6/1965 (từ tháng 1/1964 dến tháng 7/1965, theo quyết định của Bộ Quốc phòng, chức danh Tổng Tham mưu trưởng được đổi thành Tổng Tư lệnh và bộ Tổng tham mưu cải danh thành bộ Tổng Tư lệnh. Sau tháng 7/1965, chức danh Tổng Tham mưu trưởng được tái lập); vị thứ hai là Tướng Minh của Không quân, người rất cao, thăng trung tướng vào năm 1971. Trở lại với nội dung cuộc họp khẩn của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, đề tài được nêu ra là có nên tăng cường lực lượng để giữ Phước Long hay không. Nếu phải tiếp cứu Phước Long thì phải điều động thêm bao nhiêu quân và phải yểm trợ như thế nào. Với tư cách là Tư lệnh Quân đoàn 3 & Quân khu 3, Trung tướng Đống cho rằng Quân đoàn 3 cần út nhất 1 sư đoàn bộ binh hay 1 sư đoàn Dù để giải vây cho Phước Long. Kế hoạch của Tướng Đống là mở cuộc hành quân tiếp cứu bằng trực thăng vận để đưa sư đoàn tiếp ứng này vào tỉnh lỵ Phước Long từ hướng phía tây và phải được sự yểm trợ tối đa bằng không quân chiến thuật và tiếp vận đạn dược. Sau đó, Trung tướng Đống xin Tổng thống Thiệu cho từ chức vì ông cho rằng ông không có khả năng thay đổi tình hình tại Quân khu 3 sau ba tháng giữ chức vụ này. Tổng thống Thiệu bác bỏ lời xin từ chức của Tướng Đống và lo lắng hơn nữa về kế hoạch tăng cường lực lượng để giữ Phước Long. Kế hoạch này được xem xét rất kỹ lưỡng nhưng cuối cùng bị bãi bỏ vì Bộ Tổng Tham Mưu không còn đơn vị tổng trừ bị trong tay. * Những trận kịch chiến cuối cùng Cuối cùng việc giải vây cho Phước Long được giao cho Bộ Tư lịnh Quân đoàn 3/Quân khu 3 phụ trách với lực lượng và khả năng sẵn có trong tay. Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù được giao phó nhiệm vụ này. Ngày 3 tháng 1/1975, Cộng quân tăng cường áp lực quanh vòng đai phòng thủ ở phía nam. Tuyến phòng ngự của quân đội VNCH tại Phước Long chỉ còn thu hẹp ở chợ, khu hành chánh tỉnh và phi trường dành cho L 19. Tất cả các đạn bác của quân trú phòng đều bị hư hại, không còn tác xạ được do hơn 2 ngàn trái pháo của Cộng quân đã rót vào khu tòa hành chánh và bộ chỉ huy tiểu khu. Hơn 20 tấn đạn dược được tiếp tế thả dù ngay phía bắc tiểu khu nhưng vì Cộng quân pháo kích liên tục nên việc thu hồi số đạn tiếp tế này vô cùng khó khăn. Ngày 4 tháng 1/1975, CQ gia tăng các đợt pháo kích vào Bộ Chỉ huy Tiểu khu. Trung tá Tiểu khu phó bị tử thương ngay tại chỗ. Trung tá Chi khu trưởng Phước Bình bị thương nặng. Cùng lúc đó, xe tăng của CQ xuất hiện từ hai hướng tây và nam thị xã. Liên lạc giữa Bộ Chỉ huy Tiểu khu và Quân đoàn 3 bị đứt quãng nhiều lần và sau khi Trung tâm Hành quân bị phá hủy thì hệ thống liên lạc viễn liên chỉ còn 1 tần số vô tuyến. Ngày 5 tháng 1/1975, vào lúc 8 giờ sáng, Không quân VNCH thực hiện 60 phi vụ chiến thuật để yểm trợ cho cho kế hoạch hình thành một bãi đáp trực thăng tại phía đông tỉnh lỵ để Liên đoàn 81 Biệt kích Dù đổ bộ. 9 giờ sáng ngày 5 tháng 1/1975, một đại đội Biệt kích Dù đầu tiên đổ bộ an toàn. Ngay sau khi đổ bộ xong, thì hai bên bắt đầu liên lạc với nhau được ngay. Đến 11 giờ phi cơ chuẩn bị cho cuộc đổ bộ thứ hai và bộ chỉ huy dự trù sẽ trực thăng vận xuống phía Bắc khu Hành chánh tỉnh. Khi hoàn tất cuộc đổ bộ vào lúc 3 giờ chiều cùng ngày, hơn 250 quân sĩ Biệt Kích Dù bị lọt vào ổ phục kích của pháo binh Cộng quân. Rất may chỉ có khoảng 2 tiểu đội bị tổn thất. Nhiều trực thăng bị trúng đạn nhưng phi hành đoàn đã cố gắng thoát ra khỏi vùng hỏa lực phòng không của CQ. Tuy nhiên vì địch pháo dữ dội nên Không quân không thể tải thương được như đã dự trù. Trong thế cài răng lược, xe tăng CQ phá vỡ vị trí phòng ngự của Địa phương quân tại kho Tiếp vận và từ đó tấn công vào thị xã. Đặc công CQ tùng thiết liền trở lui đặt chướng ngại vật để chận đường trong khi chiến xa của CQ vẫn tiến về dinh tỉnh trưởng, bây giờ là Bộ Chỉ huy Hành quân Tiểu khu và Bộ Chỉ huy đơn vị tăng viện vừa mới đến. CQ bị đẩy lùi khi các chiến binh Biệt Cách Dù bắt đầu phản công để tái chiếm từng vị trí một, đặc biệt là kho Tiếp vận. Mặc dù chiến binh Biệt Cách Dù chiến đấu vô cùng dũng cảm, nhưng do áp lực CQ quá nặng, nên không chiếm lại được các vị trí trọng yếu. Lúc ấy Biệt Cách Dù bị thiệt hại gần nửa quân số. Trận chiến trở nên kịch liệt hơn khi chiến xa địch kéo đến tăng cường, chiến binh Biệt Cách Dù sử dụng loại vũ khí phóng hỏa tiễn M 72 và đại bác không giật để bắn trả. Đến cuối ngày hôm đó, Bộ Chỉ huy Biệt Cách Dù báo cáo cho bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 về tình hình trận chiến. Tình hình vô cùng nguy kịch. Tuyến phòng thủ của Địa phương quân bị vỡ khi chiến xa địch kéo đến. Thấy vậy, sĩ quan chỉ huy Biệt Cách Dù quyết định lập hàng rào quanh dinh tỉnh trưởng và tòa hành chánh. Suốt đêm đó hơn 1,000 trái đại bác của địch rót vào khu vực này và khu vực chợ. Qua 9 giờ sáng ngày 6 tháng 1, bộ binh CQ có xe tăng yểm trợ lại mở trận tấn công tiếp. Giao tranh kéo dài suốt ngày. Đến 23 giờ liên lạc với bộ chỉ huy tiểu khu bị mất nhưng lực lượng Biệt cách Dù vẫn còn giữ vững vị trí. Đến 12 giờ khuya, chiến binh Biệt Cách Dù lặng lẽ phân tán mỏng ra khỏi thị xã.
Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu thăm 1 đơn vị VNCH tại miền Đông Nam phần
Lược ghi tình hình chiến sự Phước Long cuối tháng 12/1974
Tác giả bài viết: Đăng Quang
Nguồn tin: Vietstaronline.com
Tân Sơn Hòa chuyển