Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...

TỪ SAU THÁNG TƯ - Việt Nhân

(HNPĐ) Khi được về làm lính văn phòng tại BTL/HQ Saigon, sau những ngày tháng đi giang đoàn, thì “Bến Tầu” và con sông trước mặt lại càng trở nên thân thuộc với tôi vô cùng

(HNPĐ) Khi được về làm lính văn phòng tại BTL/HQ Saigon, sau những ngày tháng đi giang đoàn, thì “Bến Tầu” và con sông trước mặt lại càng trở nên thân thuộc với tôi vô cùng, đứng từ cửa sổ phòng làm việc nhìn xuống giòng sông, vẫn là cái cách tôi thường làm để dịu lại đầu óc bị mệt bởi công việc. Cái tên cũ Bến Tầu chỉ là do theo ký ức tôi mà gọi, chứ bây giờ nó mang tên là Bến Bạch Đằng, và nơi tôi làm việc hôm nay, năm xưa người ta gọi nó là Trại Thủy Quân, nơi có con tàu của Cao Ủy cặp bến đưa Nội tôi di cư vào Nam năm 1954.

Cái tên Bến Tầu nhắc cho tôi cả một quá khứ êm đềm thời thơ ấu, mỗi chiều cuối tuần bố tôi chở hai chị em tôi, trên chiếc mô tô của ông theo con đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng), điểm đến vẫn luôn là công trường Rigault de Genouilly, nay là nơi đặt bức tượng Thánh tổ HQ Trần Hưng Đạo. Lúc đó dân Saigon còn ít, nơi Bến Tầu, cái thú của khách nhàn du là thả bộ suốt từ Cột cờ Thủ Ngữ đến trại Thủy Quân để mà nghe gió lộng mát từ sông thổi lên, hàng quán nơi đây không có, chỉ dăm ba chiếc xe mì, xe cháo, của người Hoa, khách ăn vây quanh ngồi trên những chiếc ghế xếp.

Nhạc sĩ Văn Phụng kể lại, trong một buổi chiều tà, ông đã viết nên ca khúc “Tôi đi giữa hoàng hôn” cũng tại bến tầu này:

…Khi ánh chiều buông, khi nắng còn vương

Một mình tôi ngắm cánh chim lạc loài

Mà lòng mình thấy u hoài

Tôi thương nhớ ngày qua, trên bến Hoàng Hoa

Hay những đường xa

Thường thường hai đứa dắt nhau tươi cười

Mắt say sưa thắm mộng đời…

Riêng tôi hình ảnh đậm nét và nhớ mãi cho đến bây giờ, vẫn là những con tầu với đủ sắc cờ, chúng đến, chúng đi, cùng cảnh chia tay trên bến, cho đến sau này những con tầu chiến ra khơi cũng vẫn không thiếu cảnh tiễn người đi.

Đêm 29-04-1975 trên bến sông, những con tầu đặc kín người đã ra khơi lần cuối, nhưng không có lấy một bóng người tiễn, không một chiếc khăn vẫy, hay một nụ hôn gió trao vói theo con tàu đang tách bến. Và những con tàu hôm nay chúng ra đi, vẫn muôn đời một cách chậm chạm, như muốn kéo dài cái chia tay bịn rịn ta thường thấy nơi các bến cảng, cảnh này nhắc tôi lại một ngày cuối tháng ba tại Cầu Đá, Nha Trang. Nhưng lúc đó tôi là người hạnh phúc nhất, giữa bao người trên bến, chỉ mỗi tôi là độc nhất có người tiễn, để được nhìn sâu vào mắt em và nghe em nói “Anh nhớ trở lại Nha Trang, em chờ anh, rồi mình lại có nhau…”

Câu nói như ước lấy cảnh con tầu một mai trở về bến cũ, mang trả lại người xưa cho em, không gian hôm đó, hôm nay, cùng là những chuyến đi định mệnh, những con tầu nối tiếp nhau tách bến, mang theo bao nhiêu người lính trong lòng nó, con phà Thủ Thiêm nép hẳn một bên bờ ngẫn ngơ nhìn, và trong bóng đêm màu sơn trắng con phà giống lắm như một vuông khăn vẫy tiễn. Con đường suốt dọc bờ sông không một ánh đèn làm cho chuyến đi lúc nửa đêm càng thêm âm thầm! Câu chuyện repost hôm nay cũng là câu chuyện kể từ đêm hôm đó, đã đăng trên HNPĐ ngày đầu tháng 05-2012 –

TỪ SAU THÁNG TƯ.

Đêm 29-04-75 Sàigòn không một ánh sáng! Bóng tối mang đến cho thành phố một cái gì lạ lắm, có phải người ta gọi thành phố chết là như thế này, có ai trong đời bao giờ thấy được thành phố chết thật sự đâu - Chỉ có trong phim ảnh đôi lần được xem, trong đó nhà làm phim cho người ta thấy một thành phố vắng lặng không có lấy một bóng người với những rác bị gió cuốn bay trên đường phố… đó là trong phim.

Lúc này trước mắt tôi Sàigòn đang nữa đêm, suốt dọc con đường tôi đi qua cũng không một bóng người như thế, chỉ có bóng đêm cùng vắng lặng, thành phố cúp điện, cúp cả đèn đường, hai hàng cây hai bên đường phố giao đầu nhau phía trên cao, con đường hun hút như hang sâu, và tiếng gió từ bờ sông thổi lên càng thấy âm u thêm. Con đường Tự Do đêm nay tối đen, trong bóng đêm nhờ nhờ, có vật gì đó lay động phía thật xa cuối đường, và hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà, như hai cánh tay giơ lên cao chào vĩnh biệt trong đêm cuối.

Không còn là Sàigòn của rực rỡ ánh đèn, Sài gòn đêm nay đã chết, nó chết thật và đã là một cái xác nằm bất động, nó chìm trong cái lạnh của bóng đen mà quỉ dữ đang trùm lên nó, không có lấy một chút ánh sáng của sinh khí. Sài gòn chết mà không qua hấp hối như Đà Nẵng hay Nha Trang… Với những trận đánh kiên cường và đẫm máu nơi vành đai phia bắc, nó chết trong đau đớn như Quảng Trị, Ban Mê Thuộc… nó chết rất nhanh, nhìn nó chết trong sững sờ, chỉ kịp nghe cái đau nhói, chưa nói được lời tử biệt thì nó đã đi rồi.

Vương quốc lừa dối! Với đầu óc trí trá bịnh hoạn, trong mê tối chúng dựng cảnh chiến thắng theo suy tưởng của loài hạ nhân, chúng dựng nên và truyền đi cho mọi xem người hình ảnh Sài gòn bị giết, cánh cổng dinh Độc Lập, bị nghiền nát dưới xích chiến xa, chúng như thể hạ nhục thêm một lần nữa, bằng trò lột truồng xác chết thường thấy nơi những kẻ man rợ chiến thắng. Loài chồn cáo tanh hôi đi tìm cái oai để ngỡ là mãnh hổ trong dáng say mùi máu. Một hành vi lừa dối người đời rằng chúng cũng đã có chiến thắng, cũng đã có vinh quang, trong say men hoang tưởng, chúng muốn mọi người nhìn chúng như là kẻ anh hùng (?).

Trong họng súng AK cùng lưỡi lê sắc nhọn, chúng dựng cảnh hoang tưởng “cách mạng nhân dân” thành công - Và để có được những gì chúng gọi “hồ hởi phấn khởi” che được mắt thế gian, và khuất lấp được đau thương cùng tan tác. Chúng đã dựng ra những điều tựa như là chính nghĩa, “chỉ với mo cau và trái cà cũng quyết tiến lên chủ nghĩa xã hội”, nghe mà thấy nực cười, để tô lục chuốc hồng cho cái không thực, và để che đậy cái giả trá, chúng tự khoác cho mình những mỹ từ “đi làm cách mạng” một cách trâng tráo.

Lịch sử Thế Giới và lịch sử Việt Nam cận đại đã cho thấy một sự thật, cộng sản đã chiến thắng nhờ chúng đã đạt đến đỉnh cao, của dối trá cũng như gian ác vô nhân, và càng làm thế chúng càng lộ rõ cái hèn kém. Chúng đâu biết rằng chiếm được đất nhưng không chiếm được lòng dân, thì có khác nào cái cưỡng đoạt của loài thổ phỉ, đoàn quân chúng nào khác chi những tay cướp, người đồng chủng cũng phải lánh xa chúng. Chỉ trong thời gian ngắn người dân trốn chạy chúng để hơn nửa triệu người chết trong rừng thẩm hay giữa biển khơi, vậy có phải đó là cái chiến thắng của chính nghĩa, hay chỉ là cái hung tàn của kẻ vô nhân, của loài quỉ đỏ?

Từ đó đến nay thời gian đã hơn nửa đời người, và ta đã thấy gi trong vương quốc lừa dối này, nào là cải tạo trả thù người chế độ cũ, nào là ép đi kinh tế mới cùng đánh tư sản, để cướp trắng tài sản, với người dân chống đối, thôi thì không còn tội danh tày trời nào, mà không phải bị mang lấy. Những ai thoát khỏi quyền sinh sát của chúng, thôi thì những lời thóa mạ mạt sát không thiếu, để bôi bẫn người dân trốn chạy, đồng thời chúng lồng lộn lấp liếm che đi chứng tích các bước chân người tỵ nạn, đập phá các bia ghi dấu người Việt tìm tự do trên các đảo.

Nhưng sự thực vô cùng bỉ ổi, khi chính bộ công an lại có chủ trương bán bãi, thu vàng mỗi người vượt biên lên đến hơn chục lạng vàng, tên thủ tướng Dũng hiện nay là một tên bán bãi ngày nào - Rồi nay là thời của đảng viên quan chức cộng sản đang lột xác thành đại gia, đại trọc phú, đại tư bản đỏ, trong cái đất nước cộng sản có nền kinh tế thị trường mà lại định hướng xã nghĩa (?). Tài sản chúng được tính bằng tiền triệu, tiền tỷ đôla, do tham nhũng vơ vét tài nguyên đất nước, lẫn cả bán đất, bán biển cho ngoại nhân.

Và cái đáng nói hơn hết, đất nước ta đã không còn là của giòng giống Việt, nay đã là một châu tự trị của nhà Đại Hán như họ Hồ đã nói “cái danh từ Tổ Quốc là do các chính trị gia đặt ra để đè đầu nhân dân - Để buộc những nguời vô sản phải cầm vũ khí bảo vệ tài sản của địa chủ và quyền lợi của giai cấp tư sản - Thực ra, chẳng có Tổ quốc, cũng chẳng có biên giới”. Chả thế mà ngay tên ma đầu cộng sản Lê Duẫn đã không chút liêm sỉ sau khi chiếm được miền Nam năm 1976 hắn đã nói “Chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, và chúng ta đã thành công trong việc cắm lá cờ quốc tế Mác Lê, trên toàn cõi Việt Nam” (!).

Nay trong nước từ sau tháng Tư, là bắt đầu cho những ngày đen tối của đất nước, đến nay đã có người chua chát nói, người Việt chỉ là dân hạng thứ ngay trên chính quê hương mình, đó là chủ trương của bọn thái thú, tập cho người dân làm quen với thân phận mình, để một khi chính thức làm công dân mẫu quốc, sẽ đỡ phải gặp khó như những dân tộc Mông, Tạng, Hồi…

Việt Nhân (HNPĐ)

 


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

TỪ SAU THÁNG TƯ - Việt Nhân

(HNPĐ) Khi được về làm lính văn phòng tại BTL/HQ Saigon, sau những ngày tháng đi giang đoàn, thì “Bến Tầu” và con sông trước mặt lại càng trở nên thân thuộc với tôi vô cùng

(HNPĐ) Khi được về làm lính văn phòng tại BTL/HQ Saigon, sau những ngày tháng đi giang đoàn, thì “Bến Tầu” và con sông trước mặt lại càng trở nên thân thuộc với tôi vô cùng, đứng từ cửa sổ phòng làm việc nhìn xuống giòng sông, vẫn là cái cách tôi thường làm để dịu lại đầu óc bị mệt bởi công việc. Cái tên cũ Bến Tầu chỉ là do theo ký ức tôi mà gọi, chứ bây giờ nó mang tên là Bến Bạch Đằng, và nơi tôi làm việc hôm nay, năm xưa người ta gọi nó là Trại Thủy Quân, nơi có con tàu của Cao Ủy cặp bến đưa Nội tôi di cư vào Nam năm 1954.

Cái tên Bến Tầu nhắc cho tôi cả một quá khứ êm đềm thời thơ ấu, mỗi chiều cuối tuần bố tôi chở hai chị em tôi, trên chiếc mô tô của ông theo con đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng), điểm đến vẫn luôn là công trường Rigault de Genouilly, nay là nơi đặt bức tượng Thánh tổ HQ Trần Hưng Đạo. Lúc đó dân Saigon còn ít, nơi Bến Tầu, cái thú của khách nhàn du là thả bộ suốt từ Cột cờ Thủ Ngữ đến trại Thủy Quân để mà nghe gió lộng mát từ sông thổi lên, hàng quán nơi đây không có, chỉ dăm ba chiếc xe mì, xe cháo, của người Hoa, khách ăn vây quanh ngồi trên những chiếc ghế xếp.

Nhạc sĩ Văn Phụng kể lại, trong một buổi chiều tà, ông đã viết nên ca khúc “Tôi đi giữa hoàng hôn” cũng tại bến tầu này:

…Khi ánh chiều buông, khi nắng còn vương

Một mình tôi ngắm cánh chim lạc loài

Mà lòng mình thấy u hoài

Tôi thương nhớ ngày qua, trên bến Hoàng Hoa

Hay những đường xa

Thường thường hai đứa dắt nhau tươi cười

Mắt say sưa thắm mộng đời…

Riêng tôi hình ảnh đậm nét và nhớ mãi cho đến bây giờ, vẫn là những con tầu với đủ sắc cờ, chúng đến, chúng đi, cùng cảnh chia tay trên bến, cho đến sau này những con tầu chiến ra khơi cũng vẫn không thiếu cảnh tiễn người đi.

Đêm 29-04-1975 trên bến sông, những con tầu đặc kín người đã ra khơi lần cuối, nhưng không có lấy một bóng người tiễn, không một chiếc khăn vẫy, hay một nụ hôn gió trao vói theo con tàu đang tách bến. Và những con tàu hôm nay chúng ra đi, vẫn muôn đời một cách chậm chạm, như muốn kéo dài cái chia tay bịn rịn ta thường thấy nơi các bến cảng, cảnh này nhắc tôi lại một ngày cuối tháng ba tại Cầu Đá, Nha Trang. Nhưng lúc đó tôi là người hạnh phúc nhất, giữa bao người trên bến, chỉ mỗi tôi là độc nhất có người tiễn, để được nhìn sâu vào mắt em và nghe em nói “Anh nhớ trở lại Nha Trang, em chờ anh, rồi mình lại có nhau…”

Câu nói như ước lấy cảnh con tầu một mai trở về bến cũ, mang trả lại người xưa cho em, không gian hôm đó, hôm nay, cùng là những chuyến đi định mệnh, những con tầu nối tiếp nhau tách bến, mang theo bao nhiêu người lính trong lòng nó, con phà Thủ Thiêm nép hẳn một bên bờ ngẫn ngơ nhìn, và trong bóng đêm màu sơn trắng con phà giống lắm như một vuông khăn vẫy tiễn. Con đường suốt dọc bờ sông không một ánh đèn làm cho chuyến đi lúc nửa đêm càng thêm âm thầm! Câu chuyện repost hôm nay cũng là câu chuyện kể từ đêm hôm đó, đã đăng trên HNPĐ ngày đầu tháng 05-2012 –

TỪ SAU THÁNG TƯ.

Đêm 29-04-75 Sàigòn không một ánh sáng! Bóng tối mang đến cho thành phố một cái gì lạ lắm, có phải người ta gọi thành phố chết là như thế này, có ai trong đời bao giờ thấy được thành phố chết thật sự đâu - Chỉ có trong phim ảnh đôi lần được xem, trong đó nhà làm phim cho người ta thấy một thành phố vắng lặng không có lấy một bóng người với những rác bị gió cuốn bay trên đường phố… đó là trong phim.

Lúc này trước mắt tôi Sàigòn đang nữa đêm, suốt dọc con đường tôi đi qua cũng không một bóng người như thế, chỉ có bóng đêm cùng vắng lặng, thành phố cúp điện, cúp cả đèn đường, hai hàng cây hai bên đường phố giao đầu nhau phía trên cao, con đường hun hút như hang sâu, và tiếng gió từ bờ sông thổi lên càng thấy âm u thêm. Con đường Tự Do đêm nay tối đen, trong bóng đêm nhờ nhờ, có vật gì đó lay động phía thật xa cuối đường, và hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà, như hai cánh tay giơ lên cao chào vĩnh biệt trong đêm cuối.

Không còn là Sàigòn của rực rỡ ánh đèn, Sài gòn đêm nay đã chết, nó chết thật và đã là một cái xác nằm bất động, nó chìm trong cái lạnh của bóng đen mà quỉ dữ đang trùm lên nó, không có lấy một chút ánh sáng của sinh khí. Sài gòn chết mà không qua hấp hối như Đà Nẵng hay Nha Trang… Với những trận đánh kiên cường và đẫm máu nơi vành đai phia bắc, nó chết trong đau đớn như Quảng Trị, Ban Mê Thuộc… nó chết rất nhanh, nhìn nó chết trong sững sờ, chỉ kịp nghe cái đau nhói, chưa nói được lời tử biệt thì nó đã đi rồi.

Vương quốc lừa dối! Với đầu óc trí trá bịnh hoạn, trong mê tối chúng dựng cảnh chiến thắng theo suy tưởng của loài hạ nhân, chúng dựng nên và truyền đi cho mọi xem người hình ảnh Sài gòn bị giết, cánh cổng dinh Độc Lập, bị nghiền nát dưới xích chiến xa, chúng như thể hạ nhục thêm một lần nữa, bằng trò lột truồng xác chết thường thấy nơi những kẻ man rợ chiến thắng. Loài chồn cáo tanh hôi đi tìm cái oai để ngỡ là mãnh hổ trong dáng say mùi máu. Một hành vi lừa dối người đời rằng chúng cũng đã có chiến thắng, cũng đã có vinh quang, trong say men hoang tưởng, chúng muốn mọi người nhìn chúng như là kẻ anh hùng (?).

Trong họng súng AK cùng lưỡi lê sắc nhọn, chúng dựng cảnh hoang tưởng “cách mạng nhân dân” thành công - Và để có được những gì chúng gọi “hồ hởi phấn khởi” che được mắt thế gian, và khuất lấp được đau thương cùng tan tác. Chúng đã dựng ra những điều tựa như là chính nghĩa, “chỉ với mo cau và trái cà cũng quyết tiến lên chủ nghĩa xã hội”, nghe mà thấy nực cười, để tô lục chuốc hồng cho cái không thực, và để che đậy cái giả trá, chúng tự khoác cho mình những mỹ từ “đi làm cách mạng” một cách trâng tráo.

Lịch sử Thế Giới và lịch sử Việt Nam cận đại đã cho thấy một sự thật, cộng sản đã chiến thắng nhờ chúng đã đạt đến đỉnh cao, của dối trá cũng như gian ác vô nhân, và càng làm thế chúng càng lộ rõ cái hèn kém. Chúng đâu biết rằng chiếm được đất nhưng không chiếm được lòng dân, thì có khác nào cái cưỡng đoạt của loài thổ phỉ, đoàn quân chúng nào khác chi những tay cướp, người đồng chủng cũng phải lánh xa chúng. Chỉ trong thời gian ngắn người dân trốn chạy chúng để hơn nửa triệu người chết trong rừng thẩm hay giữa biển khơi, vậy có phải đó là cái chiến thắng của chính nghĩa, hay chỉ là cái hung tàn của kẻ vô nhân, của loài quỉ đỏ?

Từ đó đến nay thời gian đã hơn nửa đời người, và ta đã thấy gi trong vương quốc lừa dối này, nào là cải tạo trả thù người chế độ cũ, nào là ép đi kinh tế mới cùng đánh tư sản, để cướp trắng tài sản, với người dân chống đối, thôi thì không còn tội danh tày trời nào, mà không phải bị mang lấy. Những ai thoát khỏi quyền sinh sát của chúng, thôi thì những lời thóa mạ mạt sát không thiếu, để bôi bẫn người dân trốn chạy, đồng thời chúng lồng lộn lấp liếm che đi chứng tích các bước chân người tỵ nạn, đập phá các bia ghi dấu người Việt tìm tự do trên các đảo.

Nhưng sự thực vô cùng bỉ ổi, khi chính bộ công an lại có chủ trương bán bãi, thu vàng mỗi người vượt biên lên đến hơn chục lạng vàng, tên thủ tướng Dũng hiện nay là một tên bán bãi ngày nào - Rồi nay là thời của đảng viên quan chức cộng sản đang lột xác thành đại gia, đại trọc phú, đại tư bản đỏ, trong cái đất nước cộng sản có nền kinh tế thị trường mà lại định hướng xã nghĩa (?). Tài sản chúng được tính bằng tiền triệu, tiền tỷ đôla, do tham nhũng vơ vét tài nguyên đất nước, lẫn cả bán đất, bán biển cho ngoại nhân.

Và cái đáng nói hơn hết, đất nước ta đã không còn là của giòng giống Việt, nay đã là một châu tự trị của nhà Đại Hán như họ Hồ đã nói “cái danh từ Tổ Quốc là do các chính trị gia đặt ra để đè đầu nhân dân - Để buộc những nguời vô sản phải cầm vũ khí bảo vệ tài sản của địa chủ và quyền lợi của giai cấp tư sản - Thực ra, chẳng có Tổ quốc, cũng chẳng có biên giới”. Chả thế mà ngay tên ma đầu cộng sản Lê Duẫn đã không chút liêm sỉ sau khi chiếm được miền Nam năm 1976 hắn đã nói “Chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, và chúng ta đã thành công trong việc cắm lá cờ quốc tế Mác Lê, trên toàn cõi Việt Nam” (!).

Nay trong nước từ sau tháng Tư, là bắt đầu cho những ngày đen tối của đất nước, đến nay đã có người chua chát nói, người Việt chỉ là dân hạng thứ ngay trên chính quê hương mình, đó là chủ trương của bọn thái thú, tập cho người dân làm quen với thân phận mình, để một khi chính thức làm công dân mẫu quốc, sẽ đỡ phải gặp khó như những dân tộc Mông, Tạng, Hồi…

Việt Nhân (HNPĐ)

 


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm