Xe cán chó
TỪ TỰ DIỄN BIẾN ĐẾN TỰ TAN HÀNG
Phạm Trần
Lần đầu tiên sau 70 năm có chính quyền trong tay (1946- 2016), đảng Cộng sản Việt Nam đã phải chống tự hủy diệt để tồn tại. Lần này không do kẻ thù từ bên ngoài hay “các thế lực thù địch” do Ban Tuyên giáo chế ra để hù dọa người nhát gan mà từ những nội thù sống trong lòng chế độ.
Chúng là những cán bộ, đảng viên, kể cả thành phần lãnh đạo đã “tự diễn biến, tự chuyển hóa” để công khai phủ nhận Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh. Cũng đã có những người trong hàng ngũ nội thù bỏ đảng, đòi xét lại lịch sử gọi là đấu tranh giành độc lập và chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam của đảng.
Nhiều “nội thù” khác đòi đổi mới chính trị, mở rộng dân chủ, tôn trọng các quyền tự do cơ bản của dân, đặc biệt các quyền hội họp, lập hội, tự do tư tưởng và báo chí. Họ cũng cổ võ bầu cử tự do và chấp nhận chế độc đa đảng.
Một số khác đã tự lột xác, bỏ đảng sau lưng để ưu tiên phục vụ cho cơm áo, danh vọng và sự giầu sang cá nhân, gia đình, dòng họ và phe nhóm có cùng lợi ích.
Phản ảnh cho tình trạng xuống cấp thê thảm này là lời tự nhận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 4 (Khóa XII), khai mạc hôm 09/10/2016 tại Hà Nội:” Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về xây dựng Đảng, với quyết tâm chính trị rất cao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, chúng ta đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, nhưng tình trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.”
Đáng chú ý là cách nay 4 năm (2012), Khóa đảng XI cũng họp lần thứ 4 để bàn và ra Nghị quyết về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” . Bây giờ, 4 năm sau, chuyện nan giải này không đứng nguyên một chỗ mà đã thụt lùi thêm nhiều bước nên đảng phải cấp thời thảo luận để ra thêm Nghị quyết “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.”
Ông Trọng thừa nhận “Đây là vấn đề hệ trọng, vừa cơ bản, vừa cấp bách.”
Ông nói:” Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta.”
Trong Nghị quyết 4 năm 2012, đảng cũng đã bảo:” Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ.”
Như vậy rõ ràng, công tác chỉnh đốn, xây dựng đảng và giáo dục, rèn kluyện cán bộ đảng viên để thành con người tốt phục vụ dân không được ai nghe.
Những khuyết tật này đã hết thuốc chữa sau 4 nhiệm kỳ đảng (từ VIII đến XI, mỗi nhiệm kỳ 5 năm) nên ông Trọng phài nhắc lại thêm lần nữa cho mọi người biết rằng:”Tại các Đại hội VIII, IX, X và XI, Đảng ta đã nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Đại hội XII của Đảng tiếp tục cảnh báo và đặt ra yêu cầu: “Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; coi đây là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ này…”
Công tác xây dựng đảng, lần đâu tiên ghi trong “Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”, ngày 02- 02- 1999 thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
Sau ông Phiêu, đến lượt ông Nông Đức Mạnh làm Tổng Bí thư luôn 2 khoá IX và X trước khi chuyển tay qua ông Nguyễn Phú Trọng, Khóa đảng XI năm 2011, tổng cộng 20 năm ăn tốn tiền dân mà cán bộ, đảng viên vẫn tiếp tục suy thoái đủ mọi thứ thì đảng này có còn xứng đáng cầm quyền nữa không, hay nên đi chỗ khác chơi?
Những khuyết tật đảng kê ra trong Nghị quyết 4 năm 2012, đến năm 2016 không chỉ còn nguyên mà ngày một nghiêm trọng hơn, đang đe dọa sự tồn vong của chế độ.
Hồi đó, đảng đã cho tòan dân biết:
– “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…”
– “…Nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân; khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm. Do vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm; tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân….”
– “…. Cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở một số nơi chưa đến nơi đến chốn, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ…”
– “Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống nhiều khi còn hình thức …những sai sót, vi phạm không được phê phán, xử lý nghiêm minh…đấu tranh với những vi phạm còn nể nang, không nghiêm túc. Vai trò giám sát của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội chưa được phát huy, hiệu quả chưa cao….”
Bây giờ, sau 20 năm hết chỉnh lại sửa, ông Trọng cũng chỉ biết: “Đề nghị nghiên cứu bổ sung, làm rõ suy thoái về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống là thế nào? Những biểu hiện như đã nêu trong Tờ trình, Đề án và Dự thảo Nghị quyết đã đủ rõ chưa, cần phải nhận diện thêm vấn đề gì? “Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ là thế nào? Mức độ đến đâu? Nguyên nhân là gì? Tác hại ra sao?”
Hội nghị Trung ương 4 năm 2016 kết thúc ngày 15/10/2016 có làm nên trò trống gì không rồi sẽ hạ hồi phân giải. Nhưng nếu chỉ căn cứ vào lời nói của ông Trọng, trong diễn văn khai mạc ngày 09/20 (2016), thì chả thấy có gì bộc phát cả.
Ông nói:”Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, đề nghị các đồng chí đi sâu phân tích, mổ xẻ, làm rõ, chỉ ra đúng căn nguyên, đề ra các biện pháp chữa trị hữu hiệu. Đề án nêu ra 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp về giáo dục chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình; về cơ chế, chính sách; về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; về phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội. Những nhóm giải pháp nêu trên đã chính xác, đủ mạnh và khả thi để làm chuyển biến tình hình chưa? Cần bổ sung thêm giải pháp nào, nội dung từng nhóm giải pháp cần lưu ý thêm vấn đề gì? Những giải pháp nào chúng ta có thể tổ chức thực hiện ngay; những giải pháp cần có thêm quy định, hướng dẫn thì cách thức tổ chức thực hiện thế nào?…”
Đọc qua thì thấy có vẻ như ông Trọng đã nhìn ra nhiều mũi nhọn phải tấn công vào kẻ nội thù. Từ việc phải tìm ra nguyên nhân tại sao lại có tình trạng xoay chiều, đổi gío của cán bộ, đảng viên để tìm thuốc trị cho đến yêu cầu các Ủy viên Trung ương đóng góp ý kiến cho thấy ông Trọng cũng băn khoăn không biết những liều thuốc của Ban Tổ chức đàng đề ra có đủ mạnh diệt căn hay chưa?
ĐẢNG VÀ QUÂN ĐỘI
Nhưng tại sao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại hoài nghi và thiếu tự tin? Bởi vì trong Nghị quyết 4 năm 2012, đảng đã quyết :”Các giải pháp phải bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, khả thi, kết hợp “chống và xây”, “xây và chống”, nói đi đôi với làm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất.”
Nhưng rồi chuyện đâu vẫn còn đó, những kẻ nội thù mà đảng nuôi trong tay áo vẫn nhởn nhơ thách đố quyền uy của Tổng Bí thư.
Hồi năm 2012, đảng chỉ đạo thực hiện tốt ba vấn đề cấp bách :
– “Một là, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng.
– Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
– Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.”
Đảng cũng đã nói cho mọi người hiểu: “Trong ba vấn đề trên, vấn đề thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất”.
Nhưng có ai biết “một bộ phận không nhỏ” là bao nhiêu trong số hơn 4 triệu đàng viên không, hay chỉ biết “nhiều lắm”?
Thế rồi 4 năm sau, nhưng chữ “trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất” cũng bị chìm vào quên lãng. Vào ngày 09/10/2016, mọi người lại được nghe ông Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Trung ương có thêm Nghị quyết về ”Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ”.
Như vậy rõ ràng là trong nội bộ đảng CSVN hiện nay nguy cơ tự tan hàng rã đám đã gắn liền với suy thoái tư tưởng chính trị của đảng viên. Để bảo vệ đảng, Ban Tuyên giáo và Cục Chính trị Quân đội đã tập trung cán bộ vào cuộc cãi lý sự cùn trên nhiều diễn đàn. Họ cho rằng, số người chối bỏ đảng, phủ nhận Chủ nghĩa Mác– Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh không nhiều.
Trong loạt 5 bài nói về “Phòng, chống nguy cơ ‘tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng– vấn đề sống còn của Đảng và chế độ ta”, báo Quân đội Nhân dân (QĐND) ngày 07/10/2016 viết:”Hiện đang có những tranh luận khá phong phú về khái niệm “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nhận thức chung về “tự diễn biến” được hiểu là quá trình đấu tranh giữa các mặt tích cực và tiêu cực trong nội tâm cán bộ, đảng viên trước những tác động phức tạp của tình hình đất nước và quốc tế. Trong đó, yếu tố tiêu cực, sai lầm và tư tưởng tư bản chủ nghĩa dần dần tăng lên; yếu tố tích cực, cách mạng, tư tưởng XHCN phai nhạt dần. Đây là quá trình biến đổi từ bên trong chủ thể, đến một thời điểm nhất định, sự biến đổi này sẽ dần chuyển thành hành động của chủ thể. “Tự chuyển hoá” là sự nối tiếp của quá trình “tự diễn biến”. Khi sự biến đổi về chất đã làm thay đổi quan điểm tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, dẫn đến hành động chống lại chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.”
Vậy tình hình “tự diễn biến, tự chuyển hoá” trong hàng ngũ những kẻ nội thù của đảng CSVN bây giờ như thế nào?
Đã có là sự rệu rã, không làm theo chỉ thị đảng, không tin đảng và tìm mọi cơ hội để sống xa đảng. Phong trào được gọi là “học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thoát thai từ “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” vẫn được tổ chức nhưng chỉ học cho có lệ từ năm 2007. Thần tượng Hồ Chí Minh, do đảng nhào nặn ra để làm cái phao bảo vệ chế độ , chỉ là một người Cộng sản bảo thủ và giáo điều phản dân chủ. Ông ta chẳng có tiêu chuẩn đạo đức gì để đời phải học, ngoài lời nói không cần hành động để chứng minh. Chỉ riêng chuyện ông có liên hệ với một số Phụ nữ và có con bị đảng bưng bít cũng đủ để bạch hóa cuộc đời không trong sáng của ông.
Chỉ một chuyện này thôi, đảng đã đánh mất niềm tin trong dân huống chi những chuyện to lớn hay tày trời khác.
Vì vậy báo QĐND đã thừa nhận:”Một trong những vấn đề bức xúc trong công tác xây dựng đảng hiện nay là tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” diễn ra trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và đáng lo ngại nhất là trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng trên phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, với tinh thần quyết liệt, kịp thời.”
Đã có nhiếu ý kiến của giới khoa học và lý luận nêu lên trong báo QĐND (07/10/2016) cảnh giác đảng phải cấp thời ngăn chặn các chứng hư tật xấu của cán bộ, nếu đảng muốn tồn tại.
PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng được báo này trích lời nói rằng:” Lúc nào Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên mắc bệnh quan liêu, xa rời quần chúng, tham nhũng, hủ hóa, không tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, không lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân, lúc đó Đảng sẽ dần xa rời bản chất cách mạng rồi tự sụp đổ ngay dưới chân mình!”
Đúng vậy, những điều ông Nguyễn Trọng Phúc nói đã và đang diễn ra trong nội bộ đảng CSVN. Tất cả những khuyết tật này đã có trong máu của người Cộng sản từ thế hệ này qua thế hệ khác. Chúng chỉ nổi lên công khai từ khi đảng thi hành chủ trương Đổi mới để hội nhập với Thế giới từ năm 1986.
Ban Tuyên giáo chỉ biết che lấp những thói hư tật xấu này bằng cách đổ tội cho “mặt trái của nền kinh tế thị trường” là thủ phạm đã hủ hoá những cán bộ, đảng viến thiếu bản lĩnh và mất phẩm chất cách mạng. Nhưng cơ quan tuyên truyền đảng lại quên rằng chỉ có những kẻ có chức có quyền mới có thể tham nhũng và suy thoái đạo đức, lối sống, Nhưng cán bộ cấp nhỏ và người dân thì lấy tiền đâu mà tậu nhà lầu, mua ôtô và thong dong gửi con ra n ước ngòai du học?
Do đó mà không ai lạ tai khi đọc lời nói của ông Nguyễn Đình Hương trên báo QĐND, rút ra từ kinh nghiệm 53 năm làm công tác tổ chức cán bộ:”Chúng ta đã trải qua 3 cuộc vận động từ “ba xây, ba chống” thời Bác Hồ, rồi Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2, khóa VIII) từ Đại hội VIII, Nghị quyết Trung ương 4 từ Đại hội XI, nhưng việc chỉnh đốn Đảng vẫn chưa thành công như mong muốn. Không thể hô hào mãi mà phải tìm ra nguyên nhân vì sao thất bại? Cũng giống như Đại hội VI về đổi mới, tìm ra nguyên nhân do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thì phải xóa bỏ, chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Hiện nay, mấu chốt để đẩy lùi “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là công tác cán bộ. Công tác cán bộ mang tính chất đột phá, quyết định; chứ chờ hiệu quả từ công tác giáo dục, vận động thì “rất lâu”. 10 tỉnh, 5 bộ, ngành có thể bố trí sai cán bộ vẫn sửa chữa được khi nằm trong tập thể tốt, nhưng bộ máy thượng tầng kiến trúc lãnh đạo đất nước không thể cho phép sai sót, bởi đó là sự kết tinh từ tinh hoa, trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam”.
Như vậy rõ ràng là “tình trạng suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hoá” đang gây nhức nhối cho đảng là kết qủa của tình trạng trên bảo dưới không nghe, hay thượng bất chính thì hạ tắc loạn?
Theo QĐND thì cách nay 5 năm, chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đặt vấn đề: “Bây giờ trong Đảng cũng có sự phân hóa giàu – nghèo, có những người giàu lên rất nhanh, cuộc sống cách xa người lao động; liệu rồi người giàu có nghĩ giống người nghèo không?”
Từ thắc mắc này, ông Trọng tự hỏi :”Mai kia Đảng này sẽ là đảng của ai? Có giữ được bản chất là đảng cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc không?”.
Rồi cũng QĐND trả lời:”Câu hỏi trên không khó trả lời. Bởi trong số những người giàu lên một cách bất thường ấy, có không ít cán bộ đang nắm những chức vụ quan trọng trong bộ máy đảng, chính quyền các cấp. Cái sự giàu ấy không phải chủ yếu do tài năng, trí tuệ, mồ hôi, công sức họ bỏ ra, mà phần lớn là do lợi dụng vị trí công tác để vun vén lợi ích cá nhân, tìm mọi kẽ hở của pháp luật, lôi bè cánh theo “lợi ích nhóm” để làm ăn thiếu đàng hoàng, khuất tất với mục đích vinh thân, phì gia.”
GẮP LỬA BỎ BÀN TAY
Bên cạnh thực tế này, cái lưỡi tuyên truyền của Ban Tuyên giáo cũng đã chối biến một thực tế là đã có một số không nhỏ cán bộ, đảng viên và người dân đang chối bỏ chế độ và phủ nhận vai trò lãnh đạo tự khoác vào người của đảng.
Từ chủ trương đánh trống lảng này, báo QĐND, qua lối lý luận rào trước đón sau, đã để lộ kế họach dọn đường cho một cuộc tấn công vào những người đã và đang ly khai đảng và những người đấu tranh cho dân chủ, tự do, nhân quyền và các nhà báo nhân dân đang lớn mạnh ở trong nước.
Nội dung có chủ tâm của QĐND đã lộ ra khi tiết lộ những biểu hiện của những người bị liệt vào hàng ngũ “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá”.
Đọan văn mở đầu như thế này:”Ở giai đoạn ban đầu, đối tượng thể hiện sự hoang mang, dao động về tư tưởng chính trị, sự hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng, tính khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê- nin. Giai đoạn hai, biểu hiện ở mức độ thấp của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đối tượng bắt đầu chủ động hơn trong tiếp nhận những thông tin trái chiều, những luận điệu chống đối, những lý luận phản động, bắt đầu thích nghe, thích kể, thích mọi người nói về tiêu cực. Về hành động, đối tượng bắt đầu có các hoạt động câu kết với các phần tử thù địch từ bên ngoài để tiếp tay cho chúng thực hiện hoạt động “Diễn biến hòa bình” và “chuyển hóa nội bộ”. Biểu hiện rõ nhất là hoạt động thu thập, tổng hợp tin tức nội bộ ta để chuyển ra nước ngoài, giúp các phần tử phản động, thù địch từ bên ngoài sử dụng trong các hoạt động chống lại ta thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hoạt động quốc tế”.
QĐND đi xa hơn để gán tội “gián điệp” và phản quốc qua lối phân tích nhiều tưởng tượng:”Những đối tượng “tự diễn biến” trở thành những phần tử “hoạt động có tính chất nội gián”. Bản chất chính trị của hoạt động này là chống đối song chưa đủ thời gian và chứng cứ để kết luận họ đã là kẻ làm gián điệp cho nước ngoài hay là kẻ phản bội Tổ quốc hay chưa. Giai đoạn ba, là giai đoạn ở mức độ cao của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đối tượng đã hoàn toàn bộc lộ tư tưởng phản động, chống đối, thể hiện rõ tư tưởng chính trị phản động, sẵn sàng đối đầu với pháp luật và hệ thống chính trị. Họ không còn biết sợ hãi trước sức mạnh pháp luật và chính trị. Thậm chí, họ sẵn sàng hành động để làm thay đổi hệ thống chính trị. Họ chủ động tìm đến những phần tử đang “tự diễn biến” để tập hợp lực lượng, hình thành nhân lõi tổ chức ban đầu. Một số kẻ sẽ tự tìm đến các cơ quan đặc biệt nước ngoài để câu kết.”
Chi tiết hơn với chiến thuật “gắp lửa bỏ bàn tay”, báo QĐND chỉ điểm:”Thực tiễn trong Đảng và trong xã hội thời gian qua đã “điểm mặt”, “chỉ tên” một số người như vậy. Ban đầu, họ là những cán bộ, đảng viên được chú ý vì dám phản biện, dám nghi ngờ, dám chỉ ra những điều chưa hợp lý trong nền tảng tư tưởng, cũng như chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách và luật pháp của Nhà nước. Nhưng khi chưa được giải đáp thỏa đáng, họ tự nghiên cứu, tự giải thích và tự cho mình là đúng. Những “thư ngỏ”, “tâm thư”, “kiến nghị”… được họ xây dựng và phát tán ra cộng đồng trái pháp luật. Dần dần, họ tập hợp lại, thành lập những “hội”, “đoàn” độc lập, tuyên bố thoát ly sự lãnh đạo của Đảng mà thực chất là hình thành những tổ chức chính trị đối lập với mong muốn thách thức, tranh quyền lãnh đạo với Đảng. Con số cán bộ, đảng viên như vậy không nhiều, nhưng điều nguy hại là có cả những người là lão thành cách mạng, là cán bộ cấp cao, là trí thức có tên tuổi. Họ ít nhiều có ảnh hưởng trong xã hội và trong giới trẻ, cho nên những nhận thức và hành động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của họ dễ lây lan, phát tán trong giới trẻ. Khi những đối tượng “tự chuyển hóa” này đã hình thành tổ chức phản động đối lập; việc giáo dục, thuyết phục, cảm hóa họ bằng lý lẽ khách quan là vô cùng khó khăn. Các thế lực thù địch thực hiện Chiến lược “Diễn biến hòa bình” ngay lập tức bắt tay, kết nối, hà hơi, tiếp sức các cá nhân, tổ chức đã ‘tự chuyển hóa” khiến cho công tác đấu tranh làm tan rã tổ chức, chuyển hóa tư tưởng phản động gặp phải vô vàn khó khăn, thử thách.”
Như vậy thì mục tiêu cuối cùng và chính danh của Hội nghị Trung ương 4 là gì ngoài việc làm công khai ra Nghị quyết về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ”?
Nếu nhìn sâu vào sân sau của báo QĐND và phe Quân đội thì những lập luận của họ về tình hình “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng không đơn thuần chỉ tập trung làm sạch đảng mà còn để nhân cơ hội tóm luôn những ai đã bỏ đảng, đang tìm cách xa đảng và chống quyền cai trị độc tôn của đảng.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
TỪ TỰ DIỄN BIẾN ĐẾN TỰ TAN HÀNG
Phạm Trần
Lần đầu tiên sau 70 năm có chính quyền trong tay (1946- 2016), đảng Cộng sản Việt Nam đã phải chống tự hủy diệt để tồn tại. Lần này không do kẻ thù từ bên ngoài hay “các thế lực thù địch” do Ban Tuyên giáo chế ra để hù dọa người nhát gan mà từ những nội thù sống trong lòng chế độ.
Chúng là những cán bộ, đảng viên, kể cả thành phần lãnh đạo đã “tự diễn biến, tự chuyển hóa” để công khai phủ nhận Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh. Cũng đã có những người trong hàng ngũ nội thù bỏ đảng, đòi xét lại lịch sử gọi là đấu tranh giành độc lập và chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam của đảng.
Nhiều “nội thù” khác đòi đổi mới chính trị, mở rộng dân chủ, tôn trọng các quyền tự do cơ bản của dân, đặc biệt các quyền hội họp, lập hội, tự do tư tưởng và báo chí. Họ cũng cổ võ bầu cử tự do và chấp nhận chế độc đa đảng.
Một số khác đã tự lột xác, bỏ đảng sau lưng để ưu tiên phục vụ cho cơm áo, danh vọng và sự giầu sang cá nhân, gia đình, dòng họ và phe nhóm có cùng lợi ích.
Phản ảnh cho tình trạng xuống cấp thê thảm này là lời tự nhận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 4 (Khóa XII), khai mạc hôm 09/10/2016 tại Hà Nội:” Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về xây dựng Đảng, với quyết tâm chính trị rất cao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, chúng ta đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, nhưng tình trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.”
Đáng chú ý là cách nay 4 năm (2012), Khóa đảng XI cũng họp lần thứ 4 để bàn và ra Nghị quyết về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” . Bây giờ, 4 năm sau, chuyện nan giải này không đứng nguyên một chỗ mà đã thụt lùi thêm nhiều bước nên đảng phải cấp thời thảo luận để ra thêm Nghị quyết “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.”
Ông Trọng thừa nhận “Đây là vấn đề hệ trọng, vừa cơ bản, vừa cấp bách.”
Ông nói:” Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta.”
Trong Nghị quyết 4 năm 2012, đảng cũng đã bảo:” Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ.”
Như vậy rõ ràng, công tác chỉnh đốn, xây dựng đảng và giáo dục, rèn kluyện cán bộ đảng viên để thành con người tốt phục vụ dân không được ai nghe.
Những khuyết tật này đã hết thuốc chữa sau 4 nhiệm kỳ đảng (từ VIII đến XI, mỗi nhiệm kỳ 5 năm) nên ông Trọng phài nhắc lại thêm lần nữa cho mọi người biết rằng:”Tại các Đại hội VIII, IX, X và XI, Đảng ta đã nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Đại hội XII của Đảng tiếp tục cảnh báo và đặt ra yêu cầu: “Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; coi đây là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ này…”
Công tác xây dựng đảng, lần đâu tiên ghi trong “Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”, ngày 02- 02- 1999 thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
Sau ông Phiêu, đến lượt ông Nông Đức Mạnh làm Tổng Bí thư luôn 2 khoá IX và X trước khi chuyển tay qua ông Nguyễn Phú Trọng, Khóa đảng XI năm 2011, tổng cộng 20 năm ăn tốn tiền dân mà cán bộ, đảng viên vẫn tiếp tục suy thoái đủ mọi thứ thì đảng này có còn xứng đáng cầm quyền nữa không, hay nên đi chỗ khác chơi?
Những khuyết tật đảng kê ra trong Nghị quyết 4 năm 2012, đến năm 2016 không chỉ còn nguyên mà ngày một nghiêm trọng hơn, đang đe dọa sự tồn vong của chế độ.
Hồi đó, đảng đã cho tòan dân biết:
– “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…”
– “…Nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân; khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm. Do vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm; tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân….”
– “…. Cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở một số nơi chưa đến nơi đến chốn, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ…”
– “Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống nhiều khi còn hình thức …những sai sót, vi phạm không được phê phán, xử lý nghiêm minh…đấu tranh với những vi phạm còn nể nang, không nghiêm túc. Vai trò giám sát của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội chưa được phát huy, hiệu quả chưa cao….”
Bây giờ, sau 20 năm hết chỉnh lại sửa, ông Trọng cũng chỉ biết: “Đề nghị nghiên cứu bổ sung, làm rõ suy thoái về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống là thế nào? Những biểu hiện như đã nêu trong Tờ trình, Đề án và Dự thảo Nghị quyết đã đủ rõ chưa, cần phải nhận diện thêm vấn đề gì? “Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ là thế nào? Mức độ đến đâu? Nguyên nhân là gì? Tác hại ra sao?”
Hội nghị Trung ương 4 năm 2016 kết thúc ngày 15/10/2016 có làm nên trò trống gì không rồi sẽ hạ hồi phân giải. Nhưng nếu chỉ căn cứ vào lời nói của ông Trọng, trong diễn văn khai mạc ngày 09/20 (2016), thì chả thấy có gì bộc phát cả.
Ông nói:”Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, đề nghị các đồng chí đi sâu phân tích, mổ xẻ, làm rõ, chỉ ra đúng căn nguyên, đề ra các biện pháp chữa trị hữu hiệu. Đề án nêu ra 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp về giáo dục chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình; về cơ chế, chính sách; về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; về phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội. Những nhóm giải pháp nêu trên đã chính xác, đủ mạnh và khả thi để làm chuyển biến tình hình chưa? Cần bổ sung thêm giải pháp nào, nội dung từng nhóm giải pháp cần lưu ý thêm vấn đề gì? Những giải pháp nào chúng ta có thể tổ chức thực hiện ngay; những giải pháp cần có thêm quy định, hướng dẫn thì cách thức tổ chức thực hiện thế nào?…”
Đọc qua thì thấy có vẻ như ông Trọng đã nhìn ra nhiều mũi nhọn phải tấn công vào kẻ nội thù. Từ việc phải tìm ra nguyên nhân tại sao lại có tình trạng xoay chiều, đổi gío của cán bộ, đảng viên để tìm thuốc trị cho đến yêu cầu các Ủy viên Trung ương đóng góp ý kiến cho thấy ông Trọng cũng băn khoăn không biết những liều thuốc của Ban Tổ chức đàng đề ra có đủ mạnh diệt căn hay chưa?
ĐẢNG VÀ QUÂN ĐỘI
Nhưng tại sao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại hoài nghi và thiếu tự tin? Bởi vì trong Nghị quyết 4 năm 2012, đảng đã quyết :”Các giải pháp phải bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, khả thi, kết hợp “chống và xây”, “xây và chống”, nói đi đôi với làm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất.”
Nhưng rồi chuyện đâu vẫn còn đó, những kẻ nội thù mà đảng nuôi trong tay áo vẫn nhởn nhơ thách đố quyền uy của Tổng Bí thư.
Hồi năm 2012, đảng chỉ đạo thực hiện tốt ba vấn đề cấp bách :
– “Một là, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng.
– Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
– Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.”
Đảng cũng đã nói cho mọi người hiểu: “Trong ba vấn đề trên, vấn đề thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất”.
Nhưng có ai biết “một bộ phận không nhỏ” là bao nhiêu trong số hơn 4 triệu đàng viên không, hay chỉ biết “nhiều lắm”?
Thế rồi 4 năm sau, nhưng chữ “trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất” cũng bị chìm vào quên lãng. Vào ngày 09/10/2016, mọi người lại được nghe ông Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Trung ương có thêm Nghị quyết về ”Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ”.
Như vậy rõ ràng là trong nội bộ đảng CSVN hiện nay nguy cơ tự tan hàng rã đám đã gắn liền với suy thoái tư tưởng chính trị của đảng viên. Để bảo vệ đảng, Ban Tuyên giáo và Cục Chính trị Quân đội đã tập trung cán bộ vào cuộc cãi lý sự cùn trên nhiều diễn đàn. Họ cho rằng, số người chối bỏ đảng, phủ nhận Chủ nghĩa Mác– Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh không nhiều.
Trong loạt 5 bài nói về “Phòng, chống nguy cơ ‘tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng– vấn đề sống còn của Đảng và chế độ ta”, báo Quân đội Nhân dân (QĐND) ngày 07/10/2016 viết:”Hiện đang có những tranh luận khá phong phú về khái niệm “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nhận thức chung về “tự diễn biến” được hiểu là quá trình đấu tranh giữa các mặt tích cực và tiêu cực trong nội tâm cán bộ, đảng viên trước những tác động phức tạp của tình hình đất nước và quốc tế. Trong đó, yếu tố tiêu cực, sai lầm và tư tưởng tư bản chủ nghĩa dần dần tăng lên; yếu tố tích cực, cách mạng, tư tưởng XHCN phai nhạt dần. Đây là quá trình biến đổi từ bên trong chủ thể, đến một thời điểm nhất định, sự biến đổi này sẽ dần chuyển thành hành động của chủ thể. “Tự chuyển hoá” là sự nối tiếp của quá trình “tự diễn biến”. Khi sự biến đổi về chất đã làm thay đổi quan điểm tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, dẫn đến hành động chống lại chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.”
Vậy tình hình “tự diễn biến, tự chuyển hoá” trong hàng ngũ những kẻ nội thù của đảng CSVN bây giờ như thế nào?
Đã có là sự rệu rã, không làm theo chỉ thị đảng, không tin đảng và tìm mọi cơ hội để sống xa đảng. Phong trào được gọi là “học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thoát thai từ “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” vẫn được tổ chức nhưng chỉ học cho có lệ từ năm 2007. Thần tượng Hồ Chí Minh, do đảng nhào nặn ra để làm cái phao bảo vệ chế độ , chỉ là một người Cộng sản bảo thủ và giáo điều phản dân chủ. Ông ta chẳng có tiêu chuẩn đạo đức gì để đời phải học, ngoài lời nói không cần hành động để chứng minh. Chỉ riêng chuyện ông có liên hệ với một số Phụ nữ và có con bị đảng bưng bít cũng đủ để bạch hóa cuộc đời không trong sáng của ông.
Chỉ một chuyện này thôi, đảng đã đánh mất niềm tin trong dân huống chi những chuyện to lớn hay tày trời khác.
Vì vậy báo QĐND đã thừa nhận:”Một trong những vấn đề bức xúc trong công tác xây dựng đảng hiện nay là tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” diễn ra trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và đáng lo ngại nhất là trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng trên phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, với tinh thần quyết liệt, kịp thời.”
Đã có nhiếu ý kiến của giới khoa học và lý luận nêu lên trong báo QĐND (07/10/2016) cảnh giác đảng phải cấp thời ngăn chặn các chứng hư tật xấu của cán bộ, nếu đảng muốn tồn tại.
PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng được báo này trích lời nói rằng:” Lúc nào Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên mắc bệnh quan liêu, xa rời quần chúng, tham nhũng, hủ hóa, không tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, không lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân, lúc đó Đảng sẽ dần xa rời bản chất cách mạng rồi tự sụp đổ ngay dưới chân mình!”
Đúng vậy, những điều ông Nguyễn Trọng Phúc nói đã và đang diễn ra trong nội bộ đảng CSVN. Tất cả những khuyết tật này đã có trong máu của người Cộng sản từ thế hệ này qua thế hệ khác. Chúng chỉ nổi lên công khai từ khi đảng thi hành chủ trương Đổi mới để hội nhập với Thế giới từ năm 1986.
Ban Tuyên giáo chỉ biết che lấp những thói hư tật xấu này bằng cách đổ tội cho “mặt trái của nền kinh tế thị trường” là thủ phạm đã hủ hoá những cán bộ, đảng viến thiếu bản lĩnh và mất phẩm chất cách mạng. Nhưng cơ quan tuyên truyền đảng lại quên rằng chỉ có những kẻ có chức có quyền mới có thể tham nhũng và suy thoái đạo đức, lối sống, Nhưng cán bộ cấp nhỏ và người dân thì lấy tiền đâu mà tậu nhà lầu, mua ôtô và thong dong gửi con ra n ước ngòai du học?
Do đó mà không ai lạ tai khi đọc lời nói của ông Nguyễn Đình Hương trên báo QĐND, rút ra từ kinh nghiệm 53 năm làm công tác tổ chức cán bộ:”Chúng ta đã trải qua 3 cuộc vận động từ “ba xây, ba chống” thời Bác Hồ, rồi Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2, khóa VIII) từ Đại hội VIII, Nghị quyết Trung ương 4 từ Đại hội XI, nhưng việc chỉnh đốn Đảng vẫn chưa thành công như mong muốn. Không thể hô hào mãi mà phải tìm ra nguyên nhân vì sao thất bại? Cũng giống như Đại hội VI về đổi mới, tìm ra nguyên nhân do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thì phải xóa bỏ, chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Hiện nay, mấu chốt để đẩy lùi “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là công tác cán bộ. Công tác cán bộ mang tính chất đột phá, quyết định; chứ chờ hiệu quả từ công tác giáo dục, vận động thì “rất lâu”. 10 tỉnh, 5 bộ, ngành có thể bố trí sai cán bộ vẫn sửa chữa được khi nằm trong tập thể tốt, nhưng bộ máy thượng tầng kiến trúc lãnh đạo đất nước không thể cho phép sai sót, bởi đó là sự kết tinh từ tinh hoa, trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam”.
Như vậy rõ ràng là “tình trạng suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hoá” đang gây nhức nhối cho đảng là kết qủa của tình trạng trên bảo dưới không nghe, hay thượng bất chính thì hạ tắc loạn?
Theo QĐND thì cách nay 5 năm, chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đặt vấn đề: “Bây giờ trong Đảng cũng có sự phân hóa giàu – nghèo, có những người giàu lên rất nhanh, cuộc sống cách xa người lao động; liệu rồi người giàu có nghĩ giống người nghèo không?”
Từ thắc mắc này, ông Trọng tự hỏi :”Mai kia Đảng này sẽ là đảng của ai? Có giữ được bản chất là đảng cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc không?”.
Rồi cũng QĐND trả lời:”Câu hỏi trên không khó trả lời. Bởi trong số những người giàu lên một cách bất thường ấy, có không ít cán bộ đang nắm những chức vụ quan trọng trong bộ máy đảng, chính quyền các cấp. Cái sự giàu ấy không phải chủ yếu do tài năng, trí tuệ, mồ hôi, công sức họ bỏ ra, mà phần lớn là do lợi dụng vị trí công tác để vun vén lợi ích cá nhân, tìm mọi kẽ hở của pháp luật, lôi bè cánh theo “lợi ích nhóm” để làm ăn thiếu đàng hoàng, khuất tất với mục đích vinh thân, phì gia.”
GẮP LỬA BỎ BÀN TAY
Bên cạnh thực tế này, cái lưỡi tuyên truyền của Ban Tuyên giáo cũng đã chối biến một thực tế là đã có một số không nhỏ cán bộ, đảng viên và người dân đang chối bỏ chế độ và phủ nhận vai trò lãnh đạo tự khoác vào người của đảng.
Từ chủ trương đánh trống lảng này, báo QĐND, qua lối lý luận rào trước đón sau, đã để lộ kế họach dọn đường cho một cuộc tấn công vào những người đã và đang ly khai đảng và những người đấu tranh cho dân chủ, tự do, nhân quyền và các nhà báo nhân dân đang lớn mạnh ở trong nước.
Nội dung có chủ tâm của QĐND đã lộ ra khi tiết lộ những biểu hiện của những người bị liệt vào hàng ngũ “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá”.
Đọan văn mở đầu như thế này:”Ở giai đoạn ban đầu, đối tượng thể hiện sự hoang mang, dao động về tư tưởng chính trị, sự hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng, tính khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê- nin. Giai đoạn hai, biểu hiện ở mức độ thấp của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đối tượng bắt đầu chủ động hơn trong tiếp nhận những thông tin trái chiều, những luận điệu chống đối, những lý luận phản động, bắt đầu thích nghe, thích kể, thích mọi người nói về tiêu cực. Về hành động, đối tượng bắt đầu có các hoạt động câu kết với các phần tử thù địch từ bên ngoài để tiếp tay cho chúng thực hiện hoạt động “Diễn biến hòa bình” và “chuyển hóa nội bộ”. Biểu hiện rõ nhất là hoạt động thu thập, tổng hợp tin tức nội bộ ta để chuyển ra nước ngoài, giúp các phần tử phản động, thù địch từ bên ngoài sử dụng trong các hoạt động chống lại ta thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hoạt động quốc tế”.
QĐND đi xa hơn để gán tội “gián điệp” và phản quốc qua lối phân tích nhiều tưởng tượng:”Những đối tượng “tự diễn biến” trở thành những phần tử “hoạt động có tính chất nội gián”. Bản chất chính trị của hoạt động này là chống đối song chưa đủ thời gian và chứng cứ để kết luận họ đã là kẻ làm gián điệp cho nước ngoài hay là kẻ phản bội Tổ quốc hay chưa. Giai đoạn ba, là giai đoạn ở mức độ cao của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đối tượng đã hoàn toàn bộc lộ tư tưởng phản động, chống đối, thể hiện rõ tư tưởng chính trị phản động, sẵn sàng đối đầu với pháp luật và hệ thống chính trị. Họ không còn biết sợ hãi trước sức mạnh pháp luật và chính trị. Thậm chí, họ sẵn sàng hành động để làm thay đổi hệ thống chính trị. Họ chủ động tìm đến những phần tử đang “tự diễn biến” để tập hợp lực lượng, hình thành nhân lõi tổ chức ban đầu. Một số kẻ sẽ tự tìm đến các cơ quan đặc biệt nước ngoài để câu kết.”
Chi tiết hơn với chiến thuật “gắp lửa bỏ bàn tay”, báo QĐND chỉ điểm:”Thực tiễn trong Đảng và trong xã hội thời gian qua đã “điểm mặt”, “chỉ tên” một số người như vậy. Ban đầu, họ là những cán bộ, đảng viên được chú ý vì dám phản biện, dám nghi ngờ, dám chỉ ra những điều chưa hợp lý trong nền tảng tư tưởng, cũng như chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách và luật pháp của Nhà nước. Nhưng khi chưa được giải đáp thỏa đáng, họ tự nghiên cứu, tự giải thích và tự cho mình là đúng. Những “thư ngỏ”, “tâm thư”, “kiến nghị”… được họ xây dựng và phát tán ra cộng đồng trái pháp luật. Dần dần, họ tập hợp lại, thành lập những “hội”, “đoàn” độc lập, tuyên bố thoát ly sự lãnh đạo của Đảng mà thực chất là hình thành những tổ chức chính trị đối lập với mong muốn thách thức, tranh quyền lãnh đạo với Đảng. Con số cán bộ, đảng viên như vậy không nhiều, nhưng điều nguy hại là có cả những người là lão thành cách mạng, là cán bộ cấp cao, là trí thức có tên tuổi. Họ ít nhiều có ảnh hưởng trong xã hội và trong giới trẻ, cho nên những nhận thức và hành động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của họ dễ lây lan, phát tán trong giới trẻ. Khi những đối tượng “tự chuyển hóa” này đã hình thành tổ chức phản động đối lập; việc giáo dục, thuyết phục, cảm hóa họ bằng lý lẽ khách quan là vô cùng khó khăn. Các thế lực thù địch thực hiện Chiến lược “Diễn biến hòa bình” ngay lập tức bắt tay, kết nối, hà hơi, tiếp sức các cá nhân, tổ chức đã ‘tự chuyển hóa” khiến cho công tác đấu tranh làm tan rã tổ chức, chuyển hóa tư tưởng phản động gặp phải vô vàn khó khăn, thử thách.”
Như vậy thì mục tiêu cuối cùng và chính danh của Hội nghị Trung ương 4 là gì ngoài việc làm công khai ra Nghị quyết về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ”?
Nếu nhìn sâu vào sân sau của báo QĐND và phe Quân đội thì những lập luận của họ về tình hình “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng không đơn thuần chỉ tập trung làm sạch đảng mà còn để nhân cơ hội tóm luôn những ai đã bỏ đảng, đang tìm cách xa đảng và chống quyền cai trị độc tôn của đảng.