Hình Ảnh & Sự Kiện

Tại sao ông Trump quyết bảo vệ các bức tượng Liên quân miền Nam?

Trên báo chí, ông Trump có thể bị phỉ báng vì bảo vệ các tượng đài của Liên quân miền Nam, nhưng với các cử tri, những người có ý nghĩa quan trọng nhất với chức vụ tổng thống của ông, thì đó là một câu chuyện hoàn toàn khác


Tại sao ông Trump quyết bảo vệ các bức tượng Liên quân miền Nam?

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã làm tất cả để bảo bảo vệ các tượng đài tượng niệm các tướng lĩnh của Liên quân miền Nam trong cuộc nội chiến Mỹ (1861-1865). Câu hỏi đặt ra là: Tại sao ông Trump lại làm vậy bất chấp sự phản đối của nhiều giới, trong đó có cả các đảng viên Cộng hòa?

Tượng Đại tướng quân đoàn miền Nam Robert Lee bị phá hoại tại Đại học Duke
Trong một loạt các tweet đăng tải hôm thứ Năm (19/8), ông Trump đã gọi bức tượng Lost Cause, đang bị xem xét di dời đi, là “rất đẹp” và bày tỏ sự thất vọng của mình khi chứng kiến lịch sử và văn hóa tuyệt vời của đất nước đang bị loại bỏ”.
Ông Trump cũng nhắc lại lời cảnh báo rằng các bức tượng của George Washington và Thomas Jefferson có thể là mục tiêu tiếp theo của những người cánh tả phản đối tượng đài.
Những lời bình luận đó đã không làm ông có thêm bất kỳ sự ủng hộ nào trong việc dập tắt những lời phê bình mà ông nhận được từ các phương tiện truyền thông, đảng Dân chủ và thậm chí nhiều đảng viên Cộng hòa vì những nhận xét ông đưa ra sau vụ bạo động ở Charlottesville, Virginia cuối tuần trước.
Đã một tuần trôi qua, nhiều người vẫn không thể tin rằng vị tổng thống của họ đã so sánh bạo lực của “cách tả” cũng tương tự như “cánh hữu”. Mặc dù, các lần khác thường thì ông Trump luôn nhận được những chỉ trích mạnh mẽ từ cùng một nhóm người trong các sự vụ gây tranh cãi, nhưng lần này đã có hai người từng rất ủng hộ Tổng thống đã chỉ trích những bình luận hôm thứ Năm của ông.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Bob Corker, người từng có tên trong danh sách rút gọn cho vị trí Ngoại trưởng trong nội các Trump, đã nói rằng tổng thống không hiểu “tính cách của dân tộc chúng ta”.
Ông Julius Krein, sáng lập viên của ấn phẩm “Trumpist” về Các vấn đề nước Mỹ, đã chối bỏ chính người mà họ lấy cảm hứng làm thương hiệu cho sản phẩm tri thức chính trị. Đối với ông Krein, sự kiện Charlottesville là giọt nước tràn ly và ông sẽ không còn ủng hộ người đàn ông mà ông đã cố gắng dựa vào để xây dựng hệ tư tưởng mới.
Ông Julius Krein viết trên tờ New York Times rằng: Việc làm nước Mỹ vĩ đại trở lại đã xa vời, ông Trump đã phản bội những nền tảng quyền công dân chung của chúng ta. Và hành động của ông đang gây nguy hiểm cho bất kỳ triển vọng nào của việc ban hành một chương trình nghị sự có thể khôi phục lời hứa vì cuộc sống Mỹ”.
Tuy nhiên, bất chấp những phản đối công khai nêu trên, lập trường của ông Trump trong việc phản ứng với sự kiện Charlottesville lại nhận được sự ủng hộ lớn từ quảng đại quần chúng.
Khi nói đến vấn đề dỡ bỏ các tượng đài của Liên quân miền Nam, đa số người Mỹ (62%) đứng về phía tổng thống và phản đối việc tháo dỡ.
Về những bình luận của ông Trump gây ra nhiều phản đối khi ông đổ lỗi cho cả hai phe tả và hữu trong thảm kịch đụng độ ở Charlottesville, cuộc thăm dò dư luận của SurveyMonkey chỉ ra rằng 40% người Mỹ đồng ý với nhận xét của tổng thống, và thêm 9% người dân cho rằng phe biểu tình-phản kháng thuộc cánh tả có nhiều lỗi hơn. Tính riêng những người Cộng hòa, chỉ có 18% đồng ý với ông Mitt Romney và truyền thông cho rằng phe cánh hữu phải đơn phương chịu trách nhiệm về vụ bạo động, trong khi 82% còn lại nhận định cả hai bên đều phải chịu trách nhiệm về sự cố tại Charlottesville.
Như vậy, đa số công chúng đang âm thầm đứng về phía ông Trump, và hoàn toàn phản đối những mong muốn của giới tinh anh chính trị và truyền thông. Đây là vị trí quen thuộc của ông Trump ngay từ khi tham gia chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016.
Trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống, ứng cử viên Donald Trump đã quá quen với việc quan điểm của mình bị phản bác kịch liệt từ các nhà bình luận và lãnh đạo chính trị  của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Vị Tổng thống tương lai lúc đó đã khởi động chiến dịch của mình với những ngôn từ khắc nghiệt đối với những người nhập cư bất hợp pháp, phạm tội hiếp dâm và đưa ma túy đến với nước Mỹ. Những bình luận này đã khiến ông Trump nhận phải những chỉ trích rộng khắp, tuy nhiên có lẽ đó cũng là lý do các cử tri Cộng hòa đã lựa chọn vị tỷ phú địa ốc làm ứng viên của đảng tham gia tranh cử tổng thống.
Ông Trump tỏ rõ mình là một chiến binh. Ông đã và đang nói về những vấn đề mà nhiều người Mỹ quan tâm, nhưng có ít chính trị gia nói đến.Ông Trump đã có thể biến những nhận xét của mình thành một cuộc tranh luận về sự ba phải chính trị (political correctness), điều mà ông cho là “đang giết chết” nước Mỹ.
Ông Trump có thể tin tưởng vào sự ủng hộ của đa số người Mỹ trong cuộc tranh luận đó. Cuộc thăm dò dư luận của hãng Pew cho thấy 59% người Mỹ cho rằng những người đồng hương của họ quá dễ cảm thấy bị xúc phạm. Trong đó, có tới 78% người của đảng Cộng hòa đồng tình với ý kiến này.
Trong cuộc chiến đang thực hiện chống lại ‘ba phải chính trị’, ông Trump đã tìm thấy một sự phổ quát, nhưng bị bỏ qua để có thể kết nối với các cử tri.
Vấn đề bị phản ứng gay gắt nhất mà ông Trump đẩy mạnh trong suốt chiến dịch tranh cử của mình là ủng hộ lệnh cấm người Hồi giáo nhập cư vào Mỹ. Quan điểm này được đưa ra vào tháng 12/2015, đã dẫn tới những lời chỉ trích mạnh mẽ nhất đối với ông Trump từ trước tới nay.
Khi đó, gần như mọi đảng viên Cộng hòa đã vội vã khẳng định họ phản đối ý tưởng đó, bao gồm cả phó tổng thống tương lai của Trump, ông Mike Pence. Rất ít người trong giới chính trị và phương tiện truyền thông dám công khai bảo vệ đề xuất hạn chế nhập cư Hồi giáo của ứng viên Donald Trump.
Nhưng một lần nữa, lại có đa số người âm thầm ủng hộ đề xuất của ông Trump. Trong suốt chiến dịch tranh cử, thăm dò dư luận cho thấy rằng phân nửa người Mỹ đã ủng hộ biện pháp của ông Trump, trong đó đa số người Cộng hòa (71%) ủng hộ điều này.
Đề xuất lệnh cấm nhập cư Hồi giáo được xem là một nhân tố chính yếu trong việc ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa và cuối cùng là đảm bảo cho chức vụ tổng thống của ông trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sau đó.
Phản ứng của ông Trump với các sự kiện cuối tuần trước chỉ ra rằng ông thêm một lần thực hiện một hình thức chiến tranh văn hóa của riêng mình. Xét về mặt thuật ngữ, chiến tranh văn hóa thông thường gắn liền với những người bảo thủ xã hội và những nỗ lực của họ chống lại các hành vi phá thai, hôn nhân đồng giới và các trò chơi điện tử kích thích bạo lực.
Nhưng với ông Trump, cuộc chiến tranh văn hóa có sự khác biệt.
Cuộc chiến văn hóa đó không phải khởi nguồn từ các mối quan tâm truyền thống của những người bảo thủ xã hội và công giáo phúc âm. Xung đột văn hóa của Tổng thống hoàn toàn là thế tục. Thay vì khởi phát vì lý do tôn giáo, cuộc chiến văn hóa này được thúc đẩy bởi những lo ngại về bản sắc dân tộc và được nhấn mạnh bởi sự chia rẽ sâu sắc giữa quan điểm của tầng lớp thượng lưu và trung lưu.
Về cơ bản, ông Trump đã chiến đấu chống lại sự ba phải chính trị và phơi bày đạo đức sáo rỗng của những tiếng kêu than phản đối ông và chúc mừng những người ủng hộ ông. Những gì ông đã thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống 2016 đã cho thấy sự thành công của thông điệp này.
Hiện tại, Tổng thống Donald Trump đang định vị mình là người bảo vệ di sản Mỹ, chống lại việc lật đổ các bức tượng của các anh hùng quốc gia như Washington và Jefferson. Ông cũng đang đẩy mạnh phản đối câu chuyện cho rằng những người cánh tả phản biểu tình, tự xưng là nhóm chống phát xít là cao quý và chỉ hành động tự vệ chứ không tấn công đối phương.
Đối với cử tri ủng hộ ông Trump, những người cánh tả bạo lực là một mối đe dọa cần phải được giải quyết. Họ nhận thức rõ ràng rằng họ có thể là những người tiếp theo bị gây hấn và đánh đập nếu tham gia vào các sự kiện ủng hộ Trump, bất kể họ cũng ghét những người cực hữu ở mức nào.
Với Antifa, tất cả những người Cộng hòa đều là Phát-xít.
Cả về vấn đề các bức tượng và bạo lực cánh tả, ông Trump đứng cùng với đa số âm thầm chống lại quan điểm của giới tinh hoa, cho thấy ông đã không từ bỏ cuộc chiến văn hóa mà ông đã từng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Tương phản với các ảo tưởng của Kerin, Trumpism (chủ nghĩa Trump) không chỉ là chính sách thương mại.
Kể từ khi nhậm chức, một điều có thể nhận thấy rõ ràng rằng ông Trump không thể thu toàn bộ đất nước ủng hộ vị thế tổng thống của mình.Những người cấp tiến cánh tả sẽ luôn luôn thù ghét ông Trump bất kể ông nói và làm điều gì.
Ông Trump cho thấy sự khôn ngoan của mình khi ông hành động khiến cử tri trung thành của mình hài lòng khi không thể dựa vào việc thu hút tất cả mọi người. Ông phải giữ một số ủng hộ, và tiếp tục nhiệt huyết với cử tri của mình để đảm bảo hầu hết những người Cộng hòa sẽ sát cánh với ông.
Trên báo chí, ông Trump có thể bị phỉ báng vì bảo vệ các tượng đài của Liên quân miền Nam, nhưng với các cử tri, những người có ý nghĩa quan trọng nhất với chức vụ tổng thống của ông, thì đó là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Tác giả: Scott Greer, Trump’s Culture War
Tân Bình dịch


Đáng gờm với đạo quân cánh tả Antifa tại Mỹ

15/08/2017 13:46 GMT+7
TTO - Phân biệt chủng tộc, đề cao người da trắng là một hiện tượng không mới tại Mỹ, tuy nhiên ít người biết có một đạo quân đông đảo đang âm thầm trỗi dậy chuyên đi săn lùng các nhóm tân phát xít.
Đáng gờm với đạo quân cánh tả Antifa tại Mỹ
Người biểu tình chống phát xít ở thành phố Charlottesville cuối tuần qua - ảnh: REUTERS

Vụ bạo động và cái chết của một người biểu tình ở thành phố Charlottesville, tiểu bang Virginia (Mỹ) cuối tuần qua bị phần lớn dư luận đổ cho các nhóm cực hữu có tư tưởng phát xít.
Tổng thống Donald Trump bị chỉ trích dữ dội vì không nêu đích danh các nhóm này trong phát ngôn lên án, thay vào đó ông chỉ nói bạo lực xảy ra “do lỗi của nhiều bên”.
Hôm qua (14-8), ông Trump phải chịu thua trước áp lực và lên tiếng phê phán KKK (Ku Klux Klan) – phong trào cực hữu bao gồm các thành viên có tư tưởng thượng tôn da trắng.
Tuy nhiên, nhiều người thuộc phe bảo thủ cho rằng lỗi cũng nằm ở Antifa - một nhóm cực tả chuyên đi chống phát xít.
Antifa là gì?
Antifa là viết tắt của cụm từ “Anti-Fascist Action” (hành động chống phát xít). Nguyên nhân xã hội của phong trào này rõ ràng mang tính thiên tả.
Các nhà phê bình cho rằng truyền thông dễ dàng bỏ qua hành động bạo lực của Antifa vì các nhóm này đấu tranh chống lại những kẻ thượng tôn da trắng và hệ tư tưởng phát xít.
Hầu hết thành viên Antifa phản đối tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc, giới tính và lên án mạnh mẽ những chính sách mang hơi hướng chủ nghĩa dân tộc, chống nhập cư, chống Hồi giáo của Tổng thống Trump.
Tuy nhiên, đúng với tên gọi, Antifa tập trung nhiều hơn vào cuộc đấu tranh với hệ tư tưởng cực hữu và không quan tâm lắm chuyện làm sao thúc đẩy các chính sách cực tả.
Khác với phong trào cực tả chính thống, Antifa không tìm kiếm quyền lực thông qua các kênh truyền thống - ví dụ như tranh cử, vận động cho các dự luật… Antifa chỉ thuần chống chính phủ và chống tư bản.
Antifa không ngại dùng các phương pháp biểu tình bạo lực, trong đó bao gồm phá hủy tài sản và đôi khi là hành hung. Họ đã có mặt trong các cuộc biểu tình bạo lực phản đối ông Trump, và tất nhiên là cả Charlottesville.
Xuất hiện cùng thời với hệ tư tưởng phát xít, các nhóm Antifa hoạt động tích cực nhất hiện nay nằm ở Anh, Mỹ (dưới tên gọi Anti-Fascist Action) và ở Đức (Antifaschistische Aktion).
Đáng gờm với đạo quân cánh tả Antifa tại Mỹ
Dọn dẹp kính vỡ do những người biểu tình gây ra - Ảnh: REUTERS
Gắn mác khủng bố?
Theo đài BBC của Anh, Antifa đã trở thành một chủ đề nóng trên các trang web thiên hữu và trong giới chuyên gia bảo thủ.
Nhà bình luận Erick Erickson của đài Fox News (Mỹ), một đại diện của phe bảo thủ, nhận xét: “Antifa và phong trào thượng tôn da trắng là hai mặt của một đồng xu. Người biểu tình ở Charlottesville thiệt mạng vì nhóm tân phát xít, trong khi hàng chục người khác đổ máu nằm bên lề đường gây ra bởi Antifa”.
Giữa lúc này, một kiến nghị yêu cầu Tổng thống Donald Trump gắn mác “khủng bố nội địa” cho Antifa đã thu hút gần 100.000 người trên trang web change.org.
Antifa trước nay ít thu hút sự chú ý của truyền thông chính thống, nhưng mọi thứ có thể sẽ sớm thay đổi.
Ông James Anderson, một người nằm trong nhóm điều hành trang web Antifa “Its Going Down”, cho biết sự quan tâm đối với phong trào đã tăng mạnh kể từ ngày ông Trump đắc cử.
Trang web của ông hồi năm 2015 chỉ có 300 lượt ghé thăm mỗi ngày, nhưng bây giờ là 10 - 20 ngàn.
Theo nhà hoạt động này, các sự kiện ở Charlottesville cuối tuần qua mang lại những thay đổi lớn trong cách nhận thức về Antifa.
“Đây là bước ngoặt lớn đối với chúng tôi. Chúng tôi đang hợp tác với phong trào Black Lives Matter, giới chức nhà thờ… Antifa không muốn mình chỉ là một nhóm dân quân đơn độc” - ông Anderson nói.
“Mấu chốt nằm ở sức mạnh quần chúng. Đôi khi Antifa có thể gây tranh cãi, nhưng đây là một phong trào rộng lớn và chúng tôi tìm kiếm tương tác với nhiều thành phần xã hội” - ông Anderson chốt lại.
Đáng gờm với đạo quân cánh tả Antifa tại Mỹ
Tưởng nhớ nạn nhân thiệt mạng trong vụ bạo lực ở Charlottesville - Ảnh: REUTERS

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tại sao ông Trump quyết bảo vệ các bức tượng Liên quân miền Nam?

Trên báo chí, ông Trump có thể bị phỉ báng vì bảo vệ các tượng đài của Liên quân miền Nam, nhưng với các cử tri, những người có ý nghĩa quan trọng nhất với chức vụ tổng thống của ông, thì đó là một câu chuyện hoàn toàn khác


Tại sao ông Trump quyết bảo vệ các bức tượng Liên quân miền Nam?

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã làm tất cả để bảo bảo vệ các tượng đài tượng niệm các tướng lĩnh của Liên quân miền Nam trong cuộc nội chiến Mỹ (1861-1865). Câu hỏi đặt ra là: Tại sao ông Trump lại làm vậy bất chấp sự phản đối của nhiều giới, trong đó có cả các đảng viên Cộng hòa?

Tượng Đại tướng quân đoàn miền Nam Robert Lee bị phá hoại tại Đại học Duke
Trong một loạt các tweet đăng tải hôm thứ Năm (19/8), ông Trump đã gọi bức tượng Lost Cause, đang bị xem xét di dời đi, là “rất đẹp” và bày tỏ sự thất vọng của mình khi chứng kiến lịch sử và văn hóa tuyệt vời của đất nước đang bị loại bỏ”.
Ông Trump cũng nhắc lại lời cảnh báo rằng các bức tượng của George Washington và Thomas Jefferson có thể là mục tiêu tiếp theo của những người cánh tả phản đối tượng đài.
Những lời bình luận đó đã không làm ông có thêm bất kỳ sự ủng hộ nào trong việc dập tắt những lời phê bình mà ông nhận được từ các phương tiện truyền thông, đảng Dân chủ và thậm chí nhiều đảng viên Cộng hòa vì những nhận xét ông đưa ra sau vụ bạo động ở Charlottesville, Virginia cuối tuần trước.
Đã một tuần trôi qua, nhiều người vẫn không thể tin rằng vị tổng thống của họ đã so sánh bạo lực của “cách tả” cũng tương tự như “cánh hữu”. Mặc dù, các lần khác thường thì ông Trump luôn nhận được những chỉ trích mạnh mẽ từ cùng một nhóm người trong các sự vụ gây tranh cãi, nhưng lần này đã có hai người từng rất ủng hộ Tổng thống đã chỉ trích những bình luận hôm thứ Năm của ông.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Bob Corker, người từng có tên trong danh sách rút gọn cho vị trí Ngoại trưởng trong nội các Trump, đã nói rằng tổng thống không hiểu “tính cách của dân tộc chúng ta”.
Ông Julius Krein, sáng lập viên của ấn phẩm “Trumpist” về Các vấn đề nước Mỹ, đã chối bỏ chính người mà họ lấy cảm hứng làm thương hiệu cho sản phẩm tri thức chính trị. Đối với ông Krein, sự kiện Charlottesville là giọt nước tràn ly và ông sẽ không còn ủng hộ người đàn ông mà ông đã cố gắng dựa vào để xây dựng hệ tư tưởng mới.
Ông Julius Krein viết trên tờ New York Times rằng: Việc làm nước Mỹ vĩ đại trở lại đã xa vời, ông Trump đã phản bội những nền tảng quyền công dân chung của chúng ta. Và hành động của ông đang gây nguy hiểm cho bất kỳ triển vọng nào của việc ban hành một chương trình nghị sự có thể khôi phục lời hứa vì cuộc sống Mỹ”.
Tuy nhiên, bất chấp những phản đối công khai nêu trên, lập trường của ông Trump trong việc phản ứng với sự kiện Charlottesville lại nhận được sự ủng hộ lớn từ quảng đại quần chúng.
Khi nói đến vấn đề dỡ bỏ các tượng đài của Liên quân miền Nam, đa số người Mỹ (62%) đứng về phía tổng thống và phản đối việc tháo dỡ.
Về những bình luận của ông Trump gây ra nhiều phản đối khi ông đổ lỗi cho cả hai phe tả và hữu trong thảm kịch đụng độ ở Charlottesville, cuộc thăm dò dư luận của SurveyMonkey chỉ ra rằng 40% người Mỹ đồng ý với nhận xét của tổng thống, và thêm 9% người dân cho rằng phe biểu tình-phản kháng thuộc cánh tả có nhiều lỗi hơn. Tính riêng những người Cộng hòa, chỉ có 18% đồng ý với ông Mitt Romney và truyền thông cho rằng phe cánh hữu phải đơn phương chịu trách nhiệm về vụ bạo động, trong khi 82% còn lại nhận định cả hai bên đều phải chịu trách nhiệm về sự cố tại Charlottesville.
Như vậy, đa số công chúng đang âm thầm đứng về phía ông Trump, và hoàn toàn phản đối những mong muốn của giới tinh anh chính trị và truyền thông. Đây là vị trí quen thuộc của ông Trump ngay từ khi tham gia chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016.
Trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống, ứng cử viên Donald Trump đã quá quen với việc quan điểm của mình bị phản bác kịch liệt từ các nhà bình luận và lãnh đạo chính trị  của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Vị Tổng thống tương lai lúc đó đã khởi động chiến dịch của mình với những ngôn từ khắc nghiệt đối với những người nhập cư bất hợp pháp, phạm tội hiếp dâm và đưa ma túy đến với nước Mỹ. Những bình luận này đã khiến ông Trump nhận phải những chỉ trích rộng khắp, tuy nhiên có lẽ đó cũng là lý do các cử tri Cộng hòa đã lựa chọn vị tỷ phú địa ốc làm ứng viên của đảng tham gia tranh cử tổng thống.
Ông Trump tỏ rõ mình là một chiến binh. Ông đã và đang nói về những vấn đề mà nhiều người Mỹ quan tâm, nhưng có ít chính trị gia nói đến.Ông Trump đã có thể biến những nhận xét của mình thành một cuộc tranh luận về sự ba phải chính trị (political correctness), điều mà ông cho là “đang giết chết” nước Mỹ.
Ông Trump có thể tin tưởng vào sự ủng hộ của đa số người Mỹ trong cuộc tranh luận đó. Cuộc thăm dò dư luận của hãng Pew cho thấy 59% người Mỹ cho rằng những người đồng hương của họ quá dễ cảm thấy bị xúc phạm. Trong đó, có tới 78% người của đảng Cộng hòa đồng tình với ý kiến này.
Trong cuộc chiến đang thực hiện chống lại ‘ba phải chính trị’, ông Trump đã tìm thấy một sự phổ quát, nhưng bị bỏ qua để có thể kết nối với các cử tri.
Vấn đề bị phản ứng gay gắt nhất mà ông Trump đẩy mạnh trong suốt chiến dịch tranh cử của mình là ủng hộ lệnh cấm người Hồi giáo nhập cư vào Mỹ. Quan điểm này được đưa ra vào tháng 12/2015, đã dẫn tới những lời chỉ trích mạnh mẽ nhất đối với ông Trump từ trước tới nay.
Khi đó, gần như mọi đảng viên Cộng hòa đã vội vã khẳng định họ phản đối ý tưởng đó, bao gồm cả phó tổng thống tương lai của Trump, ông Mike Pence. Rất ít người trong giới chính trị và phương tiện truyền thông dám công khai bảo vệ đề xuất hạn chế nhập cư Hồi giáo của ứng viên Donald Trump.
Nhưng một lần nữa, lại có đa số người âm thầm ủng hộ đề xuất của ông Trump. Trong suốt chiến dịch tranh cử, thăm dò dư luận cho thấy rằng phân nửa người Mỹ đã ủng hộ biện pháp của ông Trump, trong đó đa số người Cộng hòa (71%) ủng hộ điều này.
Đề xuất lệnh cấm nhập cư Hồi giáo được xem là một nhân tố chính yếu trong việc ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa và cuối cùng là đảm bảo cho chức vụ tổng thống của ông trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sau đó.
Phản ứng của ông Trump với các sự kiện cuối tuần trước chỉ ra rằng ông thêm một lần thực hiện một hình thức chiến tranh văn hóa của riêng mình. Xét về mặt thuật ngữ, chiến tranh văn hóa thông thường gắn liền với những người bảo thủ xã hội và những nỗ lực của họ chống lại các hành vi phá thai, hôn nhân đồng giới và các trò chơi điện tử kích thích bạo lực.
Nhưng với ông Trump, cuộc chiến tranh văn hóa có sự khác biệt.
Cuộc chiến văn hóa đó không phải khởi nguồn từ các mối quan tâm truyền thống của những người bảo thủ xã hội và công giáo phúc âm. Xung đột văn hóa của Tổng thống hoàn toàn là thế tục. Thay vì khởi phát vì lý do tôn giáo, cuộc chiến văn hóa này được thúc đẩy bởi những lo ngại về bản sắc dân tộc và được nhấn mạnh bởi sự chia rẽ sâu sắc giữa quan điểm của tầng lớp thượng lưu và trung lưu.
Về cơ bản, ông Trump đã chiến đấu chống lại sự ba phải chính trị và phơi bày đạo đức sáo rỗng của những tiếng kêu than phản đối ông và chúc mừng những người ủng hộ ông. Những gì ông đã thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống 2016 đã cho thấy sự thành công của thông điệp này.
Hiện tại, Tổng thống Donald Trump đang định vị mình là người bảo vệ di sản Mỹ, chống lại việc lật đổ các bức tượng của các anh hùng quốc gia như Washington và Jefferson. Ông cũng đang đẩy mạnh phản đối câu chuyện cho rằng những người cánh tả phản biểu tình, tự xưng là nhóm chống phát xít là cao quý và chỉ hành động tự vệ chứ không tấn công đối phương.
Đối với cử tri ủng hộ ông Trump, những người cánh tả bạo lực là một mối đe dọa cần phải được giải quyết. Họ nhận thức rõ ràng rằng họ có thể là những người tiếp theo bị gây hấn và đánh đập nếu tham gia vào các sự kiện ủng hộ Trump, bất kể họ cũng ghét những người cực hữu ở mức nào.
Với Antifa, tất cả những người Cộng hòa đều là Phát-xít.
Cả về vấn đề các bức tượng và bạo lực cánh tả, ông Trump đứng cùng với đa số âm thầm chống lại quan điểm của giới tinh hoa, cho thấy ông đã không từ bỏ cuộc chiến văn hóa mà ông đã từng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Tương phản với các ảo tưởng của Kerin, Trumpism (chủ nghĩa Trump) không chỉ là chính sách thương mại.
Kể từ khi nhậm chức, một điều có thể nhận thấy rõ ràng rằng ông Trump không thể thu toàn bộ đất nước ủng hộ vị thế tổng thống của mình.Những người cấp tiến cánh tả sẽ luôn luôn thù ghét ông Trump bất kể ông nói và làm điều gì.
Ông Trump cho thấy sự khôn ngoan của mình khi ông hành động khiến cử tri trung thành của mình hài lòng khi không thể dựa vào việc thu hút tất cả mọi người. Ông phải giữ một số ủng hộ, và tiếp tục nhiệt huyết với cử tri của mình để đảm bảo hầu hết những người Cộng hòa sẽ sát cánh với ông.
Trên báo chí, ông Trump có thể bị phỉ báng vì bảo vệ các tượng đài của Liên quân miền Nam, nhưng với các cử tri, những người có ý nghĩa quan trọng nhất với chức vụ tổng thống của ông, thì đó là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Tác giả: Scott Greer, Trump’s Culture War
Tân Bình dịch


Đáng gờm với đạo quân cánh tả Antifa tại Mỹ

15/08/2017 13:46 GMT+7
TTO - Phân biệt chủng tộc, đề cao người da trắng là một hiện tượng không mới tại Mỹ, tuy nhiên ít người biết có một đạo quân đông đảo đang âm thầm trỗi dậy chuyên đi săn lùng các nhóm tân phát xít.
Đáng gờm với đạo quân cánh tả Antifa tại Mỹ
Người biểu tình chống phát xít ở thành phố Charlottesville cuối tuần qua - ảnh: REUTERS

Vụ bạo động và cái chết của một người biểu tình ở thành phố Charlottesville, tiểu bang Virginia (Mỹ) cuối tuần qua bị phần lớn dư luận đổ cho các nhóm cực hữu có tư tưởng phát xít.
Tổng thống Donald Trump bị chỉ trích dữ dội vì không nêu đích danh các nhóm này trong phát ngôn lên án, thay vào đó ông chỉ nói bạo lực xảy ra “do lỗi của nhiều bên”.
Hôm qua (14-8), ông Trump phải chịu thua trước áp lực và lên tiếng phê phán KKK (Ku Klux Klan) – phong trào cực hữu bao gồm các thành viên có tư tưởng thượng tôn da trắng.
Tuy nhiên, nhiều người thuộc phe bảo thủ cho rằng lỗi cũng nằm ở Antifa - một nhóm cực tả chuyên đi chống phát xít.
Antifa là gì?
Antifa là viết tắt của cụm từ “Anti-Fascist Action” (hành động chống phát xít). Nguyên nhân xã hội của phong trào này rõ ràng mang tính thiên tả.
Các nhà phê bình cho rằng truyền thông dễ dàng bỏ qua hành động bạo lực của Antifa vì các nhóm này đấu tranh chống lại những kẻ thượng tôn da trắng và hệ tư tưởng phát xít.
Hầu hết thành viên Antifa phản đối tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc, giới tính và lên án mạnh mẽ những chính sách mang hơi hướng chủ nghĩa dân tộc, chống nhập cư, chống Hồi giáo của Tổng thống Trump.
Tuy nhiên, đúng với tên gọi, Antifa tập trung nhiều hơn vào cuộc đấu tranh với hệ tư tưởng cực hữu và không quan tâm lắm chuyện làm sao thúc đẩy các chính sách cực tả.
Khác với phong trào cực tả chính thống, Antifa không tìm kiếm quyền lực thông qua các kênh truyền thống - ví dụ như tranh cử, vận động cho các dự luật… Antifa chỉ thuần chống chính phủ và chống tư bản.
Antifa không ngại dùng các phương pháp biểu tình bạo lực, trong đó bao gồm phá hủy tài sản và đôi khi là hành hung. Họ đã có mặt trong các cuộc biểu tình bạo lực phản đối ông Trump, và tất nhiên là cả Charlottesville.
Xuất hiện cùng thời với hệ tư tưởng phát xít, các nhóm Antifa hoạt động tích cực nhất hiện nay nằm ở Anh, Mỹ (dưới tên gọi Anti-Fascist Action) và ở Đức (Antifaschistische Aktion).
Đáng gờm với đạo quân cánh tả Antifa tại Mỹ
Dọn dẹp kính vỡ do những người biểu tình gây ra - Ảnh: REUTERS
Gắn mác khủng bố?
Theo đài BBC của Anh, Antifa đã trở thành một chủ đề nóng trên các trang web thiên hữu và trong giới chuyên gia bảo thủ.
Nhà bình luận Erick Erickson của đài Fox News (Mỹ), một đại diện của phe bảo thủ, nhận xét: “Antifa và phong trào thượng tôn da trắng là hai mặt của một đồng xu. Người biểu tình ở Charlottesville thiệt mạng vì nhóm tân phát xít, trong khi hàng chục người khác đổ máu nằm bên lề đường gây ra bởi Antifa”.
Giữa lúc này, một kiến nghị yêu cầu Tổng thống Donald Trump gắn mác “khủng bố nội địa” cho Antifa đã thu hút gần 100.000 người trên trang web change.org.
Antifa trước nay ít thu hút sự chú ý của truyền thông chính thống, nhưng mọi thứ có thể sẽ sớm thay đổi.
Ông James Anderson, một người nằm trong nhóm điều hành trang web Antifa “Its Going Down”, cho biết sự quan tâm đối với phong trào đã tăng mạnh kể từ ngày ông Trump đắc cử.
Trang web của ông hồi năm 2015 chỉ có 300 lượt ghé thăm mỗi ngày, nhưng bây giờ là 10 - 20 ngàn.
Theo nhà hoạt động này, các sự kiện ở Charlottesville cuối tuần qua mang lại những thay đổi lớn trong cách nhận thức về Antifa.
“Đây là bước ngoặt lớn đối với chúng tôi. Chúng tôi đang hợp tác với phong trào Black Lives Matter, giới chức nhà thờ… Antifa không muốn mình chỉ là một nhóm dân quân đơn độc” - ông Anderson nói.
“Mấu chốt nằm ở sức mạnh quần chúng. Đôi khi Antifa có thể gây tranh cãi, nhưng đây là một phong trào rộng lớn và chúng tôi tìm kiếm tương tác với nhiều thành phần xã hội” - ông Anderson chốt lại.
Đáng gờm với đạo quân cánh tả Antifa tại Mỹ
Tưởng nhớ nạn nhân thiệt mạng trong vụ bạo lực ở Charlottesville - Ảnh: REUTERS

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm