Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
TT Nixon Gửi Thư Cho VNCH Yêu Cầu Ký Hiệp Định Ngưng Bắn 1973
Như đã trình bày, sau các cuộc hội đàm diễn ra trong tháng 9 và tháng 10/1972, ngày 20 tháng 11/1972, ông Kissinger và Lê Đức Thọ lại gặp nhau ở Ba Lê. Suốt trong cuộc họp với Lê Đức Thọ, ông Kissinger nêu ra các đòi hỏi của Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ. Trong mấy ngày đầu thương thảo, sự thể diễn tiến có vẻ suông sẻ. Thế nhưng, bước sang ngày 23/11, Lê Đức Thọ trở chứng. Thọ bác bỏ những yêu cầu của Hoa Kỳ và một lần nữa lại đòi loại bỏ cho bằng được Chính phủ VNCH. Điều này chứng tỏ Thọ đã nhận được chỉ thị mới của Hà Nội khiến cho ông Kissinger khựng lại vì thái độ trở mặt của CSBV.
Ông Kissinger hỏi Thọ để được giải thích nhưng không được Thọ trả lời thỏa đáng. Ông Kissinger nhắc lại rằng Hoa Kỳ đã bày tỏ thiện chí bằng cách cho ngưng oanh tạc lãnh thổ miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra để mong có sự tiến bộ trong các cuộc hòa đàm thì được Thọ trả lời rằng vì Hoa Kỳ đưa ra nhiều đòi hỏi mới. Hai bên chấm dứt các cuộc nói chuyện vào ngày 25 tháng 11/1972 nhưng đồng ý sẽ tái tục vào đầu tháng 12. Sau đây là phần tổng lược các diễn biến trong tháng 12/1972 và tháng 1/1973. Phần này được tổng lược dựa theo hồi ký của cựu Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ xuất bản, và các bài tổng hợp về cuộc chiến VN. Trong tiến trình tổng lược, có phần bổ sung dựa theo các tài liệu của cựu Đại tướng Westmoreland và các tài liệu khác của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ.
* Kissinger tái hội đàm với Lê Đức Tho
Ngày 4 tháng 12/1972, ông Kissinger gặp lại Lê Đức Thọ tại Ba Lê và nhận thấy Thọ vẫn giữ thái độ khư khư y như lần họp sau cùng vào ngày 25 tháng 11. Những phiên họp kế tiếp, thái độ của Thọ có vẻ dịu bớt, nhưng vẫn không đạt được tiến bộ nào. Nhiều vấn đề tưởng đã được giải quyết nay được nêu ra lại. Ngày 13 tháng 12, ông Kissinger rời Ba Lê, để lại các phụ tá làm việc với các viên chức đồng nhiệm vụ của đoàn CSBV. Bế tắc lần này khá nghiêm trọng và hầu như muốn tan vỡ hoàn toàn. Sau khi thảo luận với ông Kissinger và duyệt xét lại toàn bộ chi tiết văn bản với viên cố vấn này, Tổng thống Nixon liền gửi cho Hà Nội một bức điện văn cảnh cáo rằng nếu CSBV không trở lại thảo luận trong vòng 78 giờ thì Hoa Kỳ sẽ tái tục các cuộc oanh tạc lên miền Bắc. Không thấy đối phương đáp lại, Hoa Kỳ bắt đầu một đợt ném bom rất ồ ạt từ vĩ tuyến 20 trở lên mà từ cuối tháng 10/1972, các cuộc ném bom như vậy đã chấm dứt. Khả năng tàn phá của B-52 cho thấy CSBV không đủ sức chịu đựng và cũng cho thấy lập trường khá cương quyết của Hoa Kỳ. Theo Đại tướng Viên, sau vụ oanh kích này, CSBV bị buộc phải trở lại bàn hòa đàm. Kết quả đúng như vậy, và đợt oanh tạc ồ ạt của Không lực Hoa Kỳ chấm dứt vào ngày 30 tháng 12. Hơn một tuần sau, vào ngày 8 tháng 1/1973, ông Kissinger trở lại Ba Lê để gặp Lê Đức Thọ. Hai bên cẩn thận xem xét lại từng câu, từng phần và nhất là từng chữ trong bản văn. Ngày 14 tháng 1/1973, ông Kissinger báo cáo cho Tổng thống Nixon về mức độ tiến triển của cuộc hòa đàm. Do đó qua ngày 15 tháng 1/1973, Tổng thống Nixon ra lệnh cho tất cả các lực lượng Hoa Kỳ ngưng mọi hoạt động chống lại CSBV. Cũng cần ghi nhận thêm rằng trước đó, vào ngày 9 tháng 11/1972, phụ tá của ông Kissinger là tướng Alexander M. Haig, Jr đến Sài Gòn để trao bức thư tay của Tổng thống Nixon cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Theo lời Đại tướng Cao Văn Viên, do chính phủ VNCH vẫn kiên quyết giữ vững lập trường của mình nên tướng Haig dọa rằng nếu Việt Nam Cộng Hòa không chịu ký thì Hoa Kỳ sẽ đơn phương ký kết với Cộng sản Bắc Việt. Trước đó vài ngày, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã ra tuyên bố là Gia Nã Đại, Hung Gia Lợi, Ba Lan, Nam Dương đã đồng ý sẽ tham gia Ủy hội Quốc tế Kiểm soát và Giám sát đình chiến. Ngày 16 tháng 1/1973, Tướng Haig lại đến Sài Gòn theo sự ủy nhiệm của Tổng thống Nixon. Trong cuộc thảo luận với Tướng Haig, Chính phủ VNCH báo cho vị đặc sứ của Tổng thống Hoa Kỳ biết là VNCH muốn thay đổi vài thủ tục. Thế nhưng đến ngày 19 tháng 1/1973, Chính phủ VNCH nhận được thông báo của Hoa Kỳ là sẽ không có bất cứ thay đổi nào nữa và hiệp định sơ bộ sẽ được ký vào ngày 23 tháng 1/1973 để đến ngày 27 tháng 1/1973 thì chính thức được ký kết bởi 4 phái đoàn tham dự. Cuộc ngừng bắn sẽ có hiệu lực từ 8 giờ sáng giờ Sài Gòn ngày 28 tháng 1/1973. *Thư riêng của TT Nixon gửi cho TT Nguyễn Văn Thiệu Sau khi gửi thông báo cho Chính phủ VNCH vào ngày 19 tháng 1/1973, thì đến ngày 21 tháng 1/1973, Tổng thống Nixon viết riêng cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lá thư riêng. Trong thư, Tổng thống Nixon nói rằng nếu Sài Gòn từ chối không chịu ký kết hiệp định thì Hoa Kỳ sẽ đơn phương ký với CSBV. Và như vậy thì mọi viện trợ của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam Cộng Hòa sẽ bị cắt đứt. Nhưng nếu như Việt Nam Cộng Hòa đồng ý thì: Tổng thống Hoa Kỳ sẽ can thiệp mạnh mẽ hơn nữa với Quốc Hội để tiếp tục viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa, và Chính phủ Hoa Kỳ cam kết sẽ phản ứng quyết liệt khi có bất cứ vụ vi phạm nào do CSBV gây ra. Nhận được thư của Tổng thống Nixon, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã hội họp và bàn bạc kỹ lưỡng với Hội Đồng An Ninh Quốc Gia và tham khảo ý kiến rộng rãi với nhiều thân hào nhân sĩ cùng Quốc hội. Sau đó, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã viết thư trả lời Tổng thống Nixon rằng ông chấp nhận và đề nghị một cuộc họp thượng đỉnh tổ chức ngay sau khi thỏa hiệp được ký kết. Theo phân tích của Đại tướng Cao Văn Viên, thì tương tự như Hội nghị Bàn Môn Điếm tại Triều Tiên trước đó hai thập niên, bàn hòa đàm chỉ là một nơi Cộng sản tuyên truyền trong khi vẫn tiến hành chiến tranh. Chiến thuật chính yếu của Cộng sản là vừa đánh vừa đàm. Khách quan mà nói thì Hiệp định Ba Lê là một văn kiện không toàn hảo. Hoa Kỳ chỉ được một chuyện là rút quân ra được và lấy lại tù binh. Quân Cộng sản Bắc Việt được quyền lưu lại miền Nam trong khi miền Nam vẫn được xem là một quốc gia có chủ quyền là một điều bất hợp lý. Đại tướng Cao Văn Viên nhận định rằng trước sự thể một hiệp ước bất toàn hảo như vậy, và nó sẽ chẳng bao giờ được toàn hảo trừ phi một bên chiếm ưu thế hơn và buộc bên kia phải đầu hàng vô điều kiện, thì Việt Nam Cộng Hòa phải làm gì để hy vọng sống còn và những biện pháp chính trị và quân sự nào cần áp dụng để đối phó với tình hình mới này " Theo âm mưu của địch mà Quân lực VNCH khám phá được qua các tài liệu tịch thu được, và đặc biệt qua bài học Hiệp định Genève, bộ Tổng tham mưu Quân Lực VNCH đã thảo ra kế hoạch lấy tên Trần Hưng Đạo II. Kế hoạch này đề ra rất nhiều chi tiết để thực hiện nhằm đối phó với các cuộc di chuyển của địch: mọi tiểu khu, mọi đơn vị tác chiến đều được phân phối để tất cả đều nắm vững. Vì Việt Nam Cộng Hòa lúc nào cũng tôn trọng hiệp định và vì VNCH biết chắc âm mưu "giành dân lấn đất" của địch.
* Phản ứng của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.
Đại tướng Cao Văn Viên ghi nhận tiếp: Về phương diện chính trị, một chương trình năm năm phát triển nông thôn được đề ra và một đảng chính trị mới ra đời lấy tên là Đảng Dân Chủ nhằm quy tụ với thành phần chính trị trong nước để đấu tranh với Cộng sản. Các nhà lãnh đạo Đảng Dân Chủ là những viên chức hành chính cao cấp nhất. Đến khoảng giữa năm 1973, một phần của nội các chính phủ được cải tổ. Cuối cùng, để cải thiện hiệu năng và nhằm giúp cho toàn quốc hiểu rõ chính sách Quốc gia, Chính phủ VNCH đã tổ chức chương trình huấn luyện với cao vọng sẽ làm một cuộc cách hành chính. 15 ngàn công chức đại diện cho mọi cấp đã hoàn tất đợt huấn luyện vào giữa năm 1973.
Tác giả bài viết: Đăng Quang
Nguồn tin: Vietstaronline.com
Sinh Ton chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
TT Nixon Gửi Thư Cho VNCH Yêu Cầu Ký Hiệp Định Ngưng Bắn 1973
Như đã trình bày, sau các cuộc hội đàm diễn ra trong tháng 9 và tháng 10/1972, ngày 20 tháng 11/1972, ông Kissinger và Lê Đức Thọ lại gặp nhau ở Ba Lê. Suốt trong cuộc họp với Lê Đức Thọ, ông Kissinger nêu ra các đòi hỏi của Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ. Trong mấy ngày đầu thương thảo, sự thể diễn tiến có vẻ suông sẻ. Thế nhưng, bước sang ngày 23/11, Lê Đức Thọ trở chứng. Thọ bác bỏ những yêu cầu của Hoa Kỳ và một lần nữa lại đòi loại bỏ cho bằng được Chính phủ VNCH. Điều này chứng tỏ Thọ đã nhận được chỉ thị mới của Hà Nội khiến cho ông Kissinger khựng lại vì thái độ trở mặt của CSBV.
Ông Kissinger hỏi Thọ để được giải thích nhưng không được Thọ trả lời thỏa đáng. Ông Kissinger nhắc lại rằng Hoa Kỳ đã bày tỏ thiện chí bằng cách cho ngưng oanh tạc lãnh thổ miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra để mong có sự tiến bộ trong các cuộc hòa đàm thì được Thọ trả lời rằng vì Hoa Kỳ đưa ra nhiều đòi hỏi mới. Hai bên chấm dứt các cuộc nói chuyện vào ngày 25 tháng 11/1972 nhưng đồng ý sẽ tái tục vào đầu tháng 12. Sau đây là phần tổng lược các diễn biến trong tháng 12/1972 và tháng 1/1973. Phần này được tổng lược dựa theo hồi ký của cựu Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ xuất bản, và các bài tổng hợp về cuộc chiến VN. Trong tiến trình tổng lược, có phần bổ sung dựa theo các tài liệu của cựu Đại tướng Westmoreland và các tài liệu khác của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ.
* Kissinger tái hội đàm với Lê Đức Tho
Ngày 4 tháng 12/1972, ông Kissinger gặp lại Lê Đức Thọ tại Ba Lê và nhận thấy Thọ vẫn giữ thái độ khư khư y như lần họp sau cùng vào ngày 25 tháng 11. Những phiên họp kế tiếp, thái độ của Thọ có vẻ dịu bớt, nhưng vẫn không đạt được tiến bộ nào. Nhiều vấn đề tưởng đã được giải quyết nay được nêu ra lại. Ngày 13 tháng 12, ông Kissinger rời Ba Lê, để lại các phụ tá làm việc với các viên chức đồng nhiệm vụ của đoàn CSBV. Bế tắc lần này khá nghiêm trọng và hầu như muốn tan vỡ hoàn toàn. Sau khi thảo luận với ông Kissinger và duyệt xét lại toàn bộ chi tiết văn bản với viên cố vấn này, Tổng thống Nixon liền gửi cho Hà Nội một bức điện văn cảnh cáo rằng nếu CSBV không trở lại thảo luận trong vòng 78 giờ thì Hoa Kỳ sẽ tái tục các cuộc oanh tạc lên miền Bắc. Không thấy đối phương đáp lại, Hoa Kỳ bắt đầu một đợt ném bom rất ồ ạt từ vĩ tuyến 20 trở lên mà từ cuối tháng 10/1972, các cuộc ném bom như vậy đã chấm dứt. Khả năng tàn phá của B-52 cho thấy CSBV không đủ sức chịu đựng và cũng cho thấy lập trường khá cương quyết của Hoa Kỳ. Theo Đại tướng Viên, sau vụ oanh kích này, CSBV bị buộc phải trở lại bàn hòa đàm. Kết quả đúng như vậy, và đợt oanh tạc ồ ạt của Không lực Hoa Kỳ chấm dứt vào ngày 30 tháng 12. Hơn một tuần sau, vào ngày 8 tháng 1/1973, ông Kissinger trở lại Ba Lê để gặp Lê Đức Thọ. Hai bên cẩn thận xem xét lại từng câu, từng phần và nhất là từng chữ trong bản văn. Ngày 14 tháng 1/1973, ông Kissinger báo cáo cho Tổng thống Nixon về mức độ tiến triển của cuộc hòa đàm. Do đó qua ngày 15 tháng 1/1973, Tổng thống Nixon ra lệnh cho tất cả các lực lượng Hoa Kỳ ngưng mọi hoạt động chống lại CSBV. Cũng cần ghi nhận thêm rằng trước đó, vào ngày 9 tháng 11/1972, phụ tá của ông Kissinger là tướng Alexander M. Haig, Jr đến Sài Gòn để trao bức thư tay của Tổng thống Nixon cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Theo lời Đại tướng Cao Văn Viên, do chính phủ VNCH vẫn kiên quyết giữ vững lập trường của mình nên tướng Haig dọa rằng nếu Việt Nam Cộng Hòa không chịu ký thì Hoa Kỳ sẽ đơn phương ký kết với Cộng sản Bắc Việt. Trước đó vài ngày, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã ra tuyên bố là Gia Nã Đại, Hung Gia Lợi, Ba Lan, Nam Dương đã đồng ý sẽ tham gia Ủy hội Quốc tế Kiểm soát và Giám sát đình chiến. Ngày 16 tháng 1/1973, Tướng Haig lại đến Sài Gòn theo sự ủy nhiệm của Tổng thống Nixon. Trong cuộc thảo luận với Tướng Haig, Chính phủ VNCH báo cho vị đặc sứ của Tổng thống Hoa Kỳ biết là VNCH muốn thay đổi vài thủ tục. Thế nhưng đến ngày 19 tháng 1/1973, Chính phủ VNCH nhận được thông báo của Hoa Kỳ là sẽ không có bất cứ thay đổi nào nữa và hiệp định sơ bộ sẽ được ký vào ngày 23 tháng 1/1973 để đến ngày 27 tháng 1/1973 thì chính thức được ký kết bởi 4 phái đoàn tham dự. Cuộc ngừng bắn sẽ có hiệu lực từ 8 giờ sáng giờ Sài Gòn ngày 28 tháng 1/1973. *Thư riêng của TT Nixon gửi cho TT Nguyễn Văn Thiệu Sau khi gửi thông báo cho Chính phủ VNCH vào ngày 19 tháng 1/1973, thì đến ngày 21 tháng 1/1973, Tổng thống Nixon viết riêng cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lá thư riêng. Trong thư, Tổng thống Nixon nói rằng nếu Sài Gòn từ chối không chịu ký kết hiệp định thì Hoa Kỳ sẽ đơn phương ký với CSBV. Và như vậy thì mọi viện trợ của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam Cộng Hòa sẽ bị cắt đứt. Nhưng nếu như Việt Nam Cộng Hòa đồng ý thì: Tổng thống Hoa Kỳ sẽ can thiệp mạnh mẽ hơn nữa với Quốc Hội để tiếp tục viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa, và Chính phủ Hoa Kỳ cam kết sẽ phản ứng quyết liệt khi có bất cứ vụ vi phạm nào do CSBV gây ra. Nhận được thư của Tổng thống Nixon, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã hội họp và bàn bạc kỹ lưỡng với Hội Đồng An Ninh Quốc Gia và tham khảo ý kiến rộng rãi với nhiều thân hào nhân sĩ cùng Quốc hội. Sau đó, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã viết thư trả lời Tổng thống Nixon rằng ông chấp nhận và đề nghị một cuộc họp thượng đỉnh tổ chức ngay sau khi thỏa hiệp được ký kết. Theo phân tích của Đại tướng Cao Văn Viên, thì tương tự như Hội nghị Bàn Môn Điếm tại Triều Tiên trước đó hai thập niên, bàn hòa đàm chỉ là một nơi Cộng sản tuyên truyền trong khi vẫn tiến hành chiến tranh. Chiến thuật chính yếu của Cộng sản là vừa đánh vừa đàm. Khách quan mà nói thì Hiệp định Ba Lê là một văn kiện không toàn hảo. Hoa Kỳ chỉ được một chuyện là rút quân ra được và lấy lại tù binh. Quân Cộng sản Bắc Việt được quyền lưu lại miền Nam trong khi miền Nam vẫn được xem là một quốc gia có chủ quyền là một điều bất hợp lý. Đại tướng Cao Văn Viên nhận định rằng trước sự thể một hiệp ước bất toàn hảo như vậy, và nó sẽ chẳng bao giờ được toàn hảo trừ phi một bên chiếm ưu thế hơn và buộc bên kia phải đầu hàng vô điều kiện, thì Việt Nam Cộng Hòa phải làm gì để hy vọng sống còn và những biện pháp chính trị và quân sự nào cần áp dụng để đối phó với tình hình mới này " Theo âm mưu của địch mà Quân lực VNCH khám phá được qua các tài liệu tịch thu được, và đặc biệt qua bài học Hiệp định Genève, bộ Tổng tham mưu Quân Lực VNCH đã thảo ra kế hoạch lấy tên Trần Hưng Đạo II. Kế hoạch này đề ra rất nhiều chi tiết để thực hiện nhằm đối phó với các cuộc di chuyển của địch: mọi tiểu khu, mọi đơn vị tác chiến đều được phân phối để tất cả đều nắm vững. Vì Việt Nam Cộng Hòa lúc nào cũng tôn trọng hiệp định và vì VNCH biết chắc âm mưu "giành dân lấn đất" của địch.
* Phản ứng của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.
Đại tướng Cao Văn Viên ghi nhận tiếp: Về phương diện chính trị, một chương trình năm năm phát triển nông thôn được đề ra và một đảng chính trị mới ra đời lấy tên là Đảng Dân Chủ nhằm quy tụ với thành phần chính trị trong nước để đấu tranh với Cộng sản. Các nhà lãnh đạo Đảng Dân Chủ là những viên chức hành chính cao cấp nhất. Đến khoảng giữa năm 1973, một phần của nội các chính phủ được cải tổ. Cuối cùng, để cải thiện hiệu năng và nhằm giúp cho toàn quốc hiểu rõ chính sách Quốc gia, Chính phủ VNCH đã tổ chức chương trình huấn luyện với cao vọng sẽ làm một cuộc cách hành chính. 15 ngàn công chức đại diện cho mọi cấp đã hoàn tất đợt huấn luyện vào giữa năm 1973.
Tác giả bài viết: Đăng Quang
Nguồn tin: Vietstaronline.com
Sinh Ton chuyen