Tham Khảo
Tại sao Thụy Sĩ là một quốc gia trung lập?
Nguồn: “Why is Switzerland a neutral country?“, History.com, 03/08/2016
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Trong nhiều thế kỷ, quốc gia bé nhỏ bên dãy núi Alps mang tên Thụy Sĩ đã kiên định với một chính sách quốc phòng trung lập trong các vấn đề toàn cầu. Thụy Sĩ không phải là quốc gia trung lập duy nhất của thế giới – các quốc gia như Ireland, Áo và Costa Rica đều giữ lập trường không can thiệp tương tự – nhưng Thụy Sĩ vẫn là quốc gia trung lập lâu đời nhất và có uy tín nhất. Làm thế nào mà Thụy Sĩ có được vị trí độc đáo của mình trong nền chính trị thế giới như vậy?
Động thái đầu tiên hướng tới vị thế trung lập của Thụy Sĩ được bắt đầu từ thời điểm năm 1515, khi Liên bang Thụy Sĩ chịu một thất bại nặng nề trước nước Pháp trong trận Marignano. Sau thất bại này, Liên bang đã từ bỏ những chính sách bành trướng và nỗ lực tránh xung đột trong tương lai nhằm tự bảo vệ mình.
Tuy nhiên, các cuộc Chiến tranh Napoleon mới thực sự là điều đã xác lập lập trường của Thụy Sĩ như là một quốc gia trung lập. Thụy Sĩ đã bị xâm lược bởi Pháp vào năm 1798 và sau đó trở thành một nước phiên thuộc trong đế chế của Napoleon Bonaparte, điều đã buộc quốc gia này phải từ bỏ lập trường trung lập của mình. Nhưng sau thất bại của Napoleon tại Waterloo, các cường quốc châu Âu kết luận rằng một Thụy Sĩ trung lập sẽ đóng vai trò như là một vùng đệm có giá trị giữa Pháp và Áo, qua đó góp phần vào sự ổn định trong khu vực. Tại Hội nghị Vienna năm 1815, các quốc gia này đã ký một tuyên bố khẳng định sự “trung lập vĩnh viễn” của Thụy Sĩ trong cộng đồng quốc tế.
Thụy Sĩ duy trì lập trường trung lập của mình qua Thế chiến I, khi nước này điều động quân đội và chấp nhận người tị nạn, nhưng từ chối đứng về bất kỳ phía nào về mặt quân sự. Trong khi đó, năm 1920, Hội Quốc Liên mới thành lập cũng đã chính thức công nhận tính trung lập của Thụy Sĩ và thành lập trụ sở chính của tổ chức này tại Geneva. Một thách thức lớn hơn đối với tính trung lập của Thụy Sĩ xuất hiện trong Thế chiến II, khi nước này bị bao vây bởi các quốc gia phe Trục. Trong khi Thụy Sĩ duy trì sự độc lập của mình bằng cách tuyên bố sẽ trả đũa trong trường hợp bị xâm lược, nước này vẫn tiếp tục giao thương với Đức Quốc Xã, một quyết định đã gây ra nhiều tranh cãi sau này khi chiến tranh kết thúc.
Kể từ Thế chiến II, Thụy Sĩ đã thực hiện một vai trò tích cực hơn trong các vấn đề quốc tế thông qua hỗ trợ các hoạt động nhân đạo, nhưng quốc gia này vẫn kiên quyết duy trì lập trường trung lập trong các hoạt động quân sự. Quốc gia này chưa bao giờ gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hay Liên minh châu Âu, và chỉ mới gia nhập Liên Hợp Quốc vào năm 2002. Mặc dù có vị thế trung lập lâu đời, quốc gia này vẫn duy trì một lực lượng quân đội cho mục đích quốc phòng và yêu cầu tất cả nam giới trong độ tuổi từ 18 từ 34 thực hiện nghĩa vụ quân sự bán thời gian.
http://nghiencuuquocte.org/2016/09/07/tai-sao-thuy-si-la-mot-quoc-gia-trung-lap/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tại sao Thụy Sĩ là một quốc gia trung lập?
Nguồn: “Why is Switzerland a neutral country?“, History.com, 03/08/2016
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Trong nhiều thế kỷ, quốc gia bé nhỏ bên dãy núi Alps mang tên Thụy Sĩ đã kiên định với một chính sách quốc phòng trung lập trong các vấn đề toàn cầu. Thụy Sĩ không phải là quốc gia trung lập duy nhất của thế giới – các quốc gia như Ireland, Áo và Costa Rica đều giữ lập trường không can thiệp tương tự – nhưng Thụy Sĩ vẫn là quốc gia trung lập lâu đời nhất và có uy tín nhất. Làm thế nào mà Thụy Sĩ có được vị trí độc đáo của mình trong nền chính trị thế giới như vậy?
Động thái đầu tiên hướng tới vị thế trung lập của Thụy Sĩ được bắt đầu từ thời điểm năm 1515, khi Liên bang Thụy Sĩ chịu một thất bại nặng nề trước nước Pháp trong trận Marignano. Sau thất bại này, Liên bang đã từ bỏ những chính sách bành trướng và nỗ lực tránh xung đột trong tương lai nhằm tự bảo vệ mình.
Tuy nhiên, các cuộc Chiến tranh Napoleon mới thực sự là điều đã xác lập lập trường của Thụy Sĩ như là một quốc gia trung lập. Thụy Sĩ đã bị xâm lược bởi Pháp vào năm 1798 và sau đó trở thành một nước phiên thuộc trong đế chế của Napoleon Bonaparte, điều đã buộc quốc gia này phải từ bỏ lập trường trung lập của mình. Nhưng sau thất bại của Napoleon tại Waterloo, các cường quốc châu Âu kết luận rằng một Thụy Sĩ trung lập sẽ đóng vai trò như là một vùng đệm có giá trị giữa Pháp và Áo, qua đó góp phần vào sự ổn định trong khu vực. Tại Hội nghị Vienna năm 1815, các quốc gia này đã ký một tuyên bố khẳng định sự “trung lập vĩnh viễn” của Thụy Sĩ trong cộng đồng quốc tế.
Thụy Sĩ duy trì lập trường trung lập của mình qua Thế chiến I, khi nước này điều động quân đội và chấp nhận người tị nạn, nhưng từ chối đứng về bất kỳ phía nào về mặt quân sự. Trong khi đó, năm 1920, Hội Quốc Liên mới thành lập cũng đã chính thức công nhận tính trung lập của Thụy Sĩ và thành lập trụ sở chính của tổ chức này tại Geneva. Một thách thức lớn hơn đối với tính trung lập của Thụy Sĩ xuất hiện trong Thế chiến II, khi nước này bị bao vây bởi các quốc gia phe Trục. Trong khi Thụy Sĩ duy trì sự độc lập của mình bằng cách tuyên bố sẽ trả đũa trong trường hợp bị xâm lược, nước này vẫn tiếp tục giao thương với Đức Quốc Xã, một quyết định đã gây ra nhiều tranh cãi sau này khi chiến tranh kết thúc.
Kể từ Thế chiến II, Thụy Sĩ đã thực hiện một vai trò tích cực hơn trong các vấn đề quốc tế thông qua hỗ trợ các hoạt động nhân đạo, nhưng quốc gia này vẫn kiên quyết duy trì lập trường trung lập trong các hoạt động quân sự. Quốc gia này chưa bao giờ gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hay Liên minh châu Âu, và chỉ mới gia nhập Liên Hợp Quốc vào năm 2002. Mặc dù có vị thế trung lập lâu đời, quốc gia này vẫn duy trì một lực lượng quân đội cho mục đích quốc phòng và yêu cầu tất cả nam giới trong độ tuổi từ 18 từ 34 thực hiện nghĩa vụ quân sự bán thời gian.
http://nghiencuuquocte.org/2016/09/07/tai-sao-thuy-si-la-mot-quoc-gia-trung-lap/