Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Tài Điều Binh Khiển Tướng Trong Chiến Dịch Pleime

Mục đích của bài này là nêu lên tài điều binh khiển tướng của Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, trong Chiến Dịch Pleime.Chiến Dịch Pleime kéo dài từ ngày 20 tháng 10 đến 26 tháng 11 năm 1965
  • Mục đích của bài này là nêu lên tài điều binh khiển tướng của Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, trong Chiến Dịch Pleime.

    Chiến Dịch Pleime kéo dài từ ngày 20 tháng 10 đến 26 tháng 11 năm 1965 và là cuộc phản công của Quân Đoàn II chống lại Chiến Dịch Plâyme của Việt Cộng. Trong chiến dịch này Quân Đoàn II yêu cầu I Field Force Vietnam tăng cường quân số và được I Field Force Vietnam tăng phái với các đơn vị của Sư Đoàn 1 Không Kỵ.

    Trước tiên, cần phải xác định lại là trong suốt chiến dịch, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II nắm quyền điều khiển tất cả các cuộc hành quân - Việt lẫn Mỹ (Dân Thắng 21 của Thiết Đoàn Đặc Nhiệm Tiếp Cứu từ 20/10 đến 26/10, All the Way của Lữ Đoàn 1 Không Kỵ từ 27/10 đến 9/11, Silver Bayonet I của Lữ Đoàn 3 Không Kỵ từ 10/11 đến 18/11, Silver Bayonet II của Lữ Đoàn 2 Không Kỵ từ 19/11 đến 26/11 và Thần Phong 7 của Lữ Đoàn Dù VN từ 18/11-25/11).

    Quả thật vậy, khi Việt Cộng khai hỏa tấn công trại Pleime đêm ngày 19/10/1965, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đã chấp nhận ngay thách đố của địch và tập trung lập tức một lực lượng đặc nhiệm tiếp cứu trưa ngày 20/10 và phái một toán hai đại đội Lực Lượng Biệt Cách Dù Việt Mỹ đến tăng cường trại sáng ngày 21/10. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đã ra lệnh cho Trung Tá Luật dùng thế nghi binh để đối ứng lại thế phục kích di động của địch, cho đoàn quân tiếp cứu lai vãng tại Phù Mỹ ba ngày, đến ngày 23/11 mới trực chỉ tiến tới trại khi biết địch đã di chuyển đến địa điệm ổ phục kích. Ngay sau khi giải tỏa trại Pleime, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đã đặt kế hoạch truy kích địch tới tận Chu Prong, với Sư Đoàn 1 Không Kỵ làm nỗ lực chính và Lữ Đoàn Dù VN làm lực lượng trừ bị. Ngày 9/11, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đã bày kế nghi binh cho Lữ Đoàn 3 Không Kỵ thay thế cho Lữ Đoàn 1 Không Kỵ và chuyển hướng hành quân từ đông-tây sang tây-đông để đánh lừa địch nghĩ là phía Mỹ đã đánh mất dấu vết của chúng. Ngày 14/11, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II dàn xếp với Lữ Đoàn 3 Không Kỵ đã tung Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ vào chân rặng núi Chu Prong, tại bãi đáp X-Ray, làm nút chận, rồi phối hợp với Không Lực Mỹ dùng B-52 trải thảm bom phía sau tiêu diệt hai Trung Đoàn 32 và 33 trong hai ngày 15 và 16/11, kế tiếp cho rút quân ra khỏi bãi đáp X-Ray ngày 17/11 để thanh toán nốt Trung Đoàn 66 ngay tại bãi đáp. Ngày 17/11, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đã quyết định tung Lữ Đoàn Dù VN vào chiến trường làm nỗ lực chính truy kích địch và Sư Đoàn 1 Không Kỵ làm nỗ lực phụ hỗ trợ cho Lữ Đoàn Dù VN.

    Tướng Westmoreland đã nhìn nhận vai trò thẩm định và sáng kiến của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II trong cả ba giai đoạn của chiến dịch Pleime:

    Các thành quả nổi bật của các giai đoạn sau có thể, có lẽ, không bao giờ thể hiện được nếu như không có đầu óc thẩm định và con mắt nhìn xa của giới lãnh đạo Việt Nam. Nỗ lực chuẩn bị tiên khởi trên chiến trường, mở đường cho việc xử dụng Sư Đoàn 1 Không Kỵ, đã do các lực lượng Việt Nam hoàn thành. Cũng vậy, thành quả khai thác của giai đoạn chót đã do Lữ Đoàn Dù Việt Nam phần lớn hoàn thành.

    Nhưng mà "bộ óc" tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II là ai? Đó là Đại Tá Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, được Tướng Vĩnh Lộc, Tư Lệnh Quân Đoàn II, hoàn toàn tin tưởng trong việc điều quân.

    Đêm ngày 19 tháng 10 năm 1965, Việt Cộng khai hỏa tấn công trại Pleime. Khi đó, Tướng Vĩnh Lộc, Tư Lệnh Quân Đoàn II, đang có mặt tại Bồng Sơn để điều khiển cuộc hành quân Thần Phong 6. Sáng ngày 21 tháng 10, Bộ Tư Lệnh I Field Force Vietnam tại Nha Trang nêu thắc mắc ai tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II có quyền lấy quyết định thay mặt Tướng Vĩnh Lộc. Điều này được ghi vào sổ nhật ký của Ban 3/FFV, ngày 21 tháng 10 vào lúc 08:20 giờ như sau:

    - 08:20G: Quân Đoàn II Capt Ushijima - Có ai tại Pleiku có thể lấy quyết định thay Tư Lệnh trong khi Tướng Vĩnh Lộc vắng mặt không? Yêu cầu nắm vững tình hình hành quân của Thần Phong 6, Pleime và Quốc Lộ 21 và bảo quản thông tin chính xác và tức thời chuyển về Bản Doanh này. Trả lời: Tham Mưu Trưởng có mặt tại đây và giữ liên lạc với Tư Lệnh tại vùng ven biển. Hỏi: Tham Mưu Trưởng có lấy một quyết định được không. Trả lời: TMT sẽ phối kiểm với Tư Lệnh trước khi lấy một quyết định.

    Đại Tá Hiếu đã tỏ ra khôn khéo trong câu trả lời: Tham Mưu Trưởng có quyền nhưng luôn hội ý với Tướng Tư Lệnh trước. Trong thực tế thì, dù vắng mặt hay có mặt tại bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, Tướng Vĩnh Lộc hoàn toàn tin cậy vào tài tham mưu và điều hành của Đại Tá Hiếu. Mọi toan tính đi đến quyết định đều phát xuất từ Đại Tá Hiếu; Tướng Vĩnh Lộc chỉ có việc ban bố ra lệnh chính thức. Tuy vậy, vì Đại Tá Hiếu rất kín đáo và tế nhị trong lối hành xử, nên bề ngoài Tướng Vĩnh Lộc vẫn giữ được quyền uy của một tư lệnh. Do đó, sau khi chiến dịch Pleime chấm dứt, Chuẩn Tướng Vĩnh Lộc được tưởng thưởng thăng lên cấp Thiếu Tướng và được báo chí xưng tụng là Người Hùng Pleime.

    Trong chiến dịch Pleime, không những Đại Tá Hiếu khéo xử với Tướng Vĩnh Lộc, thượng cấp trực tiếp của mình, mà còn cả với nhiều vị tướng lãnh Việt Mỹ khác tại I Field Force Vietnam (Larsen, Smith), Bộ Tổng Tham Mưu (Viên), USMAC (Westmoreland, Collins), Sư Đoàn 1 Không Kỵ (Kinnard, Knowles), Lữ Đoàn Dù (Đống), Nhóm 5 Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ (McKean). Vì đây là một chiến dịch lớn, cấp quân đoàn và cao hơn, và cần tới sự can dự từ giới thẩm quyền của các cơ quan quân sự và đại đơn vị vừa nêu trên.

    Theo thói thường thì ông tướng nào có ít quyền hành trong tay cũng muốn tỏ ra mình tài giỏi và có quyền và chỉ phục và làm theo ý kiến của một cấp ngang hàng hay cấp thấp hơn khi tài năng của đương sự thật là vượt trội không chối cãi được và miễn là bề ngoài trông vào vẫn chỉ thấy quyền uy của ông tướng.

    Lẽ đương nhiên là trước khi xảy ra trận Pleime, các tướng lãnh Mỹ chưa biết đến tài quân sự của Đại Tá Hiếu - và do đó còn có chiều hướng tỏ vẻ hách dịch, trịch thượng - ngoại trừ Đại Tá Mataxis, Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II, là người đã từng chứng kiến Đại Tá Hiếu điều khiển các cuộc hành quân mà Đại Tá Hiếu thực hiện trước trận Pleime trong năm 1965: Trận Đánh K'Nak (7-8/3, QL19), Dân Tiến 107 (29/6-1/7, Thuần Mẫn), Thần Phong 1 (16-25/7, QL 19), Dân Thắng 7 (3-18/8, Đức Cơ), Thần Phong 3 (19/8-2/9, QL 21), Quyết Thắng 165-169 (23/9-2/10, Phủ Cừ, Bồng Sơn, Phủ Lý). Rất có thể Đại Tá Mataxis, cũng như Thiếu Tá Wagner, Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn I năm 1957, thường ghé vào tai các tướng lãnh Mỹ nói nhỏ:"Anh chàng này cừ khôi lắm đấy."

    Dự đoán ý đổ của địch quân

    Lúc ban đầu, Việt Cộng dùng thế nghi binh, tấn công một lúc Quận Hoài Ân tại Bồng Sơn dưới miền Duyên Hải và trại Pleime tại Pleiku trên Cao Nguyên. Các Tướng Lãnh Mỹ đều cho Quận Hoài Ân là điểm và Pleime là diện. Tướng Kinnard, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ , viết (Pleiku, trang 10):

    Trước ngày 19 tháng 10, thông tin tình báo cho thấy địch tập trung quân tại phía đông và đông bắc của vùng căn cứ sư đoàn. Vì mối đe dọa tới mùa gặt lúa gạo tại các vùng ven biển từ Tuy Hòa đến Bồng Sơn, kế hoạch cho các hành quân chiến thuật qui nhắm trực tiếp tới vùng chung này.

    Ngày 18 tháng 10, tình hình địch quân trong tỉnh lỵ Pleiku được mô tả trong phần Đính Kèm 1.

    Mặc dù có nhiều báo cáo kế tiếp trong Vùng Chiến Thuật Quân Đoàn II là trại DSCĐ Pleime có thể bị tấn công (hầu hết là không xảy ra) cuộc tấn công của địch vào lúc 191900 tháng 10 gây một ít ngạc nhiên. Nhưng, ngay cả khi thấy địch sung vào trận nhiều quân lính, ý kiến chung đồng thuận là vùng ven biển vẫn là mục tiêu thật sự của các nỗ lực Việt Cộng trong vùng của quân đoàn.

    Thoạt tiên, Tướng Vĩnh Lộc, lúc đó đang chỉ huy cuộc hành quân Thần Phong 6 tại Bồng Sơn, cũng cho Pleime là ưu tiên 2 (Nhật Ký Ban 3/FFV, ngày 20/10/65 lúc 16:50 giờ):

    Tư Lệnh Quân Đoàn II dự tính Thần Phong 6 tiếp diễn như đã dự định, tiếp cứu Pleime là yêu tiên 2.

    Task Force Ingram

    Thành thử, khi Đại Tá Hiếu ngỏ ý yêu cầu Bộ Tư Lệnh I Field Force gửi quân của Sư Đoàn 1 Không Kỵ đến bổ sung cho mặt trận Pleime thì Tướng Larsen không muốn đáp ứng (Nhật Ký Ban 3/FFV, ngày 20/10/65 lúc 12:35 giờ):

    Quân Đoàn II có thể yêu cầu sự trợ giúp từ phía Sư Đoàn 1 Không Kỵ. Murray góp ý với Broughton là Tư Lệnh không mấy muốn sung Kỵ Binh vào trong vùng vào thời điểm này. Broughton nói chỉ là một tiếng gióng chuẩn bị cho một yêu cầu khả dĩ và hỏi điều gì sẽ ảnh hưởng đến cho hành quân Thần Phong 6. Murray lập lại xác định trước về sự e ngại của Tư Lệnh.

    Tướng Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, cũng cho là mặt trận Pleime không quan trọng, vì lúc đầu chịu ứng cho Quân Đoàn II mười tám chiếc trực thăng H-34 để vận chuyển quân (Nhật Ký Ban 3/FFV, ngày 20/10/65 lúc 16:10 giờ):

    BTTM cấp cho Quân Đoàn II 18 H-34 KLVN sẽ tới Quân Đoàn II giữa 1600g - 1630g.

    nhưng rồi lại đổi ý không cung cấp cho nữa (Nhật Ký Ban 3/FFV, ngày 20/10/65 lúc 18:25 giờ):

    18 H-34 KLVN bị hủy bỏ.

    Ai nấy đều cho mặt trận Pleime không quan trọng. Chỉ duy Đại Tá Hiếu sáng suốt hơn khi chẩn đoán là Việt Cộng dùng thế "nhất điểm lưỡng diện" - với thành phố Pleiku là điểm và với Pleime và Quận Hoài Ân là hai diện chính và phụ (Why Pleime, cuối chương II), và khuyến cáo Tướng Vĩnh Lộc bỏ Bồn Sơn trở về Pleiku gấp (Why Pleime, chương IV):

    Khi Việt Cộng bắt đầu tấn công Trại Pleime, Tư Lệnh Quân Đoàn II và Bộ Chỉ Huy tác chiến đang ở Bình Định để trực tiếp điều động Hành Quân Thần Phong 6. Ngay sau khi đổ quân bằng trực thăng vận vào các địa điểm tình nghi địch tập trung tại phía nam Quận Hoài Ân, Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn II trở về Pleiku vào chiều ngày 20 tháng 10 năm 1965

    Còn Tướng Larsen, vào lúc 10 giờ 45 phút tối, vẫn không muốn rút Task Force Ingram ra khỏi Bồng Sơn để lên Pleiku tăng cường cho mặt trận Pleime (Nhật Ký Ban 3/FFV, ngày 20/10/65 lúc 22:45 giờ):

    Từ Col Barrow (Thông tin từ Gen Larsen qua Gen Smith): TF Ingram không được ra khỏi địa điểm hiện tại để đi tới đích theo kế hoạch (liên quan tới Thần Phong 6). TF Ingram phải duy trì tại chỗ để chuẩn bị trợ giúp Condor. (Nhóm Cố Vấn Quân Đoàn II). Lệnh này bao gồm cuộc không hành liên hệ (phi cơ cánh quạt và Chinook). Chuyển đạt cho SĐ 1 KK.

    Nhưng rồi mười lăm phút sau - đúng 11 giờ đêm ngày 20/10/65 - Tướng Larsen mới chịu chấp thuận lời yêu cầu của Đại Tá Hiếu (Nhật Ký Ban 3/FFV, ngày 20/10/65 lúc 24:00 giờ):

    Gen Larsen hủy bỏ sự tham dự của TF Ingram trong Thần Phong 6 kể từ 202300g, bao gồm yểm trợ vận chuyển hàng không sẽ được chuẩn bị để trợ giúp tiếp cứu Trại Pleime ngày 21 tháng 10.

    Để phòng hờ trường hợp Tướng Larsen từ chối cung cấp TF Ingram, Đại Tá Hiếu đã có kế hoạch dùng tới hai lực lượng tổng trừ bị Dù và Thủy Quân Lục Chiến như đã làm trong trận tiếp cứu trại LLĐB Đức Cơ tháng 8 trước đó (Nhật Ký Ban 3/FFV, ngày 20/10/65 lúc 22:20 giờ):

    - 22:20G: Cố Vấn Quân Đoàn II (Sgt Albreago) Trung Đoàn 41, BCH 962784; Toán Đặc Nhiệm Alpha TQLC, BCH 863754; TĐ 1 TQLC 874765; TĐ 4 TQLC 862756; Lữ Đoàn Dù, BCH 819886; TĐ 3 Dù, 819886; TĐ 8 Dù, 819886; TĐ 5 Dù, Bồng Sơn; TĐ 6 Dù, 819886; TĐ 7 Dù, Bồng Sơn; TĐ 4 Dù, Phù Mỹ.

    Đại Đội Delta Mỹ và Đại Đội BCD VN

    Trưa ngày 20/10, vào lúc 12 giờ 35, Đại Tá Hiếu ngỏ ý với I Field Force là muốn phái hai Đại Đội Biệt Cách Dù Mỹ Việt đến tăng cường cho trại Pleime (Nhật Ký Ban 3/FFV, ngày 20/10/65 lúc 12:35 giờ):

    Từ Lt Col Broughton Ban 3 Hành Chánh gửi Col Barrow. Quân Đoàn II muốn hai Đội Đội Biệt Cách Dù được trực thăng vận càng sớm càng tốt từ trại Holloway đến Phi trường Quân Sự Pleiku nơi tập trung để thực hiện một cuộc hành quân không bộ gần Pleime.

    Những điều ghi chép trong sổ Nhật Ký Ban 3/First Field Force hé mở cho thấy chỉ duy có việc điều động hai đại đội Biệt Cách Dù một Mỹ một Việt này, Đại Tá Hiếu đã phải vượt thắng qua bao nhiêu là cửa ngõ: ĐT Hiếu <=> Col Mataxis (QĐII) <=> Gen Larsen (FFV, xin Delta Team) <=> Col Bennett (Gr5SF) <=> Gen Viên (BTTM, xin toán BCD VN và trực thăng H-34 chuyển vận quân) (Nhật Ký Ban 3/FFV, ngày 20/10/65):

    - 13:25G: Quân Đoàn II (Capt Neary) - 2 Đại Đội Biệt Cách Dù có mặt tại Phù Cát. Cố Vấn Mỹ là Capt Gretz. Lực lượng của mỗi Đại Đội là 110 người. Họ sẽ sẵn sàng được bốc vào lúc 1330g. Hai Đại Đội được thông báo qua ngã HK vào lúc này. Yêu cầu FFV tiếp xúc Nhóm5 LLĐB HK và thông báo ngã QLVNCH Pleime.

    - 18:25G: Quân Đoàn II Capt Ushijima - Có thể đặt để một Đại Đội Biệt Cách Dù gần Pleime tối nay. Col Bennett được Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II cho biết là chỉ có thể xảy ra sau 1900g và không thực hiện được chuyến trực thăng vận đêm nay. Col Bennett sau đó yêu cầu đưa 10 lính Mỹ vào trong Trại để trợ giúp kiểm soát các DSCĐ. Col Mataxis (Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II) trả lời là do tình hình chiến thuật điều đó không thực hiện được. 18 H-34 KLVN bị hủy bỏ. Coi bộ báo cáo bậy. ZA 160050 là tọa độ chính xác của Pleime. Đại Đội Biệt Cách Dù đang được thảo luận tới là một trong hai đơn vị Delta dưới sự kiểm soát của LLĐB. Họ đang ở Pleiku.

    - 19:00G: MACV (Col Rainey) - 50 quân lính Mỹ được đề cập tới trong yêu cầu chuyên chở là ai. Trả lời: Toán Delta.

    Không những xin quân viện đã gian nan, mà đôi khi còn bị áp đặt điều kiện. Tỉ như - lúc 18:25G - Col Bennett thuộc Nhóm 5 LLĐB HK muốn đưa ngay 10 lính LLĐB Mỹ nhảy thẳng vào trong trại, trong khi Đại Tá Hiếu dự tính thả hai Đại Đội BCD Mỹ-Việt cách trại 5 cây số với mục đích trinh sát tình hình xem địch sắp xếp hàng ngũ quân lính ra sao quanh trại cái đã (Nhật Ký Ban 3/FFV, ngày 20/10/65 lúc 20:00 giờ):

    - 20:00G: Từ Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II gửi Lt Col Patch. Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II vừa trở về sau chuyến bay trên không phận trại Pleime. Pleime vẫn đứng vững. Các phi cơ thả trái sáng và chiến đấu cơ vẫn yểm trợ. Phi Đội A/1 Không Lực đã trở về Pleiku, do thời tiết xấu. Yêu cầu của Lt Col Bennett, Nhóm 5 LLĐB, đưa 10 lính Mỹ vào trại bị từ chối.

    Lữ Đoàn 1 Không Kỵ

    Đại Tá Hiếu cũng phải khéo sử với tính hiếu thắng của Tướng Kinnard không để ông này lấn át quyền điều khiển của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II trong hai dịp.

    Trong dịp thứ nhất, sau khi Tướng Larsen chấp thuận phái Task Force Ingram gồm một tiểu đoàn bộ binh và một tiểu đoàn pháo binh thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ lên Pleiku tăng phái cho Quân Đoàn II với hai sứ mạng bảo vệ thành phố Pleiku và pháo yểm cho lực lượng tiếp cứu trại, Tướng Kinnard bay lên trại Holloway ngày 23/10/1965 và khi thấy mòi có dịp đánh lớn mà Quân Đoàn II lại thiếu quân số khả dụng cách trầm trọng, đã yêu cầu nới rộng lực lượng tăng phái lên với toàn bộ Lữ Đoàn 1 Không Kỵ và muốn xông thẳng tới trại Pleime. Tướng Kinnard viết trong bản báo cáo Chiến Dịch Pleiku, trang 16:

    Khái niệm tiên khởi cho cuộc hành quân này là dàn quân bằng không vận tới gần trại Holloway một tiểu đoàn bộ binh đặc nhiệm để bảo an cho các đơn vị Hoa Kỳ và các cơ sở trong vùng Pleiku và cung cấp một lực lượng trừ bị/phản ứng cho vùng Pleiku.

    Trong vòng một vài tiếng đồng hồ ước lượng về tình hình tại Pleime được duyệt lại và việc can dự của sư đoàn được nới rộng lên thành một lực lượng đặc nhiệm cỡ lữ đoàn. Tiếp sau đó khái niệm phát triển để cung cấp các cuộc hành quân tấn công giới hạn, xử dụng các kỹ thuật xung phong không vận để cung cấp hỏa lực pháo binh yểm trợ cho Lực Lượng Đặc Nhiệm Thiết Kỵ QLVNCH tiểp cứu trại Pleime đồng thời yểm trợ chính doanh trại; và để cung cấp bảo an bộ binh cho các vị trí pháo binh, trong khi duy trì một lực lượng phản ứng trừ bị không nhỏ hơn một tiểu đoàn để phòng thủ Pleiku.

    Sổ Nhật Ký Ban 3/FFV, ngày 23/10/65 lúc 23:50 giờ, xác nhận vận động sau hậu trường này của Tướng Kinnard:

    - 23:50G: Ban 3, Col Barrow - vào khoảng 2300g, Tư Lệnh nhận cú điện thoại của Đại Tá Mataxis và Gen Knowles có mặt cạnh ông ta. Dựa trên thông tin họ chuyển đạt cho ông, Tư Lệnh chấp thuận sung toàn bộ hay một phần của Lữ Đoàn 1 (Pleiku) tùy ý Gen Knowles. Gen Kinnard có mặt với Gen Larsen. Thông tin này được chuyển tới Gen Knowles và Đại Tá Mataxis lúc 2315g.

    Ghi chú: Col Barron thuộc Ban 3/FFV; Col Mataxis , Cố Vấn Trưởng QĐII; Gen Knowles, Tư Lệnh Phó SĐ1KK; Gen Kinnard, Tư Lệnh SĐ1KK; Gen Larsen, Tư Lệnh FFV.

    Trong dịp thứ hai, Tướng Kinnard muốn trực tiếp đốc thúc mức độ tiến quân của Lực Lượng Đặc Nhiệm Thiết Kỵ Tiếp Cứu (Pleiku, trang 21):

    Để thúc đẩy đoàn quân tiếp cứu di chuyển ngày 24/10, Lữ Đoàn 1 đặt để một toán liên lạc viên pháo binh với đoàn quân thiết kỵ, như vậy bảo đảm pháo yểm Mỹ cho LLĐNTK. Tuy nhiên, chỉ huy trưởng LLĐNTK chọn lựa tiếp tục dừng chân tại vị trí này qua đêm trong khi đó ông phái người trở lui về Pleiku để xin thêm tiếp tế. Toán liên lạc viên pháo binh nhập vào LLĐNTK từ một trong những trực thăng di tản thương binh chiều tối ngày 24/10.

    Tại phần tổng kết của bản báo cáo nơi trang 123, Tướng Kinnard còn nhắc nhở lại ý kiến đó:

    Sau cuộc giao tranh tiên khởi ngày 23 tháng 10 giữa lực lượng đặc nhiệm thiết kỵ (LLĐNTK) và Trung Đoàn 32 Bắc Quân, Chỉ Huy Trưởng LLĐNTK tỏ ý rất e ngại cho đoàn quân của ông lăn bánh tiến tới Pleime. Chỉ khi có được sự bảo đảm yểm trợ hỏa lực từ các đơn vị pháo binh của Sư Đoàn 1 Không Kỵ và việc đặt để một toán liên lạc viên pháo binh vào trong đoàn quân tiếp cứu thì LLĐNTK mới chịu tiến bước lại tới trại DSCĐ.

    Tướng Kinnard đâu biết là mọi động thái của Trung Tá Luật từ khi xuất trại Pleiku đến khi tới trại Pleime, nhất cử nhất động là làm theo lệnh trực tiếp của Đại Tá Hiếu. Đại Tá Hiếu ra lệnh cho Đại Tá Luật nấn ná đoàn quân tiếp cứu tại Phù Mỹ là để đối ứng với chiến thuật phục kích di động mà Việt Cộng đem ra xử dụng lần đầu trong trận này, đợi cho địch quân tới địa điểm phục kích trước đoàn quân của Trung Tá Luật. Chỉ đến khi đó, Trung Tá Luật mới nhận được lệnh tiến quân, chứ không phải do e dè như Tướng Kinnard lầm tưởng (Pleime, chương IV).

    Sáng sớm ngày 23 tháng 10, ngay sau khi báo cáo từ Trại tới Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, có quyết định tức khắc đẩy đoàn quân tiếp cứu tới Pleime không chậm trễ và bằng mọi giá.

    Khái Nhiệm Hành Quân Phối Hợp

    Đại Tá Hiếu không những không lấy làm khó chịu trước thái độ hiếu thắng của Tướng Kinnard, mà trái lại còn biết khéo lợi dụng tính nết này bằng cách đề nghị cho Tướng Kinnard truy đuổi địch quân đến tận mật khu Chu Prong với khả năng trực thăng vận của Sư Đoàn 1 Không Kỵ. Trong giai đoạn này, Sư Đoàn 1 Không Kỵ đóng vai trò nỗ lực chính với hành quân Long Reach và Lữ Đoàn Dù VN giữ vai trò lực lượng trừ bị (Pleime, chương V). Tuy nhiên, để tránh nạn lâm le muốn lấn quyền điều khiển của Tướng Kinnard, Đại Tá Hiếu đã cẩn thận đề ra phương thức hành quân phối hợp giữa Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II và Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ đặc biệt như sau (Pleime, chương VIII).

    Trong đợt III, các cuộc hành quân được thực hiện qua một sự cộng tác mật thiết giữa các Lực Lượng Việt Nam và Mỹ: đó là phương thức mới nhất được đem ra áp dụng từ Thế Chiến II. Các đặc điểm của phương thức này là:
    - Phối hợp các công tác tình báo và yểm trợ.
    - Chia sẻ khái niệm hành quân và kết quả.
    - Vùng hành quân riêng rẽ.
    - Bộ tư lệnh riêng rẽ.
    - Điều quân riêng rẽ.
    - Hành động riêng rẽ.
    - Trừ bị riêng rẽ.

    Phương thức trên đã đem lại nhiều kết quả tốt, đặc biệt trong một nước như Việt Nam trong đó tâm lý quần chúng chứa đựng nhiều phức tạp và tinh tế. Phương thức này cũng tạo nên một tinh thần ganh đua giữa hai quân lực và giữa các đơn vị.

    Tướng Kinnard chịu đặt Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Sư Đoàn 1 Không Kỵ kế bên Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II (Pleiku, trang ii) cho việc phối hợp được dễ dãi và mau lẹ:

    Khả năng làm việc mật thiết với QLVNCH được gia tăng bằng cách thiết lập một Ban Chỉ Huy chiến thuật cấp sư đoàn, nằm cạnh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II QLVNCH tại Pleiku.

    Áp dụng phương thức hành quân này, Đại Tá Hiếu đã điều khiển được - nói một cách khác - đã khiến được Tướng Kinnard làm theo ý kiến mình vì chứng tỏ giỏi giang trong hai lãnh vực then chốt: công tác tình báo và khái niệm hành quân.

    Phối Hợp Công Tác Tình Báo

    Trong giao đoạn truy lùng địch, vấn đề tối hệ trọng là xác định được vị trí của các đơn vị địch trong vùng rừng rậm trải dài từ trại Pleime đến chân rặng núi Chu Prong.

    Phía Tướng Kinnard thì thu thập các thông tin tình báo từ các nguồn "kỹ thuật": các chuyến bay không thám dùng ra đa và hồng ngoại tuyến, trung đội thủ đắc mục tiêu OV-1 Mohawk và Đơn Vị Ra Điô Lùng Kiếm (Pleiku, trang 128):

    h. Phát giác và hủy diệt mục tiêu. Các cuộc hành quân của sư đoàn trong vùng Pleiku cải tiến một kỹ thuật được thử nghiệm trước nhằm phát giác và phản ứng lại đối với các mục tiêu cơ may địch quân. Các Trung Tâm Hành Quân Chiến Thuật Sư Đoàn tiếp nhận trực tiếp các báo cáo của hệ thống ra đa và hồng ngoại tuyến từ các không thám và trung đội thủ đắc mục tiêu (OV-1 Mohawk) và các nguồn Không Lực HK, cộng thêm các báo cáo từ Đơn Vị Ra Điô Lùng Kiếm.

    Kỹ thuật thật là tân tiến; tuy nhiên không mấy hữu hiệu đối với tài tàng hình của Việt Cộng dưới lùm cây rậm rạp của rừng rú, nhất là khi chúng ẩn núp bất động và giữ im lặng vô tuyến.

    Phía Đại Tá Hiếu thì thu thập các thông tin tình báo từ các nguồn "nhân sự": khai thác các tù binh và hàng binh, thả các toán Eagle Flight Thượng và các toán Biệt Cách Dù VN len lỏi vào lòng địch. Chính các nguồn "tình báo nhân sự" Đại Tá Hiếu cung cấp cho Sư Đoàn 1 Không Kỵ đã cho phép không những biết rõ vị trí của từng đơn vị địch khi họ lập trại mà còn biết rõ vị trí của từng đơn vị địch khi họ đang di chuyển.

    Duyệt qua các tóm lược tình báo hằng ngày Tướng Kinnard ghi lại trong bản báo cáo Chiến Dịch Pleiku trong giai đoạn các đơn vị Sư Đoàn 1 Không Kỵ lùng kiếm địch quân, bắt đầu từ ngày 26 tháng 10 đến 13 tháng 11, trước ngày tấn công tại LZ X-Ray (Pleiku, trang 27-79), sẽ không khỏi nhận thấy là các tin tình báo nhân sự do Đại Tá Hiếu đóng góp vào công tác phối hợp tình báo rất nhiều và quan trọng hơn là các tin tình báo kỹ thuật của phía Mỹ. Nhờ vậy mà Tướng Kinnard đã có thể điều chỉnh thế điều quân từng ngày một theo các nguồn tin nhân sự do Đại Tá Hiếu chuyển đạt:

    - 26/10:

    Các sĩ quan tình báo, đương khi biết rõ đơn vị can dự trong cuộc phục kích LLĐNTK là Trung Đoàn 32 BV, lại vẫn chưa chắc chắng đơn vị tại và xung quanh Pleime. Một số tù binh nêu tên Trung Đoàn 101, nhưng không được tin tưởng vì không đồng thuận với trận liệt hiện ghi trong hồ sơ.

    Trong khi đó Trung Đoàn 32 đã trở lui về căn cứ trung đoàn tại Plei The (YA820070). Vào thời gian này, tin tình báo cho là một bộ tư lệnh sư đoàn điều khiển hoạt động của địch. Quả thật vậy, sau này xác định được là bộ tư lệnh này di chuyển vào thời kỳ đó từ địa điểm chiến trận tại Plei Bon Ga (ZA057155) tới Plei Lao Tchin (YA807078) cùng chỗ với Trung Đoàn 32.

    Đồng thời, các đơn vị đầu tiên thuộc lực lượng đụng độ tại Pleime đang bắt đầu di chuyển vều hướng tây đi tới căn cứ tiền phương tại Làng Kro (theo tên gọi của địch) tại (ZA080030).

    - 27/10

    Khoảng ngày 27, trung đoàn Bắc Quân can dự trong cuộc vây hãm Pleime được nhận diện là 101B hay 33, sau này danh hiệu Trung Đoàn 33 được dùng tới hơn là 101B.

    Vào cuối ngày, các đơn vị dẫn đầu của Trung Đoàn 33 tụ tập xong tới vùng tập trung tiền phương, làng Kro, trong khi tiểu đoàn bảo vệ đoạn hậu vừa mới đoạn tuyệt giao tranh tại trại DSCĐ Pleime. Nhưng Kro không còn là khu an toàn nữa vì con số trực thăng bay lượng trên đầu càng ngày càng động đảo.

    - 28/10:

    Đối với Trung Đoàn 33, áp lực không ngừng từ các trực thăng vũ trang gần các căn cứ tiền phương tại làng Kro (ZA080030) càng ngày càng trở nên khó chịu thêm. Mối sợ bị khám phá bắt đầu phân tán các đơn vị và bây giờ nhiều cá nhân binh sĩ bị tách rời khỏi đơn vị và bị thất lạc.

    Trung Đoàn 32 đã tới sát các căn cứ hậu cần tại mạn bắc của Ia Drang, tuy không rõ họ rút lui theo lối ngõ nào từ địa điểm phục kích.

    - 29/10:

    Cuộc triệt thoái của Trung Đoàn 33 mau chóng trở thành một cơn ác mộng. Càng ngày càng nhiều trực thăng vũ trang bắt đầu bắn phá các đơn vị của trung đoàn. Các cuộc tấn kích này quá gần sát căn cứ tiền phương khiến vào khoảng trưa ngày 29/10 cấp lãnh đạo trung đoàn quyết định di chuyển đơn vị về hướng tây, tìm tới mật khu. Lần này trung đoàn nhắm về "nhà" trước cuộc tấn công Pleime. Đó là Làng Anta theo danh xưng Bắc Quân tại YA940010, nằm tại chân rặng núi Chu Prong. Chính tại đây trong đầu tháng 10 mà Trung Đoàn 33 thực hiện thực tập và tập dượt cuộc tấn công vào trại DSCĐ Pleime.

    - 30/10:

    Duy trì đơn vị trọn vẹn trở nên rất khó khăn cho nhiều đơn vị của Trung Đoàn 33 vì các trực thăng của Không Kỵ hầu như xuất hiện bất cứ đâu, bắn phá vào các vị trí hóa trang kỹ lưỡng và khiến cho các binh sĩ hoặc tháo chạy hay lộ tỏ các vị trí bằng cách bắn trả các hỏa lực trực thăng. Và một yếu tố nguy hiểm mới được đem ra xử dụng. Các đơn vị bộ binh bắt đầu xung phong đổ bộ từ trực thăng xuống tại các địa điểm cách xa nhau trong khắp cùng vùng xuyên qua đó Trung Đoàn 33 phải đi qua.

    Đôi khi các bãi đổ bộ quân cách các đơn vị của trung đoàn địch khá xa để mà địch có thể né tránh giao tranh, nhưng trong các trường hợp khác, các toán không kỵ khám phá các đơn vị tháo lui của địch và khai hỏa, luôn gây cho Bắc Quân thiệt hại nặng nề. Và với mỗi trận đụng độ như vậy, các đơn vị Bắc Quân lại bị phân tán ra thêm.

    Trong khi các đơn vị nhỏ gia tăng giao tranh, Không Kỵ bắt được những tù binh Bắc Việt đầu tiên và thêm nhiều tin tức tình báo tốt hơn liên quan đến các lực lượng địch được chuyển giao tới các cấp chỉ huy.

    - 31/10:

    Không ngừng sách nhiễu từ trên không và bất thần đổ bộ các toán bộ binh từ trực thăng xuống những địa điểm bất ngờ khắp toàn vùng khiến cho hàng ngũ địch quân bị rối loạn. Các đơn vị tiếp tục tan rã và phân tán thành từng nhóm nhỏ, hay trong vài trường ngay cả thành những chiến binh thất lạc và lạc lõng. Một số trong đám này phải tự lực cánh sinh và không sớm gì cũng rơi vào tay các đơn vị Không Kỵ. Thêm vào đó, Trung Đoàn 33 bị thiếu hụt lương thực và thuốc men vì lẽ nhiều đơn vị không tới được các kho lẫm vì bị các toán không kỵ bất thần truy đuổi.

    - 01/11:

    Trung Đoàn 33 hứng chịu một cú đấm thoi sơn với cái mất mát của bệnh xá trung đoàn. Nhiều bệnh nhân bị bắt, cùng với những quân binh phòng thủ và, quan trọng hơn, thuốc men và vật liệu y khoa đang thiếu hụt trầm trọng.

    Vào giờ phút này bản doanh trung đoàn đã tới căn cứ tại làng Anta, nhưng khối đông của trung đoàn thì còn bị rải rác dọc giữa đàng từ Pleime đến Chu Prong. Và các đơn vị này tiếp tục bị hỏa lực hỏa tiễn và vũ khí trực thăng bắn phá suốt tuyến đường rút lui. Đồng thời các cuộc tấn công thả bom và bắn rỉa của các phi cơ KLHK nhắm bắn trực tiếp các vị trí của trung đoàn càng ngày càng thêm chính xác nhờ vào hệ thống tìm kiếm các mục tiêu phụ của Sư Đoàn 1 KK bắt đầu được đem ra xử dụng.

    Mức độ hết sức chính xác của các cuộc tấn kích khiến cho cấp lãnh đạo trung đoàn bực tức triệu tập một buổi họp nhằm khám phá điều gì đã cho phép các lực lượng Mỹ liên tiếp oanh kích chính xác như vậy. Họ đi đến kết luận là chỉ có thể gián điệp nằm trong hàng ngũ mới có thể cung cấp địa điểm và di chuyển của các đơn vị của trung đoàn.

    Việc tịch thu bệnh xá là một khám phá lớn cho sư đoàn và ngoài cơ hội triệt hủy các lực lượng Bắc Quân, còn cung cấp tài liệu, kể cả một bản đồ đặc biệt có giá trị, cho biết các đường lộ tiếp vận và di chuyển quân. Các tài liệu này đã biến thành những tin tức tình báo dẫn đưa tới các cuộc oanh tạc cấm cản của Không Lực.

    - 02/11:

    Bây giờ Trung Đoàn 33 nhận được lệnh tiến sâu vào mật khu Chu Prong. Khoảng 0400 giờ ngày 2/11, Ban Chỉ Huy trung đoàn tới Đồi 732 (YA885106). Nhưng tuy đầu đoàn quân tương đối an toàn, thân và đuôi vẫn trải dài trở lui tới trại Pleime, và không ổn tí nào.

    Trong khi đó, bản doanh sư đoàn Bắc Quân (Mặt Trận Dã Chiến) có một điểm sáng trong bức ảnh đen tối. Trung đoàn cuối cùng trong ba trung đoàn sắp tới Nam Việt Nam và bắt đầu di chuyển vào các vùng tập trung trong vùng Chu Prong-Ia Drang.

    - 03/11:

    Lòng tự tin của Trung Đoàn 66 mới xâm nhập bị lung lay bởi cuộc phục kích táo bạo của thiết Đoàn Không Kỵ ngay trong lòng của hậu cứ Chu Prong-Ia Drang. Tiểu Đoàn 8 bị đổ máu đào trước khi có mặt tại Nam Việt Nam được hai ngày, và do bị mất một tù binh, bị phát giác tung tích trong phần đất NVN.

    Trung Đoàn 33, trong khi đó, vẫn đang tìm cách lôi cái đuôi bị thương tích và bầm dập tới mật khu Chu Prong. Nhưng lại thêm một ngày nữa bị khuấy nhiễu trên không và trên bộ, đánh dấu bởi sự mất mát thêm vật liệu y khoa và đạn dược.

    - 04/11:

    Sau khi thất bại chọc thủng các vị trí Mỹ mạn nam bờ sông Ia Drang, Tiểu Đoàn 8, Trung Đoàn 66 đoạn giao tranh và lôi kéo binh sĩ chết và bị thương ra khỏi vùng giao tranh. Sự kiện các lực lượng Mỹ phát giác đơn vị Bắc Quân mới xâm nhập khiến Mặt Trận Dã Chiến tái thẩm định vị trí tác chiến và bắt đầu tìm cách phản công áp lực liên hồi.

    Một hành động tức khắc là lệnh cho Trung Đoàn 33 ra khỏi căn cứ tại Đồi 732 là nơi ra vào bất tiện, và đi tới các sườn núi phía tây của Chu Prong gần YA922010 với các tiểu đoàn của trung đoàn khi những tiểu đoàn này tập trung xong thì di chuyển vị trí tời Đồi 732 xuống tới làng Anta (940010) cho tới mạn bắc bờ sông Ia Meur (980000).

    Các mảnh vụn của trung đoàn vẫn tìm đường về theo hướng tây, bám theo các lòng suối, và xử dụng mọi ẩn núp để tránh bị phát giác bởi các trực thăng Mỹ luôn hiện diện. Còn có một đơn vị vẫn còn tương đối trọn vẹn -- tiểu đoàn dùng làm hậu vệ. Khởi sự lên đường sau và di chuyển chậm chạp hơn các đơn vị khác, tiểu đoàn vẫn còn ở phía tây của các vị trí Không Kỵ.

    - 05/11:

    Không có gì mẩy thay đổi trong bức ảnh tình báo trong ngày. Trung Đoàn 66 tiếp tục qui tụ vào các vùng tập trung trong mật khu Chu Prong và Trung Đoàn 33 chờ đợi cho các lực lượng phân tán qui tụ về đơn vị mẹ. Trung Đoàn 32 và Mặt Trận Dã chiến, trong khi đó, còn nguyên vẹn và yên lành tại phía bắc Ia Drang và gần bên biên giới Căm Bốt.

    - 06/11:

    Tình hình Bắc Quân không mấy gì thay đổi trong khi Trung Đoàn 33 trông đợi tiểu đoàn bọc hậu của mình trở về tới căn cứ trung đoàn. Sáng ngày 6/11, tiểu đoàn này là đơn vị duy nhất còn trong tình trạng một lực lượng chiến đấu chặt chẽ ỡ phía đông Ia Drang. Vào chập tối, tiểu đoàn này không còn là một đơn vị hữu hiệu nữa.

    - 07/11:

    Trong mật khu Chu Prong, Trung Đoàn 33 thưa thớt liếm vết thương và đợi cho các binh sĩ lê gót trở về căn cứ. Số lực lượng còn lại của Mặt Trận Dã chiến yên ắng.

    Trong vùng giao tranh, mức sinh hoạt thuyên giả. Một chiến binh Bắc Quân đầu thú với một thẻ truyền đơn thông hành.

    - 08/11:

    Chỉ những đơn vị phân tán và các binh sĩ chậm bước ở phía đông hậu cứ Chu Prong-Ia Drang trong khi Trung Đoàn 33 kiểm điểm mất mát.

    Tình báo bạn vào thời điểm này vẫn chưa chắc toàn bộ Trung Đoàn 33 đã rút lui qua phía tây. Một tù binh bắt được tại Pleime khai quả quyết là sau trận đánh đơn vị anh ta phải lội bộ hai đêm theo hướng nam và đông. Thêm nữa, có nhiều dấu chỉ cho thấy các đơn vị thuộc Trung Đoàn 32 rất có thể đã thoát thân về phía đông sau cuộc phục kích.

    - 09/11:

    Trung Đoàn 33 thu thập các đơn vị cơ hữu cuối cùng của mình và bắt đầu đếm đầu người. Nhiều binh sĩ khiếm diện. Trung đoàn ghi nhận các con số tổn thất sau đây

    Đơn Vị *Quân Sộ Trước PleimePhần Trăm hay Con Số tổn Thất
    Tiểu Đoàn 150033% chết
    Tiểu Đoàn 250050% chết
    Tiểu Đoàn 350033% chết
    Đại Đội Bích Kích Pháo Trung Đoàn12050% chết
    Đại Đội Súng Phòng Không Trung Đoàn15060% chết
    Đại Đội Truyền Tin Trung Đoàn1204 chết-16 mất tích
    Đại Đội Vận Tải Trung Đoàn15050% chết
    Đại Đội Quân Y Trung Đoàn4080% chết hay mất tích
    Đại Đội Công Binh Trung Đoàn6015 chết hay mất tích
    Đại Đội Trinh Sát Trung Đoàn509 chết

    *Không kể Đại Đội 75 ly Trung Đoàn. Con số không kiểm kê được.

    Tổng cộng, đếm đầu người cho thấy 890 người của con số nguyên thủy 2200 bị giết, với hơn 100 mất tich và nhiều binh sĩ hứng chịu những vết thương hủy hoại thân thể. Các quân trang mất mát cũng nặng đối với đại đội súng phòng không trung đoàn mất 13 trong số 18 súng và đại đội bích kích pháo trung đoàn mất 5 trong số 9 ống súng. Thêm 6 ống súng bích kích pháo bị mất bởi các tiểu đoàn, cùng với hầu hết các súng không giựt. Đạn dược, thực phẩm và thuốc men mất đi cũng bộn.

    Tại bản doanh Mặt Trận Dã Chiến phía bắc Ia Drang, ngày hôm nay là ngày kiểm điểm phân tích. Đính kèm số 15 mô tả bức ảnh tình báo trình cho các cấp chỉ huy ngày 9 tháng 11.

    - 10/11:

    Tình hình có rất ít hay không có thay đổi trong khi các lữ đoàn tiếp tục hoán chuyển nhau. Thế điều quân chuyển hướng từ tây sang đông là để khơi ngòi cho một quyết định gần sắp tới từ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II.

    - 11/11:

    Bộ Tư Lệnh Mặt Trận Dã Chiến, sau khi thẩm định tình hình, đã đi tới một quyết định. Với các đơn vị Mỹ coi bộ rút lui về phía đông Pleime, quyết định là cố gắng lấy lại thế thượng phong với một cuộc tấn công. Lần này cũng lại là trại DSCĐ Pleime. Bộ tư lệnh sư đoànVC ấn định ngày tấn công là ngày 16 tháng 11, và ra chỉ thị cho ba trung đoàn của sư đoàn.

    Trung Đoàn 32, lẽ đương nhiên, vẫn còn là một lực lượng chiến đấu chặt chẽ, mặc dù hứng chịu tổn thất trong cuộc phục kích Lực Lượng Đặc Nhiệm Thiết Kỵ QLVNCH trên đường lộ tới Pleime.

    Trung Đoàn 33, như đã thấy, bị tổn thất nặng nề trong cuộc tấn công và sau đó rút lui khỏi Pleime, nhưng vẫn bị sung vào trận một lần nữa. Trong viễn tượng can dự vào chiến trận tương lai, cấp chỉ huy Trung Đoàn 33 bắt đầu tái tổ chức các tiểu đoàn bị hao mòn thành một đơn vị chiến đấu hỗn tạp.

    Tuy nhiên, ngọn giáo sắc bén cho cuộc tấn công lần này là Trung Đoàn 66 mới xâm nhập, sung sức từ Bắc Việt và háo hức xông vào chiến trận. Trung Đoàn sẽ là nỗ lực chính trong cuộc tấn công lần thứ hai vào trại Pleime của ba trung đoàn.

    Ngày 11/11, vị trí ba tiểu đoàn 7, 8 và 9 của Trung Đoàn 66 trải dọc mạn bắc bờ sông Ia Drang (trung tâm khối tại 9104).

    Trung Đoàn 33 vẫn ở các vị trí quanh Làng Anta (YA940010)

    Trung Đoàn 32 vẫn ở phía bắc sông Ia Drang (YA820070)

    Để tăng sức quả đấm cho cuộc tấn công, Mặt Trận Dã Chiến cũng quyết định sung vào một tiểu đoàn bích kích pháo 120 ly và một tiểu đoàn súng phòng không hai nòng 14.5 ly. Hai đơn vị này đang trên đường xâm nhập và dự tính tới kịp thời cho cuộc tấn công. Năm ngày kế tiếp sẽ là những ngày chuẩn bị và di chuyển quân cho cuộc tấn công.

    Như vậy là lần đầu tiên, trọn vẹn một sư đoàn Bắc Quân sẽ sung vào trận tấn công một mục tiêu tại Nam Việt Nam.

    - 12/11:

    Các đơn vị thuộc Mặt Trận Dã Chiến tiếp tục chuẩn bị và tập dượt cho cuộc tấn công dự tính trại Pleime.

    - 13/11:

    Các lực lượng của Mặt Trận Dã Chiến bắt đầu tụ tập trong vùng Chu Prong- Ia Drang để chuẩn bị di chuyển tới Pleime và tấn công dự tính ngày 16/11. Một vài đơn vị trinh sát và vận chuyển đã lên đường.

    Tất cả các tù binh Việt Cộng mà các đơn vị của Sư Đoàn 1 Không Kỵ bắt được trong lúc lùng kiếm địch đều được giải giao về Trung Tấm Thẩm Vấn Tù Binh đặt tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II để khai thác (Nhật Ký B3/FFV, ngày 28/10/1965 lúc 11 giờ):

    - 11:00G: Quân Đoàn II (Capt Campbell) Tù binh (trong tay Quân Đoàn II: 1) Bị bắt bởi SĐ 1 KK: Thượng Sĩ Suon Hai. 2) Bị bắt bởi LLĐB SF: Trung Sĩ Nguyen Suon Lynn. 3) Bị bắt bởi LLĐB: Binh Sĩ Nhất Hoàng Văn Chung thuộc Trung Đoàn 32. 4) Bị bắt bởi SĐ 1 KK: Không rõ tên, chết khi tới Trung Tâm Thẩm Vấn Tù Binh, bị thương. 5) Quân Đoàn II cũng có hai người dân Thượng nghi bị VC dùng làm vệ binh. Không có giá trị tình báo.

    Các thông tin tình báo từ các lời khai của các tù binh và hồi chánh viên Việt Cộng có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc hiểu rõ tình hình địch quân. Vì vậy mà Đại Tá Hiếu ghi xuống 24 trong số 32 nguồn tham khảo cho "Why Pleime" là các lời khai này (Pleime, Tài Liệu Tham Khảo). Hai thông tin đặc biệt quan trọng tù binh cung cấp là kế hoạch tấn công Pleime lần thứ hai ấn định vào ngày 16/11/1965 và số thiệt hại nặng nề của Trung Đoàn 33 BV.

    Các thông tin tình báo do các toán trinh sát Biệt Cách Dù len lỏi trong lòng địch thu lượm được chính xác liên quan đến vị trí và ngày giờ di chuyển của đơn vị lớn bé, kể cả bản doanh ban chỉ huy tiền phương cấp trung đoàn, đến độ địch nghi là phải có gián điệp nằm trong hành ngũ họ (Pleime, chương VII):

    Các cán bộ của Trung Đoàn 33, bực dọc vì bị không yểm của ta nhắm bắn chính xác đã hội họp để điều tra điều gì khiến cho các phi vụ không kích chính xác và liên tiếp xảy ra: kết luận là chỉ có thể là gián điệp trà trộn trong bộ đội cung cấp cho các lực lượng của ta vị trí và di chuyển của các phần tử trung đoàn.

    Công tác điều quân - thả nhập, bốc xuất bằng trực thăng vận hay hành quân cường thám - các toán trinh sát Biệt Cách Dù rất là tế nhị vì vừa phải bảo mật vị trí của họ ngay trong lòng địch vừa phải phối hợp sao cho các đơn vị bạn, nhất là pháo binh, thiết giáp và không quân khi nã bom đạn lên đầu quân lính địch không giết hại đến các toán trinh sát này (Nhật Ký B3/FFV, ngày 29/10/1965 lúc 10:35 giờ và 11:00 giờ):

    - 10:35G: Quân Đoàn II (Sgt Minney)(mật mã) Yêu cầu cho biết các vị trí của Toán Delta và vùng không phi pháo dành cho họ.

    - 11:00G: Quân Đoàn II (Capt Ushijima) Về thư tín mật mã (liên quan đến vị trí của Toán Delta). Quân Đoàn II không biết gì về vị trí của họ.

    Lẽ dĩ nhiên là Quân Đoàn II biết; chẳng qua đó chỉ là một cách nói: không có phận sự thì xin miễn chõ mũi vào.

    Chia Sẻ Khái Niệm Hành Quân

    Tuy là Sư Đoàn 1 Không Kỵ hành quân biệt lập trong giai đoạn lùng kiếm địch, nhưng Đại Tá Hiếu đã mạnh dạn chia sẻ một ít khái niệm hành quân với Tướng Kinnard. Có lẽ vì các khái niệm hành quân này quá hay, nên Tướng Kinnard đã ưng thuận đem ra áp dụng cách triệt để.

    Sau khi đã lùa được các đơn vị của cả 3 Trung Đoàn 32, 33 và 66 BV về hậu cứ Chu Prong và chấm xong vị trí của các đơn vị đó (xem đoạn trích tóm lược tình báo ngày 11/11), nhân cơ hội Tướng Kinnard cho Lữ Đoàn 3 Không Kỵ thay thế cho Lữ Đoàn 1 Không Kỵ trong việc truy kích địch, Đại Tá Hiếu đề nghị dùng thế nghi binh chuyển hướng các cuộc hành quân truy lùng từ đông-tây sang tây-đông, tức là tránh xa Chu Prong lộn đầu trở lui về hướng trại Pleime, để khiến địch tưởng lầm là Mỹ đánh mất tăm hơi họ, tạo một thế tấn công bất ngờ giáng lên đầu địch (Pleime, chương 5).

    Khái niệm hành quân này được Đại Tá Hiếu chuyển đến Tướng Kinnard qua ngã Bộ Tư Lệnh I Field Force ngày 18/11 (Pleiku, trang 67):

    Vào khoảng lúc này, Field Force Vietnam yêu cầu sư đoàn di chuyển các cuộc hành quân của mình về phía đông Pleime nếu "không có thêm đụng độ mới nữa trong vùng phía tây".

    Ngày 10 tháng 11 năm 1965 (Pleiku, trang 73) , Tướng Kinnard ghi vào bản báo cáo là bắt đầu từ ngày 9 tháng 11

    Thế điều quân chuyển hướng từ tây sang đông là để khơi ngòi cho một quyết định gần sắp tới từ Bộ Tư Lệnh sư đoàn Bắc quân.

    Tiếp đến, Đại Tá Hiếu đã đề nghị Tướng Kinnard cho Lữ Đoàn 3 Không Kỵ tấn công địch tại LZ X-Ray ngày 14/11/1965, trước khi địch được tái trang bị với vũ khí phòng không và bích kích pháo, để tránh thiệt hại nặng nề khi đổ bộ trực thăng vận và trước khi địch quân xung phong vào các tuyến phòng thủ - tiểu đoàn bích kích pháo 120 ly và tiểu đoàn súng phòng không hai nòng 14.5 ly hai ngày nữa mới tới chiến trường. (Pleime, chương V):

    Tỉ lệ 1/10 chứng tỏ tiểu đoàn 1/7 rất là may mắn vì thật bất ngờ là từ trên các đồi bao quát ngó xuống bãi đáp, địch đã không đặt các vũ khí cộng đồng để yểm trợ các cuộc tấn công. Tình trạng này chỉ có thể giải thích bởi các lý do sau đây:

    - Địch đã mất gần hết các vũ khí cộng đồng trong đợt đầu.

    - Họ bị tiểu đoàn 1/7 tấn công bất ngờ và các cán bộ chỉ huy đã không khéo xử dụng địa thế.

    - Các chiến thuật của họ hầu như dựa vào "biển người" và họ quá tự tin là cuộc tấn công của họ sẽ làm cho tiểu đoàn 1/7 rã ngũ rất mau chóng.

    Tướng Kinnard cảm nhận được mưu trí của Đại Tá Hiếu (Pleiku, trang 88) khi ông nhận xét:

    Hiển nhiên là nỗ lực của Bắc Quân không được hỗ trợ bởi các tiểu đoàn bích kích pháo và súng phòng không không tới kịp vào vùng chiến trận và còn rong ruổi trên đường mòn xâm nhập.

    Ngoài ra, Đại Tá Hiếu còn đề nghị một khái niệm hành quân thần sầu hơn nữa cho Tướng Kinnard. Đó là triệt tiêu địch bằng vũ khí chiến lược B-52, chứ không riêng với lính bộ binh của Lữ Đoàn 3 Không Kỵ: Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ được đổ bộ bằng trực thăng vận tại LZ X-Ray chỉ là một lực lượng phụ với sứ mạng làm nút chận ngăn ngừa địch quân tràn xuống phía nam trong khi các B-52 trải thảm bom lên đầu đại đơn vị địch quân (Pleime, chương V):

    Cần lưu ý là từ chiều ngày 15 tháng 11, các phóng pháo cơ B52 đã tham gia vào trận đánh với năm phi vụ oanh tạc hằng ngày tại rặng núi Chu Prông. Ngày 17 tháng 11, các mục tiêu oanh tạc cũng bao gồm bãi đáp X-ray và hai tiểu đoàn của ta được lệnh di chuyển ra cách bãi đáp 3 cây số, về hướng bắc và hướng tây bắc tới một bãi đáp khác gọi là bãi đáp Albany.

    Tướng Kinnard cũng nói tới việc dùng đến bom B-52 trong bản báo cáo (Pleiku, trang 88):

    Ngày 15/11 cũng được đánh dấu bởi việc xử dụng lần đầu tiên một vũ khí mới của lực lượng Mỹ và gây kinh hoàng cho quân lính địch kể cả những chiến binh gan lì nhất. Ngay sau giờ ngọ, một vùng rộng lớn quanh vị trí YZ8702 thình lình nổ tung với hàng trăm tấn bom làm rung chuyển khắp cùng mặt đất như thể một tấm thảm đang được trải ra. Các phóng pháo cơ B-52 đã đánh rập. Trong năm ngày kế tiếp các phóng pháo cơ khổng lồ làm thịt một vùng rộng lớn của rặng núi Chu Prong. Các chiến sĩ Bắc Quân sống trong hãi sợ các cuộc tấn công này vì họ tin là mỗi cuộc oanh kích bao phủ một vùng 20 cây số vuông và các địa đạo và hầm trú cá nhân không thể bảo vệ họ.

    Trong việc xử dụng đến B-52, Đại Tá Hiếu đã bàn thảo kế hoạch trực tiếp với Tướng Knowles, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 1 Không Kỵ (Pleiku, trang 9):

    Kế hoạch nguyên thủy dùng các phóng pháo cơ chiến lược yểm trợ cho sư đoàn được trình bày bởi Tư Lệnh Phó Sư Đoàn qua Tư Lệnh Lực Lượng Dã Chiến tại Việt Nam tới Ban 3 của Bộ Tư Lệnh Hỗ Trợ Quân Sự Hoa Kỳ, Việt Nam.

    Cuối cùng, sau khi Sư Đoàn 1 Không Kỵ đã thành công tiêu diệt 2/3 quân số địch quân từ ngày 14 đến 17 tháng 11 năm 1965, Đại Tá Hiếu đã đề nghị Tướng Kinnard nhường lại vai trò nỗ lực chính truy kích tàn quân địch còn lại với Lữ Đoàn Dù VN kể từ ngày 18 tháng 11 năm 1965, và Lữ Đoàn 2 Không Kỵ đóng vai trò trừ bị và yểm trợ pháo binh cho Lữ Đoàn Dù VN.

    Hành Quân Thần Phong 7

    Khi hoàn thành giai đoạn chót của Chiến Dịch Pleime, Đại Tá Hiếu đã điều khiển kỹ lưỡng cuộc hành quân mang tên Thần Phong 7 này, từ việc thu gom và chuyển vận năm tiểu đoàn rải rác của Lữ Đoàn Dù từ Sài Gòn, Biên Hòa, Vũng Tàu và Phú Yên lên đến Pleiku, từ việc thu xếp Mỹ lập căn cứ mới tại Crooks để yểm trợ pháo binh riêng cho cuộc hành quân, từ việc cung cấp yểm trợ trinh sát từ các toán Biệt Cách Dù, từ việc chỉ điểm các ngõ ngách rút quân mà Quân Đoàn II tiên liệu địch quân sẽ xử dụng tới (Pleime, chương VI), và sau cùng đến chiến thuật điều quân tại chỗ trên chiến trường (Nhật Ký B3/FFV, ngày 19/11/1965 lúc 16:55 giờ).

    - 16:55G: 1st Cav (Rear) Capt Parham - BCH tiền phương nói là các đơn vị trong vùng Chiến Đoàn Dù được phối hợp tại các cấp bậc cao hơn là Ban 3 Tiền Phương. Chiến Đoàn Dù biết rõ điều này.

    Thiên Tài Quân Sự

    Chiến Dịch Plâyme của Việt Cộng nhằm toan tính Cao Nguyên đã là một dịp cho Đại Tá Hiếu tỏ lộ thiên tài quân sự của mình khi thực hiện cuộc phản công với Chiến Dịch Pleime:

    - Tài điều động một lực lượng tiếp cứu trại (1.000 quân lính) yếm kém hơn mà vẫn đánh bại được lực lượng phục kích của đối phương (2.000 quân lính). Trước khi tấn công trại Pleime, Việt Cộng đã trói chân hai lực lượng trừ bị Dù và TQLC của Quân Đoàn II tại mặt trận Quận Hoài Ân tại Bồng Sơn, cùng với phi đoàn trực thăng Mỹ dùng để chuyển vận quân.

    - Tài suy đoán nhanh chóng và chính xác ý đồ và chiến thuật của địch: nhất điểm (Pleiku) lưỡng diện (Hoài Ân, Pleime), công đồn đả viện, phục kích vận động chiến.

    - Tài ứng dụng đủ loại chiến thuật: bao bọc, chống phục kích, giải tỏa, truy đuổi, phục kích, khai thác, tấn công và tiêu diệt.

    - Vừa tài thủ đồn lẫn tài tấn công.

    - Tài bảo toàn sinh mạng binh sĩ bằng cách điều binh xung trận khi địch quân ở trong thế lực yếu kém nhất.

    - Tài xử dụng địa thế để nắm phần lợi thế về quân mình và tài hình dung địa thế để đoán biết đường đi nước bước của địch quân.

    - Tài của một chiến lược gia thấy rộng nhìn xa chập với tài của một chiến thuật gia nắm vững mọi tiểu tiết của một cuộc hành quân. Nói một cách khác, tài tham mưu lẫn tài hành quân.

    - Tài đáp ứng nhanh chóng mọi chuyển biến đột ngột tại chiến trường.

    - Tài xử dụng đúng mức mọi phương tiện và mọi nguồn tiếp vận nằm trong tầm tay.

    - Tài có ít đánh nhỏ, có nhiều đánh lớn.

    - Tài xử dụng hợp đồng đủ loại binh chủng: dân sự chiến đấu Thượng, lực lượng đặc biệt, biệt cách dù, bộ binh, thiết giáp, biệt động quân, dù, thủy quân lục chiến, pháo binh, không quân, trực thăng võ trang, phi cơ chiến đấu cánh quạt, phản lực cơ chiến đấu, phóng pháo cơ B-52.

    - Tài xử dụng thoải mái binh sĩ chiến đấu tầm thường - dân sự chiến đấu, bộ binh - cùng với chiến sĩ thuộc các binh chủng tinh nhuệ thiện chiến - dù, thủy quân lục chiến, biệt động quân, lực lượng đặc biệt, biệt cách dù - xứng hợp cho từng hoàn cảnh cá biệt của chiến trường.

    - Tài xử dụng vũ khí cận đại tân tiến của Quân Đội Hoa Kỳ: trực thăng vận, phản lực cơ chiến đấu F-100, phóng pháo cơ B-52. Ngoài ra, Đại Tá Hiếu còn linh động xử dụng vũ khí cổ điển với lối đánh mới khi thôi thúc thiết giáp hành quân một cách mạnh dạn, không cần bộ binh tháp tùng (Pleime, chương VIII):

    Chúng ta cũng học biết được là trong trận Đức Cơ trước đây, Việt Cộng luôn tìm cách lợi dụng màn đêm để tấn công các đơn vị thiết giáp. Lần này tại Pleime, địch cũng dùng chiến thuật đó, tạo cho các đơn vị thiết giáp thêm một dịp tạo chiến công và nâng cao niềm hãnh diện của Thiết Đoàn 3 (đóng tại Pleiku), đơn vị thiết giáp kỳ cựu nhất trong QLVNCH đã từ tham dự vào cuộc chiến đấu khốc liệt tại Ninh Bình, Nam Định, Vĩnh Yên trên vùng Bắc Việt, trước ngưng chiến năm 1954.

    Địa thế tại Pleime bị che phủ bởi bụi cây rậm rạp nhưng nền đất lại rắn chắc, suối nhỏ lại hiếm và các chiến sĩ thiết kỵ có thể cảm thấy thoải mái như đang ở nhà.

    Trong hầu hết các trường hợp, bộ binh tháp tùng bảo vệ các đoàn quân chiến xa là điều đòi buộc. Trái lại, trận Pleime là một trường hợp cổ điển trong đó các phần tử bộ binh phương hại nhiều đến tính di động và khả năng của các chiến xa. Vì lẽ đó, các đại đội trưởng thiết giáp không nên bám quá khư khư vào các nguyên tắc bài bản và tốt hơn là bạo dạn phơi trần ra thay vì giới hạn tính di động của mình với một bộ binh tháp tùng sát bên bảo vệ. Điều này sẽ không những tạo tự do hành động mà còn biện minh cho khả năng tự vệ trong trường hợp bị tập kích bất ngờ.

    - Tài đề xướng khái niệm hành quân phối hợp Việt Mỹ độc đáo duy nhất, rất hữu hiệu đồng thời bảo toàn chủ quyền và thể diện quốc gia: chia sẻ các công tác tình báo, yểm trợ và các khái niệm hành quân cùng kết quả, nhưng riêng rẽ về mặt hành quân, bộ tư lệnh, điều quân, hành động và trừ bị.

    - Tài khai thác mọi nguồn tình báo - trinh sát nhân sự lẫn kỹ thuật tân kỳ, tù binh, hồi chánh viên - đưa tới nắm vững tình hình và sinh hoạt của các đơn vị địch, chỉ huy lẫn chiến đấu, từ cấp sư đoàn, trung đoàn xuống đến tiểu đoàn.

    - Tài thông đạt tư tưởng hành quân cách minh bạch và đơn giản dễ hiểu đến mọi cấp chỉ huy.

    - Tài điều quân khi chỉ có quyền điều khiển gián tiếp mà không có quyền chỉ huy trực tiếp.

    - Tài thuyết phục các cấp chỉ huy cao cấp làm theo ý kiến mình, Việt lẫn Mỹ, trong khi Đại Tá Hiếu nằm ở cấp bực thấp nhất trong hệ thống quân giai giữa các tướng 1, 2 và 3 sao: Vĩnh Lộc, Du Quốc Đống, Kinnard, Knowles, Larsen, Smith và Collins. Uy quyền của Đại Tá Hiếu phát tỏa từ tài năng tự tại chứ không phải từ chức vụ và cấp bậc.


    Tham Khảo
    1. Chiến Dịch Pleime
    2. Chiến Dịch Pleiku
    3. Sổ Nhật Ký Ban 3/I Field Force VN - phần Pleime
    4. Sổ Nhật Ký Ban 3/I Field Force VN - phần Thần Phong 7

    Nguyễn Văn Tín
    Ngày 18 tháng 06 năm 2010

    Tài liệu tham khảo

    - Chính
    - Sách báo
    * Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.
    * We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.
    * "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.
    * The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.
    * Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.
    - Việt Cộng

    generalhieu

    Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tài Điều Binh Khiển Tướng Trong Chiến Dịch Pleime

Mục đích của bài này là nêu lên tài điều binh khiển tướng của Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, trong Chiến Dịch Pleime.Chiến Dịch Pleime kéo dài từ ngày 20 tháng 10 đến 26 tháng 11 năm 1965
  • Mục đích của bài này là nêu lên tài điều binh khiển tướng của Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, trong Chiến Dịch Pleime.

    Chiến Dịch Pleime kéo dài từ ngày 20 tháng 10 đến 26 tháng 11 năm 1965 và là cuộc phản công của Quân Đoàn II chống lại Chiến Dịch Plâyme của Việt Cộng. Trong chiến dịch này Quân Đoàn II yêu cầu I Field Force Vietnam tăng cường quân số và được I Field Force Vietnam tăng phái với các đơn vị của Sư Đoàn 1 Không Kỵ.

    Trước tiên, cần phải xác định lại là trong suốt chiến dịch, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II nắm quyền điều khiển tất cả các cuộc hành quân - Việt lẫn Mỹ (Dân Thắng 21 của Thiết Đoàn Đặc Nhiệm Tiếp Cứu từ 20/10 đến 26/10, All the Way của Lữ Đoàn 1 Không Kỵ từ 27/10 đến 9/11, Silver Bayonet I của Lữ Đoàn 3 Không Kỵ từ 10/11 đến 18/11, Silver Bayonet II của Lữ Đoàn 2 Không Kỵ từ 19/11 đến 26/11 và Thần Phong 7 của Lữ Đoàn Dù VN từ 18/11-25/11).

    Quả thật vậy, khi Việt Cộng khai hỏa tấn công trại Pleime đêm ngày 19/10/1965, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đã chấp nhận ngay thách đố của địch và tập trung lập tức một lực lượng đặc nhiệm tiếp cứu trưa ngày 20/10 và phái một toán hai đại đội Lực Lượng Biệt Cách Dù Việt Mỹ đến tăng cường trại sáng ngày 21/10. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đã ra lệnh cho Trung Tá Luật dùng thế nghi binh để đối ứng lại thế phục kích di động của địch, cho đoàn quân tiếp cứu lai vãng tại Phù Mỹ ba ngày, đến ngày 23/11 mới trực chỉ tiến tới trại khi biết địch đã di chuyển đến địa điệm ổ phục kích. Ngay sau khi giải tỏa trại Pleime, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đã đặt kế hoạch truy kích địch tới tận Chu Prong, với Sư Đoàn 1 Không Kỵ làm nỗ lực chính và Lữ Đoàn Dù VN làm lực lượng trừ bị. Ngày 9/11, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đã bày kế nghi binh cho Lữ Đoàn 3 Không Kỵ thay thế cho Lữ Đoàn 1 Không Kỵ và chuyển hướng hành quân từ đông-tây sang tây-đông để đánh lừa địch nghĩ là phía Mỹ đã đánh mất dấu vết của chúng. Ngày 14/11, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II dàn xếp với Lữ Đoàn 3 Không Kỵ đã tung Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ vào chân rặng núi Chu Prong, tại bãi đáp X-Ray, làm nút chận, rồi phối hợp với Không Lực Mỹ dùng B-52 trải thảm bom phía sau tiêu diệt hai Trung Đoàn 32 và 33 trong hai ngày 15 và 16/11, kế tiếp cho rút quân ra khỏi bãi đáp X-Ray ngày 17/11 để thanh toán nốt Trung Đoàn 66 ngay tại bãi đáp. Ngày 17/11, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đã quyết định tung Lữ Đoàn Dù VN vào chiến trường làm nỗ lực chính truy kích địch và Sư Đoàn 1 Không Kỵ làm nỗ lực phụ hỗ trợ cho Lữ Đoàn Dù VN.

    Tướng Westmoreland đã nhìn nhận vai trò thẩm định và sáng kiến của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II trong cả ba giai đoạn của chiến dịch Pleime:

    Các thành quả nổi bật của các giai đoạn sau có thể, có lẽ, không bao giờ thể hiện được nếu như không có đầu óc thẩm định và con mắt nhìn xa của giới lãnh đạo Việt Nam. Nỗ lực chuẩn bị tiên khởi trên chiến trường, mở đường cho việc xử dụng Sư Đoàn 1 Không Kỵ, đã do các lực lượng Việt Nam hoàn thành. Cũng vậy, thành quả khai thác của giai đoạn chót đã do Lữ Đoàn Dù Việt Nam phần lớn hoàn thành.

    Nhưng mà "bộ óc" tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II là ai? Đó là Đại Tá Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, được Tướng Vĩnh Lộc, Tư Lệnh Quân Đoàn II, hoàn toàn tin tưởng trong việc điều quân.

    Đêm ngày 19 tháng 10 năm 1965, Việt Cộng khai hỏa tấn công trại Pleime. Khi đó, Tướng Vĩnh Lộc, Tư Lệnh Quân Đoàn II, đang có mặt tại Bồng Sơn để điều khiển cuộc hành quân Thần Phong 6. Sáng ngày 21 tháng 10, Bộ Tư Lệnh I Field Force Vietnam tại Nha Trang nêu thắc mắc ai tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II có quyền lấy quyết định thay mặt Tướng Vĩnh Lộc. Điều này được ghi vào sổ nhật ký của Ban 3/FFV, ngày 21 tháng 10 vào lúc 08:20 giờ như sau:

    - 08:20G: Quân Đoàn II Capt Ushijima - Có ai tại Pleiku có thể lấy quyết định thay Tư Lệnh trong khi Tướng Vĩnh Lộc vắng mặt không? Yêu cầu nắm vững tình hình hành quân của Thần Phong 6, Pleime và Quốc Lộ 21 và bảo quản thông tin chính xác và tức thời chuyển về Bản Doanh này. Trả lời: Tham Mưu Trưởng có mặt tại đây và giữ liên lạc với Tư Lệnh tại vùng ven biển. Hỏi: Tham Mưu Trưởng có lấy một quyết định được không. Trả lời: TMT sẽ phối kiểm với Tư Lệnh trước khi lấy một quyết định.

    Đại Tá Hiếu đã tỏ ra khôn khéo trong câu trả lời: Tham Mưu Trưởng có quyền nhưng luôn hội ý với Tướng Tư Lệnh trước. Trong thực tế thì, dù vắng mặt hay có mặt tại bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, Tướng Vĩnh Lộc hoàn toàn tin cậy vào tài tham mưu và điều hành của Đại Tá Hiếu. Mọi toan tính đi đến quyết định đều phát xuất từ Đại Tá Hiếu; Tướng Vĩnh Lộc chỉ có việc ban bố ra lệnh chính thức. Tuy vậy, vì Đại Tá Hiếu rất kín đáo và tế nhị trong lối hành xử, nên bề ngoài Tướng Vĩnh Lộc vẫn giữ được quyền uy của một tư lệnh. Do đó, sau khi chiến dịch Pleime chấm dứt, Chuẩn Tướng Vĩnh Lộc được tưởng thưởng thăng lên cấp Thiếu Tướng và được báo chí xưng tụng là Người Hùng Pleime.

    Trong chiến dịch Pleime, không những Đại Tá Hiếu khéo xử với Tướng Vĩnh Lộc, thượng cấp trực tiếp của mình, mà còn cả với nhiều vị tướng lãnh Việt Mỹ khác tại I Field Force Vietnam (Larsen, Smith), Bộ Tổng Tham Mưu (Viên), USMAC (Westmoreland, Collins), Sư Đoàn 1 Không Kỵ (Kinnard, Knowles), Lữ Đoàn Dù (Đống), Nhóm 5 Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ (McKean). Vì đây là một chiến dịch lớn, cấp quân đoàn và cao hơn, và cần tới sự can dự từ giới thẩm quyền của các cơ quan quân sự và đại đơn vị vừa nêu trên.

    Theo thói thường thì ông tướng nào có ít quyền hành trong tay cũng muốn tỏ ra mình tài giỏi và có quyền và chỉ phục và làm theo ý kiến của một cấp ngang hàng hay cấp thấp hơn khi tài năng của đương sự thật là vượt trội không chối cãi được và miễn là bề ngoài trông vào vẫn chỉ thấy quyền uy của ông tướng.

    Lẽ đương nhiên là trước khi xảy ra trận Pleime, các tướng lãnh Mỹ chưa biết đến tài quân sự của Đại Tá Hiếu - và do đó còn có chiều hướng tỏ vẻ hách dịch, trịch thượng - ngoại trừ Đại Tá Mataxis, Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II, là người đã từng chứng kiến Đại Tá Hiếu điều khiển các cuộc hành quân mà Đại Tá Hiếu thực hiện trước trận Pleime trong năm 1965: Trận Đánh K'Nak (7-8/3, QL19), Dân Tiến 107 (29/6-1/7, Thuần Mẫn), Thần Phong 1 (16-25/7, QL 19), Dân Thắng 7 (3-18/8, Đức Cơ), Thần Phong 3 (19/8-2/9, QL 21), Quyết Thắng 165-169 (23/9-2/10, Phủ Cừ, Bồng Sơn, Phủ Lý). Rất có thể Đại Tá Mataxis, cũng như Thiếu Tá Wagner, Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn I năm 1957, thường ghé vào tai các tướng lãnh Mỹ nói nhỏ:"Anh chàng này cừ khôi lắm đấy."

    Dự đoán ý đổ của địch quân

    Lúc ban đầu, Việt Cộng dùng thế nghi binh, tấn công một lúc Quận Hoài Ân tại Bồng Sơn dưới miền Duyên Hải và trại Pleime tại Pleiku trên Cao Nguyên. Các Tướng Lãnh Mỹ đều cho Quận Hoài Ân là điểm và Pleime là diện. Tướng Kinnard, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ , viết (Pleiku, trang 10):

    Trước ngày 19 tháng 10, thông tin tình báo cho thấy địch tập trung quân tại phía đông và đông bắc của vùng căn cứ sư đoàn. Vì mối đe dọa tới mùa gặt lúa gạo tại các vùng ven biển từ Tuy Hòa đến Bồng Sơn, kế hoạch cho các hành quân chiến thuật qui nhắm trực tiếp tới vùng chung này.

    Ngày 18 tháng 10, tình hình địch quân trong tỉnh lỵ Pleiku được mô tả trong phần Đính Kèm 1.

    Mặc dù có nhiều báo cáo kế tiếp trong Vùng Chiến Thuật Quân Đoàn II là trại DSCĐ Pleime có thể bị tấn công (hầu hết là không xảy ra) cuộc tấn công của địch vào lúc 191900 tháng 10 gây một ít ngạc nhiên. Nhưng, ngay cả khi thấy địch sung vào trận nhiều quân lính, ý kiến chung đồng thuận là vùng ven biển vẫn là mục tiêu thật sự của các nỗ lực Việt Cộng trong vùng của quân đoàn.

    Thoạt tiên, Tướng Vĩnh Lộc, lúc đó đang chỉ huy cuộc hành quân Thần Phong 6 tại Bồng Sơn, cũng cho Pleime là ưu tiên 2 (Nhật Ký Ban 3/FFV, ngày 20/10/65 lúc 16:50 giờ):

    Tư Lệnh Quân Đoàn II dự tính Thần Phong 6 tiếp diễn như đã dự định, tiếp cứu Pleime là yêu tiên 2.

    Task Force Ingram

    Thành thử, khi Đại Tá Hiếu ngỏ ý yêu cầu Bộ Tư Lệnh I Field Force gửi quân của Sư Đoàn 1 Không Kỵ đến bổ sung cho mặt trận Pleime thì Tướng Larsen không muốn đáp ứng (Nhật Ký Ban 3/FFV, ngày 20/10/65 lúc 12:35 giờ):

    Quân Đoàn II có thể yêu cầu sự trợ giúp từ phía Sư Đoàn 1 Không Kỵ. Murray góp ý với Broughton là Tư Lệnh không mấy muốn sung Kỵ Binh vào trong vùng vào thời điểm này. Broughton nói chỉ là một tiếng gióng chuẩn bị cho một yêu cầu khả dĩ và hỏi điều gì sẽ ảnh hưởng đến cho hành quân Thần Phong 6. Murray lập lại xác định trước về sự e ngại của Tư Lệnh.

    Tướng Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, cũng cho là mặt trận Pleime không quan trọng, vì lúc đầu chịu ứng cho Quân Đoàn II mười tám chiếc trực thăng H-34 để vận chuyển quân (Nhật Ký Ban 3/FFV, ngày 20/10/65 lúc 16:10 giờ):

    BTTM cấp cho Quân Đoàn II 18 H-34 KLVN sẽ tới Quân Đoàn II giữa 1600g - 1630g.

    nhưng rồi lại đổi ý không cung cấp cho nữa (Nhật Ký Ban 3/FFV, ngày 20/10/65 lúc 18:25 giờ):

    18 H-34 KLVN bị hủy bỏ.

    Ai nấy đều cho mặt trận Pleime không quan trọng. Chỉ duy Đại Tá Hiếu sáng suốt hơn khi chẩn đoán là Việt Cộng dùng thế "nhất điểm lưỡng diện" - với thành phố Pleiku là điểm và với Pleime và Quận Hoài Ân là hai diện chính và phụ (Why Pleime, cuối chương II), và khuyến cáo Tướng Vĩnh Lộc bỏ Bồn Sơn trở về Pleiku gấp (Why Pleime, chương IV):

    Khi Việt Cộng bắt đầu tấn công Trại Pleime, Tư Lệnh Quân Đoàn II và Bộ Chỉ Huy tác chiến đang ở Bình Định để trực tiếp điều động Hành Quân Thần Phong 6. Ngay sau khi đổ quân bằng trực thăng vận vào các địa điểm tình nghi địch tập trung tại phía nam Quận Hoài Ân, Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn II trở về Pleiku vào chiều ngày 20 tháng 10 năm 1965

    Còn Tướng Larsen, vào lúc 10 giờ 45 phút tối, vẫn không muốn rút Task Force Ingram ra khỏi Bồng Sơn để lên Pleiku tăng cường cho mặt trận Pleime (Nhật Ký Ban 3/FFV, ngày 20/10/65 lúc 22:45 giờ):

    Từ Col Barrow (Thông tin từ Gen Larsen qua Gen Smith): TF Ingram không được ra khỏi địa điểm hiện tại để đi tới đích theo kế hoạch (liên quan tới Thần Phong 6). TF Ingram phải duy trì tại chỗ để chuẩn bị trợ giúp Condor. (Nhóm Cố Vấn Quân Đoàn II). Lệnh này bao gồm cuộc không hành liên hệ (phi cơ cánh quạt và Chinook). Chuyển đạt cho SĐ 1 KK.

    Nhưng rồi mười lăm phút sau - đúng 11 giờ đêm ngày 20/10/65 - Tướng Larsen mới chịu chấp thuận lời yêu cầu của Đại Tá Hiếu (Nhật Ký Ban 3/FFV, ngày 20/10/65 lúc 24:00 giờ):

    Gen Larsen hủy bỏ sự tham dự của TF Ingram trong Thần Phong 6 kể từ 202300g, bao gồm yểm trợ vận chuyển hàng không sẽ được chuẩn bị để trợ giúp tiếp cứu Trại Pleime ngày 21 tháng 10.

    Để phòng hờ trường hợp Tướng Larsen từ chối cung cấp TF Ingram, Đại Tá Hiếu đã có kế hoạch dùng tới hai lực lượng tổng trừ bị Dù và Thủy Quân Lục Chiến như đã làm trong trận tiếp cứu trại LLĐB Đức Cơ tháng 8 trước đó (Nhật Ký Ban 3/FFV, ngày 20/10/65 lúc 22:20 giờ):

    - 22:20G: Cố Vấn Quân Đoàn II (Sgt Albreago) Trung Đoàn 41, BCH 962784; Toán Đặc Nhiệm Alpha TQLC, BCH 863754; TĐ 1 TQLC 874765; TĐ 4 TQLC 862756; Lữ Đoàn Dù, BCH 819886; TĐ 3 Dù, 819886; TĐ 8 Dù, 819886; TĐ 5 Dù, Bồng Sơn; TĐ 6 Dù, 819886; TĐ 7 Dù, Bồng Sơn; TĐ 4 Dù, Phù Mỹ.

    Đại Đội Delta Mỹ và Đại Đội BCD VN

    Trưa ngày 20/10, vào lúc 12 giờ 35, Đại Tá Hiếu ngỏ ý với I Field Force là muốn phái hai Đại Đội Biệt Cách Dù Mỹ Việt đến tăng cường cho trại Pleime (Nhật Ký Ban 3/FFV, ngày 20/10/65 lúc 12:35 giờ):

    Từ Lt Col Broughton Ban 3 Hành Chánh gửi Col Barrow. Quân Đoàn II muốn hai Đội Đội Biệt Cách Dù được trực thăng vận càng sớm càng tốt từ trại Holloway đến Phi trường Quân Sự Pleiku nơi tập trung để thực hiện một cuộc hành quân không bộ gần Pleime.

    Những điều ghi chép trong sổ Nhật Ký Ban 3/First Field Force hé mở cho thấy chỉ duy có việc điều động hai đại đội Biệt Cách Dù một Mỹ một Việt này, Đại Tá Hiếu đã phải vượt thắng qua bao nhiêu là cửa ngõ: ĐT Hiếu <=> Col Mataxis (QĐII) <=> Gen Larsen (FFV, xin Delta Team) <=> Col Bennett (Gr5SF) <=> Gen Viên (BTTM, xin toán BCD VN và trực thăng H-34 chuyển vận quân) (Nhật Ký Ban 3/FFV, ngày 20/10/65):

    - 13:25G: Quân Đoàn II (Capt Neary) - 2 Đại Đội Biệt Cách Dù có mặt tại Phù Cát. Cố Vấn Mỹ là Capt Gretz. Lực lượng của mỗi Đại Đội là 110 người. Họ sẽ sẵn sàng được bốc vào lúc 1330g. Hai Đại Đội được thông báo qua ngã HK vào lúc này. Yêu cầu FFV tiếp xúc Nhóm5 LLĐB HK và thông báo ngã QLVNCH Pleime.

    - 18:25G: Quân Đoàn II Capt Ushijima - Có thể đặt để một Đại Đội Biệt Cách Dù gần Pleime tối nay. Col Bennett được Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II cho biết là chỉ có thể xảy ra sau 1900g và không thực hiện được chuyến trực thăng vận đêm nay. Col Bennett sau đó yêu cầu đưa 10 lính Mỹ vào trong Trại để trợ giúp kiểm soát các DSCĐ. Col Mataxis (Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II) trả lời là do tình hình chiến thuật điều đó không thực hiện được. 18 H-34 KLVN bị hủy bỏ. Coi bộ báo cáo bậy. ZA 160050 là tọa độ chính xác của Pleime. Đại Đội Biệt Cách Dù đang được thảo luận tới là một trong hai đơn vị Delta dưới sự kiểm soát của LLĐB. Họ đang ở Pleiku.

    - 19:00G: MACV (Col Rainey) - 50 quân lính Mỹ được đề cập tới trong yêu cầu chuyên chở là ai. Trả lời: Toán Delta.

    Không những xin quân viện đã gian nan, mà đôi khi còn bị áp đặt điều kiện. Tỉ như - lúc 18:25G - Col Bennett thuộc Nhóm 5 LLĐB HK muốn đưa ngay 10 lính LLĐB Mỹ nhảy thẳng vào trong trại, trong khi Đại Tá Hiếu dự tính thả hai Đại Đội BCD Mỹ-Việt cách trại 5 cây số với mục đích trinh sát tình hình xem địch sắp xếp hàng ngũ quân lính ra sao quanh trại cái đã (Nhật Ký Ban 3/FFV, ngày 20/10/65 lúc 20:00 giờ):

    - 20:00G: Từ Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II gửi Lt Col Patch. Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II vừa trở về sau chuyến bay trên không phận trại Pleime. Pleime vẫn đứng vững. Các phi cơ thả trái sáng và chiến đấu cơ vẫn yểm trợ. Phi Đội A/1 Không Lực đã trở về Pleiku, do thời tiết xấu. Yêu cầu của Lt Col Bennett, Nhóm 5 LLĐB, đưa 10 lính Mỹ vào trại bị từ chối.

    Lữ Đoàn 1 Không Kỵ

    Đại Tá Hiếu cũng phải khéo sử với tính hiếu thắng của Tướng Kinnard không để ông này lấn át quyền điều khiển của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II trong hai dịp.

    Trong dịp thứ nhất, sau khi Tướng Larsen chấp thuận phái Task Force Ingram gồm một tiểu đoàn bộ binh và một tiểu đoàn pháo binh thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ lên Pleiku tăng phái cho Quân Đoàn II với hai sứ mạng bảo vệ thành phố Pleiku và pháo yểm cho lực lượng tiếp cứu trại, Tướng Kinnard bay lên trại Holloway ngày 23/10/1965 và khi thấy mòi có dịp đánh lớn mà Quân Đoàn II lại thiếu quân số khả dụng cách trầm trọng, đã yêu cầu nới rộng lực lượng tăng phái lên với toàn bộ Lữ Đoàn 1 Không Kỵ và muốn xông thẳng tới trại Pleime. Tướng Kinnard viết trong bản báo cáo Chiến Dịch Pleiku, trang 16:

    Khái niệm tiên khởi cho cuộc hành quân này là dàn quân bằng không vận tới gần trại Holloway một tiểu đoàn bộ binh đặc nhiệm để bảo an cho các đơn vị Hoa Kỳ và các cơ sở trong vùng Pleiku và cung cấp một lực lượng trừ bị/phản ứng cho vùng Pleiku.

    Trong vòng một vài tiếng đồng hồ ước lượng về tình hình tại Pleime được duyệt lại và việc can dự của sư đoàn được nới rộng lên thành một lực lượng đặc nhiệm cỡ lữ đoàn. Tiếp sau đó khái niệm phát triển để cung cấp các cuộc hành quân tấn công giới hạn, xử dụng các kỹ thuật xung phong không vận để cung cấp hỏa lực pháo binh yểm trợ cho Lực Lượng Đặc Nhiệm Thiết Kỵ QLVNCH tiểp cứu trại Pleime đồng thời yểm trợ chính doanh trại; và để cung cấp bảo an bộ binh cho các vị trí pháo binh, trong khi duy trì một lực lượng phản ứng trừ bị không nhỏ hơn một tiểu đoàn để phòng thủ Pleiku.

    Sổ Nhật Ký Ban 3/FFV, ngày 23/10/65 lúc 23:50 giờ, xác nhận vận động sau hậu trường này của Tướng Kinnard:

    - 23:50G: Ban 3, Col Barrow - vào khoảng 2300g, Tư Lệnh nhận cú điện thoại của Đại Tá Mataxis và Gen Knowles có mặt cạnh ông ta. Dựa trên thông tin họ chuyển đạt cho ông, Tư Lệnh chấp thuận sung toàn bộ hay một phần của Lữ Đoàn 1 (Pleiku) tùy ý Gen Knowles. Gen Kinnard có mặt với Gen Larsen. Thông tin này được chuyển tới Gen Knowles và Đại Tá Mataxis lúc 2315g.

    Ghi chú: Col Barron thuộc Ban 3/FFV; Col Mataxis , Cố Vấn Trưởng QĐII; Gen Knowles, Tư Lệnh Phó SĐ1KK; Gen Kinnard, Tư Lệnh SĐ1KK; Gen Larsen, Tư Lệnh FFV.

    Trong dịp thứ hai, Tướng Kinnard muốn trực tiếp đốc thúc mức độ tiến quân của Lực Lượng Đặc Nhiệm Thiết Kỵ Tiếp Cứu (Pleiku, trang 21):

    Để thúc đẩy đoàn quân tiếp cứu di chuyển ngày 24/10, Lữ Đoàn 1 đặt để một toán liên lạc viên pháo binh với đoàn quân thiết kỵ, như vậy bảo đảm pháo yểm Mỹ cho LLĐNTK. Tuy nhiên, chỉ huy trưởng LLĐNTK chọn lựa tiếp tục dừng chân tại vị trí này qua đêm trong khi đó ông phái người trở lui về Pleiku để xin thêm tiếp tế. Toán liên lạc viên pháo binh nhập vào LLĐNTK từ một trong những trực thăng di tản thương binh chiều tối ngày 24/10.

    Tại phần tổng kết của bản báo cáo nơi trang 123, Tướng Kinnard còn nhắc nhở lại ý kiến đó:

    Sau cuộc giao tranh tiên khởi ngày 23 tháng 10 giữa lực lượng đặc nhiệm thiết kỵ (LLĐNTK) và Trung Đoàn 32 Bắc Quân, Chỉ Huy Trưởng LLĐNTK tỏ ý rất e ngại cho đoàn quân của ông lăn bánh tiến tới Pleime. Chỉ khi có được sự bảo đảm yểm trợ hỏa lực từ các đơn vị pháo binh của Sư Đoàn 1 Không Kỵ và việc đặt để một toán liên lạc viên pháo binh vào trong đoàn quân tiếp cứu thì LLĐNTK mới chịu tiến bước lại tới trại DSCĐ.

    Tướng Kinnard đâu biết là mọi động thái của Trung Tá Luật từ khi xuất trại Pleiku đến khi tới trại Pleime, nhất cử nhất động là làm theo lệnh trực tiếp của Đại Tá Hiếu. Đại Tá Hiếu ra lệnh cho Đại Tá Luật nấn ná đoàn quân tiếp cứu tại Phù Mỹ là để đối ứng với chiến thuật phục kích di động mà Việt Cộng đem ra xử dụng lần đầu trong trận này, đợi cho địch quân tới địa điểm phục kích trước đoàn quân của Trung Tá Luật. Chỉ đến khi đó, Trung Tá Luật mới nhận được lệnh tiến quân, chứ không phải do e dè như Tướng Kinnard lầm tưởng (Pleime, chương IV).

    Sáng sớm ngày 23 tháng 10, ngay sau khi báo cáo từ Trại tới Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, có quyết định tức khắc đẩy đoàn quân tiếp cứu tới Pleime không chậm trễ và bằng mọi giá.

    Khái Nhiệm Hành Quân Phối Hợp

    Đại Tá Hiếu không những không lấy làm khó chịu trước thái độ hiếu thắng của Tướng Kinnard, mà trái lại còn biết khéo lợi dụng tính nết này bằng cách đề nghị cho Tướng Kinnard truy đuổi địch quân đến tận mật khu Chu Prong với khả năng trực thăng vận của Sư Đoàn 1 Không Kỵ. Trong giai đoạn này, Sư Đoàn 1 Không Kỵ đóng vai trò nỗ lực chính với hành quân Long Reach và Lữ Đoàn Dù VN giữ vai trò lực lượng trừ bị (Pleime, chương V). Tuy nhiên, để tránh nạn lâm le muốn lấn quyền điều khiển của Tướng Kinnard, Đại Tá Hiếu đã cẩn thận đề ra phương thức hành quân phối hợp giữa Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II và Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ đặc biệt như sau (Pleime, chương VIII).

    Trong đợt III, các cuộc hành quân được thực hiện qua một sự cộng tác mật thiết giữa các Lực Lượng Việt Nam và Mỹ: đó là phương thức mới nhất được đem ra áp dụng từ Thế Chiến II. Các đặc điểm của phương thức này là:
    - Phối hợp các công tác tình báo và yểm trợ.
    - Chia sẻ khái niệm hành quân và kết quả.
    - Vùng hành quân riêng rẽ.
    - Bộ tư lệnh riêng rẽ.
    - Điều quân riêng rẽ.
    - Hành động riêng rẽ.
    - Trừ bị riêng rẽ.

    Phương thức trên đã đem lại nhiều kết quả tốt, đặc biệt trong một nước như Việt Nam trong đó tâm lý quần chúng chứa đựng nhiều phức tạp và tinh tế. Phương thức này cũng tạo nên một tinh thần ganh đua giữa hai quân lực và giữa các đơn vị.

    Tướng Kinnard chịu đặt Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Sư Đoàn 1 Không Kỵ kế bên Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II (Pleiku, trang ii) cho việc phối hợp được dễ dãi và mau lẹ:

    Khả năng làm việc mật thiết với QLVNCH được gia tăng bằng cách thiết lập một Ban Chỉ Huy chiến thuật cấp sư đoàn, nằm cạnh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II QLVNCH tại Pleiku.

    Áp dụng phương thức hành quân này, Đại Tá Hiếu đã điều khiển được - nói một cách khác - đã khiến được Tướng Kinnard làm theo ý kiến mình vì chứng tỏ giỏi giang trong hai lãnh vực then chốt: công tác tình báo và khái niệm hành quân.

    Phối Hợp Công Tác Tình Báo

    Trong giao đoạn truy lùng địch, vấn đề tối hệ trọng là xác định được vị trí của các đơn vị địch trong vùng rừng rậm trải dài từ trại Pleime đến chân rặng núi Chu Prong.

    Phía Tướng Kinnard thì thu thập các thông tin tình báo từ các nguồn "kỹ thuật": các chuyến bay không thám dùng ra đa và hồng ngoại tuyến, trung đội thủ đắc mục tiêu OV-1 Mohawk và Đơn Vị Ra Điô Lùng Kiếm (Pleiku, trang 128):

    h. Phát giác và hủy diệt mục tiêu. Các cuộc hành quân của sư đoàn trong vùng Pleiku cải tiến một kỹ thuật được thử nghiệm trước nhằm phát giác và phản ứng lại đối với các mục tiêu cơ may địch quân. Các Trung Tâm Hành Quân Chiến Thuật Sư Đoàn tiếp nhận trực tiếp các báo cáo của hệ thống ra đa và hồng ngoại tuyến từ các không thám và trung đội thủ đắc mục tiêu (OV-1 Mohawk) và các nguồn Không Lực HK, cộng thêm các báo cáo từ Đơn Vị Ra Điô Lùng Kiếm.

    Kỹ thuật thật là tân tiến; tuy nhiên không mấy hữu hiệu đối với tài tàng hình của Việt Cộng dưới lùm cây rậm rạp của rừng rú, nhất là khi chúng ẩn núp bất động và giữ im lặng vô tuyến.

    Phía Đại Tá Hiếu thì thu thập các thông tin tình báo từ các nguồn "nhân sự": khai thác các tù binh và hàng binh, thả các toán Eagle Flight Thượng và các toán Biệt Cách Dù VN len lỏi vào lòng địch. Chính các nguồn "tình báo nhân sự" Đại Tá Hiếu cung cấp cho Sư Đoàn 1 Không Kỵ đã cho phép không những biết rõ vị trí của từng đơn vị địch khi họ lập trại mà còn biết rõ vị trí của từng đơn vị địch khi họ đang di chuyển.

    Duyệt qua các tóm lược tình báo hằng ngày Tướng Kinnard ghi lại trong bản báo cáo Chiến Dịch Pleiku trong giai đoạn các đơn vị Sư Đoàn 1 Không Kỵ lùng kiếm địch quân, bắt đầu từ ngày 26 tháng 10 đến 13 tháng 11, trước ngày tấn công tại LZ X-Ray (Pleiku, trang 27-79), sẽ không khỏi nhận thấy là các tin tình báo nhân sự do Đại Tá Hiếu đóng góp vào công tác phối hợp tình báo rất nhiều và quan trọng hơn là các tin tình báo kỹ thuật của phía Mỹ. Nhờ vậy mà Tướng Kinnard đã có thể điều chỉnh thế điều quân từng ngày một theo các nguồn tin nhân sự do Đại Tá Hiếu chuyển đạt:

    - 26/10:

    Các sĩ quan tình báo, đương khi biết rõ đơn vị can dự trong cuộc phục kích LLĐNTK là Trung Đoàn 32 BV, lại vẫn chưa chắc chắng đơn vị tại và xung quanh Pleime. Một số tù binh nêu tên Trung Đoàn 101, nhưng không được tin tưởng vì không đồng thuận với trận liệt hiện ghi trong hồ sơ.

    Trong khi đó Trung Đoàn 32 đã trở lui về căn cứ trung đoàn tại Plei The (YA820070). Vào thời gian này, tin tình báo cho là một bộ tư lệnh sư đoàn điều khiển hoạt động của địch. Quả thật vậy, sau này xác định được là bộ tư lệnh này di chuyển vào thời kỳ đó từ địa điểm chiến trận tại Plei Bon Ga (ZA057155) tới Plei Lao Tchin (YA807078) cùng chỗ với Trung Đoàn 32.

    Đồng thời, các đơn vị đầu tiên thuộc lực lượng đụng độ tại Pleime đang bắt đầu di chuyển vều hướng tây đi tới căn cứ tiền phương tại Làng Kro (theo tên gọi của địch) tại (ZA080030).

    - 27/10

    Khoảng ngày 27, trung đoàn Bắc Quân can dự trong cuộc vây hãm Pleime được nhận diện là 101B hay 33, sau này danh hiệu Trung Đoàn 33 được dùng tới hơn là 101B.

    Vào cuối ngày, các đơn vị dẫn đầu của Trung Đoàn 33 tụ tập xong tới vùng tập trung tiền phương, làng Kro, trong khi tiểu đoàn bảo vệ đoạn hậu vừa mới đoạn tuyệt giao tranh tại trại DSCĐ Pleime. Nhưng Kro không còn là khu an toàn nữa vì con số trực thăng bay lượng trên đầu càng ngày càng động đảo.

    - 28/10:

    Đối với Trung Đoàn 33, áp lực không ngừng từ các trực thăng vũ trang gần các căn cứ tiền phương tại làng Kro (ZA080030) càng ngày càng trở nên khó chịu thêm. Mối sợ bị khám phá bắt đầu phân tán các đơn vị và bây giờ nhiều cá nhân binh sĩ bị tách rời khỏi đơn vị và bị thất lạc.

    Trung Đoàn 32 đã tới sát các căn cứ hậu cần tại mạn bắc của Ia Drang, tuy không rõ họ rút lui theo lối ngõ nào từ địa điểm phục kích.

    - 29/10:

    Cuộc triệt thoái của Trung Đoàn 33 mau chóng trở thành một cơn ác mộng. Càng ngày càng nhiều trực thăng vũ trang bắt đầu bắn phá các đơn vị của trung đoàn. Các cuộc tấn kích này quá gần sát căn cứ tiền phương khiến vào khoảng trưa ngày 29/10 cấp lãnh đạo trung đoàn quyết định di chuyển đơn vị về hướng tây, tìm tới mật khu. Lần này trung đoàn nhắm về "nhà" trước cuộc tấn công Pleime. Đó là Làng Anta theo danh xưng Bắc Quân tại YA940010, nằm tại chân rặng núi Chu Prong. Chính tại đây trong đầu tháng 10 mà Trung Đoàn 33 thực hiện thực tập và tập dượt cuộc tấn công vào trại DSCĐ Pleime.

    - 30/10:

    Duy trì đơn vị trọn vẹn trở nên rất khó khăn cho nhiều đơn vị của Trung Đoàn 33 vì các trực thăng của Không Kỵ hầu như xuất hiện bất cứ đâu, bắn phá vào các vị trí hóa trang kỹ lưỡng và khiến cho các binh sĩ hoặc tháo chạy hay lộ tỏ các vị trí bằng cách bắn trả các hỏa lực trực thăng. Và một yếu tố nguy hiểm mới được đem ra xử dụng. Các đơn vị bộ binh bắt đầu xung phong đổ bộ từ trực thăng xuống tại các địa điểm cách xa nhau trong khắp cùng vùng xuyên qua đó Trung Đoàn 33 phải đi qua.

    Đôi khi các bãi đổ bộ quân cách các đơn vị của trung đoàn địch khá xa để mà địch có thể né tránh giao tranh, nhưng trong các trường hợp khác, các toán không kỵ khám phá các đơn vị tháo lui của địch và khai hỏa, luôn gây cho Bắc Quân thiệt hại nặng nề. Và với mỗi trận đụng độ như vậy, các đơn vị Bắc Quân lại bị phân tán ra thêm.

    Trong khi các đơn vị nhỏ gia tăng giao tranh, Không Kỵ bắt được những tù binh Bắc Việt đầu tiên và thêm nhiều tin tức tình báo tốt hơn liên quan đến các lực lượng địch được chuyển giao tới các cấp chỉ huy.

    - 31/10:

    Không ngừng sách nhiễu từ trên không và bất thần đổ bộ các toán bộ binh từ trực thăng xuống những địa điểm bất ngờ khắp toàn vùng khiến cho hàng ngũ địch quân bị rối loạn. Các đơn vị tiếp tục tan rã và phân tán thành từng nhóm nhỏ, hay trong vài trường ngay cả thành những chiến binh thất lạc và lạc lõng. Một số trong đám này phải tự lực cánh sinh và không sớm gì cũng rơi vào tay các đơn vị Không Kỵ. Thêm vào đó, Trung Đoàn 33 bị thiếu hụt lương thực và thuốc men vì lẽ nhiều đơn vị không tới được các kho lẫm vì bị các toán không kỵ bất thần truy đuổi.

    - 01/11:

    Trung Đoàn 33 hứng chịu một cú đấm thoi sơn với cái mất mát của bệnh xá trung đoàn. Nhiều bệnh nhân bị bắt, cùng với những quân binh phòng thủ và, quan trọng hơn, thuốc men và vật liệu y khoa đang thiếu hụt trầm trọng.

    Vào giờ phút này bản doanh trung đoàn đã tới căn cứ tại làng Anta, nhưng khối đông của trung đoàn thì còn bị rải rác dọc giữa đàng từ Pleime đến Chu Prong. Và các đơn vị này tiếp tục bị hỏa lực hỏa tiễn và vũ khí trực thăng bắn phá suốt tuyến đường rút lui. Đồng thời các cuộc tấn công thả bom và bắn rỉa của các phi cơ KLHK nhắm bắn trực tiếp các vị trí của trung đoàn càng ngày càng thêm chính xác nhờ vào hệ thống tìm kiếm các mục tiêu phụ của Sư Đoàn 1 KK bắt đầu được đem ra xử dụng.

    Mức độ hết sức chính xác của các cuộc tấn kích khiến cho cấp lãnh đạo trung đoàn bực tức triệu tập một buổi họp nhằm khám phá điều gì đã cho phép các lực lượng Mỹ liên tiếp oanh kích chính xác như vậy. Họ đi đến kết luận là chỉ có thể gián điệp nằm trong hàng ngũ mới có thể cung cấp địa điểm và di chuyển của các đơn vị của trung đoàn.

    Việc tịch thu bệnh xá là một khám phá lớn cho sư đoàn và ngoài cơ hội triệt hủy các lực lượng Bắc Quân, còn cung cấp tài liệu, kể cả một bản đồ đặc biệt có giá trị, cho biết các đường lộ tiếp vận và di chuyển quân. Các tài liệu này đã biến thành những tin tức tình báo dẫn đưa tới các cuộc oanh tạc cấm cản của Không Lực.

    - 02/11:

    Bây giờ Trung Đoàn 33 nhận được lệnh tiến sâu vào mật khu Chu Prong. Khoảng 0400 giờ ngày 2/11, Ban Chỉ Huy trung đoàn tới Đồi 732 (YA885106). Nhưng tuy đầu đoàn quân tương đối an toàn, thân và đuôi vẫn trải dài trở lui tới trại Pleime, và không ổn tí nào.

    Trong khi đó, bản doanh sư đoàn Bắc Quân (Mặt Trận Dã Chiến) có một điểm sáng trong bức ảnh đen tối. Trung đoàn cuối cùng trong ba trung đoàn sắp tới Nam Việt Nam và bắt đầu di chuyển vào các vùng tập trung trong vùng Chu Prong-Ia Drang.

    - 03/11:

    Lòng tự tin của Trung Đoàn 66 mới xâm nhập bị lung lay bởi cuộc phục kích táo bạo của thiết Đoàn Không Kỵ ngay trong lòng của hậu cứ Chu Prong-Ia Drang. Tiểu Đoàn 8 bị đổ máu đào trước khi có mặt tại Nam Việt Nam được hai ngày, và do bị mất một tù binh, bị phát giác tung tích trong phần đất NVN.

    Trung Đoàn 33, trong khi đó, vẫn đang tìm cách lôi cái đuôi bị thương tích và bầm dập tới mật khu Chu Prong. Nhưng lại thêm một ngày nữa bị khuấy nhiễu trên không và trên bộ, đánh dấu bởi sự mất mát thêm vật liệu y khoa và đạn dược.

    - 04/11:

    Sau khi thất bại chọc thủng các vị trí Mỹ mạn nam bờ sông Ia Drang, Tiểu Đoàn 8, Trung Đoàn 66 đoạn giao tranh và lôi kéo binh sĩ chết và bị thương ra khỏi vùng giao tranh. Sự kiện các lực lượng Mỹ phát giác đơn vị Bắc Quân mới xâm nhập khiến Mặt Trận Dã Chiến tái thẩm định vị trí tác chiến và bắt đầu tìm cách phản công áp lực liên hồi.

    Một hành động tức khắc là lệnh cho Trung Đoàn 33 ra khỏi căn cứ tại Đồi 732 là nơi ra vào bất tiện, và đi tới các sườn núi phía tây của Chu Prong gần YA922010 với các tiểu đoàn của trung đoàn khi những tiểu đoàn này tập trung xong thì di chuyển vị trí tời Đồi 732 xuống tới làng Anta (940010) cho tới mạn bắc bờ sông Ia Meur (980000).

    Các mảnh vụn của trung đoàn vẫn tìm đường về theo hướng tây, bám theo các lòng suối, và xử dụng mọi ẩn núp để tránh bị phát giác bởi các trực thăng Mỹ luôn hiện diện. Còn có một đơn vị vẫn còn tương đối trọn vẹn -- tiểu đoàn dùng làm hậu vệ. Khởi sự lên đường sau và di chuyển chậm chạp hơn các đơn vị khác, tiểu đoàn vẫn còn ở phía tây của các vị trí Không Kỵ.

    - 05/11:

    Không có gì mẩy thay đổi trong bức ảnh tình báo trong ngày. Trung Đoàn 66 tiếp tục qui tụ vào các vùng tập trung trong mật khu Chu Prong và Trung Đoàn 33 chờ đợi cho các lực lượng phân tán qui tụ về đơn vị mẹ. Trung Đoàn 32 và Mặt Trận Dã chiến, trong khi đó, còn nguyên vẹn và yên lành tại phía bắc Ia Drang và gần bên biên giới Căm Bốt.

    - 06/11:

    Tình hình Bắc Quân không mấy gì thay đổi trong khi Trung Đoàn 33 trông đợi tiểu đoàn bọc hậu của mình trở về tới căn cứ trung đoàn. Sáng ngày 6/11, tiểu đoàn này là đơn vị duy nhất còn trong tình trạng một lực lượng chiến đấu chặt chẽ ỡ phía đông Ia Drang. Vào chập tối, tiểu đoàn này không còn là một đơn vị hữu hiệu nữa.

    - 07/11:

    Trong mật khu Chu Prong, Trung Đoàn 33 thưa thớt liếm vết thương và đợi cho các binh sĩ lê gót trở về căn cứ. Số lực lượng còn lại của Mặt Trận Dã chiến yên ắng.

    Trong vùng giao tranh, mức sinh hoạt thuyên giả. Một chiến binh Bắc Quân đầu thú với một thẻ truyền đơn thông hành.

    - 08/11:

    Chỉ những đơn vị phân tán và các binh sĩ chậm bước ở phía đông hậu cứ Chu Prong-Ia Drang trong khi Trung Đoàn 33 kiểm điểm mất mát.

    Tình báo bạn vào thời điểm này vẫn chưa chắc toàn bộ Trung Đoàn 33 đã rút lui qua phía tây. Một tù binh bắt được tại Pleime khai quả quyết là sau trận đánh đơn vị anh ta phải lội bộ hai đêm theo hướng nam và đông. Thêm nữa, có nhiều dấu chỉ cho thấy các đơn vị thuộc Trung Đoàn 32 rất có thể đã thoát thân về phía đông sau cuộc phục kích.

    - 09/11:

    Trung Đoàn 33 thu thập các đơn vị cơ hữu cuối cùng của mình và bắt đầu đếm đầu người. Nhiều binh sĩ khiếm diện. Trung đoàn ghi nhận các con số tổn thất sau đây

    Đơn Vị *Quân Sộ Trước PleimePhần Trăm hay Con Số tổn Thất
    Tiểu Đoàn 150033% chết
    Tiểu Đoàn 250050% chết
    Tiểu Đoàn 350033% chết
    Đại Đội Bích Kích Pháo Trung Đoàn12050% chết
    Đại Đội Súng Phòng Không Trung Đoàn15060% chết
    Đại Đội Truyền Tin Trung Đoàn1204 chết-16 mất tích
    Đại Đội Vận Tải Trung Đoàn15050% chết
    Đại Đội Quân Y Trung Đoàn4080% chết hay mất tích
    Đại Đội Công Binh Trung Đoàn6015 chết hay mất tích
    Đại Đội Trinh Sát Trung Đoàn509 chết

    *Không kể Đại Đội 75 ly Trung Đoàn. Con số không kiểm kê được.

    Tổng cộng, đếm đầu người cho thấy 890 người của con số nguyên thủy 2200 bị giết, với hơn 100 mất tich và nhiều binh sĩ hứng chịu những vết thương hủy hoại thân thể. Các quân trang mất mát cũng nặng đối với đại đội súng phòng không trung đoàn mất 13 trong số 18 súng và đại đội bích kích pháo trung đoàn mất 5 trong số 9 ống súng. Thêm 6 ống súng bích kích pháo bị mất bởi các tiểu đoàn, cùng với hầu hết các súng không giựt. Đạn dược, thực phẩm và thuốc men mất đi cũng bộn.

    Tại bản doanh Mặt Trận Dã Chiến phía bắc Ia Drang, ngày hôm nay là ngày kiểm điểm phân tích. Đính kèm số 15 mô tả bức ảnh tình báo trình cho các cấp chỉ huy ngày 9 tháng 11.

    - 10/11:

    Tình hình có rất ít hay không có thay đổi trong khi các lữ đoàn tiếp tục hoán chuyển nhau. Thế điều quân chuyển hướng từ tây sang đông là để khơi ngòi cho một quyết định gần sắp tới từ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II.

    - 11/11:

    Bộ Tư Lệnh Mặt Trận Dã Chiến, sau khi thẩm định tình hình, đã đi tới một quyết định. Với các đơn vị Mỹ coi bộ rút lui về phía đông Pleime, quyết định là cố gắng lấy lại thế thượng phong với một cuộc tấn công. Lần này cũng lại là trại DSCĐ Pleime. Bộ tư lệnh sư đoànVC ấn định ngày tấn công là ngày 16 tháng 11, và ra chỉ thị cho ba trung đoàn của sư đoàn.

    Trung Đoàn 32, lẽ đương nhiên, vẫn còn là một lực lượng chiến đấu chặt chẽ, mặc dù hứng chịu tổn thất trong cuộc phục kích Lực Lượng Đặc Nhiệm Thiết Kỵ QLVNCH trên đường lộ tới Pleime.

    Trung Đoàn 33, như đã thấy, bị tổn thất nặng nề trong cuộc tấn công và sau đó rút lui khỏi Pleime, nhưng vẫn bị sung vào trận một lần nữa. Trong viễn tượng can dự vào chiến trận tương lai, cấp chỉ huy Trung Đoàn 33 bắt đầu tái tổ chức các tiểu đoàn bị hao mòn thành một đơn vị chiến đấu hỗn tạp.

    Tuy nhiên, ngọn giáo sắc bén cho cuộc tấn công lần này là Trung Đoàn 66 mới xâm nhập, sung sức từ Bắc Việt và háo hức xông vào chiến trận. Trung Đoàn sẽ là nỗ lực chính trong cuộc tấn công lần thứ hai vào trại Pleime của ba trung đoàn.

    Ngày 11/11, vị trí ba tiểu đoàn 7, 8 và 9 của Trung Đoàn 66 trải dọc mạn bắc bờ sông Ia Drang (trung tâm khối tại 9104).

    Trung Đoàn 33 vẫn ở các vị trí quanh Làng Anta (YA940010)

    Trung Đoàn 32 vẫn ở phía bắc sông Ia Drang (YA820070)

    Để tăng sức quả đấm cho cuộc tấn công, Mặt Trận Dã Chiến cũng quyết định sung vào một tiểu đoàn bích kích pháo 120 ly và một tiểu đoàn súng phòng không hai nòng 14.5 ly. Hai đơn vị này đang trên đường xâm nhập và dự tính tới kịp thời cho cuộc tấn công. Năm ngày kế tiếp sẽ là những ngày chuẩn bị và di chuyển quân cho cuộc tấn công.

    Như vậy là lần đầu tiên, trọn vẹn một sư đoàn Bắc Quân sẽ sung vào trận tấn công một mục tiêu tại Nam Việt Nam.

    - 12/11:

    Các đơn vị thuộc Mặt Trận Dã Chiến tiếp tục chuẩn bị và tập dượt cho cuộc tấn công dự tính trại Pleime.

    - 13/11:

    Các lực lượng của Mặt Trận Dã Chiến bắt đầu tụ tập trong vùng Chu Prong- Ia Drang để chuẩn bị di chuyển tới Pleime và tấn công dự tính ngày 16/11. Một vài đơn vị trinh sát và vận chuyển đã lên đường.

    Tất cả các tù binh Việt Cộng mà các đơn vị của Sư Đoàn 1 Không Kỵ bắt được trong lúc lùng kiếm địch đều được giải giao về Trung Tấm Thẩm Vấn Tù Binh đặt tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II để khai thác (Nhật Ký B3/FFV, ngày 28/10/1965 lúc 11 giờ):

    - 11:00G: Quân Đoàn II (Capt Campbell) Tù binh (trong tay Quân Đoàn II: 1) Bị bắt bởi SĐ 1 KK: Thượng Sĩ Suon Hai. 2) Bị bắt bởi LLĐB SF: Trung Sĩ Nguyen Suon Lynn. 3) Bị bắt bởi LLĐB: Binh Sĩ Nhất Hoàng Văn Chung thuộc Trung Đoàn 32. 4) Bị bắt bởi SĐ 1 KK: Không rõ tên, chết khi tới Trung Tâm Thẩm Vấn Tù Binh, bị thương. 5) Quân Đoàn II cũng có hai người dân Thượng nghi bị VC dùng làm vệ binh. Không có giá trị tình báo.

    Các thông tin tình báo từ các lời khai của các tù binh và hồi chánh viên Việt Cộng có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc hiểu rõ tình hình địch quân. Vì vậy mà Đại Tá Hiếu ghi xuống 24 trong số 32 nguồn tham khảo cho "Why Pleime" là các lời khai này (Pleime, Tài Liệu Tham Khảo). Hai thông tin đặc biệt quan trọng tù binh cung cấp là kế hoạch tấn công Pleime lần thứ hai ấn định vào ngày 16/11/1965 và số thiệt hại nặng nề của Trung Đoàn 33 BV.

    Các thông tin tình báo do các toán trinh sát Biệt Cách Dù len lỏi trong lòng địch thu lượm được chính xác liên quan đến vị trí và ngày giờ di chuyển của đơn vị lớn bé, kể cả bản doanh ban chỉ huy tiền phương cấp trung đoàn, đến độ địch nghi là phải có gián điệp nằm trong hành ngũ họ (Pleime, chương VII):

    Các cán bộ của Trung Đoàn 33, bực dọc vì bị không yểm của ta nhắm bắn chính xác đã hội họp để điều tra điều gì khiến cho các phi vụ không kích chính xác và liên tiếp xảy ra: kết luận là chỉ có thể là gián điệp trà trộn trong bộ đội cung cấp cho các lực lượng của ta vị trí và di chuyển của các phần tử trung đoàn.

    Công tác điều quân - thả nhập, bốc xuất bằng trực thăng vận hay hành quân cường thám - các toán trinh sát Biệt Cách Dù rất là tế nhị vì vừa phải bảo mật vị trí của họ ngay trong lòng địch vừa phải phối hợp sao cho các đơn vị bạn, nhất là pháo binh, thiết giáp và không quân khi nã bom đạn lên đầu quân lính địch không giết hại đến các toán trinh sát này (Nhật Ký B3/FFV, ngày 29/10/1965 lúc 10:35 giờ và 11:00 giờ):

    - 10:35G: Quân Đoàn II (Sgt Minney)(mật mã) Yêu cầu cho biết các vị trí của Toán Delta và vùng không phi pháo dành cho họ.

    - 11:00G: Quân Đoàn II (Capt Ushijima) Về thư tín mật mã (liên quan đến vị trí của Toán Delta). Quân Đoàn II không biết gì về vị trí của họ.

    Lẽ dĩ nhiên là Quân Đoàn II biết; chẳng qua đó chỉ là một cách nói: không có phận sự thì xin miễn chõ mũi vào.

    Chia Sẻ Khái Niệm Hành Quân

    Tuy là Sư Đoàn 1 Không Kỵ hành quân biệt lập trong giai đoạn lùng kiếm địch, nhưng Đại Tá Hiếu đã mạnh dạn chia sẻ một ít khái niệm hành quân với Tướng Kinnard. Có lẽ vì các khái niệm hành quân này quá hay, nên Tướng Kinnard đã ưng thuận đem ra áp dụng cách triệt để.

    Sau khi đã lùa được các đơn vị của cả 3 Trung Đoàn 32, 33 và 66 BV về hậu cứ Chu Prong và chấm xong vị trí của các đơn vị đó (xem đoạn trích tóm lược tình báo ngày 11/11), nhân cơ hội Tướng Kinnard cho Lữ Đoàn 3 Không Kỵ thay thế cho Lữ Đoàn 1 Không Kỵ trong việc truy kích địch, Đại Tá Hiếu đề nghị dùng thế nghi binh chuyển hướng các cuộc hành quân truy lùng từ đông-tây sang tây-đông, tức là tránh xa Chu Prong lộn đầu trở lui về hướng trại Pleime, để khiến địch tưởng lầm là Mỹ đánh mất tăm hơi họ, tạo một thế tấn công bất ngờ giáng lên đầu địch (Pleime, chương 5).

    Khái niệm hành quân này được Đại Tá Hiếu chuyển đến Tướng Kinnard qua ngã Bộ Tư Lệnh I Field Force ngày 18/11 (Pleiku, trang 67):

    Vào khoảng lúc này, Field Force Vietnam yêu cầu sư đoàn di chuyển các cuộc hành quân của mình về phía đông Pleime nếu "không có thêm đụng độ mới nữa trong vùng phía tây".

    Ngày 10 tháng 11 năm 1965 (Pleiku, trang 73) , Tướng Kinnard ghi vào bản báo cáo là bắt đầu từ ngày 9 tháng 11

    Thế điều quân chuyển hướng từ tây sang đông là để khơi ngòi cho một quyết định gần sắp tới từ Bộ Tư Lệnh sư đoàn Bắc quân.

    Tiếp đến, Đại Tá Hiếu đã đề nghị Tướng Kinnard cho Lữ Đoàn 3 Không Kỵ tấn công địch tại LZ X-Ray ngày 14/11/1965, trước khi địch được tái trang bị với vũ khí phòng không và bích kích pháo, để tránh thiệt hại nặng nề khi đổ bộ trực thăng vận và trước khi địch quân xung phong vào các tuyến phòng thủ - tiểu đoàn bích kích pháo 120 ly và tiểu đoàn súng phòng không hai nòng 14.5 ly hai ngày nữa mới tới chiến trường. (Pleime, chương V):

    Tỉ lệ 1/10 chứng tỏ tiểu đoàn 1/7 rất là may mắn vì thật bất ngờ là từ trên các đồi bao quát ngó xuống bãi đáp, địch đã không đặt các vũ khí cộng đồng để yểm trợ các cuộc tấn công. Tình trạng này chỉ có thể giải thích bởi các lý do sau đây:

    - Địch đã mất gần hết các vũ khí cộng đồng trong đợt đầu.

    - Họ bị tiểu đoàn 1/7 tấn công bất ngờ và các cán bộ chỉ huy đã không khéo xử dụng địa thế.

    - Các chiến thuật của họ hầu như dựa vào "biển người" và họ quá tự tin là cuộc tấn công của họ sẽ làm cho tiểu đoàn 1/7 rã ngũ rất mau chóng.

    Tướng Kinnard cảm nhận được mưu trí của Đại Tá Hiếu (Pleiku, trang 88) khi ông nhận xét:

    Hiển nhiên là nỗ lực của Bắc Quân không được hỗ trợ bởi các tiểu đoàn bích kích pháo và súng phòng không không tới kịp vào vùng chiến trận và còn rong ruổi trên đường mòn xâm nhập.

    Ngoài ra, Đại Tá Hiếu còn đề nghị một khái niệm hành quân thần sầu hơn nữa cho Tướng Kinnard. Đó là triệt tiêu địch bằng vũ khí chiến lược B-52, chứ không riêng với lính bộ binh của Lữ Đoàn 3 Không Kỵ: Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ được đổ bộ bằng trực thăng vận tại LZ X-Ray chỉ là một lực lượng phụ với sứ mạng làm nút chận ngăn ngừa địch quân tràn xuống phía nam trong khi các B-52 trải thảm bom lên đầu đại đơn vị địch quân (Pleime, chương V):

    Cần lưu ý là từ chiều ngày 15 tháng 11, các phóng pháo cơ B52 đã tham gia vào trận đánh với năm phi vụ oanh tạc hằng ngày tại rặng núi Chu Prông. Ngày 17 tháng 11, các mục tiêu oanh tạc cũng bao gồm bãi đáp X-ray và hai tiểu đoàn của ta được lệnh di chuyển ra cách bãi đáp 3 cây số, về hướng bắc và hướng tây bắc tới một bãi đáp khác gọi là bãi đáp Albany.

    Tướng Kinnard cũng nói tới việc dùng đến bom B-52 trong bản báo cáo (Pleiku, trang 88):

    Ngày 15/11 cũng được đánh dấu bởi việc xử dụng lần đầu tiên một vũ khí mới của lực lượng Mỹ và gây kinh hoàng cho quân lính địch kể cả những chiến binh gan lì nhất. Ngay sau giờ ngọ, một vùng rộng lớn quanh vị trí YZ8702 thình lình nổ tung với hàng trăm tấn bom làm rung chuyển khắp cùng mặt đất như thể một tấm thảm đang được trải ra. Các phóng pháo cơ B-52 đã đánh rập. Trong năm ngày kế tiếp các phóng pháo cơ khổng lồ làm thịt một vùng rộng lớn của rặng núi Chu Prong. Các chiến sĩ Bắc Quân sống trong hãi sợ các cuộc tấn công này vì họ tin là mỗi cuộc oanh kích bao phủ một vùng 20 cây số vuông và các địa đạo và hầm trú cá nhân không thể bảo vệ họ.

    Trong việc xử dụng đến B-52, Đại Tá Hiếu đã bàn thảo kế hoạch trực tiếp với Tướng Knowles, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 1 Không Kỵ (Pleiku, trang 9):

    Kế hoạch nguyên thủy dùng các phóng pháo cơ chiến lược yểm trợ cho sư đoàn được trình bày bởi Tư Lệnh Phó Sư Đoàn qua Tư Lệnh Lực Lượng Dã Chiến tại Việt Nam tới Ban 3 của Bộ Tư Lệnh Hỗ Trợ Quân Sự Hoa Kỳ, Việt Nam.

    Cuối cùng, sau khi Sư Đoàn 1 Không Kỵ đã thành công tiêu diệt 2/3 quân số địch quân từ ngày 14 đến 17 tháng 11 năm 1965, Đại Tá Hiếu đã đề nghị Tướng Kinnard nhường lại vai trò nỗ lực chính truy kích tàn quân địch còn lại với Lữ Đoàn Dù VN kể từ ngày 18 tháng 11 năm 1965, và Lữ Đoàn 2 Không Kỵ đóng vai trò trừ bị và yểm trợ pháo binh cho Lữ Đoàn Dù VN.

    Hành Quân Thần Phong 7

    Khi hoàn thành giai đoạn chót của Chiến Dịch Pleime, Đại Tá Hiếu đã điều khiển kỹ lưỡng cuộc hành quân mang tên Thần Phong 7 này, từ việc thu gom và chuyển vận năm tiểu đoàn rải rác của Lữ Đoàn Dù từ Sài Gòn, Biên Hòa, Vũng Tàu và Phú Yên lên đến Pleiku, từ việc thu xếp Mỹ lập căn cứ mới tại Crooks để yểm trợ pháo binh riêng cho cuộc hành quân, từ việc cung cấp yểm trợ trinh sát từ các toán Biệt Cách Dù, từ việc chỉ điểm các ngõ ngách rút quân mà Quân Đoàn II tiên liệu địch quân sẽ xử dụng tới (Pleime, chương VI), và sau cùng đến chiến thuật điều quân tại chỗ trên chiến trường (Nhật Ký B3/FFV, ngày 19/11/1965 lúc 16:55 giờ).

    - 16:55G: 1st Cav (Rear) Capt Parham - BCH tiền phương nói là các đơn vị trong vùng Chiến Đoàn Dù được phối hợp tại các cấp bậc cao hơn là Ban 3 Tiền Phương. Chiến Đoàn Dù biết rõ điều này.

    Thiên Tài Quân Sự

    Chiến Dịch Plâyme của Việt Cộng nhằm toan tính Cao Nguyên đã là một dịp cho Đại Tá Hiếu tỏ lộ thiên tài quân sự của mình khi thực hiện cuộc phản công với Chiến Dịch Pleime:

    - Tài điều động một lực lượng tiếp cứu trại (1.000 quân lính) yếm kém hơn mà vẫn đánh bại được lực lượng phục kích của đối phương (2.000 quân lính). Trước khi tấn công trại Pleime, Việt Cộng đã trói chân hai lực lượng trừ bị Dù và TQLC của Quân Đoàn II tại mặt trận Quận Hoài Ân tại Bồng Sơn, cùng với phi đoàn trực thăng Mỹ dùng để chuyển vận quân.

    - Tài suy đoán nhanh chóng và chính xác ý đồ và chiến thuật của địch: nhất điểm (Pleiku) lưỡng diện (Hoài Ân, Pleime), công đồn đả viện, phục kích vận động chiến.

    - Tài ứng dụng đủ loại chiến thuật: bao bọc, chống phục kích, giải tỏa, truy đuổi, phục kích, khai thác, tấn công và tiêu diệt.

    - Vừa tài thủ đồn lẫn tài tấn công.

    - Tài bảo toàn sinh mạng binh sĩ bằng cách điều binh xung trận khi địch quân ở trong thế lực yếu kém nhất.

    - Tài xử dụng địa thế để nắm phần lợi thế về quân mình và tài hình dung địa thế để đoán biết đường đi nước bước của địch quân.

    - Tài của một chiến lược gia thấy rộng nhìn xa chập với tài của một chiến thuật gia nắm vững mọi tiểu tiết của một cuộc hành quân. Nói một cách khác, tài tham mưu lẫn tài hành quân.

    - Tài đáp ứng nhanh chóng mọi chuyển biến đột ngột tại chiến trường.

    - Tài xử dụng đúng mức mọi phương tiện và mọi nguồn tiếp vận nằm trong tầm tay.

    - Tài có ít đánh nhỏ, có nhiều đánh lớn.

    - Tài xử dụng hợp đồng đủ loại binh chủng: dân sự chiến đấu Thượng, lực lượng đặc biệt, biệt cách dù, bộ binh, thiết giáp, biệt động quân, dù, thủy quân lục chiến, pháo binh, không quân, trực thăng võ trang, phi cơ chiến đấu cánh quạt, phản lực cơ chiến đấu, phóng pháo cơ B-52.

    - Tài xử dụng thoải mái binh sĩ chiến đấu tầm thường - dân sự chiến đấu, bộ binh - cùng với chiến sĩ thuộc các binh chủng tinh nhuệ thiện chiến - dù, thủy quân lục chiến, biệt động quân, lực lượng đặc biệt, biệt cách dù - xứng hợp cho từng hoàn cảnh cá biệt của chiến trường.

    - Tài xử dụng vũ khí cận đại tân tiến của Quân Đội Hoa Kỳ: trực thăng vận, phản lực cơ chiến đấu F-100, phóng pháo cơ B-52. Ngoài ra, Đại Tá Hiếu còn linh động xử dụng vũ khí cổ điển với lối đánh mới khi thôi thúc thiết giáp hành quân một cách mạnh dạn, không cần bộ binh tháp tùng (Pleime, chương VIII):

    Chúng ta cũng học biết được là trong trận Đức Cơ trước đây, Việt Cộng luôn tìm cách lợi dụng màn đêm để tấn công các đơn vị thiết giáp. Lần này tại Pleime, địch cũng dùng chiến thuật đó, tạo cho các đơn vị thiết giáp thêm một dịp tạo chiến công và nâng cao niềm hãnh diện của Thiết Đoàn 3 (đóng tại Pleiku), đơn vị thiết giáp kỳ cựu nhất trong QLVNCH đã từ tham dự vào cuộc chiến đấu khốc liệt tại Ninh Bình, Nam Định, Vĩnh Yên trên vùng Bắc Việt, trước ngưng chiến năm 1954.

    Địa thế tại Pleime bị che phủ bởi bụi cây rậm rạp nhưng nền đất lại rắn chắc, suối nhỏ lại hiếm và các chiến sĩ thiết kỵ có thể cảm thấy thoải mái như đang ở nhà.

    Trong hầu hết các trường hợp, bộ binh tháp tùng bảo vệ các đoàn quân chiến xa là điều đòi buộc. Trái lại, trận Pleime là một trường hợp cổ điển trong đó các phần tử bộ binh phương hại nhiều đến tính di động và khả năng của các chiến xa. Vì lẽ đó, các đại đội trưởng thiết giáp không nên bám quá khư khư vào các nguyên tắc bài bản và tốt hơn là bạo dạn phơi trần ra thay vì giới hạn tính di động của mình với một bộ binh tháp tùng sát bên bảo vệ. Điều này sẽ không những tạo tự do hành động mà còn biện minh cho khả năng tự vệ trong trường hợp bị tập kích bất ngờ.

    - Tài đề xướng khái niệm hành quân phối hợp Việt Mỹ độc đáo duy nhất, rất hữu hiệu đồng thời bảo toàn chủ quyền và thể diện quốc gia: chia sẻ các công tác tình báo, yểm trợ và các khái niệm hành quân cùng kết quả, nhưng riêng rẽ về mặt hành quân, bộ tư lệnh, điều quân, hành động và trừ bị.

    - Tài khai thác mọi nguồn tình báo - trinh sát nhân sự lẫn kỹ thuật tân kỳ, tù binh, hồi chánh viên - đưa tới nắm vững tình hình và sinh hoạt của các đơn vị địch, chỉ huy lẫn chiến đấu, từ cấp sư đoàn, trung đoàn xuống đến tiểu đoàn.

    - Tài thông đạt tư tưởng hành quân cách minh bạch và đơn giản dễ hiểu đến mọi cấp chỉ huy.

    - Tài điều quân khi chỉ có quyền điều khiển gián tiếp mà không có quyền chỉ huy trực tiếp.

    - Tài thuyết phục các cấp chỉ huy cao cấp làm theo ý kiến mình, Việt lẫn Mỹ, trong khi Đại Tá Hiếu nằm ở cấp bực thấp nhất trong hệ thống quân giai giữa các tướng 1, 2 và 3 sao: Vĩnh Lộc, Du Quốc Đống, Kinnard, Knowles, Larsen, Smith và Collins. Uy quyền của Đại Tá Hiếu phát tỏa từ tài năng tự tại chứ không phải từ chức vụ và cấp bậc.


    Tham Khảo
    1. Chiến Dịch Pleime
    2. Chiến Dịch Pleiku
    3. Sổ Nhật Ký Ban 3/I Field Force VN - phần Pleime
    4. Sổ Nhật Ký Ban 3/I Field Force VN - phần Thần Phong 7

    Nguyễn Văn Tín
    Ngày 18 tháng 06 năm 2010

    Tài liệu tham khảo

    - Chính
    - Sách báo
    * Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.
    * We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.
    * "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.
    * The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.
    * Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.
    - Việt Cộng

    generalhieu

    Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm