Tham Khảo
Tại sao cuộc khủng hoảng EU tiếp theo có thể là ở Ý?
Nguồn: “Why Europe’s next crisis may be in Italy“, The Economist, 11/07/2016
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Dư chấn từ cuộc bỏ phiếu của Anh để rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) đã lan rộng từ sông Thames tới Tiber. Cổ phiếu của các ngân hàng Ý đã sụt giảm nhanh chóng: Monte dei Paschi di Siena, ngân hàng lớn thứ ba (và lâu đời nhất thế giới), đã mất đi một nửa giá trị kể từ sau cuộc bỏ phiếu Brexit. Điều này đã khiến Thủ tướng Matteo Renzi đưa ra kiến nghị tái cấp vốn cho các ngân hàng yếu nhất bằng ngân sách nhà nước. Nhưng có một trở ngại: nhiều người tiết kiệm Ý sở hữu các trái phiếu ngân hàng, mà theo quy định của EU thì sẽ bị xóa bỏ nếu các ngân hang nhận được hỗ trợ từ chính phủ. Liệu ông Renzi có thể cứu được cả các ngân hàng và các trái chủ – cũng như vị trí của mình hay không?
Các ngân hàng Ý là nạn nhân của gánh nặng nợ xấu lớn nhất châu Âu: 360 tỉ EUR (400 tỉ USD), chiếm 18% tổng số nợ, và là hệ quả của nhiều năm trì trệ kinh tế và những khoản cho vay đáng ngờ. Một số quốc gia khác, trong đó có Anh và Đức, đã phải dành rất nhiều nỗ lực để giải cứu các ngân hàng sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Ý đã không đưa ra những nỗ lực đó khi phải đối mặt với những vấn đề ít nghiêm trọng hơn.
Trong khi các khoản nợ xấu trở nên chồng chất thì giảm giá trị của chúng xuống nhiều hơn nữa hoặc bán chúng thì sẽ làm giảm vốn, dẫn tới phải tái cấp vốn. Các luật lệ của EU – vốn được thắt chặt trong ba năm qua – quy định rằng vốn bổ sung nên đến từ khu vực tư nhân. Mặc dù một số ngân hàng có thể dựa vào thị trường, nhưng số còn lại lại quá yếu kém không làm được như vậy. Một quỹ được thành lập gần đây bởi ngành công nghiệp tài chính để tái cấp vốn cho những ngân hàng yếu kém và mua các khoản nợ xấu đã sử dụng gần hết số tiền của mình.
Ông Renzi muốn bảo vệ các trái chủ bằng mọi giá. Khi các nhà đầu tư phải chịu trận sau một cuộc giải cứu bốn ngân hàng nhỏ cuối tháng 11 vừa qua, náo loạn đã xảy ra – và một người đàn ông đã tự sát. Lặp lại điều này có thể đảm bảo thất bại của vị thủ tướng trong cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 10 về cải cách hiến pháp, điều mà ông đã đặt cược cả vị trí thủ tướng của mình vào. Đối với Ủy ban châu Âu, cơ quan giám sát trợ cấp nhà nước, phần cược cũng rất cao. Đây là thử nghiệm đầu tiên của tổ chức này đối với các quy tắc chặt chẽ hơn của mình, và nếu chúng được bẻ cong để chiều lòng ông Renzi thì các quy định đó sẽ không còn đáng tin cậy nữa.
http://nghiencuuquocte.org/2016/08/01/tai-sao-cuoc-khung-hoang-eu-tiep-theo-co-the-o-y/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tại sao cuộc khủng hoảng EU tiếp theo có thể là ở Ý?
Nguồn: “Why Europe’s next crisis may be in Italy“, The Economist, 11/07/2016
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Dư chấn từ cuộc bỏ phiếu của Anh để rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) đã lan rộng từ sông Thames tới Tiber. Cổ phiếu của các ngân hàng Ý đã sụt giảm nhanh chóng: Monte dei Paschi di Siena, ngân hàng lớn thứ ba (và lâu đời nhất thế giới), đã mất đi một nửa giá trị kể từ sau cuộc bỏ phiếu Brexit. Điều này đã khiến Thủ tướng Matteo Renzi đưa ra kiến nghị tái cấp vốn cho các ngân hàng yếu nhất bằng ngân sách nhà nước. Nhưng có một trở ngại: nhiều người tiết kiệm Ý sở hữu các trái phiếu ngân hàng, mà theo quy định của EU thì sẽ bị xóa bỏ nếu các ngân hang nhận được hỗ trợ từ chính phủ. Liệu ông Renzi có thể cứu được cả các ngân hàng và các trái chủ – cũng như vị trí của mình hay không?
Các ngân hàng Ý là nạn nhân của gánh nặng nợ xấu lớn nhất châu Âu: 360 tỉ EUR (400 tỉ USD), chiếm 18% tổng số nợ, và là hệ quả của nhiều năm trì trệ kinh tế và những khoản cho vay đáng ngờ. Một số quốc gia khác, trong đó có Anh và Đức, đã phải dành rất nhiều nỗ lực để giải cứu các ngân hàng sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Ý đã không đưa ra những nỗ lực đó khi phải đối mặt với những vấn đề ít nghiêm trọng hơn.
Trong khi các khoản nợ xấu trở nên chồng chất thì giảm giá trị của chúng xuống nhiều hơn nữa hoặc bán chúng thì sẽ làm giảm vốn, dẫn tới phải tái cấp vốn. Các luật lệ của EU – vốn được thắt chặt trong ba năm qua – quy định rằng vốn bổ sung nên đến từ khu vực tư nhân. Mặc dù một số ngân hàng có thể dựa vào thị trường, nhưng số còn lại lại quá yếu kém không làm được như vậy. Một quỹ được thành lập gần đây bởi ngành công nghiệp tài chính để tái cấp vốn cho những ngân hàng yếu kém và mua các khoản nợ xấu đã sử dụng gần hết số tiền của mình.
Ông Renzi muốn bảo vệ các trái chủ bằng mọi giá. Khi các nhà đầu tư phải chịu trận sau một cuộc giải cứu bốn ngân hàng nhỏ cuối tháng 11 vừa qua, náo loạn đã xảy ra – và một người đàn ông đã tự sát. Lặp lại điều này có thể đảm bảo thất bại của vị thủ tướng trong cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 10 về cải cách hiến pháp, điều mà ông đã đặt cược cả vị trí thủ tướng của mình vào. Đối với Ủy ban châu Âu, cơ quan giám sát trợ cấp nhà nước, phần cược cũng rất cao. Đây là thử nghiệm đầu tiên của tổ chức này đối với các quy tắc chặt chẽ hơn của mình, và nếu chúng được bẻ cong để chiều lòng ông Renzi thì các quy định đó sẽ không còn đáng tin cậy nữa.
http://nghiencuuquocte.org/2016/08/01/tai-sao-cuoc-khung-hoang-eu-tiep-theo-co-the-o-y/