Cà Kê Dê Ngỗng
Ta Sao, Tầu Vậy: Nhà giàu Trung Quốc ồ ạt tìm đường ly hương
Trung Quốc đang đối mặt thực trạng giới có tiền bỏ xứ đi, còn du khách ngày càng ngần ngại đến đây do bất an trong nhiều lĩnh vực.
Kết quả khảo sát năm 2012 của Ngân hàng Trung Quốc và tạp chí Hồ Nhuận, ấn phẩm chuyên phân tích, xếp hạng về giới nhà giàu nước này, cho thấy 60% trong số khoảng 960.000 người có tài sản trên 1,6 triệu USD đang tính đường ra nước ngoài sinh sống. Các điểm đến được ưa chuộng là Mỹ, Canada, Singapore và châu Âu hoặc Úc. Đến nay, khi chính quyền các nước nói trên bắt đầu có động thái hạn chế dòng người nhập cư từ Trung Quốc thì giới nhà giàu và những người có lưng vốn ít hơn đổ vào các nước Nam Mỹ và Đông Nam Á với danh nghĩa nhà đầu tư. Theo các báo mạng khác như Finance.sina.com.cn và Biz.cn.yahoo.com, người Trung Quốc chiếm 80% trong số 7.641 hồ sơ xin định cư tại Mỹ theo diện EB5 trong năm 2012 (EB5 cho phép người nước ngoài lấy thẻ xanh tại Mỹ bằng cách đầu tư 500.000 - 1 triệu USD và tạo ra ít nhất 10 việc làm cho công dân Mỹ, không tính gia đình của người đầu tư).
|
Bên cạnh đó, trên các diễn đàn lớn như Sohu và Sina, cư dân mạng Trung Quốc sôi nổi bình luận về bài viết đăng trên tờ The Wall Street Journal với tựa đề Kế hoạch B của giới nhà giàu Trung Quốc: Di dân sang Âu Mỹ. Trong đó, bài báo nêu hiện tượng rất nhiều người giàu có ở Trung Quốc đang lên kế hoạch rời bỏ đất nước hoặc đang trong quá trình làm thủ tục di dân để tìm kiếm những thứ, mà theo họ, tiền không thể mua được ở Trung Quốc - môi trường trong lành, thực phẩm an toàn… Một số người bày tỏ lo ngại về an toàn của tài sản cá nhân cũng như tình trạng tham nhũng.
Nhà văn nổi tiếng Thạch Khang là một ví dụ. Với tài sản khoảng 1,6 triệu USD và nhiều tác phẩm ăn khách được dựng thành phim truyền hình, Thạch Khang từng được xem là một hình mẫu thành công nổi bật tại Trung Quốc. Nay ông đang tính đường sang Mỹ định cư bất chấp bị chỉ trích là “không yêu nước”. “Tôi yêu Trung Quốc nhưng ở đây bạn không biết phải tin vào cái gì”, The Wall Street Journal dẫn lời ông nói.
Trong khi người ở trong đang tìm cách lao ra thì khách ở ngoài cũng né đi vào. Hàng loạt báo đài như Tân Hoa xã, Chinanews.com hay Finance.cnr.cn mấy ngày qua dẫn lời giới chức và chuyên gia dự đoán ngành du lịch Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong năm 2013. Theo trang tin China-consulting.cn, số khách đến nước này trong quý 1 chỉ đạt 31,6 triệu người, giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu từ một số thành phố du lịch trọng điểm như Bắc Kinh, Thượng Hải, Giang Tô, Quảng Châu… cho thấy doanh thu của các khách sạn, nhà hàng 4-5 sao đều giảm 30%.
Bất an
Tình trạng nói trên xuất phát từ môi trường sống bị đánh giá là ngày càng thiếu an toàn tại Trung Quốc. Báo chí và các trang mạng nước này liên tục phản ánh nhiều vụ ô nhiễm nguồn nước và thực phẩm độc hại tràn lan. Mới đây nhất là vụ khoảng 15.000 xác heo chết trôi sông tại Thượng Hải hồi tháng 3; hay vụ Công ty Xile Lier, trụ sở tại Tô Châu, bị cáo buộc trộn lẫn sữa bột quá đát vào sữa Hero Nutradefense nhập từ Thụy Sĩ, theo Tân Hoa xã. Trong bối cảnh này, những bài viết kiểu như Thời đại bị đầu độc đăng trên mạng xã hội phổ biến 360doc.com nhận được rất nhiều ý kiến đồng tình.
Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí cũng đến mức báo động đỏ, xuất phát từ khí thải công nghiệp. Hồi tháng 1.2013, một màn khói độc hại dày đặc bao trùm thủ đô Bắc Kinh trong nhiều ngày liền, khiến chính quyền phải khuyến cáo người dân hạn chế ra đường. Khi đó, Tân Hoa xã ngày 14.1 đăng bài Thập diện mù phục cho biết chỉ số ô nhiễm không khí tại 33 thành phố Trung Quốc đã vượt quá mức 300 (chỉ số 195 là mức ô nhiễm cấp trung). Nhiều người chia sẻ tâm trạng bất lực trên các diễn đàn với những tiêu đề như Ngoài việc đeo khẩu trang, chúng ta còn có thể làm gì?...
Tai ương liên tiếp Đến hôm qua, đã có ít nhất 186 người chết, 11.300 người bị thương và 21 người mất tích sau trận động đất 7 độ Richter ngày 20.4 tại huyện Lô Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, theo Tân Hoa xã. Lực lượng cứu hộ đang nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân đồng thời chuyển thực phẩm, thuốc men đến vùng bị ảnh hưởng. Vội vã tháo chạy đến nỗi không kịp mặc quần áo khi động đất xảy ra, tới giờ, nhiều người vẫn chưa dám về nhà khi hơn 1.000 cơn dư chấn tiếp tục làm rung chuyển khu vực trên, theo tờ China Daily.
Cũng trong ngày 21.4, Tân Hoa xã đưa tin ít nhất 18 người thiệt mạng và 21 người bị thương trong vụ nổ mỏ than tại TP.Hòa Long, tỉnh Cát Lâm. Nguyên nhân vụ việc đang được điều tra và giới truyền thông một lần nữa báo động về tình trạng thiếu an toàn tại các khu mỏ Trung Quốc. Trọng Kha |
Lucy Nguyễn
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Ta Sao, Tầu Vậy: Nhà giàu Trung Quốc ồ ạt tìm đường ly hương
Trung Quốc đang đối mặt thực trạng giới có tiền bỏ xứ đi, còn du khách ngày càng ngần ngại đến đây do bất an trong nhiều lĩnh vực.
Kết quả khảo sát năm 2012 của Ngân hàng Trung Quốc và tạp chí Hồ Nhuận, ấn phẩm chuyên phân tích, xếp hạng về giới nhà giàu nước này, cho thấy 60% trong số khoảng 960.000 người có tài sản trên 1,6 triệu USD đang tính đường ra nước ngoài sinh sống. Các điểm đến được ưa chuộng là Mỹ, Canada, Singapore và châu Âu hoặc Úc. Đến nay, khi chính quyền các nước nói trên bắt đầu có động thái hạn chế dòng người nhập cư từ Trung Quốc thì giới nhà giàu và những người có lưng vốn ít hơn đổ vào các nước Nam Mỹ và Đông Nam Á với danh nghĩa nhà đầu tư. Theo các báo mạng khác như Finance.sina.com.cn và Biz.cn.yahoo.com, người Trung Quốc chiếm 80% trong số 7.641 hồ sơ xin định cư tại Mỹ theo diện EB5 trong năm 2012 (EB5 cho phép người nước ngoài lấy thẻ xanh tại Mỹ bằng cách đầu tư 500.000 - 1 triệu USD và tạo ra ít nhất 10 việc làm cho công dân Mỹ, không tính gia đình của người đầu tư).
|
Bên cạnh đó, trên các diễn đàn lớn như Sohu và Sina, cư dân mạng Trung Quốc sôi nổi bình luận về bài viết đăng trên tờ The Wall Street Journal với tựa đề Kế hoạch B của giới nhà giàu Trung Quốc: Di dân sang Âu Mỹ. Trong đó, bài báo nêu hiện tượng rất nhiều người giàu có ở Trung Quốc đang lên kế hoạch rời bỏ đất nước hoặc đang trong quá trình làm thủ tục di dân để tìm kiếm những thứ, mà theo họ, tiền không thể mua được ở Trung Quốc - môi trường trong lành, thực phẩm an toàn… Một số người bày tỏ lo ngại về an toàn của tài sản cá nhân cũng như tình trạng tham nhũng.
Nhà văn nổi tiếng Thạch Khang là một ví dụ. Với tài sản khoảng 1,6 triệu USD và nhiều tác phẩm ăn khách được dựng thành phim truyền hình, Thạch Khang từng được xem là một hình mẫu thành công nổi bật tại Trung Quốc. Nay ông đang tính đường sang Mỹ định cư bất chấp bị chỉ trích là “không yêu nước”. “Tôi yêu Trung Quốc nhưng ở đây bạn không biết phải tin vào cái gì”, The Wall Street Journal dẫn lời ông nói.
Trong khi người ở trong đang tìm cách lao ra thì khách ở ngoài cũng né đi vào. Hàng loạt báo đài như Tân Hoa xã, Chinanews.com hay Finance.cnr.cn mấy ngày qua dẫn lời giới chức và chuyên gia dự đoán ngành du lịch Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong năm 2013. Theo trang tin China-consulting.cn, số khách đến nước này trong quý 1 chỉ đạt 31,6 triệu người, giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu từ một số thành phố du lịch trọng điểm như Bắc Kinh, Thượng Hải, Giang Tô, Quảng Châu… cho thấy doanh thu của các khách sạn, nhà hàng 4-5 sao đều giảm 30%.
Bất an
Tình trạng nói trên xuất phát từ môi trường sống bị đánh giá là ngày càng thiếu an toàn tại Trung Quốc. Báo chí và các trang mạng nước này liên tục phản ánh nhiều vụ ô nhiễm nguồn nước và thực phẩm độc hại tràn lan. Mới đây nhất là vụ khoảng 15.000 xác heo chết trôi sông tại Thượng Hải hồi tháng 3; hay vụ Công ty Xile Lier, trụ sở tại Tô Châu, bị cáo buộc trộn lẫn sữa bột quá đát vào sữa Hero Nutradefense nhập từ Thụy Sĩ, theo Tân Hoa xã. Trong bối cảnh này, những bài viết kiểu như Thời đại bị đầu độc đăng trên mạng xã hội phổ biến 360doc.com nhận được rất nhiều ý kiến đồng tình.
Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí cũng đến mức báo động đỏ, xuất phát từ khí thải công nghiệp. Hồi tháng 1.2013, một màn khói độc hại dày đặc bao trùm thủ đô Bắc Kinh trong nhiều ngày liền, khiến chính quyền phải khuyến cáo người dân hạn chế ra đường. Khi đó, Tân Hoa xã ngày 14.1 đăng bài Thập diện mù phục cho biết chỉ số ô nhiễm không khí tại 33 thành phố Trung Quốc đã vượt quá mức 300 (chỉ số 195 là mức ô nhiễm cấp trung). Nhiều người chia sẻ tâm trạng bất lực trên các diễn đàn với những tiêu đề như Ngoài việc đeo khẩu trang, chúng ta còn có thể làm gì?...
Tai ương liên tiếp Đến hôm qua, đã có ít nhất 186 người chết, 11.300 người bị thương và 21 người mất tích sau trận động đất 7 độ Richter ngày 20.4 tại huyện Lô Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, theo Tân Hoa xã. Lực lượng cứu hộ đang nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân đồng thời chuyển thực phẩm, thuốc men đến vùng bị ảnh hưởng. Vội vã tháo chạy đến nỗi không kịp mặc quần áo khi động đất xảy ra, tới giờ, nhiều người vẫn chưa dám về nhà khi hơn 1.000 cơn dư chấn tiếp tục làm rung chuyển khu vực trên, theo tờ China Daily.
Cũng trong ngày 21.4, Tân Hoa xã đưa tin ít nhất 18 người thiệt mạng và 21 người bị thương trong vụ nổ mỏ than tại TP.Hòa Long, tỉnh Cát Lâm. Nguyên nhân vụ việc đang được điều tra và giới truyền thông một lần nữa báo động về tình trạng thiếu an toàn tại các khu mỏ Trung Quốc. Trọng Kha |
Lucy Nguyễn
Song Phương chuyển