Mỗi Ngày Một Chuyện
TỪ BẾN SÔNG THƯƠNG - CAO MỴ NHÂN
TỪ BẾN SÔNG THƯƠNG - CAO MỴ NHÂN
Vào khoảng giữa thập niên 80 thế kỷ
trước, nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội (1914 - 2007) nói với tôi là bà sẽ cùng
tôi đi lang thang thăm các văn nhân thi sĩ lớn tuổi, ở cả 2 miền nam bắc mà bà
quen biết.
Tôi rất hào hứng chờ dịp đi "lang
thang" này.
Trước nhất, tôi khỏi cần phải đọc sách
báo, mới biết được thân thế và sự nghiệp một nhà văn, thơ nào đó mà mình muốn
tìm hiểu, hay là muốn "tham khảo" để định viết lách gì đó .
Kế tới, là tự nhiên tôi không cầu cạnh được giới
thiệu, hay muốn diện kiến dung nhan quý vị tên tuổi ấy, mà bỗng nhiên được thấy
tận mắt quý vị danh tiếng như các cụ Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê, Đông Xuyên, Bàng
Bá Lân ...vốn sống ở trong nam.
Các vị nổi tiềng từ tiền chiến, như Thế
Lữ, Anh Thơ... vốn sống ở ngoài bắc, sau 30-4-1975 lại vô nam cư trú vv...
Người đầu tiên là nữ sĩ Anh Thơ (1921 -
2005), vì nhà bà ấy ở số 11 đường Thiệu Trị, gần với biệt
thự Úc Viên, cuối đường Nguyễn Mình Chiếu, của nữ sĩ Mộng Tuyết và cố thi sĩ Đông
Hồ, giáo sư Hán học trường Đại học Văn Khoa Saigon trước 1975.
Mỗi lần đi như thế, nếu gần thì đi bộ
lại rai, xa thì ngoắc cyclo chạy lài dài, thích lắm.
Tôi thua bà đến gần ba chục tuổi, nên
được hội thơ Quỳnh Dao của chúng tôi, do tôi tôn phong nữ sĩ Mộng Tuyết là niên
trưởng kỳ 3, tức sau 2 vị niên trưởng đã quá cố : nữ sĩ Cao Ngọc Anh và nữ sĩ
Đào Vân Khanh.
Quý vị hội viên coi tôi là em út Quỳnh
Dao, đồng thời tôi là " cây gậy " của nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội
luôn.
Do đó, đi đâu tôi cũng được vời tới ...
Tuy nhiên, cũng là sẵn dịp vừa từ tù cải
tạo ra, tôi chưa có công ăn việc làm, mới rảnh rang như thế, chứ sau này tôi đi
làm rồi, thì rong chơi làm sao được nữa.
Từ cái thập niên 30, nhị vị nữ sĩ: một
trong nam Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội, một ngoài bắc Anh Thơ đã làm nổi đình đám
thơ phụ nữ của nền thi ca mới, không bay bướm, sâu xa được như quý nam thi sĩ
cùng thời: Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan viên, Thế lữ, không trẻ trung, nội tâm
được như Nguyễn Bính, Thâm Tâm vv...
Nhưng nhị vị Mộng Tuyết, Anh Thơ lại mỗi
người tự trải cho mình một cái chiếu thi ca riêng biệt trong làng thơ bấy giờ .
Đi song song với quý nữ sĩ đương nêu, về
thơ thôi, thì còn có các nữ tác giả khác như Hằng Phương ( phu nhân nhà phê
bình văn học Vũ Ngọc Phan) Vân Đài ( sau theo Bác Đảng
CSVN cùng với nữ sĩ Anh Thơ) .
Cũng thời tiền chiến đó ( trước 1945 ),
2 cây bút nữ thi sĩ rất đáng trân trọng, quen thuộc trên cả nước là Ngân Giang
và Tương Phố .
Tất nhiên còn quý vị nữ thi sĩ khác nếu
có, không nổi bật lên, chẳng hạn Mai Đình ( một trong số nữ nhân vật của nhà
thơ hẩm phận Hàn Mặc Tử) vv...
Vì chỉ nhắc tới thi ca, nên quý vị nữ
văn sĩ cùng thời hoặc xê xích, như quý bà nhà văn Thụy An , Mộng Sơn, Nguyễn
Thị Vinh, Lính Bảo (sau 1945) .
Thi ca phái nữ VN thập niên 30 thế kỷ
trước, có một sự kiện riêng biệt, một huyền thoại, mà khởi sự thì như một hiện
tượng lạ, sau mỗi lúc mỗi huyễn ảo hơn, bởi cái tên ký tắt kín đáo, và nội dung
không mới mẻ, nhưng đi vào đại chúng lan rộng mau chóng, đồng thời năm tháng cứ
chất chồng thêm những bí ẩn của tác giả, chứ không phải câu chuyện.
Đó là hiện tượng TTKH với hình ảnh
" Hai Sắc Hoa Tị Gôn " .
Tôi đi hơi xa về mục đích bài viết này.
Tôi chỉ muốn ghi một chút kỷ niệm về nhị vị mang chính danh nữ thi sĩ trên thi
đàn thế kỷ vừa qua thôi .
Tất cả những chi tiết như khuynh hướng
thơ, sự nghiệp thơ, cuộc đời nhị vị ấy, thì đã đầy đủ trên sách báo vv...
Có chăng là một thoáng gần cuối đời quý
bà, mà tôi có cơ hội gặp gỡ.
Nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội và tôi
đã ngồi trong căn nhà nhỏ thôi, tầng trệt và cái lầu có ban công hẹp, bình
thường . Tất nhiên nhà đó là của một gia đình trung lưu miền nam, đã bỏ đi
ngoại quốc, vì cộng sản
Bắc Việt xâm chiếm miền nam.
Nữ sĩ Anh Thơ theo " cụ Hồ"
cùng với bà Vân Đài, mà tôi chẳng rõ văn nghiệp bà này thế nào .
Riêng bà Anh Thơ thì lặn lội theo đảng,
theo thâm niên và tuổi tác bà đã lên tới chức " thứ trưởng hàm" như
một số văn nghệ sĩ tiền chiến theo Việt Minh lúc đầu , sau theo cộng sản là lẽ
đương nhiên, như thi sĩ Huy Cận chẳng hạn.
Tức là cái chức để đó cho có vị thôi,
chớ chả có quyền hạn gì. Một nữ thi sĩ kiêm họa sĩ miền nam đã thản nhiên kêu
đích danh nhà thơ Anh Thơ là " Thợ thơ bậc 7 "cho phù hợp với giai
cấp công nông đi lên.
Nữ sĩ Mộng Tuyết giới thiệu tôi, Cao Mỵ
Nhân, nguyên là thiếu tá VNCH, ngành Chiến Tranh Chính Trị , đã xong chuyện đi
tập trung cải tạo về.
Bà Anh Thơ im lặng một lúc, rồi cười
cười kêu tên tôi, xưng là " chị" như tất cả các nữ sĩ trong hội thơ
Quỳnh Dao đều xưng " chị " với tôi .
Bà "Thứ trưởng văn hoá" hay
"Thợ thơ bậc 7 " do thi họa sĩ XXX đặt cho bà, vốn có cái tên rất
" mĩ miều xa xưa" do cụ thân sinh đặt cho là Vương Kiều Ân.
Sau, dầu muốn tham gia kháng chiến, để
có vẻ tân thời, phá khuôn thước phong kiến, nhưng trong lòng vẫn thích là những
mệnh phụ phu nhân như hầu hết quý nữ sĩ thi đàn Quỳnh Dao.
Chẳng hạn như nữ sĩ Vân Nương phu nhân
luật sư Lê Ngọc Chấn, nguyên đại sứ VNCH ở Anh và Tunisie, như nữ sĩ Thu Nga
phu nhân của kỹ sư Lương Sĩ Phu, như nữ sĩ Đinh thị Thục Oanh phu nhân của giáo
sư thi sĩ Vũ Hoàng Chương vv...và hàng chục phu nhân quý vị tên tuổi khác ...
Nên sau này bà thường tới dự tiệc ở các
khuôn viên quý bà Quỳnh Dao .
Bà kể lại giai đoạn bà được giải thưởng
thơ của Tự Lực Văn Đoàn, và tìm cái bằng ghi giải thưởng thơ đó, do 3 thi sĩ ký
tên là : Tú Mỡ , Thế Lữ và Xuân Diệu.
Khi tôi đi Mỹ theo diện tị nạn, thì có
mấy diễn đàn báo chí đang tranh luận là : Xuân Diệu có trong Tự Lực Văn Đoàn
không ? Lý do cặp bài trùng thi sĩ lớn Huy Cận, Xuân Diệu như chim liền cánh,
mà sao chỉ có Xuân Diệu trong Tự Lực Văn Đoàn là thế nào ?
Nhà văn Đặng Trần Huân nêu chi tiết, là
Cao Mỵ Nhân đã nhìn thấy tấm bảng ghi giải thưởng thơ Tự Lực Văn Đoàn do 3 thi
sĩ nêu trên ký ở văn bằng nữ sĩ tiền chiến Anh Thơ, tất thi sĩ Xuân Diệu là
thành viên Tự Lực Văn Đoàn.
Như trên tôi đã trình bầy, là hậu tù cải
tạo, tôi chưa có việc làm, nên cứ thế rong chơi.
Nhị vị nữ sĩ Mộng Tuyết và Anh Thơ đều
đề nghị tôi nên tới giúp bà Anh Thơ cái việc đọc lại những trang nhật ký của bà
Anh Thơ đang viết theo yêu cầu của đâu đó ngoài trung ương, viết hồi ký mà có
tiền ...lương mấy đồng một trang, tôi chả nhớ .
Tôi đang phây phây mỗi sáng ghé nhà bà
Anh Thơ để đọc những trang bà viết, cũng chỉ là đường trường đi...cách mạng,
xem một số chấm, phẩy , câu cú vv... văn phạm, chính tả sơ sài.
Đương nhiên cũng có lúc tôi ở lại chơi,
cơm nước vv...vì bà chỉ có một mình với cuốn nhật ký dở dang. Phu quân bà lúc
đó là bác sĩ trưởng khoa thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy.
Tôi chẳng tò mò, nhưng tình cờ một lần
nữ sĩ Mộng Tuyết kể rằng vị bác sĩ ấy nguyên xưa là y tá bệnh viện Chợ Rẫy tập
kết ra Bắc năm 1954, nay trở về tiếp thu và được nhận ngay chức trưởng khoa
thần kinh như đương nêu .
Đã gần xong cuốn hồi ký ấy,có thêm một
thanh niên tới đánh máy kiểu tạch tạch ngày xưa cho tác giả Anh Thơ.
Phút cuối cùng kêu rang rảng, là bà hỏi
tôi nên đặt tên cho cuốn hồi ký đó là gì?
Bà đã đặt cho hồi ký cái tên đằng đằng
sát khí là: "Sống Chiến Đấu", chỉ còn thiếu mấy chữ "theo gương
bác Hồ" nữa là đúng cái câu hằng ngày của đảng bà: "Sống chiến đấu
theo gương bác Hồ vĩ đại..." vẫn nói.
Tôi chưa định trả lời thế nào, thì nữ sĩ
Anh Thơ tiền chiến chợt nhớ ra, bà nói: " ngày xưa nhà mình ở nơi có dòng
sông Thương chảy qua đấy " ...
Thế là tôi đề nghị bà Anh Thơ đặt cho
hồi ký bà : "Từ Bến Sông Thương", tôi giải thích đã hết chiến đấu
rồi, chị cũng muốn kỷ niệm "Từ Bến Sông Thương" đó chị thoát ly theo
...cách mạng vậy .
Bà Anh Thơ thú vị lắm, đã hoàn tất có lẽ
là tập 1. Còn tập 2 đang coi lại .
Tôi được nữ sĩ Mộng Tuyết kéo vào một
nơi yên lặng nhất của Úc Viên, tư thất của nữ sĩ , dặn dò rằng : " Thôi
Cao Mỵ Nhân đừng ghé nhà chị Anh Thơ nữa, bà ấy là bà Anh Thơ, không giữ được
bản lãnh như những người mình đâu, bà ấy nghe ông Thọ nào đó, vừa từ Bắc vô,
nói rằng tại sao chị dám để một sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị địch đọc hồi ký
trước khi phát hành . "
Chu choa cũng may cái mối thân tình của
nữ sĩ Mộng Tuết với bà Anh Thơ lâu năm, chứ không thì họ vu vạ cho mình tệ hơn
nữa cũng chẳng kêu trời được .
Tiếp theo có một bữa tiệc ở Úc Viên, cả bà Anh Thơ lẫn tôi đều có
cách nhìn là muốn chào nhau mà cứ ngần ngại, tuy nhiên tôi chỉ là " chiếc
gậy "của nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội niên trưởng Quỳnh Dao của chúng
tôi, việc tới lui với bà Anh Thơ cho dù có thuận thảo, cũng chỉ là thứ yếu ...
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TỪ BẾN SÔNG THƯƠNG - CAO MỴ NHÂN
TỪ BẾN SÔNG THƯƠNG - CAO MỴ NHÂN
Vào khoảng giữa thập niên 80 thế kỷ
trước, nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội (1914 - 2007) nói với tôi là bà sẽ cùng
tôi đi lang thang thăm các văn nhân thi sĩ lớn tuổi, ở cả 2 miền nam bắc mà bà
quen biết.
Tôi rất hào hứng chờ dịp đi "lang
thang" này.
Trước nhất, tôi khỏi cần phải đọc sách
báo, mới biết được thân thế và sự nghiệp một nhà văn, thơ nào đó mà mình muốn
tìm hiểu, hay là muốn "tham khảo" để định viết lách gì đó .
Kế tới, là tự nhiên tôi không cầu cạnh được giới
thiệu, hay muốn diện kiến dung nhan quý vị tên tuổi ấy, mà bỗng nhiên được thấy
tận mắt quý vị danh tiếng như các cụ Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê, Đông Xuyên, Bàng
Bá Lân ...vốn sống ở trong nam.
Các vị nổi tiềng từ tiền chiến, như Thế
Lữ, Anh Thơ... vốn sống ở ngoài bắc, sau 30-4-1975 lại vô nam cư trú vv...
Người đầu tiên là nữ sĩ Anh Thơ (1921 -
2005), vì nhà bà ấy ở số 11 đường Thiệu Trị, gần với biệt
thự Úc Viên, cuối đường Nguyễn Mình Chiếu, của nữ sĩ Mộng Tuyết và cố thi sĩ Đông
Hồ, giáo sư Hán học trường Đại học Văn Khoa Saigon trước 1975.
Mỗi lần đi như thế, nếu gần thì đi bộ
lại rai, xa thì ngoắc cyclo chạy lài dài, thích lắm.
Tôi thua bà đến gần ba chục tuổi, nên
được hội thơ Quỳnh Dao của chúng tôi, do tôi tôn phong nữ sĩ Mộng Tuyết là niên
trưởng kỳ 3, tức sau 2 vị niên trưởng đã quá cố : nữ sĩ Cao Ngọc Anh và nữ sĩ
Đào Vân Khanh.
Quý vị hội viên coi tôi là em út Quỳnh
Dao, đồng thời tôi là " cây gậy " của nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội
luôn.
Do đó, đi đâu tôi cũng được vời tới ...
Tuy nhiên, cũng là sẵn dịp vừa từ tù cải
tạo ra, tôi chưa có công ăn việc làm, mới rảnh rang như thế, chứ sau này tôi đi
làm rồi, thì rong chơi làm sao được nữa.
Từ cái thập niên 30, nhị vị nữ sĩ: một
trong nam Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội, một ngoài bắc Anh Thơ đã làm nổi đình đám
thơ phụ nữ của nền thi ca mới, không bay bướm, sâu xa được như quý nam thi sĩ
cùng thời: Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan viên, Thế lữ, không trẻ trung, nội tâm
được như Nguyễn Bính, Thâm Tâm vv...
Nhưng nhị vị Mộng Tuyết, Anh Thơ lại mỗi
người tự trải cho mình một cái chiếu thi ca riêng biệt trong làng thơ bấy giờ .
Đi song song với quý nữ sĩ đương nêu, về
thơ thôi, thì còn có các nữ tác giả khác như Hằng Phương ( phu nhân nhà phê
bình văn học Vũ Ngọc Phan) Vân Đài ( sau theo Bác Đảng
CSVN cùng với nữ sĩ Anh Thơ) .
Cũng thời tiền chiến đó ( trước 1945 ),
2 cây bút nữ thi sĩ rất đáng trân trọng, quen thuộc trên cả nước là Ngân Giang
và Tương Phố .
Tất nhiên còn quý vị nữ thi sĩ khác nếu
có, không nổi bật lên, chẳng hạn Mai Đình ( một trong số nữ nhân vật của nhà
thơ hẩm phận Hàn Mặc Tử) vv...
Vì chỉ nhắc tới thi ca, nên quý vị nữ
văn sĩ cùng thời hoặc xê xích, như quý bà nhà văn Thụy An , Mộng Sơn, Nguyễn
Thị Vinh, Lính Bảo (sau 1945) .
Thi ca phái nữ VN thập niên 30 thế kỷ
trước, có một sự kiện riêng biệt, một huyền thoại, mà khởi sự thì như một hiện
tượng lạ, sau mỗi lúc mỗi huyễn ảo hơn, bởi cái tên ký tắt kín đáo, và nội dung
không mới mẻ, nhưng đi vào đại chúng lan rộng mau chóng, đồng thời năm tháng cứ
chất chồng thêm những bí ẩn của tác giả, chứ không phải câu chuyện.
Đó là hiện tượng TTKH với hình ảnh
" Hai Sắc Hoa Tị Gôn " .
Tôi đi hơi xa về mục đích bài viết này.
Tôi chỉ muốn ghi một chút kỷ niệm về nhị vị mang chính danh nữ thi sĩ trên thi
đàn thế kỷ vừa qua thôi .
Tất cả những chi tiết như khuynh hướng
thơ, sự nghiệp thơ, cuộc đời nhị vị ấy, thì đã đầy đủ trên sách báo vv...
Có chăng là một thoáng gần cuối đời quý
bà, mà tôi có cơ hội gặp gỡ.
Nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội và tôi
đã ngồi trong căn nhà nhỏ thôi, tầng trệt và cái lầu có ban công hẹp, bình
thường . Tất nhiên nhà đó là của một gia đình trung lưu miền nam, đã bỏ đi
ngoại quốc, vì cộng sản
Bắc Việt xâm chiếm miền nam.
Nữ sĩ Anh Thơ theo " cụ Hồ"
cùng với bà Vân Đài, mà tôi chẳng rõ văn nghiệp bà này thế nào .
Riêng bà Anh Thơ thì lặn lội theo đảng,
theo thâm niên và tuổi tác bà đã lên tới chức " thứ trưởng hàm" như
một số văn nghệ sĩ tiền chiến theo Việt Minh lúc đầu , sau theo cộng sản là lẽ
đương nhiên, như thi sĩ Huy Cận chẳng hạn.
Tức là cái chức để đó cho có vị thôi,
chớ chả có quyền hạn gì. Một nữ thi sĩ kiêm họa sĩ miền nam đã thản nhiên kêu
đích danh nhà thơ Anh Thơ là " Thợ thơ bậc 7 "cho phù hợp với giai
cấp công nông đi lên.
Nữ sĩ Mộng Tuyết giới thiệu tôi, Cao Mỵ
Nhân, nguyên là thiếu tá VNCH, ngành Chiến Tranh Chính Trị , đã xong chuyện đi
tập trung cải tạo về.
Bà Anh Thơ im lặng một lúc, rồi cười
cười kêu tên tôi, xưng là " chị" như tất cả các nữ sĩ trong hội thơ
Quỳnh Dao đều xưng " chị " với tôi .
Bà "Thứ trưởng văn hoá" hay
"Thợ thơ bậc 7 " do thi họa sĩ XXX đặt cho bà, vốn có cái tên rất
" mĩ miều xa xưa" do cụ thân sinh đặt cho là Vương Kiều Ân.
Sau, dầu muốn tham gia kháng chiến, để
có vẻ tân thời, phá khuôn thước phong kiến, nhưng trong lòng vẫn thích là những
mệnh phụ phu nhân như hầu hết quý nữ sĩ thi đàn Quỳnh Dao.
Chẳng hạn như nữ sĩ Vân Nương phu nhân
luật sư Lê Ngọc Chấn, nguyên đại sứ VNCH ở Anh và Tunisie, như nữ sĩ Thu Nga
phu nhân của kỹ sư Lương Sĩ Phu, như nữ sĩ Đinh thị Thục Oanh phu nhân của giáo
sư thi sĩ Vũ Hoàng Chương vv...và hàng chục phu nhân quý vị tên tuổi khác ...
Nên sau này bà thường tới dự tiệc ở các
khuôn viên quý bà Quỳnh Dao .
Bà kể lại giai đoạn bà được giải thưởng
thơ của Tự Lực Văn Đoàn, và tìm cái bằng ghi giải thưởng thơ đó, do 3 thi sĩ ký
tên là : Tú Mỡ , Thế Lữ và Xuân Diệu.
Khi tôi đi Mỹ theo diện tị nạn, thì có
mấy diễn đàn báo chí đang tranh luận là : Xuân Diệu có trong Tự Lực Văn Đoàn
không ? Lý do cặp bài trùng thi sĩ lớn Huy Cận, Xuân Diệu như chim liền cánh,
mà sao chỉ có Xuân Diệu trong Tự Lực Văn Đoàn là thế nào ?
Nhà văn Đặng Trần Huân nêu chi tiết, là
Cao Mỵ Nhân đã nhìn thấy tấm bảng ghi giải thưởng thơ Tự Lực Văn Đoàn do 3 thi
sĩ nêu trên ký ở văn bằng nữ sĩ tiền chiến Anh Thơ, tất thi sĩ Xuân Diệu là
thành viên Tự Lực Văn Đoàn.
Như trên tôi đã trình bầy, là hậu tù cải
tạo, tôi chưa có việc làm, nên cứ thế rong chơi.
Nhị vị nữ sĩ Mộng Tuyết và Anh Thơ đều
đề nghị tôi nên tới giúp bà Anh Thơ cái việc đọc lại những trang nhật ký của bà
Anh Thơ đang viết theo yêu cầu của đâu đó ngoài trung ương, viết hồi ký mà có
tiền ...lương mấy đồng một trang, tôi chả nhớ .
Tôi đang phây phây mỗi sáng ghé nhà bà
Anh Thơ để đọc những trang bà viết, cũng chỉ là đường trường đi...cách mạng,
xem một số chấm, phẩy , câu cú vv... văn phạm, chính tả sơ sài.
Đương nhiên cũng có lúc tôi ở lại chơi,
cơm nước vv...vì bà chỉ có một mình với cuốn nhật ký dở dang. Phu quân bà lúc
đó là bác sĩ trưởng khoa thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy.
Tôi chẳng tò mò, nhưng tình cờ một lần
nữ sĩ Mộng Tuyết kể rằng vị bác sĩ ấy nguyên xưa là y tá bệnh viện Chợ Rẫy tập
kết ra Bắc năm 1954, nay trở về tiếp thu và được nhận ngay chức trưởng khoa
thần kinh như đương nêu .
Đã gần xong cuốn hồi ký ấy,có thêm một
thanh niên tới đánh máy kiểu tạch tạch ngày xưa cho tác giả Anh Thơ.
Phút cuối cùng kêu rang rảng, là bà hỏi
tôi nên đặt tên cho cuốn hồi ký đó là gì?
Bà đã đặt cho hồi ký cái tên đằng đằng
sát khí là: "Sống Chiến Đấu", chỉ còn thiếu mấy chữ "theo gương
bác Hồ" nữa là đúng cái câu hằng ngày của đảng bà: "Sống chiến đấu
theo gương bác Hồ vĩ đại..." vẫn nói.
Tôi chưa định trả lời thế nào, thì nữ sĩ
Anh Thơ tiền chiến chợt nhớ ra, bà nói: " ngày xưa nhà mình ở nơi có dòng
sông Thương chảy qua đấy " ...
Thế là tôi đề nghị bà Anh Thơ đặt cho
hồi ký bà : "Từ Bến Sông Thương", tôi giải thích đã hết chiến đấu
rồi, chị cũng muốn kỷ niệm "Từ Bến Sông Thương" đó chị thoát ly theo
...cách mạng vậy .
Bà Anh Thơ thú vị lắm, đã hoàn tất có lẽ
là tập 1. Còn tập 2 đang coi lại .
Tôi được nữ sĩ Mộng Tuyết kéo vào một
nơi yên lặng nhất của Úc Viên, tư thất của nữ sĩ , dặn dò rằng : " Thôi
Cao Mỵ Nhân đừng ghé nhà chị Anh Thơ nữa, bà ấy là bà Anh Thơ, không giữ được
bản lãnh như những người mình đâu, bà ấy nghe ông Thọ nào đó, vừa từ Bắc vô,
nói rằng tại sao chị dám để một sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị địch đọc hồi ký
trước khi phát hành . "
Chu choa cũng may cái mối thân tình của
nữ sĩ Mộng Tuết với bà Anh Thơ lâu năm, chứ không thì họ vu vạ cho mình tệ hơn
nữa cũng chẳng kêu trời được .
Tiếp theo có một bữa tiệc ở Úc Viên, cả bà Anh Thơ lẫn tôi đều có
cách nhìn là muốn chào nhau mà cứ ngần ngại, tuy nhiên tôi chỉ là " chiếc
gậy "của nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội niên trưởng Quỳnh Dao của chúng
tôi, việc tới lui với bà Anh Thơ cho dù có thuận thảo, cũng chỉ là thứ yếu ...
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)