Tham Khảo
Tại sao người Đức phản đối thương mại tự do?
Nguồn: “Why Germans are protesting against free trade“, The Economist, 15/9/2016
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Có rất ít quốc gia giành được lợi thế từ thương mại quốc tế như Đức. Tuần trước, Viện Ifo, một viện nghiên cứu kinh tế, cho biết thặng dư tài khoản vãng lai của nước Đức đã đạt mức cao kỷ lục 310 tỉ USD trong năm nay. Một ngành công nghiệp xuất khẩu mạnh và đồng euro bị làm yếu đi bởi tình hình khó khăn của các nước láng giềng phía nam khiến cho vị thế kinh tế của Đức trở nên vững chãi. Thế nhưng, vào ngày 17/9, có khoảng 100.000 đến 250.000 người Đức đã xuống đường tại các thành phố trên toàn nước Đức để phản đối Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP), một hiệp định thương mại tự do hiện đang được đàm phán giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ. Họ cũng sẽ phản đối CETA, một hiệp định tương tự giữa EU và Canada. Trong một cuộc thăm dò được thực hiện bởi Ủy ban châu Âu vào tháng 5/2016, 59% người Đức phản đối TTIP, so với mức trung bình của EU là 34%. Con số này chỉ nằm sau tỷ lệ phản đối của nước Áo. Tại sao một quốc gia của các nhà xuất khẩu lại thận trọng với tự do hóa thương mại như vậy?
Một nhân tố lớn là sự phản đối ngày càng tăng đối với thay đổi. Không giống như người dân tại các quốc gia châu Âu khác, người Đức cho rằng nền kinh tế của đất nước mình đang ở trong tình trạng tốt. Một sự thay đổi lớn đối với tình trạng hiện tại, chẳng hạn như một hiệp định thương mại mới, hiện lên trong mắt họ như là một mối đe dọa đối với các đặc quyền hiện tại chứ không phải là một cơ hội để cải thiện số phận của mình. Khi được hỏi về lý do phản đối TTIP, phần lớn người Đức nói rằng nó sẽ làm giảm các quyền lợi của người tiêu dùng, xâm phạm đến việc bảo vệ dữ liệu cá nhân và môi trường và làm trầm trọng thêm các điều kiện lao động. Họ lo sợ rằng việc tạo ra các tòa án trọng tài siêu quốc gia mới để giải quyết các tranh chấp thương mại có thể làm mạnh vị thế của các tập đoàn toàn cầu lớn và gây phương hại cho người tiêu dùng và các công ty nhỏ hơn. Nhiều người nghi ngờ về điều mà họ xem là một phương thức đàm phán bí mật và chỉ dành cho giới tinh hoa.
Không thể bỏ qua tất cả những quan ngại này. Các nhà đàm phán đã sửa đổi các kế hoạch về trọng tài thương mại để trấn an các nhà phê bình. Nhưng hầu hết các lập luận đều có rất ít cơ sở thực tế. Thương mại quy mô lớn hơn sẽ cải thiện sự lựa chọn và giảm giá cho người Đức. Các tiêu chuẩn hài hoà sẽ có lợi cho các công ty nhỏ. Và thay vì làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn cho người lao động, thỏa thuận này có thể sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn. Tuy nhiên, các chính trị gia lại chậm trễ trong việc đưa ra các luận điểm này. Đồng thời, các tổ chức phản đối các thỏa thuận thương mại như Attac, một nhóm chống toàn cầu hóa, lại làm dấy lên các mối quan ngại chung. Những câu chuyện đáng sợ về nhập khẩu với khối lượng lớn thịt gà đẫm mùi clo hoặc sự phá hủy các hiệu sách độc lập đã lan rộng trong hàng loạt các email và hình minh họa trên internet. Những nhóm như vậy đã bố trí để đưa những người phản đối đến các cuộc biểu tình ngày 17/9.
Thái độ hoài nghi của người Đức đã giáng một đòn mạnh vào các cuộc đàm phán TTIP. Đó có thể là một đòn chí mạng. Sigmar Gabriel, Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Kinh tế Đức, đồng thời là một người ủng hộ lâu năm của TTIP, đã thừa nhận vào hồi tháng trước rằng các cuộc đàm phán đã “thất bại trên thực tế”. Trong mọi trường hợp, sẽ không có thỏa thuận nào cho đến khi người Mỹ bầu ra tổng thống mới của họ vào tháng 11 năm nay. Do thiếu sự nhiệt tình từ cả hai ứng cử viên, hiệp định thương mại mới có thể sẽ không bao giờ trở thành hiện thực. Tại Đức, sự phản đối TTIP có thể biến thành phong trào phản kháng rộng rãi hơn đối với thương mại và mở cửa thị trường, điều hiện nay xấp xỉ đa số người dân vẫn ủng hộ. Trong nỗ lực nhằm đảm bảo sự thịnh vượng của mình, người Đức có thể đang hủy hoại điều đã đảm bảo cho sự thành công của họ.
http://nghiencuuquocte.org/2016/10/05/tai-sao-nguoi-duc-phan-doi-thuong-mai-tu-do/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tại sao người Đức phản đối thương mại tự do?
Nguồn: “Why Germans are protesting against free trade“, The Economist, 15/9/2016
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Có rất ít quốc gia giành được lợi thế từ thương mại quốc tế như Đức. Tuần trước, Viện Ifo, một viện nghiên cứu kinh tế, cho biết thặng dư tài khoản vãng lai của nước Đức đã đạt mức cao kỷ lục 310 tỉ USD trong năm nay. Một ngành công nghiệp xuất khẩu mạnh và đồng euro bị làm yếu đi bởi tình hình khó khăn của các nước láng giềng phía nam khiến cho vị thế kinh tế của Đức trở nên vững chãi. Thế nhưng, vào ngày 17/9, có khoảng 100.000 đến 250.000 người Đức đã xuống đường tại các thành phố trên toàn nước Đức để phản đối Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP), một hiệp định thương mại tự do hiện đang được đàm phán giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ. Họ cũng sẽ phản đối CETA, một hiệp định tương tự giữa EU và Canada. Trong một cuộc thăm dò được thực hiện bởi Ủy ban châu Âu vào tháng 5/2016, 59% người Đức phản đối TTIP, so với mức trung bình của EU là 34%. Con số này chỉ nằm sau tỷ lệ phản đối của nước Áo. Tại sao một quốc gia của các nhà xuất khẩu lại thận trọng với tự do hóa thương mại như vậy?
Một nhân tố lớn là sự phản đối ngày càng tăng đối với thay đổi. Không giống như người dân tại các quốc gia châu Âu khác, người Đức cho rằng nền kinh tế của đất nước mình đang ở trong tình trạng tốt. Một sự thay đổi lớn đối với tình trạng hiện tại, chẳng hạn như một hiệp định thương mại mới, hiện lên trong mắt họ như là một mối đe dọa đối với các đặc quyền hiện tại chứ không phải là một cơ hội để cải thiện số phận của mình. Khi được hỏi về lý do phản đối TTIP, phần lớn người Đức nói rằng nó sẽ làm giảm các quyền lợi của người tiêu dùng, xâm phạm đến việc bảo vệ dữ liệu cá nhân và môi trường và làm trầm trọng thêm các điều kiện lao động. Họ lo sợ rằng việc tạo ra các tòa án trọng tài siêu quốc gia mới để giải quyết các tranh chấp thương mại có thể làm mạnh vị thế của các tập đoàn toàn cầu lớn và gây phương hại cho người tiêu dùng và các công ty nhỏ hơn. Nhiều người nghi ngờ về điều mà họ xem là một phương thức đàm phán bí mật và chỉ dành cho giới tinh hoa.
Không thể bỏ qua tất cả những quan ngại này. Các nhà đàm phán đã sửa đổi các kế hoạch về trọng tài thương mại để trấn an các nhà phê bình. Nhưng hầu hết các lập luận đều có rất ít cơ sở thực tế. Thương mại quy mô lớn hơn sẽ cải thiện sự lựa chọn và giảm giá cho người Đức. Các tiêu chuẩn hài hoà sẽ có lợi cho các công ty nhỏ. Và thay vì làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn cho người lao động, thỏa thuận này có thể sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn. Tuy nhiên, các chính trị gia lại chậm trễ trong việc đưa ra các luận điểm này. Đồng thời, các tổ chức phản đối các thỏa thuận thương mại như Attac, một nhóm chống toàn cầu hóa, lại làm dấy lên các mối quan ngại chung. Những câu chuyện đáng sợ về nhập khẩu với khối lượng lớn thịt gà đẫm mùi clo hoặc sự phá hủy các hiệu sách độc lập đã lan rộng trong hàng loạt các email và hình minh họa trên internet. Những nhóm như vậy đã bố trí để đưa những người phản đối đến các cuộc biểu tình ngày 17/9.
Thái độ hoài nghi của người Đức đã giáng một đòn mạnh vào các cuộc đàm phán TTIP. Đó có thể là một đòn chí mạng. Sigmar Gabriel, Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Kinh tế Đức, đồng thời là một người ủng hộ lâu năm của TTIP, đã thừa nhận vào hồi tháng trước rằng các cuộc đàm phán đã “thất bại trên thực tế”. Trong mọi trường hợp, sẽ không có thỏa thuận nào cho đến khi người Mỹ bầu ra tổng thống mới của họ vào tháng 11 năm nay. Do thiếu sự nhiệt tình từ cả hai ứng cử viên, hiệp định thương mại mới có thể sẽ không bao giờ trở thành hiện thực. Tại Đức, sự phản đối TTIP có thể biến thành phong trào phản kháng rộng rãi hơn đối với thương mại và mở cửa thị trường, điều hiện nay xấp xỉ đa số người dân vẫn ủng hộ. Trong nỗ lực nhằm đảm bảo sự thịnh vượng của mình, người Đức có thể đang hủy hoại điều đã đảm bảo cho sự thành công của họ.
http://nghiencuuquocte.org/2016/10/05/tai-sao-nguoi-duc-phan-doi-thuong-mai-tu-do/