Tham Khảo
TÙ NHÂN – Vì sao KHÔNG NÊN đàm phán với khủng bố
đàm phán với khủng bố] Bài viết ngắn gọn này muốn đưa ra quan điểm và giải thích “vì sao không nên đàm phán để thả tù nhân.” Khi cuộc chiến chống khủng bố và Iraq bắt đầu vào năm 2001-2003, đã có vô số người Mỹ bị khủng bố bắt khi đang làm việc hoặc hoạt động ở Iraq và Afghanistan. Họ có thể là những nhà xây dựng, những nhân viên nhân đạo hay những gián điệp. Khủng bố bắt họ và luôn kèm thêm một thông điệp duy nhất “hãy rút quân hoặc đưa tiền và chúng tôi sẽ thả tù nhân ra.”
GEORGE W. BUSH – Nhưng chính quyền George W. Bush và các nhà cố vấn chính sách và quân sự của ông ta tuyệt đối không đàm phán để thả tù nhân. Thoạt đầu thì người thường sẽ cho rằng George W. Bush ác độc và ích kỷ và thậm chí là vô nhân đạo khi đã bỏ rơi công dân của mình. Nhưng suy nghĩ kỹ và có tầm nhìn thì hoàn toàn hợp lý. Chúng ta hãy cân nhắc và hỏi những điều sau:
- Nếu đàm phán để thả tù nhân thì coi như đã đầu hàng gián tiếp.
- Họ bắt con tin để đàm phán, nếu đàm phán với họ thì chúng ta đã thua.
- Nếu đàm phán rồi tù nhân được thả thì sau này sẽ có bao nhiêu tù nhân bị bắt nữa?
- Đàm phán với khủng bố sẽ làm suy sụp tinh thần chiến đấu và kỷ luật quân sự.
- Đàm phán sẽ dẫn đến sự phân biệt.
- Đàm phán sẽ biến tất cả công dân thành những con tin tiềm năng để bắt cóc.
- Đàm phán với tổ chức khủng bố sẽ làm tiền đề xấu với các chế độ độc tài.
- Đàm phán sẽ hạ thấp uy tín và vị thế của Mỹ và các nước đồng minh.
- Đàm phán sẽ đem lại chiến lợi về mặt tuyên truyền cho phe khủng bố.
- Đàm phán sẽ biến cuộc chiến vì tự do thành cuộc chiến trao đổi con người.
Nếu cân nhắc những điều trên thì sẽ hiểu vì sao George W. Bush tuyệt đối không thực hiện chính sách thỏa thuận với khủng bố để thả tù nhân lương tâm. Tuy bị chỉ trích nặng nề nhưng chính sách “hòa bình qua sức mạnh” của ông ta đem lại hiệu quả và ổn định. Khủng bố rất ít bắt con tin vì biết là họ sẽ không được gì. Không những vậy, quân lực Mỹ sẽ tìm ra họ và tiêu diệt dọ. Nên bắt con tin là hành động tự sát.
BARACK HUSSEIN OBAMA – Vào tháng 5 năm 2014, chính quyền Barack Obama đã đàm phán một thỏa thuận gây chấn động chính trị Mỹ. Ông ta đã đổi một binh sĩ Mỹ bỏ rơi đơn vị mình và thả 5 tù nhân khủng bố cao cấp của Taliban. Đây là một hành động hết sức ngu ngốc và đem lại chiến thắng cho khủng bố về mặt nhân sự và tuyên truyền. Với lòng nhân đạo của mình, Obama đã vô tình biến các binh sĩ và công dân của mình thành những con tin tiềm năng. Nên dưới thời Obama, không bất ngờ chút nào khi ISIS bành trướng, giới Hồi Giáo thì coi thường và Tàu ngang nghiên chiếm biển Đông.
VIỆT NAM – Giờ trở về Việt Nam. Khi chính phủ bắt một tù nhân lương tâm thì các nhà vận động sẽ lên tiếng để họ được thả. Vài tổ chức dân chủ ở nước ngoài đi vận động để gây áp lực để các tù nhân đó được thả. Nhưng đây là một sai lầm chết người. Tương tự như khủng bố bắt cóc con tin để đàm phán, mỗi lần chính quyền bắt ai đó thì họ trở thành một công cụ để kiếm lợi ích. Bằng cách chủ động đàm phán, các tổ chức kia đã yếu thế. Không những vậy họ đã vô tình biến tất cả những nhà đấu tranh thành những con mồi và con tin tiềm năng. Bây giờ giả sử một người được thả như Ông ABC và bà ABC thì ngay lập tức lại có hàng chục người khác bị bắt vì tội tương tự. Và vòng xoay đó không ngừng. Người ta chỉ thấy hình ảnh một người được thả nhưng không hề nghĩ đến việc những người sau sẽ bị bắt và đã bị bắt. Đàm phán để thả một nhưng mất mười thì có phải là thắng lợi không? Tôi nghĩ không.
GIẢI PHÁP – Vậy giải pháp là gì? Chỉ có một. Đó là tuyệt đối không đàm phán và tuyệt đối không đưa bất cứ lợi ích gì cho phía bắt người. Chỉ khi nào họ không còn lợi ích thì họ sẽ ngưng bắt bớ. Trò trao đổi lợi ích và sử dụng tù nhân để làm công cụ đàm phán phải chấm dứt vì càng kéo dài thì sẽ càng nhiều người gặp nạn. Biết một nhưng không biết hai, thấy điều trước mắt nhưng không thấy cái lâu dài. Thấy cái lợi nhất thời nhưng không nhìn tháy cái tai hạn mãi mãi. Chỉ đàm phán khi họ chấp nhận điều kiện và chỉ đàm phán khi chúng ta có lợi thế. Còn không, đó là một thất bại.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TÙ NHÂN – Vì sao KHÔNG NÊN đàm phán với khủng bố
đàm phán với khủng bố] Bài viết ngắn gọn này muốn đưa ra quan điểm và giải thích “vì sao không nên đàm phán để thả tù nhân.” Khi cuộc chiến chống khủng bố và Iraq bắt đầu vào năm 2001-2003, đã có vô số người Mỹ bị khủng bố bắt khi đang làm việc hoặc hoạt động ở Iraq và Afghanistan. Họ có thể là những nhà xây dựng, những nhân viên nhân đạo hay những gián điệp. Khủng bố bắt họ và luôn kèm thêm một thông điệp duy nhất “hãy rút quân hoặc đưa tiền và chúng tôi sẽ thả tù nhân ra.”
GEORGE W. BUSH – Nhưng chính quyền George W. Bush và các nhà cố vấn chính sách và quân sự của ông ta tuyệt đối không đàm phán để thả tù nhân. Thoạt đầu thì người thường sẽ cho rằng George W. Bush ác độc và ích kỷ và thậm chí là vô nhân đạo khi đã bỏ rơi công dân của mình. Nhưng suy nghĩ kỹ và có tầm nhìn thì hoàn toàn hợp lý. Chúng ta hãy cân nhắc và hỏi những điều sau:
- Nếu đàm phán để thả tù nhân thì coi như đã đầu hàng gián tiếp.
- Họ bắt con tin để đàm phán, nếu đàm phán với họ thì chúng ta đã thua.
- Nếu đàm phán rồi tù nhân được thả thì sau này sẽ có bao nhiêu tù nhân bị bắt nữa?
- Đàm phán với khủng bố sẽ làm suy sụp tinh thần chiến đấu và kỷ luật quân sự.
- Đàm phán sẽ dẫn đến sự phân biệt.
- Đàm phán sẽ biến tất cả công dân thành những con tin tiềm năng để bắt cóc.
- Đàm phán với tổ chức khủng bố sẽ làm tiền đề xấu với các chế độ độc tài.
- Đàm phán sẽ hạ thấp uy tín và vị thế của Mỹ và các nước đồng minh.
- Đàm phán sẽ đem lại chiến lợi về mặt tuyên truyền cho phe khủng bố.
- Đàm phán sẽ biến cuộc chiến vì tự do thành cuộc chiến trao đổi con người.
Nếu cân nhắc những điều trên thì sẽ hiểu vì sao George W. Bush tuyệt đối không thực hiện chính sách thỏa thuận với khủng bố để thả tù nhân lương tâm. Tuy bị chỉ trích nặng nề nhưng chính sách “hòa bình qua sức mạnh” của ông ta đem lại hiệu quả và ổn định. Khủng bố rất ít bắt con tin vì biết là họ sẽ không được gì. Không những vậy, quân lực Mỹ sẽ tìm ra họ và tiêu diệt dọ. Nên bắt con tin là hành động tự sát.
BARACK HUSSEIN OBAMA – Vào tháng 5 năm 2014, chính quyền Barack Obama đã đàm phán một thỏa thuận gây chấn động chính trị Mỹ. Ông ta đã đổi một binh sĩ Mỹ bỏ rơi đơn vị mình và thả 5 tù nhân khủng bố cao cấp của Taliban. Đây là một hành động hết sức ngu ngốc và đem lại chiến thắng cho khủng bố về mặt nhân sự và tuyên truyền. Với lòng nhân đạo của mình, Obama đã vô tình biến các binh sĩ và công dân của mình thành những con tin tiềm năng. Nên dưới thời Obama, không bất ngờ chút nào khi ISIS bành trướng, giới Hồi Giáo thì coi thường và Tàu ngang nghiên chiếm biển Đông.
VIỆT NAM – Giờ trở về Việt Nam. Khi chính phủ bắt một tù nhân lương tâm thì các nhà vận động sẽ lên tiếng để họ được thả. Vài tổ chức dân chủ ở nước ngoài đi vận động để gây áp lực để các tù nhân đó được thả. Nhưng đây là một sai lầm chết người. Tương tự như khủng bố bắt cóc con tin để đàm phán, mỗi lần chính quyền bắt ai đó thì họ trở thành một công cụ để kiếm lợi ích. Bằng cách chủ động đàm phán, các tổ chức kia đã yếu thế. Không những vậy họ đã vô tình biến tất cả những nhà đấu tranh thành những con mồi và con tin tiềm năng. Bây giờ giả sử một người được thả như Ông ABC và bà ABC thì ngay lập tức lại có hàng chục người khác bị bắt vì tội tương tự. Và vòng xoay đó không ngừng. Người ta chỉ thấy hình ảnh một người được thả nhưng không hề nghĩ đến việc những người sau sẽ bị bắt và đã bị bắt. Đàm phán để thả một nhưng mất mười thì có phải là thắng lợi không? Tôi nghĩ không.
GIẢI PHÁP – Vậy giải pháp là gì? Chỉ có một. Đó là tuyệt đối không đàm phán và tuyệt đối không đưa bất cứ lợi ích gì cho phía bắt người. Chỉ khi nào họ không còn lợi ích thì họ sẽ ngưng bắt bớ. Trò trao đổi lợi ích và sử dụng tù nhân để làm công cụ đàm phán phải chấm dứt vì càng kéo dài thì sẽ càng nhiều người gặp nạn. Biết một nhưng không biết hai, thấy điều trước mắt nhưng không thấy cái lâu dài. Thấy cái lợi nhất thời nhưng không nhìn tháy cái tai hạn mãi mãi. Chỉ đàm phán khi họ chấp nhận điều kiện và chỉ đàm phán khi chúng ta có lợi thế. Còn không, đó là một thất bại.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa