Kinh Đời

Tái hồi Đông Đức - Trần Văn Tích

Ngày 1.5.2006 viện bảo tàng DDR Museum được khai mạc ở thủ đô Berlin. Sáng thứ bảy 13.12 vừa qua tôi mới có được hai giờ đồng hồ để đến thăm nó


Ngày 1.5.2006 viện bảo tàng DDR Museum được khai mạc ở thủ đô Berlin. Sáng thứ bảy 13.12 vừa qua tôi mới có được hai giờ đồng hồ để đến thăm nó.

DDR Museum nằm cạnh Vương cung Thánh đường Berlin, nhìn xuống dòng sông Spree. Đó là một viện bảo tàng nhỏ nếu so với các viện bảo tàng khác nằm trên khu Museum Insel, hòn đảo tập trung nhiều viện bảo tàng danh tiếng, nguyên thuộc lãnh thổ Đông Berlin cũ.

Tổng thể diện tích bảo tàng viện chỉ có 3.500 mét vuông, phân bố trên nhiều tầng trưng bày hiện vật lịch sử. Nằm ngay bên cạnh viện bảo tàng có DDR Restaurant là một quán ăn, phục vụ nhân dân bảy ngày một tuần theo các tiêu chuẩn xã hội chủ nghĩa. Tôi không đủ thì giờ để đặt chân vào đây.

Phương châm của DDR Museum là “Geschichte zum Anfassen“, xin tạm dịch thoát sang Việt ngữ là “nắm bắt lịch sử“. Khách viếng thăm chủ động tích cực tham gia vào tiến trình tái hiện lịch sử giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Đức. Thông thường du khách đến các bảo tàng viện chỉ nhìn ngắm là chính. Nhưng tai DDR Museum, khách phải tự mình mở nhiều cánh cửa, chẳng hạn để vào khu nhà bếp khiêm nhường hay đặt chân vô căn phòng thẩm vấn khép kín của mật vụ công an. Khách viếng cũng phải kéo những hộc bàn, phải mở các cửa tủ để tận mắt nhìn xem hiện vật được trình bày bên trong. Vì hình thức giới thiệu dĩ vãng chính trị-văn hoá-xã hội có phần không theo lệ thường mà lại nhiều tính sáng tạo như vậy nên đã hai lần bảo tàng viện được vinh danh là European Museum of the Year. Mỗi năm có khoảng nửa triệu người thăm viếng bảo tàng viện. Bên cạnh các du khách quốc nội và quốc ngoại, còn có những thành phần dân chúng Đức đến đây để sống lại quá khứ, cũng có người đưa con cháu nay đã trưởng thành đến đây để chỉ dẫn cho chúng biết lề lối sinh hoạt trong dĩ vãng.

Bảo tàng viện chia làm nhiều khu, mỗi khu được đặt tên minh bạch. Hai ngôn ngữ được sử dụng để giải thích là tiếng Đức và tiếng Anh. Có các khu Bildung (Đào tạo), Verkehr (Giao thông), Produktwelt (Thế giới Sản xuất), Medien (Truyền thông Báo chí), Familie (Gia đình), Mode (Thời trang), Kultur (Văn hoá), Sport (Thể thao), Urlaub (Nghỉ phép), Bruderstaaten (Các nước anh em), Verhör (Thẩm vấn) v.v.. Vì không đủ thì giờ nên tôi không thể viếng thăm tất cả các khu và cũng không thể quan sát chi tiết. Ngoài ra tôi còn phải ghi chép lại những điều tai nghe mắt đọc để về nhà ngồi viết lại thành bài. Sau đây xin mô tả vài khu mà tôi đã thăm viếng.

Khu Medien trình bày hoạt động thông tin tuyên truyền báo chí điện ảnh. Đông Đức có tất cả ba mươi chín nhật báo, hai đài truyền hình và bốn đài phát thanh nhưng chỉ có một tiếng nói. Ai muốn tìm kiếm tin tức chính trị thì xem truyền hình phương Tây, nhà nước cộng sản không thể nào ngăn cấm được. Chứng tích lịch sử là phần trình bày năm tờ nhật báo phát hành cùng ngày thứ ba 10.07.1984 : National-Zeitung (Nhật báo Quốc gia), Neue Zeit (Thời đại Mới), Volkstimmen (Tiếng nói Nhân dân), Märkische Volksstimme (Tiếng nói Nhân dân Vùng Brandenburg), Berliner Zeitung (Nhật báo Berlin). Các nhật báo đều in trên giấy ngả màu vàng và in đen trắng; nơi trang nhất đều cùng nhất loạt đưa tin Thủ tướng Cộng hoà Ý Bettino Craxi thăm viếng DDR, được Đồng chí Erich Honecker tiếp kiến. Gây cảm xúc là khu trưng bày phòng xem phim ảnh dành riêng cho Honecker. Chiếc máy chiếu phim lớn đặt cao trên bàn chiếu, nhưng màn ảnh thì lại nhỏ. Có bảy hàng ghế bọc nệm đỏ, mỗi hàng kê ba chiếc ghế. Đây là máy nguyên gốc, đây là ghế nguyên bản. Chúng tạo ấn tượng nghèo nàn, cũ kỹ, lạc hậu, cổ lỗ. Ghế hẹp, nệm cứng, tay dựa bong sơn. Phim chiếu trên màn ảnh là phim màu và phim đen trắng. Một đoạn phim tin tức hằng ngày, một đoạn ghi cảnh biểu tình ủng hộ chính phủ và đảng ta v.v.. Khu Kinosaal này nằm trong Toà nhà Trụ sở Hội đồng Nhà nước. Tuy nhiên các chính khách đứng đầu Bộ Chính trị Trung ương Đảng ít khi sử dụng, từ 1964 đến 1989, gồm các triều đại từ Walter Ulbricht qua Willi Stoph rồi Erich Honecker đến Egon Krenz. Năm 1999, nó được xem là thuộc công sự Phủ Thủ tướng dưới quyền Thủ tướng Quốc gia Đức Thống nhất Gerhard Schröder, nhưng Schröder cũng ít động đến vật dụng thuộc khu vực này.

Khu Bildung (Đào tạo) nằm ngoài cùng. Hình ảnh sinh hoạt Vườn trẻ được trình bày với lời chú rằng ngay tuổi thơ đã được uốn nắn. Sau mười năm học trong các trường trung học kỹ thuật tổng hợp, khi ra trường, tất cả mọi thanh niên đều nhận được một việc làm để học nghề. Chỉ có một số ít học cao hơn để ghi tên thi Tú tài (Abitur). Những thành phần được ưu tiên theo học Đại học là con cái giới công nhân và giữ vai trò quyết định chọn đối tượng thụ huấn là thẻ đảng. Tất nhiên có cả khu trình bày chế độ cải tạo xã hội chủ nghĩa sau hàng rào kẽm gai.

Khu Verkehr (Giao thông) cho biết đường sá hư hỏng, toa tàu cũ kỹ; xe buýt và xe hoả chạy không đúng giờ còn máy bán vé thì không cần nhét tiền vào cũng cứ nhả vé ra, cho nên so at least payment was unnecessary. Hệ thống máy bán vé tự động được thiết lập tại thủ đo Berlin từ năm 1966, nhưng vì “sự cố kỹ thuật“ xảy ra quá thường xuyên nên nhà nước chủ trương social control với kết quả ngoạn mục là collective fare dodging! Hiệu xe vespa thông dụng có tên là Simpson KR 51/1, dân chúng quen gọi là Schwalbe (Chim én). Có một con chim én nguyên gốc được trình bày. Nó đạt tốc độ tối đa sáu mươi kilômét/giờ và giá 1.265 DDR-Mark.

Tại khu Produktwelt (Thế giới Sản xuất) khán giả được nghe kể câu chuyện tếu sau đây về sản phẩm Made in GDR. Honecker “tham quan“ công xưởng sản xuất vật dụng bằng sứ ở Meißen. Đồng chí Giám đốc Công xưởng ngượng ngùng báo cáo rằng năm phần trăm thành phẩm sản xuất phải loại bỏ vì không đúng tiêu chuẩn. Nghe vậy, Honecker băn khoăn : “Chừng đó có đủ cho nhu cầu của nhân dân không, đồng chí?“. Câu chuyện hài hước hàm ý rằng có những sản phẩm Đông Đức đạt tiêu chuẩn cao nhưng chỉ dành để xuất cảng ra nước ngoài, còn quần chúng thì chỉ mua được rất ít vật dụng phẩm chất thấp trong các cơ sở thương nghiệp bán lẻ.

Khu Familie (Gia đình) cho biết quốc gia khuyến khích giới trẻ lập gia đình. Trung bình thanh niên cỡ hai mươi tuổi thì thành hôn. Cặp vợ chồng son được cấp một “căn hộ“ và một khoản tín dụng. Phụ nữ sinh con được nghỉ hộ sản và việc làm được bảo đảm. Chế độ nhà trẻ cung cấp đầy đủ chỗ cho nhi đồng nên chín mươi phần trăm các bà mẹ đều có thể đi làm. Tuy vậy nhà thờ và nhà bếp vẫn thuộc phần các bà các cô còn ghế bành giám đốc quản đốc thì vẫn do nam giới ngồi. Khu này trưng bày một máy giặt và một lò bếp điện. Máy giặt nhỏ bé, bề ngang chỉ có ba gang tay. Có một ghế dài, một bàn xalông và một máy Tivi tất nhiên là kiểu rất cũ. Máy Tivi này cũng chiếu hình cho khách xem : báo cáo Đại hội lần thứ Mười của Đảng, Honecker đọc diễn văn, cử toạ vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt.

Khu Mode (Thời trang) trình bày ảnh màu với năm phụ nữ mặc áo dạ hội trông hơi giống áo dài Việt Nam may bằng “Grisuten“, một loại polyester. Hình này chụp ngày 12.08.1972 tại Karl-Marx-Stadt. Lại có một quần jean nhưng giới tiêu thụ kêu ca là quần này chất vải rất kém, đường khâu vết chỉ lỏng lẻo, màu nhuộm mau phai và giặt thì bèo nhèo rất khó ủi.

Khu Kultur (Văn hoá) giới thiệu một ít sách, kể cả sách nghe đọc qua ống nghe. Thấy có sách của Stefan Heym nhan đề Ahasver, khán giả chỉ cần nhấn nút là có thể thưởng thức nội dung bằng Đức ngữ và bản dịch sang Anh ngữ. Stefan Heym sau ngày nước Đức thống nhất cũng ra ứng cử và đắc cử vào Quốc hội Thống nhất Đức đầu tiên. Vì lớn tuổi nên ông đã đọc diễn văn khai mạc qua tư cách niên trưởng. Khi đọc xong, Hội trường lặng ngắt, chỉ có Bà Rita Süssmuth lỡ quên và lỡ quen nên vỗ tay lẹt đẹt một mình, sau đó Bà bị Đảng trưởng Helmut Kohl chỉnh nhẹ. Có một cái máy đánh chữ màu vàng hiệu Erika, vận dụng bằng tay, gõ lạch cạch.

Khu Sport (Thể thao) tường thuật Giải Túc cầu Thế giới năm 1974. Ở vòng loại, DDR (Đông Đức) đụng BRD (Tây Đức) tại vận động trường Hamburger Volksparktstadion. Tây Đức thua 1-0, cầu thủ Đông Đức Jürgen Sparwasser đá lọt lưới Tây Đức. Nhưng rồi DDR vẫn bị loại còn BRD thì tiếp tục tiến xa thêm và cuối cùng trở thành Quán quân Quốc tế. DDR xếp hạng sáu.

Khu Urlaub (Nghỉ phép) cho biết dân Đông Đức chủ yếu du lịch sang Ba lan, Hung gia lợi và Tiệp khắc. Khi đi nghỉ, họ sử dụng máy ảnh hiệu Practica, hiệu Express. Muốn được hưởng quyền nghỉ phép, phải có một sổ nghỉ phép, giống như sổ thông hành. Công ty Quốc doanh Freie Deutsche Gewerkschaft Bund (FDGB) cấp phát chỗ nghỉ phép và ấn định nơi nghỉ phép. Các gia đình đông con rất hâm mộ biện pháp nghỉ ngơi giải trí này và họ cũng được quyền ưu tiên hưởng thụ. Năm 1982, FDGB tổ chức hơn 1,7 triệu lần du lịch nghỉ phép. Cơ sở này có sáu trăm chín mươi lăm câu lạc bộ nghỉ ngơi, có nhiều giuờng ngủ trong nhiều khách sạn và quản trị chiếc tàu thủy du ngoạn Arkona.

Khu Verhör (Thẩm vấn) là một phòng nhỏ có cửa ra vào có thể đóng kín lại. Trong phòng bày một ghế cho nghi can, một ghế cho mật vụ và một bàn nhỏ với một cây đèn để bàn. Du khách dùng hai cùi chỏ nhấn vào hai vòng tròn trên bàn đồng thời úp hai bàn tay vào hai tai thì sẽ được sống lại cảnh tội nhân “thành thật khai báo với cách mạng“.

Tôi canh xe U-Bahn và xe S-Bahn để rời khách sạn đến DDR-Museum ngay trước khi bảo tàng viện mở cửa. Vậy mà đã có mấy chục người chờ sẵn. Sau đó thì số người thăm viếng càng lâu càng đông, di chuyển có phần khó khăn vì không gian chật hẹp.

Tuy nhiên dân chúng Đức có vẻ như bắt đầu bớt ghét DDR. Chả thế mà mới đây thôi, họ đã bầu Bodo Ramelow, một chính khách thuộc Đảng Tả – hậu thân của đảng cộng sản Đông Đức – làm Thủ hiến tiểu bang Thüringen, tiểu bang này nguyên thuộc lãnh thổ Đông Đức cũ. Khi thấy mình có thể có cơ may đắc cử chức Thủ hiến, Ramelow vội vàng khẳng định Đông Đức không phải là một quốc gia lập hiến và trong diễn văn đọc khi nhậm chức, Ramelow đã trực tiếp hướng về Andreas Möller, một nạn nhân bảy mươi tuổi của Mật vụ DDR, để xin lỗi. Möller có mặt tại phiên họp Hội đồng Đại biểu Tiểu bang khi Ramelow đọc diễn văn và đã chấp nhận lời tạ lỗi của Ramelow.

Hồ Công Tâm chuyển

18.11.2014 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tái hồi Đông Đức - Trần Văn Tích

Ngày 1.5.2006 viện bảo tàng DDR Museum được khai mạc ở thủ đô Berlin. Sáng thứ bảy 13.12 vừa qua tôi mới có được hai giờ đồng hồ để đến thăm nó


Ngày 1.5.2006 viện bảo tàng DDR Museum được khai mạc ở thủ đô Berlin. Sáng thứ bảy 13.12 vừa qua tôi mới có được hai giờ đồng hồ để đến thăm nó.

DDR Museum nằm cạnh Vương cung Thánh đường Berlin, nhìn xuống dòng sông Spree. Đó là một viện bảo tàng nhỏ nếu so với các viện bảo tàng khác nằm trên khu Museum Insel, hòn đảo tập trung nhiều viện bảo tàng danh tiếng, nguyên thuộc lãnh thổ Đông Berlin cũ.

Tổng thể diện tích bảo tàng viện chỉ có 3.500 mét vuông, phân bố trên nhiều tầng trưng bày hiện vật lịch sử. Nằm ngay bên cạnh viện bảo tàng có DDR Restaurant là một quán ăn, phục vụ nhân dân bảy ngày một tuần theo các tiêu chuẩn xã hội chủ nghĩa. Tôi không đủ thì giờ để đặt chân vào đây.

Phương châm của DDR Museum là “Geschichte zum Anfassen“, xin tạm dịch thoát sang Việt ngữ là “nắm bắt lịch sử“. Khách viếng thăm chủ động tích cực tham gia vào tiến trình tái hiện lịch sử giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Đức. Thông thường du khách đến các bảo tàng viện chỉ nhìn ngắm là chính. Nhưng tai DDR Museum, khách phải tự mình mở nhiều cánh cửa, chẳng hạn để vào khu nhà bếp khiêm nhường hay đặt chân vô căn phòng thẩm vấn khép kín của mật vụ công an. Khách viếng cũng phải kéo những hộc bàn, phải mở các cửa tủ để tận mắt nhìn xem hiện vật được trình bày bên trong. Vì hình thức giới thiệu dĩ vãng chính trị-văn hoá-xã hội có phần không theo lệ thường mà lại nhiều tính sáng tạo như vậy nên đã hai lần bảo tàng viện được vinh danh là European Museum of the Year. Mỗi năm có khoảng nửa triệu người thăm viếng bảo tàng viện. Bên cạnh các du khách quốc nội và quốc ngoại, còn có những thành phần dân chúng Đức đến đây để sống lại quá khứ, cũng có người đưa con cháu nay đã trưởng thành đến đây để chỉ dẫn cho chúng biết lề lối sinh hoạt trong dĩ vãng.

Bảo tàng viện chia làm nhiều khu, mỗi khu được đặt tên minh bạch. Hai ngôn ngữ được sử dụng để giải thích là tiếng Đức và tiếng Anh. Có các khu Bildung (Đào tạo), Verkehr (Giao thông), Produktwelt (Thế giới Sản xuất), Medien (Truyền thông Báo chí), Familie (Gia đình), Mode (Thời trang), Kultur (Văn hoá), Sport (Thể thao), Urlaub (Nghỉ phép), Bruderstaaten (Các nước anh em), Verhör (Thẩm vấn) v.v.. Vì không đủ thì giờ nên tôi không thể viếng thăm tất cả các khu và cũng không thể quan sát chi tiết. Ngoài ra tôi còn phải ghi chép lại những điều tai nghe mắt đọc để về nhà ngồi viết lại thành bài. Sau đây xin mô tả vài khu mà tôi đã thăm viếng.

Khu Medien trình bày hoạt động thông tin tuyên truyền báo chí điện ảnh. Đông Đức có tất cả ba mươi chín nhật báo, hai đài truyền hình và bốn đài phát thanh nhưng chỉ có một tiếng nói. Ai muốn tìm kiếm tin tức chính trị thì xem truyền hình phương Tây, nhà nước cộng sản không thể nào ngăn cấm được. Chứng tích lịch sử là phần trình bày năm tờ nhật báo phát hành cùng ngày thứ ba 10.07.1984 : National-Zeitung (Nhật báo Quốc gia), Neue Zeit (Thời đại Mới), Volkstimmen (Tiếng nói Nhân dân), Märkische Volksstimme (Tiếng nói Nhân dân Vùng Brandenburg), Berliner Zeitung (Nhật báo Berlin). Các nhật báo đều in trên giấy ngả màu vàng và in đen trắng; nơi trang nhất đều cùng nhất loạt đưa tin Thủ tướng Cộng hoà Ý Bettino Craxi thăm viếng DDR, được Đồng chí Erich Honecker tiếp kiến. Gây cảm xúc là khu trưng bày phòng xem phim ảnh dành riêng cho Honecker. Chiếc máy chiếu phim lớn đặt cao trên bàn chiếu, nhưng màn ảnh thì lại nhỏ. Có bảy hàng ghế bọc nệm đỏ, mỗi hàng kê ba chiếc ghế. Đây là máy nguyên gốc, đây là ghế nguyên bản. Chúng tạo ấn tượng nghèo nàn, cũ kỹ, lạc hậu, cổ lỗ. Ghế hẹp, nệm cứng, tay dựa bong sơn. Phim chiếu trên màn ảnh là phim màu và phim đen trắng. Một đoạn phim tin tức hằng ngày, một đoạn ghi cảnh biểu tình ủng hộ chính phủ và đảng ta v.v.. Khu Kinosaal này nằm trong Toà nhà Trụ sở Hội đồng Nhà nước. Tuy nhiên các chính khách đứng đầu Bộ Chính trị Trung ương Đảng ít khi sử dụng, từ 1964 đến 1989, gồm các triều đại từ Walter Ulbricht qua Willi Stoph rồi Erich Honecker đến Egon Krenz. Năm 1999, nó được xem là thuộc công sự Phủ Thủ tướng dưới quyền Thủ tướng Quốc gia Đức Thống nhất Gerhard Schröder, nhưng Schröder cũng ít động đến vật dụng thuộc khu vực này.

Khu Bildung (Đào tạo) nằm ngoài cùng. Hình ảnh sinh hoạt Vườn trẻ được trình bày với lời chú rằng ngay tuổi thơ đã được uốn nắn. Sau mười năm học trong các trường trung học kỹ thuật tổng hợp, khi ra trường, tất cả mọi thanh niên đều nhận được một việc làm để học nghề. Chỉ có một số ít học cao hơn để ghi tên thi Tú tài (Abitur). Những thành phần được ưu tiên theo học Đại học là con cái giới công nhân và giữ vai trò quyết định chọn đối tượng thụ huấn là thẻ đảng. Tất nhiên có cả khu trình bày chế độ cải tạo xã hội chủ nghĩa sau hàng rào kẽm gai.

Khu Verkehr (Giao thông) cho biết đường sá hư hỏng, toa tàu cũ kỹ; xe buýt và xe hoả chạy không đúng giờ còn máy bán vé thì không cần nhét tiền vào cũng cứ nhả vé ra, cho nên so at least payment was unnecessary. Hệ thống máy bán vé tự động được thiết lập tại thủ đo Berlin từ năm 1966, nhưng vì “sự cố kỹ thuật“ xảy ra quá thường xuyên nên nhà nước chủ trương social control với kết quả ngoạn mục là collective fare dodging! Hiệu xe vespa thông dụng có tên là Simpson KR 51/1, dân chúng quen gọi là Schwalbe (Chim én). Có một con chim én nguyên gốc được trình bày. Nó đạt tốc độ tối đa sáu mươi kilômét/giờ và giá 1.265 DDR-Mark.

Tại khu Produktwelt (Thế giới Sản xuất) khán giả được nghe kể câu chuyện tếu sau đây về sản phẩm Made in GDR. Honecker “tham quan“ công xưởng sản xuất vật dụng bằng sứ ở Meißen. Đồng chí Giám đốc Công xưởng ngượng ngùng báo cáo rằng năm phần trăm thành phẩm sản xuất phải loại bỏ vì không đúng tiêu chuẩn. Nghe vậy, Honecker băn khoăn : “Chừng đó có đủ cho nhu cầu của nhân dân không, đồng chí?“. Câu chuyện hài hước hàm ý rằng có những sản phẩm Đông Đức đạt tiêu chuẩn cao nhưng chỉ dành để xuất cảng ra nước ngoài, còn quần chúng thì chỉ mua được rất ít vật dụng phẩm chất thấp trong các cơ sở thương nghiệp bán lẻ.

Khu Familie (Gia đình) cho biết quốc gia khuyến khích giới trẻ lập gia đình. Trung bình thanh niên cỡ hai mươi tuổi thì thành hôn. Cặp vợ chồng son được cấp một “căn hộ“ và một khoản tín dụng. Phụ nữ sinh con được nghỉ hộ sản và việc làm được bảo đảm. Chế độ nhà trẻ cung cấp đầy đủ chỗ cho nhi đồng nên chín mươi phần trăm các bà mẹ đều có thể đi làm. Tuy vậy nhà thờ và nhà bếp vẫn thuộc phần các bà các cô còn ghế bành giám đốc quản đốc thì vẫn do nam giới ngồi. Khu này trưng bày một máy giặt và một lò bếp điện. Máy giặt nhỏ bé, bề ngang chỉ có ba gang tay. Có một ghế dài, một bàn xalông và một máy Tivi tất nhiên là kiểu rất cũ. Máy Tivi này cũng chiếu hình cho khách xem : báo cáo Đại hội lần thứ Mười của Đảng, Honecker đọc diễn văn, cử toạ vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt.

Khu Mode (Thời trang) trình bày ảnh màu với năm phụ nữ mặc áo dạ hội trông hơi giống áo dài Việt Nam may bằng “Grisuten“, một loại polyester. Hình này chụp ngày 12.08.1972 tại Karl-Marx-Stadt. Lại có một quần jean nhưng giới tiêu thụ kêu ca là quần này chất vải rất kém, đường khâu vết chỉ lỏng lẻo, màu nhuộm mau phai và giặt thì bèo nhèo rất khó ủi.

Khu Kultur (Văn hoá) giới thiệu một ít sách, kể cả sách nghe đọc qua ống nghe. Thấy có sách của Stefan Heym nhan đề Ahasver, khán giả chỉ cần nhấn nút là có thể thưởng thức nội dung bằng Đức ngữ và bản dịch sang Anh ngữ. Stefan Heym sau ngày nước Đức thống nhất cũng ra ứng cử và đắc cử vào Quốc hội Thống nhất Đức đầu tiên. Vì lớn tuổi nên ông đã đọc diễn văn khai mạc qua tư cách niên trưởng. Khi đọc xong, Hội trường lặng ngắt, chỉ có Bà Rita Süssmuth lỡ quên và lỡ quen nên vỗ tay lẹt đẹt một mình, sau đó Bà bị Đảng trưởng Helmut Kohl chỉnh nhẹ. Có một cái máy đánh chữ màu vàng hiệu Erika, vận dụng bằng tay, gõ lạch cạch.

Khu Sport (Thể thao) tường thuật Giải Túc cầu Thế giới năm 1974. Ở vòng loại, DDR (Đông Đức) đụng BRD (Tây Đức) tại vận động trường Hamburger Volksparktstadion. Tây Đức thua 1-0, cầu thủ Đông Đức Jürgen Sparwasser đá lọt lưới Tây Đức. Nhưng rồi DDR vẫn bị loại còn BRD thì tiếp tục tiến xa thêm và cuối cùng trở thành Quán quân Quốc tế. DDR xếp hạng sáu.

Khu Urlaub (Nghỉ phép) cho biết dân Đông Đức chủ yếu du lịch sang Ba lan, Hung gia lợi và Tiệp khắc. Khi đi nghỉ, họ sử dụng máy ảnh hiệu Practica, hiệu Express. Muốn được hưởng quyền nghỉ phép, phải có một sổ nghỉ phép, giống như sổ thông hành. Công ty Quốc doanh Freie Deutsche Gewerkschaft Bund (FDGB) cấp phát chỗ nghỉ phép và ấn định nơi nghỉ phép. Các gia đình đông con rất hâm mộ biện pháp nghỉ ngơi giải trí này và họ cũng được quyền ưu tiên hưởng thụ. Năm 1982, FDGB tổ chức hơn 1,7 triệu lần du lịch nghỉ phép. Cơ sở này có sáu trăm chín mươi lăm câu lạc bộ nghỉ ngơi, có nhiều giuờng ngủ trong nhiều khách sạn và quản trị chiếc tàu thủy du ngoạn Arkona.

Khu Verhör (Thẩm vấn) là một phòng nhỏ có cửa ra vào có thể đóng kín lại. Trong phòng bày một ghế cho nghi can, một ghế cho mật vụ và một bàn nhỏ với một cây đèn để bàn. Du khách dùng hai cùi chỏ nhấn vào hai vòng tròn trên bàn đồng thời úp hai bàn tay vào hai tai thì sẽ được sống lại cảnh tội nhân “thành thật khai báo với cách mạng“.

Tôi canh xe U-Bahn và xe S-Bahn để rời khách sạn đến DDR-Museum ngay trước khi bảo tàng viện mở cửa. Vậy mà đã có mấy chục người chờ sẵn. Sau đó thì số người thăm viếng càng lâu càng đông, di chuyển có phần khó khăn vì không gian chật hẹp.

Tuy nhiên dân chúng Đức có vẻ như bắt đầu bớt ghét DDR. Chả thế mà mới đây thôi, họ đã bầu Bodo Ramelow, một chính khách thuộc Đảng Tả – hậu thân của đảng cộng sản Đông Đức – làm Thủ hiến tiểu bang Thüringen, tiểu bang này nguyên thuộc lãnh thổ Đông Đức cũ. Khi thấy mình có thể có cơ may đắc cử chức Thủ hiến, Ramelow vội vàng khẳng định Đông Đức không phải là một quốc gia lập hiến và trong diễn văn đọc khi nhậm chức, Ramelow đã trực tiếp hướng về Andreas Möller, một nạn nhân bảy mươi tuổi của Mật vụ DDR, để xin lỗi. Möller có mặt tại phiên họp Hội đồng Đại biểu Tiểu bang khi Ramelow đọc diễn văn và đã chấp nhận lời tạ lỗi của Ramelow.

Hồ Công Tâm chuyển

18.11.2014 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm