Tham Khảo
Tại sao Hồng Kông quan trọng với kinh tế Trung Quốc?
Nguồn: “Why Hong Kong remains vital to China’s economy“, The Economist, 30/9/2014
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Khi các cuộc biểu tình làm tê liệt Hồng Kông và những mối lo lắng gia tăng về cách mà Trung Quốc sẽ có thể phản ứng, một trong những câu hỏi đáng quan tâm nhất của các cư dân thành phố này là liệu số phận của họ có quan trọng đối với phần còn lại của Trung Quốc hay không. Hồng Kông từ lâu đã đóng vai trò là cầu nối giữa Trung Quốc với thế giới, nối liền các dòng chảy thương mại và đầu tư theo cả hai chiều. Vai trò này đã suy giảm trong những năm gần đây khi Trung Quốc mở cửa biên giới và tham gia trực tiếp vào nền kinh tế toàn cầu. Các nhà lãnh đạo Hồng Kông cảnh báo rằng tình trạng bất ổn hiện tại sẽ chỉ dẫn tới việc các doanh nghiệp Trung Quốc bỏ qua Hồng Kông nhiều hơn. Xét theo quy mô, họ có lý: Hồng Kông rõ ràng đã trở nên ít quan trọng hơn so với trong quá khứ. GDP của lãnh thổ này đã giảm từ 16% GDP Trung Quốc vào năm 1997, năm mà nó đã được trả lại cho Trung Quốc, xuống còn 3% vào thời điểm hiện tại. Điều đó đã khiến nhiều doanh nghiệp Trung Quốc và nước ngoài kết luận rằng Hồng Kông đang dần mờ nhạt về mặt vai trò kinh tế. Liệu có phải vậy không?
Điều đó không xảy ra nhanh đến vậy. Chỉ tập trung vào quy mô thì quá đơn giản hóa vấn đề. Với sự phát triển của Trung Quốc trong hai thập niên qua, tăng trưởng đã lan rộng ra khắp quốc gia – không một thành phố nào có thể chi phối GDP khi hiện nay có gần 200 thành phố có dân số trên 1 triệu người và thu nhập đang nhanh chóng tăng lên. Nhưng trong lĩnh vực tài chính, Hồng Kông vẫn đóng vai trò không thể thiếu đối với Trung Quốc. Và trong nhiều phương diện vị trí của nó đã thực sự được củng cố, chứ không phải bị xói mòn, trong những năm gần đây.
Hồng Kông đã được chứng minh là đáng tin cậy hơn đại lục trong vai trò một nguồn huy động vốn cổ phần. Từ năm 2012, các công ty Trung Quốc đã thu được 43 tỷ USD từ các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại thị trường Hồng Kông, so với chỉ 25 tỷ USD trên các thị trường chứng khoán đại lục, theo Dealogic. Hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, Hồng Kông cũng đã mang đến cho các công ty Trung Quốc khả năng tiếp cận các thị trường vốn toàn cầu về trái phiếu và vốn vay. Ngoài ra, Hồng Kông là một trung tâm quan trọng cho đầu tư vào và ra ngoài Trung Quốc. Nó chiếm hai phần ba đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc trong năm ngoái, tăng từ mức 30% của năm 2005.
Mặc dù phần lớn số tiền này chỉ đơn giản là đi qua Hồng Kông, nhưng các công ty nước ngoài cũng sử dụng thành phố này như giai đoạn chuẩn bị để đầu tư vào Trung Quốc vì nó cung cấp cho họ một điều mà không thành phố đại lục nào làm được: một môi trường đầu tư ổn định, được bảo vệ bởi các tòa án công bằng, minh bạch thực thi nền pháp quyền đã hình thành từ lâu đời.
Và không chỉ có các công ty nước ngoài và các nhà đầu tư hướng về Hồng Kông. Trong năm năm qua, chính phủ Trung Quốc đã biến thành phố này trở thành một nơi thử nghiệm cho một loạt các cải cách tài chính: con đường để khiến đồng nhân dân tệ được chấp nhận như một đồng tiền toàn cầu bắt đầu tại Hồng Kông vào năm 2009 với một thử nghiệm trong thanh toán thương mại; Hồng Kông cũng là thị trường trái phiếu “dim sum” [tức trái phiếu nhân dân tệ được phát hành trên thị trường nước ngoài – ND] lớn nhất; và một chương trình sẽ sớm được công bố để lần đầu tiên cho phép bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào cũng có thể mua cổ phiếu được niêm yết của Trung Quốc thông qua thị trường chứng khoán Hồng Kông. Hồng Kông đã vô cùng sẵn sàng để tiếp nhận những thử nghiệm này với niềm tin đúng đắn rằng chúng rất quan trọng đối với sự tồn tại của thành phố này trong vai trò một trung tâm tài chính phát triển.
Tóm lại, Trung Quốc đã được hưởng lợi rất nhiều từ vị thế độc đáo của Hồng Kông. Đó là một thành phố bị tách biệt khỏi đại lục nhưng lại kết nối chặt chẽ với nó; một lãnh thổ hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu, nhưng lại thuộc quyền kiểm soát cuối cùng của Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, ngay cả với vị thế độc đáo của nó, cán cân quyền lực trong mối quan hệ của Hồng Kông với Trung Quốc nghiêng về phía nào là rõ ràng: khoảng một nửa giá trị xuất khẩu của Hồng Kông là sang Trung Quốc; một phần năm tài sản ngân hàng của Hồng Kông là các khoản vay cho khách hàng Trung Quốc; và chi tiêu du lịch và bán lẻ, chủ yếu là từ Trung Quốc, chiếm 10% GDP của Hồng Kông.
http://nghiencuuquocte.org/2016/07/11/hong-kong-quan-trong-kinh-te-trung-quoc/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tại sao Hồng Kông quan trọng với kinh tế Trung Quốc?
Nguồn: “Why Hong Kong remains vital to China’s economy“, The Economist, 30/9/2014
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Khi các cuộc biểu tình làm tê liệt Hồng Kông và những mối lo lắng gia tăng về cách mà Trung Quốc sẽ có thể phản ứng, một trong những câu hỏi đáng quan tâm nhất của các cư dân thành phố này là liệu số phận của họ có quan trọng đối với phần còn lại của Trung Quốc hay không. Hồng Kông từ lâu đã đóng vai trò là cầu nối giữa Trung Quốc với thế giới, nối liền các dòng chảy thương mại và đầu tư theo cả hai chiều. Vai trò này đã suy giảm trong những năm gần đây khi Trung Quốc mở cửa biên giới và tham gia trực tiếp vào nền kinh tế toàn cầu. Các nhà lãnh đạo Hồng Kông cảnh báo rằng tình trạng bất ổn hiện tại sẽ chỉ dẫn tới việc các doanh nghiệp Trung Quốc bỏ qua Hồng Kông nhiều hơn. Xét theo quy mô, họ có lý: Hồng Kông rõ ràng đã trở nên ít quan trọng hơn so với trong quá khứ. GDP của lãnh thổ này đã giảm từ 16% GDP Trung Quốc vào năm 1997, năm mà nó đã được trả lại cho Trung Quốc, xuống còn 3% vào thời điểm hiện tại. Điều đó đã khiến nhiều doanh nghiệp Trung Quốc và nước ngoài kết luận rằng Hồng Kông đang dần mờ nhạt về mặt vai trò kinh tế. Liệu có phải vậy không?
Điều đó không xảy ra nhanh đến vậy. Chỉ tập trung vào quy mô thì quá đơn giản hóa vấn đề. Với sự phát triển của Trung Quốc trong hai thập niên qua, tăng trưởng đã lan rộng ra khắp quốc gia – không một thành phố nào có thể chi phối GDP khi hiện nay có gần 200 thành phố có dân số trên 1 triệu người và thu nhập đang nhanh chóng tăng lên. Nhưng trong lĩnh vực tài chính, Hồng Kông vẫn đóng vai trò không thể thiếu đối với Trung Quốc. Và trong nhiều phương diện vị trí của nó đã thực sự được củng cố, chứ không phải bị xói mòn, trong những năm gần đây.
Hồng Kông đã được chứng minh là đáng tin cậy hơn đại lục trong vai trò một nguồn huy động vốn cổ phần. Từ năm 2012, các công ty Trung Quốc đã thu được 43 tỷ USD từ các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại thị trường Hồng Kông, so với chỉ 25 tỷ USD trên các thị trường chứng khoán đại lục, theo Dealogic. Hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, Hồng Kông cũng đã mang đến cho các công ty Trung Quốc khả năng tiếp cận các thị trường vốn toàn cầu về trái phiếu và vốn vay. Ngoài ra, Hồng Kông là một trung tâm quan trọng cho đầu tư vào và ra ngoài Trung Quốc. Nó chiếm hai phần ba đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc trong năm ngoái, tăng từ mức 30% của năm 2005.
Mặc dù phần lớn số tiền này chỉ đơn giản là đi qua Hồng Kông, nhưng các công ty nước ngoài cũng sử dụng thành phố này như giai đoạn chuẩn bị để đầu tư vào Trung Quốc vì nó cung cấp cho họ một điều mà không thành phố đại lục nào làm được: một môi trường đầu tư ổn định, được bảo vệ bởi các tòa án công bằng, minh bạch thực thi nền pháp quyền đã hình thành từ lâu đời.
Và không chỉ có các công ty nước ngoài và các nhà đầu tư hướng về Hồng Kông. Trong năm năm qua, chính phủ Trung Quốc đã biến thành phố này trở thành một nơi thử nghiệm cho một loạt các cải cách tài chính: con đường để khiến đồng nhân dân tệ được chấp nhận như một đồng tiền toàn cầu bắt đầu tại Hồng Kông vào năm 2009 với một thử nghiệm trong thanh toán thương mại; Hồng Kông cũng là thị trường trái phiếu “dim sum” [tức trái phiếu nhân dân tệ được phát hành trên thị trường nước ngoài – ND] lớn nhất; và một chương trình sẽ sớm được công bố để lần đầu tiên cho phép bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào cũng có thể mua cổ phiếu được niêm yết của Trung Quốc thông qua thị trường chứng khoán Hồng Kông. Hồng Kông đã vô cùng sẵn sàng để tiếp nhận những thử nghiệm này với niềm tin đúng đắn rằng chúng rất quan trọng đối với sự tồn tại của thành phố này trong vai trò một trung tâm tài chính phát triển.
Tóm lại, Trung Quốc đã được hưởng lợi rất nhiều từ vị thế độc đáo của Hồng Kông. Đó là một thành phố bị tách biệt khỏi đại lục nhưng lại kết nối chặt chẽ với nó; một lãnh thổ hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu, nhưng lại thuộc quyền kiểm soát cuối cùng của Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, ngay cả với vị thế độc đáo của nó, cán cân quyền lực trong mối quan hệ của Hồng Kông với Trung Quốc nghiêng về phía nào là rõ ràng: khoảng một nửa giá trị xuất khẩu của Hồng Kông là sang Trung Quốc; một phần năm tài sản ngân hàng của Hồng Kông là các khoản vay cho khách hàng Trung Quốc; và chi tiêu du lịch và bán lẻ, chủ yếu là từ Trung Quốc, chiếm 10% GDP của Hồng Kông.
http://nghiencuuquocte.org/2016/07/11/hong-kong-quan-trong-kinh-te-trung-quoc/