Kinh Đời
Tại sao nhiều người tự nguyện nhập ngũ ở Mỹ?
Hầu hết các nước đều có chế độ quân dịch bắt buộc để đáp ứng những hạn ngạch quân đội của mình. Nhưng ở Mỹ nghĩa vụ quân sự mang tính tự nguyện. Tuy nhiên nhập ngũ ở Mỹ không phải là một quá trình dễ dàng.
Trung sĩ Terrelle Thomas gia nhập Không quân Hoa Kỳ chín năm trước. Bây giờ anh là người tuyển binh tại thành phố Woodbridge, bang Virginia.
Anh cho biết:
"Lúc đó tôi còn đang đi học. Tôi tự bỏ tiền túi trả học phí. Chật vật lắm. Tôi ở cùng với cha mẹ. Tôi tự nhủ, 'Không biết mình có thích việc này nữa hay không.' Thế là tôi vào nói chuyện với một người tuyển binh. Ông ấy rất niềm nở. Ông ấy giải thích cặn kẽ cho tôi, và rồi tôi vào Không quân luôn."
Đối với anh Benjamin Spahr, phục vụ trong quân đội là một truyền thống gia đình.
Tân binh Spahr chia sẻ:
"Mẹ tôi từng gia nhập Vệ binh Quốc gia, cha tôi từng là sĩ quan Không quân, vì thế từ nhỏ tôi đã quen với cuộc sống phải di chuyển chỗ ở nhiều nơi."
Phúc lợi giáo dục mà quân đội cung cấp là một lý do khác nữa. Nhưng vào được quân đội không phải là chuyện dễ. Ngoài việc phải ở một độ tuổi nhất định, ứng viên phải trải qua kỳ thi đặc biệt, không uống rượu hay sử dụng ma túy, và phải vượt qua một cuộc kiểm tra thể chất.
Trại huấn luyện tân binh rất nghiêm khắc đòi hỏi phải có sức khỏe tốt và các kỹ năng thể chất. Bất chấp những thách thức này, ngày càng nhiều phụ nữ gia nhập lực lượng vũ trang.
Nữ tân binh Madison Foote cho biết:
"Tôi ngại nhất là hít đất. Tôi không giỏi hít đất cho lắm. Nhưng tôi nghĩ tôi có thể làm tất cả những thứ khác."
Trong khi thế giới đối mặt với những bất ổn chính trị khác nhau, và xung đột bùng lên ở mọi ngóc ngách trên toàn cầu, Mỹ được kỳ vọng đi đầu trong việc giải quyết khủng hoảng. Đôi khi điều đó có nghĩa là đưa quân ra nước ngoài.
Tân binh Oludare Ogunmadewa trải lòng:
"Cha mẹ tôi lo lắng. Cả gia đình tôi cũng lo lắng... nhưng đó là rủi ro mà tôi cảm thấy cần thiết cho bản thân, cần hơn cho con cái của tôi, để giữ cho tương lai của chúng an toàn."
Người tuyển binh nói nỗi lo sợ những điều bất trắc là lực cản lớn hơn so với việc bị điều tới vùng chiến tranh.
Trung sĩ Terrelle Thomas nói thêm rằng:
"Bốn tới sáu năm là một sự theo đuổi lớn. Rất nhiều thanh niên ngày nay nghĩ rằng nếu họ nhập ngũ khi 18 và ở trong quân đội bốn năm đến 22 tuổi, lúc đó họ quá già không làm được bất cứ điều gì khác."
Chế độ quân dịch chấm dứt tại Mỹ vào năm 1973, gần cuối cuộc Chiến tranh Việt Nam. Bây giờ binh sĩ phục vụ theo hợp đồng bốn tới sáu năm. Một số người thích gia hạn hợp đồng. Vì, theo lời Trung sĩ Thomas, những người trong quân đội khám phá ra một điều khó tìm thấy ở nơi khác.
Ông tiếp lời:
"Tình thân hữu. Rất nhiều cựu chiến binh phục vụ 20, 30 năm, điều chính mà họ kể với tôi, đặc biệt là khi họ đưa con cái họ tới văn phòng của chúng tôi, chính là tình thân hữu mà họ có được với những người mà họ từng gặp gỡ."
Trung sĩ Thomas sẽ sớm được thăng cấp thành trung sĩ kỹ thuật trong khi anh tiếp tục giúp những thanh niên Mỹ khám phá những điều mà họ có được khi nhập ngũ.
VOA
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Tại sao nhiều người tự nguyện nhập ngũ ở Mỹ?
Hầu hết các nước đều có chế độ quân dịch bắt buộc để đáp ứng những hạn ngạch quân đội của mình. Nhưng ở Mỹ nghĩa vụ quân sự mang tính tự nguyện. Tuy nhiên nhập ngũ ở Mỹ không phải là một quá trình dễ dàng.
Trung sĩ Terrelle Thomas gia nhập Không quân Hoa Kỳ chín năm trước. Bây giờ anh là người tuyển binh tại thành phố Woodbridge, bang Virginia.
Anh cho biết:
"Lúc đó tôi còn đang đi học. Tôi tự bỏ tiền túi trả học phí. Chật vật lắm. Tôi ở cùng với cha mẹ. Tôi tự nhủ, 'Không biết mình có thích việc này nữa hay không.' Thế là tôi vào nói chuyện với một người tuyển binh. Ông ấy rất niềm nở. Ông ấy giải thích cặn kẽ cho tôi, và rồi tôi vào Không quân luôn."
Đối với anh Benjamin Spahr, phục vụ trong quân đội là một truyền thống gia đình.
Tân binh Spahr chia sẻ:
"Mẹ tôi từng gia nhập Vệ binh Quốc gia, cha tôi từng là sĩ quan Không quân, vì thế từ nhỏ tôi đã quen với cuộc sống phải di chuyển chỗ ở nhiều nơi."
Phúc lợi giáo dục mà quân đội cung cấp là một lý do khác nữa. Nhưng vào được quân đội không phải là chuyện dễ. Ngoài việc phải ở một độ tuổi nhất định, ứng viên phải trải qua kỳ thi đặc biệt, không uống rượu hay sử dụng ma túy, và phải vượt qua một cuộc kiểm tra thể chất.
Trại huấn luyện tân binh rất nghiêm khắc đòi hỏi phải có sức khỏe tốt và các kỹ năng thể chất. Bất chấp những thách thức này, ngày càng nhiều phụ nữ gia nhập lực lượng vũ trang.
Nữ tân binh Madison Foote cho biết:
"Tôi ngại nhất là hít đất. Tôi không giỏi hít đất cho lắm. Nhưng tôi nghĩ tôi có thể làm tất cả những thứ khác."
Trong khi thế giới đối mặt với những bất ổn chính trị khác nhau, và xung đột bùng lên ở mọi ngóc ngách trên toàn cầu, Mỹ được kỳ vọng đi đầu trong việc giải quyết khủng hoảng. Đôi khi điều đó có nghĩa là đưa quân ra nước ngoài.
Tân binh Oludare Ogunmadewa trải lòng:
"Cha mẹ tôi lo lắng. Cả gia đình tôi cũng lo lắng... nhưng đó là rủi ro mà tôi cảm thấy cần thiết cho bản thân, cần hơn cho con cái của tôi, để giữ cho tương lai của chúng an toàn."
Người tuyển binh nói nỗi lo sợ những điều bất trắc là lực cản lớn hơn so với việc bị điều tới vùng chiến tranh.
Trung sĩ Terrelle Thomas nói thêm rằng:
"Bốn tới sáu năm là một sự theo đuổi lớn. Rất nhiều thanh niên ngày nay nghĩ rằng nếu họ nhập ngũ khi 18 và ở trong quân đội bốn năm đến 22 tuổi, lúc đó họ quá già không làm được bất cứ điều gì khác."
Chế độ quân dịch chấm dứt tại Mỹ vào năm 1973, gần cuối cuộc Chiến tranh Việt Nam. Bây giờ binh sĩ phục vụ theo hợp đồng bốn tới sáu năm. Một số người thích gia hạn hợp đồng. Vì, theo lời Trung sĩ Thomas, những người trong quân đội khám phá ra một điều khó tìm thấy ở nơi khác.
Ông tiếp lời:
"Tình thân hữu. Rất nhiều cựu chiến binh phục vụ 20, 30 năm, điều chính mà họ kể với tôi, đặc biệt là khi họ đưa con cái họ tới văn phòng của chúng tôi, chính là tình thân hữu mà họ có được với những người mà họ từng gặp gỡ."
Trung sĩ Thomas sẽ sớm được thăng cấp thành trung sĩ kỹ thuật trong khi anh tiếp tục giúp những thanh niên Mỹ khám phá những điều mà họ có được khi nhập ngũ.
VOA