Di Sản Hồ Chí Minh

TUYÊN TRUYỀN VỀ CHỦ QUYỀN: SỰ BÀI BẢN CỦA TRUNG QUỐC VÀ SỰ NGU DỐT CỦA “ĐẢNG TA”

Vào những ngày 26-27/1/2011, các nhà hải dương học Trung Quốc đã nhóm họp tại một hội nghị ở Thượng Hải để thảo luận về một dự án có tên là “Biển Hoa Nam sâu thẳm” (South China Sea-Deep).


FB Phạm Đoan Trang

14-7-2016

Vào những ngày 26-27/1/2011, các nhà hải dương học Trung Quốc đã nhóm họp tại một hội nghị ở Thượng Hải để thảo luận về một dự án có tên là “Biển Hoa Nam sâu thẳm” (South China Sea-Deep). Mục đích của dự án là thăm dò, khám phá Biển Đông, nơi mà Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam hay biển Nam Trung Hoa.

Theo một bài viết trên tờ The Economist ngày 10/2, tổng kinh phí cho “Biển Đông sâu thẳm” là 150 triệu Nhân dân tệ (tương đương 22 triệu USD), được chi trả trong vòng 8 năm. Dự án do Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia– một cơ quan Nhà nước có trụ sở tại Bắc Kinh – thực hiện. Quỹ này không phải đơn vị duy nhất của Trung Quốc nghiên cứu về hải dương học: The Economist cho biết Trung Quốc cũng sẽ chi 400 triệu Nhân dân tệ (khoảng 58 triệu USD) để mở một trung tâm công nghệ hàng hải ở Thanh Đảo, và đầu tư tới 1,4 tỷ Nhân dân tệ (hơn 200 triệu USD) xây dựng một mạng lưới đài quan sát đáy đại dương tương tự như chương trình Neptune của Canada và Sáng kiến Đài Quan sát Hải dương của Mỹ.

Điều đáng chú ý là, cả ba dự án trên cũng không phải là một vài dự án nghiên cứu Biển Đông lẻ tẻ của Trung Quốc, mà chỉ là một phần trong công cuộc nghiên cứu và tuyên truyền về biển đảo, chủ quyền lãnh thổ, v.v. từ những năm 50 của thế kỷ trước và ngày càng tiến hành một cách bài bản, đồng bộ hơn.

Đặc điểm nổi bật trong hoạt động nghiên cứu và tuyên truyền của Trung Quốc là sự đồng bộ và toàn diện từ Trung ương xuống địa phương, và nhất quán giữa truyền thông chính thống (tức báo chí quốc doanh) và phi chính thống (tức mạng xã hội).

TỪ TRUNG ƯƠNG XUỐNG ĐỊA PHƯƠNG

Ông Phạm Hoàng Quân – một trong số rất ít người ở Việt Nam hiện nay (có thể đếm trên đầu ngón tay) nghiên cứu về cổ sử Trung Quốc – cho biết, Trung Quốc thực hiện nghiên cứu và phổ biến kết quả nghiên cứu về chủ quyền biển đảo trên ba cấp: Trung ương, địa phương (tỉnh thành), và hệ thống trường đại học.

Ở cấp Trung ương, Trung Quốc có hẳn một viện nghiên cứu rất lớn về Biển Đông là “Trung Quốc Nam Hải Nghiên cứu Viện”, và nhiều cơ quan trực thuộc Trung ương khác như: Sở Nghiên cứu Nam Hải (Viện Khoa học Trung Quốc), Bộ Tư lệnh Hải quân, Sở Nghiên cứu Tình báo Khoa học Kỹ thuật Hải dương… Hoạt động thường xuyên của các cơ quan này là tiến hành nghiên cứu, biên soạn tài liệu, tổ chức hội thảo v.v. về chủ quyền biển đảo. Ngay từ năm 1975, Viện Nghiên cứu Biển Đông đã xuất bản “Báo cáo sơ bộ về việc điều tra tổng hợp khu vực quần đảo Tây Sa” (tức Hoàng Sa, theo cách gọi của Trung Quốc).

Ở cấp tỉnh, mỗi tỉnh ven biển Trung Quốc đều có nhiều cơ quan nghiên cứu về biển đảo. Hoạt động mạnh nhất có lẽ là các cơ quan thuộc Quảng Đông, Phúc Kiến. Tháng 9 năm 1974, Bảo tàng Lịch sử Quảng Đông đã in “Hiện vật khảo cổ Tây Sa”. Năm 1976, Sở Ngoại vụ Quảng Đông tung ra một loạt tài liệu: “Địa lý các đảo Nam Hải”, “Vấn đề đối ngoại của nước ta về các đảo Nam Hải”, “Khái luận về chủ quyền của nước ta đối với các đảo Nam Hải”, v.v.

Ở các trường đại học, chẳng hạn Đại học Hạ Môn trong hai năm 1975-1976 đã xuất bản trọn bộ sáu cuốn “Tổng hợp sử liệu các đảo Nam Hải nước ta”. Khoa Địa lý Đại học Sư phạm Hoa Nam xuất bản cuốn “Nghiên cứu địa danh các đảo Nam Hải” (1983). Đại học Trung Sơn xuất bản nghiên cứu chuyên đề về “Lịch sử địa lý quần đảo Nam Sa” (1991). Các tác phẩm đều được dịch sang tiếng Anh để đưa ra thế giới.

Bên cạnh đó, các cơ quan Trung Quốc cũng tiến hành dịch công trình nghiên cứu của nước ngoài sang tiếng Trung để giới khoa học tham khảo. Chẳng hạn, Tập san Sử Địa, chuyên đề về Hoàng Sa – Trường Sa, của Việt Nam ra đời năm 1974 thì năm 1978 có bản tiếng Trung. Cuốn “Đất nước Việt Nam qua các đời” của học giả Đào Duy Anh (không nhắc tới Biển Đông) cũng được Trung Quốc dịch sang Trung văn với tựa đề “Việt Nam cương vực sử”.

TỪ BÁO CHÍ CHÍNH THỐNG ĐẾN MẠNG XÃ HỘI

Chính quyền Trung Quốc huy động cả báo chính thống lẫn mạng xã hội vào cuộc “đấu võ mồm” để tranh giành biển đảo với các nước. Báo chí chính thống có những tờ như Nhân Dân nhật báo, hay một tờ khét tiếng chống Việt Nam lâu nay là Hoàn Cầu thời báo. Mạng xã hội thì có Sina Weibo (tương tự như Twitter hay Facebook).

Khi cần “chiến” với Việt Nam, Trung Quốc sẵn sàng huy động tổng lực cả hai loại. Thật là giống với cách làm của an ninh Việt Nam, hay nói đúng hơn, với nhà nước công an trị ở Việt Nam: Khi cần “đấu tranh với các thế lực thù địch”, Nhà nước huy động cả các cơ quan ngôn luận chính thức như báo Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, An Ninh Thủ Đô v.v. lẫn đội ngũ dư luận viên phủ sóng trên mạng bằng hàng chục blog và hàng nghìn comment từ mỉa mai, khiêu khích tới mạt sát, chửi rủa. Tiếc là đội ngũ dư luận viên của công an và tuyên giáo Việt Nam chỉ giỏi phồng mang trợn mắt lăng nhục, ngậm máu phun… đồng bào mình thôi chứ chưa bao giờ dám “oanh tạc” nước bạn – ngoại ngữ và trình độ là cả một vấn đề.

Sau sự kiện tàu Bình Minh II của Petro Vietnam bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp, vào tháng 6/2011, một cuộc chiến tranh mạng đã diễn ra giữa hacker của cả hai bên, phía Việt Nam có vẻ bại trận: Hàng trăm website của Việt Nam bị hacker tấn công, kể cả trang web của Trung tâm biên phiên dịch thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Xem ra bắt nạt, hành hạ người trong nhà mình bao giờ cũng dễ hơn đương đầu với thằng hàng xóm to xác, xấu tính.

Cần hiểu rằng việc Bắc Kinh bật đèn xanh, thậm chí chủ động huy động blogger vào cuộc chiến truyền thông trên mạng để khẳng định chủ quyền, là một cách làm rất khôn ngoan: Họ luôn luôn có thể nói rằng đó là quan điểm của dân, không nhất thiết của chính quyền, và chính quyền không thể can thiệp, cấm cản. Nói cách khác, blogger Trung Quốc cứ việc chửi bới Việt Nam thả giàn mà chẳng làm sao cả.

Nhìn về Việt Nam mà đối chiếu, ta sẽ thấy một sự thật cay đắng: Nhà nước công an trị Việt Nam thẳng tay đàn áp các blogger có tinh thần chống Trung Quốc quá mạnh và có ảnh hưởng tới cộng đồng. Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Bọ Lập, Phạm Viết Đào, Ba Sàm, No-U Hà Nội… là những ví dụ nhãn tiền. Nói cách khác, lẽ ra phải để blogger – kênh truyền thông không chính thống – lên tiếng mạnh mẽ, càng mạnh càng tốt, thậm chí nói thay phần nhà nước ở những khía cạnh ngoại giao quá phức tạp, thì Đảng và Nhà nước làm ngược lại: phá biểu tình, đánh đập, bắt người. Trong rất nhiều trường hợp, công an Việt Nam, thay mặt cho Đảng và Nhà nước, đã phá hoại thông điệp chung về bảo vệ chủ quyền và công lý, vốn rất cần được phổ biến ra cộng đồng quốc tế.

Thật là không chỉ tàn ác mà còn ngu dốt nữa.


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

TUYÊN TRUYỀN VỀ CHỦ QUYỀN: SỰ BÀI BẢN CỦA TRUNG QUỐC VÀ SỰ NGU DỐT CỦA “ĐẢNG TA”

Vào những ngày 26-27/1/2011, các nhà hải dương học Trung Quốc đã nhóm họp tại một hội nghị ở Thượng Hải để thảo luận về một dự án có tên là “Biển Hoa Nam sâu thẳm” (South China Sea-Deep).


FB Phạm Đoan Trang

14-7-2016

Vào những ngày 26-27/1/2011, các nhà hải dương học Trung Quốc đã nhóm họp tại một hội nghị ở Thượng Hải để thảo luận về một dự án có tên là “Biển Hoa Nam sâu thẳm” (South China Sea-Deep). Mục đích của dự án là thăm dò, khám phá Biển Đông, nơi mà Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam hay biển Nam Trung Hoa.

Theo một bài viết trên tờ The Economist ngày 10/2, tổng kinh phí cho “Biển Đông sâu thẳm” là 150 triệu Nhân dân tệ (tương đương 22 triệu USD), được chi trả trong vòng 8 năm. Dự án do Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia– một cơ quan Nhà nước có trụ sở tại Bắc Kinh – thực hiện. Quỹ này không phải đơn vị duy nhất của Trung Quốc nghiên cứu về hải dương học: The Economist cho biết Trung Quốc cũng sẽ chi 400 triệu Nhân dân tệ (khoảng 58 triệu USD) để mở một trung tâm công nghệ hàng hải ở Thanh Đảo, và đầu tư tới 1,4 tỷ Nhân dân tệ (hơn 200 triệu USD) xây dựng một mạng lưới đài quan sát đáy đại dương tương tự như chương trình Neptune của Canada và Sáng kiến Đài Quan sát Hải dương của Mỹ.

Điều đáng chú ý là, cả ba dự án trên cũng không phải là một vài dự án nghiên cứu Biển Đông lẻ tẻ của Trung Quốc, mà chỉ là một phần trong công cuộc nghiên cứu và tuyên truyền về biển đảo, chủ quyền lãnh thổ, v.v. từ những năm 50 của thế kỷ trước và ngày càng tiến hành một cách bài bản, đồng bộ hơn.

Đặc điểm nổi bật trong hoạt động nghiên cứu và tuyên truyền của Trung Quốc là sự đồng bộ và toàn diện từ Trung ương xuống địa phương, và nhất quán giữa truyền thông chính thống (tức báo chí quốc doanh) và phi chính thống (tức mạng xã hội).

TỪ TRUNG ƯƠNG XUỐNG ĐỊA PHƯƠNG

Ông Phạm Hoàng Quân – một trong số rất ít người ở Việt Nam hiện nay (có thể đếm trên đầu ngón tay) nghiên cứu về cổ sử Trung Quốc – cho biết, Trung Quốc thực hiện nghiên cứu và phổ biến kết quả nghiên cứu về chủ quyền biển đảo trên ba cấp: Trung ương, địa phương (tỉnh thành), và hệ thống trường đại học.

Ở cấp Trung ương, Trung Quốc có hẳn một viện nghiên cứu rất lớn về Biển Đông là “Trung Quốc Nam Hải Nghiên cứu Viện”, và nhiều cơ quan trực thuộc Trung ương khác như: Sở Nghiên cứu Nam Hải (Viện Khoa học Trung Quốc), Bộ Tư lệnh Hải quân, Sở Nghiên cứu Tình báo Khoa học Kỹ thuật Hải dương… Hoạt động thường xuyên của các cơ quan này là tiến hành nghiên cứu, biên soạn tài liệu, tổ chức hội thảo v.v. về chủ quyền biển đảo. Ngay từ năm 1975, Viện Nghiên cứu Biển Đông đã xuất bản “Báo cáo sơ bộ về việc điều tra tổng hợp khu vực quần đảo Tây Sa” (tức Hoàng Sa, theo cách gọi của Trung Quốc).

Ở cấp tỉnh, mỗi tỉnh ven biển Trung Quốc đều có nhiều cơ quan nghiên cứu về biển đảo. Hoạt động mạnh nhất có lẽ là các cơ quan thuộc Quảng Đông, Phúc Kiến. Tháng 9 năm 1974, Bảo tàng Lịch sử Quảng Đông đã in “Hiện vật khảo cổ Tây Sa”. Năm 1976, Sở Ngoại vụ Quảng Đông tung ra một loạt tài liệu: “Địa lý các đảo Nam Hải”, “Vấn đề đối ngoại của nước ta về các đảo Nam Hải”, “Khái luận về chủ quyền của nước ta đối với các đảo Nam Hải”, v.v.

Ở các trường đại học, chẳng hạn Đại học Hạ Môn trong hai năm 1975-1976 đã xuất bản trọn bộ sáu cuốn “Tổng hợp sử liệu các đảo Nam Hải nước ta”. Khoa Địa lý Đại học Sư phạm Hoa Nam xuất bản cuốn “Nghiên cứu địa danh các đảo Nam Hải” (1983). Đại học Trung Sơn xuất bản nghiên cứu chuyên đề về “Lịch sử địa lý quần đảo Nam Sa” (1991). Các tác phẩm đều được dịch sang tiếng Anh để đưa ra thế giới.

Bên cạnh đó, các cơ quan Trung Quốc cũng tiến hành dịch công trình nghiên cứu của nước ngoài sang tiếng Trung để giới khoa học tham khảo. Chẳng hạn, Tập san Sử Địa, chuyên đề về Hoàng Sa – Trường Sa, của Việt Nam ra đời năm 1974 thì năm 1978 có bản tiếng Trung. Cuốn “Đất nước Việt Nam qua các đời” của học giả Đào Duy Anh (không nhắc tới Biển Đông) cũng được Trung Quốc dịch sang Trung văn với tựa đề “Việt Nam cương vực sử”.

TỪ BÁO CHÍ CHÍNH THỐNG ĐẾN MẠNG XÃ HỘI

Chính quyền Trung Quốc huy động cả báo chính thống lẫn mạng xã hội vào cuộc “đấu võ mồm” để tranh giành biển đảo với các nước. Báo chí chính thống có những tờ như Nhân Dân nhật báo, hay một tờ khét tiếng chống Việt Nam lâu nay là Hoàn Cầu thời báo. Mạng xã hội thì có Sina Weibo (tương tự như Twitter hay Facebook).

Khi cần “chiến” với Việt Nam, Trung Quốc sẵn sàng huy động tổng lực cả hai loại. Thật là giống với cách làm của an ninh Việt Nam, hay nói đúng hơn, với nhà nước công an trị ở Việt Nam: Khi cần “đấu tranh với các thế lực thù địch”, Nhà nước huy động cả các cơ quan ngôn luận chính thức như báo Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, An Ninh Thủ Đô v.v. lẫn đội ngũ dư luận viên phủ sóng trên mạng bằng hàng chục blog và hàng nghìn comment từ mỉa mai, khiêu khích tới mạt sát, chửi rủa. Tiếc là đội ngũ dư luận viên của công an và tuyên giáo Việt Nam chỉ giỏi phồng mang trợn mắt lăng nhục, ngậm máu phun… đồng bào mình thôi chứ chưa bao giờ dám “oanh tạc” nước bạn – ngoại ngữ và trình độ là cả một vấn đề.

Sau sự kiện tàu Bình Minh II của Petro Vietnam bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp, vào tháng 6/2011, một cuộc chiến tranh mạng đã diễn ra giữa hacker của cả hai bên, phía Việt Nam có vẻ bại trận: Hàng trăm website của Việt Nam bị hacker tấn công, kể cả trang web của Trung tâm biên phiên dịch thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Xem ra bắt nạt, hành hạ người trong nhà mình bao giờ cũng dễ hơn đương đầu với thằng hàng xóm to xác, xấu tính.

Cần hiểu rằng việc Bắc Kinh bật đèn xanh, thậm chí chủ động huy động blogger vào cuộc chiến truyền thông trên mạng để khẳng định chủ quyền, là một cách làm rất khôn ngoan: Họ luôn luôn có thể nói rằng đó là quan điểm của dân, không nhất thiết của chính quyền, và chính quyền không thể can thiệp, cấm cản. Nói cách khác, blogger Trung Quốc cứ việc chửi bới Việt Nam thả giàn mà chẳng làm sao cả.

Nhìn về Việt Nam mà đối chiếu, ta sẽ thấy một sự thật cay đắng: Nhà nước công an trị Việt Nam thẳng tay đàn áp các blogger có tinh thần chống Trung Quốc quá mạnh và có ảnh hưởng tới cộng đồng. Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Bọ Lập, Phạm Viết Đào, Ba Sàm, No-U Hà Nội… là những ví dụ nhãn tiền. Nói cách khác, lẽ ra phải để blogger – kênh truyền thông không chính thống – lên tiếng mạnh mẽ, càng mạnh càng tốt, thậm chí nói thay phần nhà nước ở những khía cạnh ngoại giao quá phức tạp, thì Đảng và Nhà nước làm ngược lại: phá biểu tình, đánh đập, bắt người. Trong rất nhiều trường hợp, công an Việt Nam, thay mặt cho Đảng và Nhà nước, đã phá hoại thông điệp chung về bảo vệ chủ quyền và công lý, vốn rất cần được phổ biến ra cộng đồng quốc tế.

Thật là không chỉ tàn ác mà còn ngu dốt nữa.


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm