Mỗi Ngày Một Chuyện

Tại sao phải đưa Trung Cộng ra tòa án trọng tài về vấn đề Hoàng Sa Trường Sa?

Trước sự kiện xảy ra ở Bãi Tư Chính, tiếp theo nhiều sự kiện TC uy hiếp tại Biển Đông, dư luận quốc tế và Việt Nam khuyên Việt Nam nên đưa Trung Cộng ra tòa án quốc tế để giải quyết.


Vào đầu tháng 7 năm 2019, trước sự lấn áp và quấy nhiễu của các tàu tuần dương của Trung Cộng (TC) tại Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền  kinh tế của  Việt Nam, nhà cầm quyền CS Việt Nam đã cho tàu tuần dương theo dõi và đối đầu lại đồng thời lên tiếng (tuy có muộn) chỉ đích danh TC là thủ phạm và yêu cầu TC rút tàu khảo sát và tuần dương ra khỏi vùng này. Đây là một hành động được nhiều giới quan sát hoan nghinh, vì dám lên tiếng xác nhận chủ quyền của mình. Kế tiếp, lần lượt Hoa Kỳ và một số nước đã lên tiếng yêu cầu TC không bắt nạt và uy hiếp các nước nhỏ láng giềng.

Dĩ nhiên là TC rất tức tối và đã phản bác. Đó bản chất một nhà nước độc tài, ngang ngược, tráo trở bất chấp luật pháp quốc tế như Trung Cộng mà ai cũng biết.

Trước sự kiện xảy ra ở Bãi Tư Chính, tiếp theo nhiều sự kiện TC uy hiếp tại Biển Đông, dư luận quốc tế và Việt Nam khuyên Việt Nam nên đưa Trung Cộng ra tòa án quốc tế để giải quyết.

Trước đây cũng có nhiều người khuyên Việt Nam nên làm như vậy nhưng nhà cầm quyền vẫn cứ yên lặng làm ngơ để cho Trung Cộng ngày càng làm mưa làm gió trên Biển Đông trong khi chủ quyền của đất nước bị xâm phạm, ngoài ra nếu để càng lâu thì việc giải quyết càng trở nên khó khăn.

Nay thì ý kiến nói trên ngày càng mạnh mẽ và càng nhiều. Trong bài này chúng ta hãy phân tích tại sao Việt Nam cần đưa TC ra tòa án quốc tế và cơ may thắng kiện như thế nào?

Trước hết, chúng tôi xin liệt kê những phương thức để giải quyết các tranh chấp quốc tế như vấn đề ở Biển Đông là một như thế nào.

1-      Ngoại giao, thương lượng.

Đây là phương thức thông thường nhất để giải quyết trong hòa bình. Hai bên gặp nhau, thảo luận, thương thuyết, trao đổi để tìm sự đồng ý với nhau.

Nhưng phương pháp này chỉ có hiệu quả khi các đối tác là những quốc gia dân chủ, có cùng suy nghĩ như nhau, tôn trọng lẽ phải, luật pháp quốc tế, và tôn trọng lẫn nhau. Ngoài ra, vấn đề tranh chấp không quá lớn để hai bên có thể thương lượng và chấp nhận dễ dàng.

Ngược lại, đối với những nhà nước độc tài, ngang ngược, ỷ mạnh hiếp yếu, bất chấp luật pháp quốc tế như nhà nước cộng sản Bắc Kinh thì phương pháp này chỉ tốn thì giờ vô ích.

2-      Áp lực ngoại giao, chính trị, kinh tế.

Đây là phương cách đối xử với những nhà nước ngoan cố, bất chấp dư luận quốc tế, người ta buộc lòng phải sử dụng những áp lực như cô lập ngoại giao, trừng phạt bao vây kinh tế, đôi khi cần có áp lực quân sự (nhưng chưa sử dụng), buộc đối phương ở vào thế yếu, phải chấp nhận.

Phương pháp này chỉ có hiệu lực đối với các nước nhỏ, yếu kinh tế và quân sự. Ngược lại, những nước lớn và ngang ngược như Trung Cộng thì rất khó có kết quả.

Ngoài ra, bên tạo áp lực phải có sức mạnh kinh tế, quân sự, chính trị mới có hy vọng làm thay đổi đối thủ.

3-      Pháp Lý quốc tế

Phương pháp pháp lý quốc tế có nghĩa là đưa đối phương ra tòa án quốc tế có thẩm quyền dựa vào những bộ luật quốc tế buộc kẻ thua phải chấp nhận thi hành. Ở đây, căn bản là Công Ước Quốc Tế về Biển năm 1982. Đây là cách thức tốt nhất, hòa bình nhất.

Phương pháp pháp lý cũng tùy thuộc vào quốc gia bị kiện có tôn thủ luật pháp hay không, có sẵn sàng đón nhận những thủ tục pháp lý hay không, có chấp nhận phán quyết và định chế quốc tế có đủ quyền lực buộc nước thua phải thi hành án lệnh không?

Đối với Trung Cộng, ngoài là một nước bất chấp luật pháp quốc tế, có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, còn là một thành viên có quyền phủ quyết trong Hội Đồng Bảo An LHQ, đây là vấn đề cần phải được lưu tâm.

Tuy nhiên, phán quyết của tòa án quốc tế cũng vẫn là cơ sở quan trọng và căn bản để giải quyết các vấn đề bất đồng quốc tế, trong đó vấn đề Biển Đông.

Phán quyết của tòa Trọng Tài PCA trong vụ Phi Luật Tân kiện Trung Cộng ở Biển Đông năm 2016 mà phần thắng về phía nước Phi, mặc dù TC phủ nhận phán quyết, nhưng Phi Luật Tân có thể dùng nó để kêu gọi quốc tế áp lực buộc Trung Cộng phải nhượng bộ. Ngoài ra, các nước khác có thể dùng án lệ này để áp dụng vào những trường hợp tương tự.

Rất tiếc Tổng Thống Phi Luật Tân là ông Duterte đã không biết khai thác lợi điểm của mình, lại khiếp nhược đi hợp tác với địch khiến cho bên địch giữ thế chủ động, tiếp tục uy hiếp các vùng lãnh hải gây bất lợi cho Phi Luật Tân.

4-      Phương pháp quân sự.

Đây là phương thức bất đắc dĩ lắm mới phải áp dụng. Trường hợp Iraq xâm chiếm Kuwait bằng vũ lực năm 1990, Liên quân Liên Hiệp Quốc dưới quyền chỉ huy của Hoa Kỳ đã đánh bại Iraq ra khỏi Kuwait sau 100 ngày tham chiến.

Trận Kosovo cũng tương tự, nhưng thay vì Liên Hiệp Quốc (do Nga phủ quyết), trường hợp này NATO đã tấn công Liên Bang Nam Tư vì lý do diệt chủng và vi phạm nhân quyền đối với người Albania tại Kosovo.

Việc sử dụng quân sự cần được Liên Hiệp Quốc chấp thuận với đa số thành viên Hội Đồng Bảo An LHQ chấp nhận và không bị phủ quyết bởi một trong 5 thành viên thường trực. Phương pháp này khó thi hành nếu bên bị là thành viên phủ quyết. (Kẻ cướp ngồi ghế quan tòa như TC hiện nay).

5-      Phương pháp hỗn hợp.

Người ra có thể sử dụng hỗn hợp tất cả các phương pháp kể trên như ngoại giao, đàm phán, cấm vận kinh tế, cô lập chính trị,  dùng pháp lý quốc tế, tuy nhiên đôi khi  vẫn cần có áp lực quân sự.

Ngoài ra, muốn thành công, một liên minh của nhiều quốc gia để tạo sức mạnh chính trị, kinh tế và cả về quân sự là cần thiết để bao vây đối phương buộc phải tuân theo phán quyết của tòa án.

TRƯỜNG HỢP HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Trung Cộng đã dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa, Trường Sa và các thực thể mà họ tự ý bồi đắp, cải tạo các đảo nhân tạo, phương pháp ngoại giao đã được thực hiện từ lâu nhưng hoàn toàn thất bại, lý do ai cũng biết. Các nước ASEAN đã nhiều cố gắng vô vọng hàng chục năm nay.

Phương pháp tạo áp lực cũng sẽ không có hiệu quả vì nếu những quốc gia nạn nhân tại Biển Đông không đủ sức mạnh tạo áp lực chính trị, cũng như kinh tế và quân sự. Vì thế pháp lý là giải pháp quan trọng nhất, dễ thực hiện nhất, hòa bình nhất và có nhiều cơ may toàn thắng vì đã có án lệ trước đó từ  tòa trọng tài quốc tế La Haye xử thắng cho nguyên đơn là Phi Luật Tân.

Tuy nhiên nếu chỉ có pháp lý không thôi thì vẫn chưa đủ mạnh để buộc đối phương thi hành pháp quyết của tòa án, mà cần có sức mạnh kinh tế và quân sự. Muốn được như vậy, như trên đã nói, cần phải có liên minh các nước trong vùng và các quốc gia lớn có quyền lợi tại Biển Đông, có sức mạnh kinh tế lẫn quân sự hỗ trợ.

LIỆU GIẢI PHÁP PHÁP LÝ CÓ THỂ THÀNH CÔNG KHÔNG?

Chúng tôi xin được trích dẫn một số ý kiến của những chuyên gia về lãnh vực pháp lý quốc tế đã được phổ biến trong những ngày gần đây sau khi xảy ra vụ Bãi Tư Chính.

Dưới đây là ý kiến của một số chuyên gia được đăng trên BBC Tiếng Việt ngày 24/7/2019:

GS Hoàng Việt là giảng viên ĐH Luật tại Sài Gòn, là nhà nghiên cứu luật Quốc tế, nói “Việt Nam nếu không có các giải pháp tức thì để tranh thủ ủng hộ của thế giới, trong đó có việc kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế, thì hậu quả có thể khó lường… cần ngay lập tức kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế. Việc Tòa Trọng tài PCA năm 2016 tuyên bố Philippines thắng trong vụ đơn phương kiện Trung Quốc đã tạo thuận lợi lớn cho Việt Nam để khởi kiện Trung Quốc. Điều mà trước năm 2016 Việt Nam có thể không làm được."

Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn tại Pháp nói: “Phán quyết của Tòa Trọng tài PCA ngày 12/7/2016, bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về đường chữ U chín đoạn và "quyền lịch sử" ở khu vực Biển Đông, đã không chỉ giải quyết những tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc tại khu vực Trường Sa mà còn mở cho Việt Nam nhiều cơ hội pháp lý (và ngoại giao) để giải quyết Hoàng Sa, vấn đề đã bị "đông lạnh" ít ra từ năm 1975 đến nay..."

 

Ông James Kraska, Chủ tịch Trung tâm Stockton Luật hàng hải Quốc tế thuộc Trường Hải Chiến của Mỹ, cho rằng “Trung Quốc đang hành động "bất hợp pháp" trên Biển Đông và vi phạm "nghiêm trọng" Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982)" mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên… Việt Nam "nên kiện" Trung Quốc ra tòa quốc tế, và nhận định "Việt Nam hầu như là sẽ thắng."

 

Ông Jonathan Odom, Giáo sư luật quốc tế tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Marshall của Mỹ nhận định: Hà Nội "có thể dùng hầu hết phần biện hộ" của Philippines trong vụ kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế năm 2016 là có khả năng giành chiến thắng về mặt pháp lý.”

 

Trong bài nghiên cứu của VOA ngày 26-4-2018 với tựa đề “TQ đang đẩy Việt Nam đến gần tòa án quốc tế”, hai nhà nghiên cứu Biển Đông là TS Hà Hoàng Hợp thuộc viên Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore, và TS Nguyễn Nhã, một nhà sử học nổi tiếng đều cho rằng VN phải đưa TC ra tòa án quốc tế La Haye mới có cơ may giải quyết vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, vì TC đã đi quá xa về luật pháp quốc tế về biển. TS Hà Hoàng Hợp nói: động thái “phản đối” của Việt Nam sau mỗi hành động lấn lướt của Trung Quốc ở Biển Đông là “không đủ” và đang tạo ra một vòng “lẩn quẩn”.

 

NHỮNG THUẬN LỢI VỀ PHÁP LÝ KHI VIỆT NAM KIỆN TC RA TÒA QUỐC TẾ

Trong thời điểm này, việc đưa TC ra tòa quốc tế có nhiều lợi điểm về phương diện pháp lý với những luật pháp quốc tế và hồ sơ về chủ quyền trước đây:

1- Công Ước Quốc Tế về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

2- Phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye ngày 12/7/2016 phần thắng về Phi Luật Tân.

3- Những bằng chứng cụ thể do các nước Tây Phương cung cấp những sự kiện quốc tế xảy ra trong vùng trong các thế kỷ trước đây chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyển của Việt Nam.

4- Những hiệp ước trước đây giữa Việt Nam, Pháp, Trung Hoa như Hiệp ước Patenotre ngày 6-6-1884 (Pháp bảo hộ VN), Hiệp ước Thiên Tân 18-5-1884 (Trung Hoa từ bỏ chủ quyền của nhà Thanh đối với Việt Nam.) Hiệp ước Bắc Kinh ngày 26-6-1887 phân ranh hải phận giữa VN và Trung Hoa tại Vịnh Bắc Việt theo đó những đảo thuộc Bắc Kinh chỉ gồm Bạch Long Vỹ, Hải Nam mà không có Hoàng Sa, Trường Sa.

-          Tuyên cáo Cairo ngày 27-11-1943, TT Hoa Kỳ Roosevelt, Thủ tướng Anh Churchill và TT Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch ký hiệp ước tại Cairo ấn định Nhật phải trả cho Trung Hoa các lãnh thổ và đảo đã chiếm trên Thái Bình Dương bao gồm Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ mà không có Hoàng Sa Trường Sa. Tại Teheran 1 tuần sau đó, TT Hoa Kỳ, Thủ Tướng Anh và Chủ  Tịch Liên Xô Stalin  cũng đồng ý tương tự (Nghị Quyết Teheran).

-          Tuyên ngôn Postdam ngày 26-7-1945 ấn định thể thức Nhật đầu hàng đồng minh: Trung Hoa có nhiệm vụ giải giới Nhật từ vĩ tuyến 16 trở lên không có Hoàng Sa và Trường Sa, Anh lo giải giới từ vĩ tuyến 16 trở xuống bao gồm HSTS.

-          Hiệp ước Elysee Ngày 8-3-1949: TT Pháp Vincent Auriol và Quốc Trưởng Bảo Đại ký hiệp định trả độc lập cho Quốc Gia Việt Nam theo các nguyên tắc tại Vịnh Hạ Long, hủy bỏ hiệp ước bảo hộ Patrnotre giữa Pháp và Việt Nam.

-          Hiệp ước hòa bình San Francisco 1951: 51 quốc gia thành lập LHQ đã họp ngày 8-9-1951, Nhật chính thức trả chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa cho Việt Nam. Liên Sô đề nghị trao 2 quần đảo này cho Trung Cộng (lúc đó đã nắm quyền tại Trung Hoa lục địa) nhưng bị khước từ. Thủ tướng Việt Nam Trần Văn Hữu đồng thời công bố chủ quyền của Hoàng sa và Trường sa mà không có nước nào phản đối.

-          Hiệp định Geneve 1954 ngày 20-7-1954 chia đôi Việt Nam qua vĩ tuyến 17, trong đó HS/TS thuộc Quốc Gia Việt Nam nằm dưới vĩ tuyến 17. Hội nghị này có Nga và TC dự.

-          Hiệp Định Paris ngày 27-1-1973 và định ước ngày 2-3-1973, các bên (trong đó Trung Cộng và Liên Sô) cam kết “tôn trọng chủ quyền độc lập, thống nhất quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như Hiệp định Geneve năm 1954 đã xác nhận. Và còn nhiều hồ sơ quốc tế khác.

5- Hiện nay Hoa Kỳ đã rất cương quyết đối với TC, xem  TC là đối thủ nguy hiểm cho nền an ninh quốc gia và thế giới, Mỹ đã mở nhiều mặt trận nhằm làm suy yếu TC như kinh tế, công nghệ, an ninh kể cả quân sự. Ngoài ra Hoa kỳ gần như đã thành hình được một liên minh (chính thức hay không) giữa Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ, Nhật, Nam Hàn, các nước ASEAN (ngoại trừ một vài nước nhỏ không đáng kể hiện theo TC) và một số nước tại Âu Châu cũng có quyền lợi tại Biển Đông như Pháp, Anh, Đức. Hoa kỳ đã cung cấp cho VN các tàu tuần dương, xuồng cao tốc, máy bay quan sát không người lái, hợp tác trong nhiều lãnh vực, trao đổi quân sự và tình báo, cũng như với các nước khác như Ấn Độ, Nhật, Úc… khiến Hà Nội vững tâm cho tàu tuần dương đương đầu với tàu của TC. Nếu tham gia vào liên minh này, Việt Nam sẽ có lợi thế hơn, các quốc gia lớn sẽ hỗ trợ tiến trình pháp lý nếu Việt Nam chịu đưa TC ra tòa án quốc tế.

Trong khi đưa ra tòa phân xử, các bên buộc phải giữ sự hiện trạng (status quo) mà không được thay đổi.

NẾU KHÔNG ĐƯA RA TÒA ÁN QUỐC TẾ, HẬU QUẢ SẼ RA SAO?

Chắc chắn là hậu quả sẽ khôn lường. Trung Cộng ngày càng xem thường và tiếp tục lấn áp hơn nữa, tình hình Biển Đông ngày càng có vẻ thuộc về chủ quyền của TC (bằng sức mạnh), mọi quốc gia đều không muốn xen vào vì nạn nhân chính là VN lại không muốn giải quyết, lúc đó khó có thể thay đổi.

Nếu như vậy, lịch sử dân tộc sẽ ghi đậm tội của nhà cầm quyền CSVN đã không làm gì khi có cơ hội, để cho chủ quyền biển đảo của dân tộc mất dần vào tay ngoại bang, người dân có quyền đặt câu hỏi: phải chăng nhà cầm quyền tìm cách nhượng đất nhượng biển cho ngoại bang mà không muốn giải quyết bằng pháp lý, hay có nguyên nhân thầm kín nào khác?

NHIỆM VỤ CHÚNG TA, NGƯỜI VIỆT TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC PHẢI LÀM GÌ?

Đất nước là đất nước chung, không ai được độc quyền, mọi người dân Việt Nam dù bất cứ ở đâu đều có trách nhiệm tham gia giải quyết những vấn đề quốc gia dân tộc, nhất là khi chủ quyền đất nước bị ngoại xâm xâm phạm và uy hiếp.

Chúng tôi xin nêu ra những nhiệm vụ của chúng ta như sau:

1-      Toàn dân Việt Nam hợp lực bằng mọi cách bảo vệ chủ quyền đất nước. Vận động quốc tế để đạt được mục tiêu.

2-      Kêu gọi lực lượng công an, quân đội hãy vì quyền lợi quốc gia, cùng toàn dân đứng lên chống ngoại xâm.

3-      Tầy chay hàng Trung Cộng trong và ngoài nước.

4-      Người dân áp lực buộc nhà cầm quyền CSVN hãy vì quyền lợi của đất nước từ bỏ chủ trương 3 không và trò đu dây với kẻ thù; từ bỏ độc quyền cai trị, hãy lấy dân làm gốc, tôn trọng các quyền tự do căn bản của dân trong đó có tự do ngôn luận, tự do thông tin,tự do bầu cử, cùng dân tìm cách giải quyết các vấn đề chung của dân tộc. Có dân thì mọi việc đều xong như được chứng minh trong lịch sử chống ngoại xâm hàng ngàn năm trước.

5-      Hợp tác với các quốc gia dân chủ giúp bảo vệ chủ quyền của dân tộc, đưa bá quyền Trung Cộng ra tòa Trọng Tài La Haye như Philippine đã làm và thành công vào năm 2016.

 

Chúng ta có thể hy vọng vào tiền đồ sáng lạn của dân tộc nếu toàn dân cùng chung sức góp tay giải quyết. Nhưng điều quan trọng là CSVN phải đưa TC ra tòa trọng tài quốc tế ngay lập tức. Hiện nay, theo các tin tức quốc tế mới nhất, TC đang ở vào thế suy yếu chưa từng thấy và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào bởi vì tình thế đã chín mùi cho một chế độ độc tài toàn trị, gian ác giống như Liên Sô trước kia sau 70 năm thống trị nửa quả địa cầu.

BS Đỗ Văn Hội  VS chuyen

Tháng 8, 2019
___________________________________________

Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam
United Council of Vietnamese in Homeland and Overseas (UCVHO)
_________________________________________
Liên Kết Trong Ngoài tạo sức mạnh
Tranh Đấu Cho Tự Do Dân Chủ, 
Vẹn Toàn Lãnh Thổ của Việt Nam

Liên lạc: UCVHO
10495 Bolsa Ave, Suite 206, Westminster, Ca 92683
Điện thoại: 909-802-6717
Website: LienketQnHn.org
Check xin đề UCVHO gửi về địa chỉ ở trên.
______________________________________
Ủng hộ xin đề: UCVHO (chữ tắt Anh ngữ của HĐLKQNHN )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tại sao phải đưa Trung Cộng ra tòa án trọng tài về vấn đề Hoàng Sa Trường Sa?

Trước sự kiện xảy ra ở Bãi Tư Chính, tiếp theo nhiều sự kiện TC uy hiếp tại Biển Đông, dư luận quốc tế và Việt Nam khuyên Việt Nam nên đưa Trung Cộng ra tòa án quốc tế để giải quyết.


Vào đầu tháng 7 năm 2019, trước sự lấn áp và quấy nhiễu của các tàu tuần dương của Trung Cộng (TC) tại Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền  kinh tế của  Việt Nam, nhà cầm quyền CS Việt Nam đã cho tàu tuần dương theo dõi và đối đầu lại đồng thời lên tiếng (tuy có muộn) chỉ đích danh TC là thủ phạm và yêu cầu TC rút tàu khảo sát và tuần dương ra khỏi vùng này. Đây là một hành động được nhiều giới quan sát hoan nghinh, vì dám lên tiếng xác nhận chủ quyền của mình. Kế tiếp, lần lượt Hoa Kỳ và một số nước đã lên tiếng yêu cầu TC không bắt nạt và uy hiếp các nước nhỏ láng giềng.

Dĩ nhiên là TC rất tức tối và đã phản bác. Đó bản chất một nhà nước độc tài, ngang ngược, tráo trở bất chấp luật pháp quốc tế như Trung Cộng mà ai cũng biết.

Trước sự kiện xảy ra ở Bãi Tư Chính, tiếp theo nhiều sự kiện TC uy hiếp tại Biển Đông, dư luận quốc tế và Việt Nam khuyên Việt Nam nên đưa Trung Cộng ra tòa án quốc tế để giải quyết.

Trước đây cũng có nhiều người khuyên Việt Nam nên làm như vậy nhưng nhà cầm quyền vẫn cứ yên lặng làm ngơ để cho Trung Cộng ngày càng làm mưa làm gió trên Biển Đông trong khi chủ quyền của đất nước bị xâm phạm, ngoài ra nếu để càng lâu thì việc giải quyết càng trở nên khó khăn.

Nay thì ý kiến nói trên ngày càng mạnh mẽ và càng nhiều. Trong bài này chúng ta hãy phân tích tại sao Việt Nam cần đưa TC ra tòa án quốc tế và cơ may thắng kiện như thế nào?

Trước hết, chúng tôi xin liệt kê những phương thức để giải quyết các tranh chấp quốc tế như vấn đề ở Biển Đông là một như thế nào.

1-      Ngoại giao, thương lượng.

Đây là phương thức thông thường nhất để giải quyết trong hòa bình. Hai bên gặp nhau, thảo luận, thương thuyết, trao đổi để tìm sự đồng ý với nhau.

Nhưng phương pháp này chỉ có hiệu quả khi các đối tác là những quốc gia dân chủ, có cùng suy nghĩ như nhau, tôn trọng lẽ phải, luật pháp quốc tế, và tôn trọng lẫn nhau. Ngoài ra, vấn đề tranh chấp không quá lớn để hai bên có thể thương lượng và chấp nhận dễ dàng.

Ngược lại, đối với những nhà nước độc tài, ngang ngược, ỷ mạnh hiếp yếu, bất chấp luật pháp quốc tế như nhà nước cộng sản Bắc Kinh thì phương pháp này chỉ tốn thì giờ vô ích.

2-      Áp lực ngoại giao, chính trị, kinh tế.

Đây là phương cách đối xử với những nhà nước ngoan cố, bất chấp dư luận quốc tế, người ta buộc lòng phải sử dụng những áp lực như cô lập ngoại giao, trừng phạt bao vây kinh tế, đôi khi cần có áp lực quân sự (nhưng chưa sử dụng), buộc đối phương ở vào thế yếu, phải chấp nhận.

Phương pháp này chỉ có hiệu lực đối với các nước nhỏ, yếu kinh tế và quân sự. Ngược lại, những nước lớn và ngang ngược như Trung Cộng thì rất khó có kết quả.

Ngoài ra, bên tạo áp lực phải có sức mạnh kinh tế, quân sự, chính trị mới có hy vọng làm thay đổi đối thủ.

3-      Pháp Lý quốc tế

Phương pháp pháp lý quốc tế có nghĩa là đưa đối phương ra tòa án quốc tế có thẩm quyền dựa vào những bộ luật quốc tế buộc kẻ thua phải chấp nhận thi hành. Ở đây, căn bản là Công Ước Quốc Tế về Biển năm 1982. Đây là cách thức tốt nhất, hòa bình nhất.

Phương pháp pháp lý cũng tùy thuộc vào quốc gia bị kiện có tôn thủ luật pháp hay không, có sẵn sàng đón nhận những thủ tục pháp lý hay không, có chấp nhận phán quyết và định chế quốc tế có đủ quyền lực buộc nước thua phải thi hành án lệnh không?

Đối với Trung Cộng, ngoài là một nước bất chấp luật pháp quốc tế, có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, còn là một thành viên có quyền phủ quyết trong Hội Đồng Bảo An LHQ, đây là vấn đề cần phải được lưu tâm.

Tuy nhiên, phán quyết của tòa án quốc tế cũng vẫn là cơ sở quan trọng và căn bản để giải quyết các vấn đề bất đồng quốc tế, trong đó vấn đề Biển Đông.

Phán quyết của tòa Trọng Tài PCA trong vụ Phi Luật Tân kiện Trung Cộng ở Biển Đông năm 2016 mà phần thắng về phía nước Phi, mặc dù TC phủ nhận phán quyết, nhưng Phi Luật Tân có thể dùng nó để kêu gọi quốc tế áp lực buộc Trung Cộng phải nhượng bộ. Ngoài ra, các nước khác có thể dùng án lệ này để áp dụng vào những trường hợp tương tự.

Rất tiếc Tổng Thống Phi Luật Tân là ông Duterte đã không biết khai thác lợi điểm của mình, lại khiếp nhược đi hợp tác với địch khiến cho bên địch giữ thế chủ động, tiếp tục uy hiếp các vùng lãnh hải gây bất lợi cho Phi Luật Tân.

4-      Phương pháp quân sự.

Đây là phương thức bất đắc dĩ lắm mới phải áp dụng. Trường hợp Iraq xâm chiếm Kuwait bằng vũ lực năm 1990, Liên quân Liên Hiệp Quốc dưới quyền chỉ huy của Hoa Kỳ đã đánh bại Iraq ra khỏi Kuwait sau 100 ngày tham chiến.

Trận Kosovo cũng tương tự, nhưng thay vì Liên Hiệp Quốc (do Nga phủ quyết), trường hợp này NATO đã tấn công Liên Bang Nam Tư vì lý do diệt chủng và vi phạm nhân quyền đối với người Albania tại Kosovo.

Việc sử dụng quân sự cần được Liên Hiệp Quốc chấp thuận với đa số thành viên Hội Đồng Bảo An LHQ chấp nhận và không bị phủ quyết bởi một trong 5 thành viên thường trực. Phương pháp này khó thi hành nếu bên bị là thành viên phủ quyết. (Kẻ cướp ngồi ghế quan tòa như TC hiện nay).

5-      Phương pháp hỗn hợp.

Người ra có thể sử dụng hỗn hợp tất cả các phương pháp kể trên như ngoại giao, đàm phán, cấm vận kinh tế, cô lập chính trị,  dùng pháp lý quốc tế, tuy nhiên đôi khi  vẫn cần có áp lực quân sự.

Ngoài ra, muốn thành công, một liên minh của nhiều quốc gia để tạo sức mạnh chính trị, kinh tế và cả về quân sự là cần thiết để bao vây đối phương buộc phải tuân theo phán quyết của tòa án.

TRƯỜNG HỢP HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Trung Cộng đã dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa, Trường Sa và các thực thể mà họ tự ý bồi đắp, cải tạo các đảo nhân tạo, phương pháp ngoại giao đã được thực hiện từ lâu nhưng hoàn toàn thất bại, lý do ai cũng biết. Các nước ASEAN đã nhiều cố gắng vô vọng hàng chục năm nay.

Phương pháp tạo áp lực cũng sẽ không có hiệu quả vì nếu những quốc gia nạn nhân tại Biển Đông không đủ sức mạnh tạo áp lực chính trị, cũng như kinh tế và quân sự. Vì thế pháp lý là giải pháp quan trọng nhất, dễ thực hiện nhất, hòa bình nhất và có nhiều cơ may toàn thắng vì đã có án lệ trước đó từ  tòa trọng tài quốc tế La Haye xử thắng cho nguyên đơn là Phi Luật Tân.

Tuy nhiên nếu chỉ có pháp lý không thôi thì vẫn chưa đủ mạnh để buộc đối phương thi hành pháp quyết của tòa án, mà cần có sức mạnh kinh tế và quân sự. Muốn được như vậy, như trên đã nói, cần phải có liên minh các nước trong vùng và các quốc gia lớn có quyền lợi tại Biển Đông, có sức mạnh kinh tế lẫn quân sự hỗ trợ.

LIỆU GIẢI PHÁP PHÁP LÝ CÓ THỂ THÀNH CÔNG KHÔNG?

Chúng tôi xin được trích dẫn một số ý kiến của những chuyên gia về lãnh vực pháp lý quốc tế đã được phổ biến trong những ngày gần đây sau khi xảy ra vụ Bãi Tư Chính.

Dưới đây là ý kiến của một số chuyên gia được đăng trên BBC Tiếng Việt ngày 24/7/2019:

GS Hoàng Việt là giảng viên ĐH Luật tại Sài Gòn, là nhà nghiên cứu luật Quốc tế, nói “Việt Nam nếu không có các giải pháp tức thì để tranh thủ ủng hộ của thế giới, trong đó có việc kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế, thì hậu quả có thể khó lường… cần ngay lập tức kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế. Việc Tòa Trọng tài PCA năm 2016 tuyên bố Philippines thắng trong vụ đơn phương kiện Trung Quốc đã tạo thuận lợi lớn cho Việt Nam để khởi kiện Trung Quốc. Điều mà trước năm 2016 Việt Nam có thể không làm được."

Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn tại Pháp nói: “Phán quyết của Tòa Trọng tài PCA ngày 12/7/2016, bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về đường chữ U chín đoạn và "quyền lịch sử" ở khu vực Biển Đông, đã không chỉ giải quyết những tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc tại khu vực Trường Sa mà còn mở cho Việt Nam nhiều cơ hội pháp lý (và ngoại giao) để giải quyết Hoàng Sa, vấn đề đã bị "đông lạnh" ít ra từ năm 1975 đến nay..."

 

Ông James Kraska, Chủ tịch Trung tâm Stockton Luật hàng hải Quốc tế thuộc Trường Hải Chiến của Mỹ, cho rằng “Trung Quốc đang hành động "bất hợp pháp" trên Biển Đông và vi phạm "nghiêm trọng" Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982)" mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên… Việt Nam "nên kiện" Trung Quốc ra tòa quốc tế, và nhận định "Việt Nam hầu như là sẽ thắng."

 

Ông Jonathan Odom, Giáo sư luật quốc tế tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Marshall của Mỹ nhận định: Hà Nội "có thể dùng hầu hết phần biện hộ" của Philippines trong vụ kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế năm 2016 là có khả năng giành chiến thắng về mặt pháp lý.”

 

Trong bài nghiên cứu của VOA ngày 26-4-2018 với tựa đề “TQ đang đẩy Việt Nam đến gần tòa án quốc tế”, hai nhà nghiên cứu Biển Đông là TS Hà Hoàng Hợp thuộc viên Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore, và TS Nguyễn Nhã, một nhà sử học nổi tiếng đều cho rằng VN phải đưa TC ra tòa án quốc tế La Haye mới có cơ may giải quyết vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, vì TC đã đi quá xa về luật pháp quốc tế về biển. TS Hà Hoàng Hợp nói: động thái “phản đối” của Việt Nam sau mỗi hành động lấn lướt của Trung Quốc ở Biển Đông là “không đủ” và đang tạo ra một vòng “lẩn quẩn”.

 

NHỮNG THUẬN LỢI VỀ PHÁP LÝ KHI VIỆT NAM KIỆN TC RA TÒA QUỐC TẾ

Trong thời điểm này, việc đưa TC ra tòa quốc tế có nhiều lợi điểm về phương diện pháp lý với những luật pháp quốc tế và hồ sơ về chủ quyền trước đây:

1- Công Ước Quốc Tế về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

2- Phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye ngày 12/7/2016 phần thắng về Phi Luật Tân.

3- Những bằng chứng cụ thể do các nước Tây Phương cung cấp những sự kiện quốc tế xảy ra trong vùng trong các thế kỷ trước đây chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyển của Việt Nam.

4- Những hiệp ước trước đây giữa Việt Nam, Pháp, Trung Hoa như Hiệp ước Patenotre ngày 6-6-1884 (Pháp bảo hộ VN), Hiệp ước Thiên Tân 18-5-1884 (Trung Hoa từ bỏ chủ quyền của nhà Thanh đối với Việt Nam.) Hiệp ước Bắc Kinh ngày 26-6-1887 phân ranh hải phận giữa VN và Trung Hoa tại Vịnh Bắc Việt theo đó những đảo thuộc Bắc Kinh chỉ gồm Bạch Long Vỹ, Hải Nam mà không có Hoàng Sa, Trường Sa.

-          Tuyên cáo Cairo ngày 27-11-1943, TT Hoa Kỳ Roosevelt, Thủ tướng Anh Churchill và TT Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch ký hiệp ước tại Cairo ấn định Nhật phải trả cho Trung Hoa các lãnh thổ và đảo đã chiếm trên Thái Bình Dương bao gồm Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ mà không có Hoàng Sa Trường Sa. Tại Teheran 1 tuần sau đó, TT Hoa Kỳ, Thủ Tướng Anh và Chủ  Tịch Liên Xô Stalin  cũng đồng ý tương tự (Nghị Quyết Teheran).

-          Tuyên ngôn Postdam ngày 26-7-1945 ấn định thể thức Nhật đầu hàng đồng minh: Trung Hoa có nhiệm vụ giải giới Nhật từ vĩ tuyến 16 trở lên không có Hoàng Sa và Trường Sa, Anh lo giải giới từ vĩ tuyến 16 trở xuống bao gồm HSTS.

-          Hiệp ước Elysee Ngày 8-3-1949: TT Pháp Vincent Auriol và Quốc Trưởng Bảo Đại ký hiệp định trả độc lập cho Quốc Gia Việt Nam theo các nguyên tắc tại Vịnh Hạ Long, hủy bỏ hiệp ước bảo hộ Patrnotre giữa Pháp và Việt Nam.

-          Hiệp ước hòa bình San Francisco 1951: 51 quốc gia thành lập LHQ đã họp ngày 8-9-1951, Nhật chính thức trả chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa cho Việt Nam. Liên Sô đề nghị trao 2 quần đảo này cho Trung Cộng (lúc đó đã nắm quyền tại Trung Hoa lục địa) nhưng bị khước từ. Thủ tướng Việt Nam Trần Văn Hữu đồng thời công bố chủ quyền của Hoàng sa và Trường sa mà không có nước nào phản đối.

-          Hiệp định Geneve 1954 ngày 20-7-1954 chia đôi Việt Nam qua vĩ tuyến 17, trong đó HS/TS thuộc Quốc Gia Việt Nam nằm dưới vĩ tuyến 17. Hội nghị này có Nga và TC dự.

-          Hiệp Định Paris ngày 27-1-1973 và định ước ngày 2-3-1973, các bên (trong đó Trung Cộng và Liên Sô) cam kết “tôn trọng chủ quyền độc lập, thống nhất quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như Hiệp định Geneve năm 1954 đã xác nhận. Và còn nhiều hồ sơ quốc tế khác.

5- Hiện nay Hoa Kỳ đã rất cương quyết đối với TC, xem  TC là đối thủ nguy hiểm cho nền an ninh quốc gia và thế giới, Mỹ đã mở nhiều mặt trận nhằm làm suy yếu TC như kinh tế, công nghệ, an ninh kể cả quân sự. Ngoài ra Hoa kỳ gần như đã thành hình được một liên minh (chính thức hay không) giữa Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ, Nhật, Nam Hàn, các nước ASEAN (ngoại trừ một vài nước nhỏ không đáng kể hiện theo TC) và một số nước tại Âu Châu cũng có quyền lợi tại Biển Đông như Pháp, Anh, Đức. Hoa kỳ đã cung cấp cho VN các tàu tuần dương, xuồng cao tốc, máy bay quan sát không người lái, hợp tác trong nhiều lãnh vực, trao đổi quân sự và tình báo, cũng như với các nước khác như Ấn Độ, Nhật, Úc… khiến Hà Nội vững tâm cho tàu tuần dương đương đầu với tàu của TC. Nếu tham gia vào liên minh này, Việt Nam sẽ có lợi thế hơn, các quốc gia lớn sẽ hỗ trợ tiến trình pháp lý nếu Việt Nam chịu đưa TC ra tòa án quốc tế.

Trong khi đưa ra tòa phân xử, các bên buộc phải giữ sự hiện trạng (status quo) mà không được thay đổi.

NẾU KHÔNG ĐƯA RA TÒA ÁN QUỐC TẾ, HẬU QUẢ SẼ RA SAO?

Chắc chắn là hậu quả sẽ khôn lường. Trung Cộng ngày càng xem thường và tiếp tục lấn áp hơn nữa, tình hình Biển Đông ngày càng có vẻ thuộc về chủ quyền của TC (bằng sức mạnh), mọi quốc gia đều không muốn xen vào vì nạn nhân chính là VN lại không muốn giải quyết, lúc đó khó có thể thay đổi.

Nếu như vậy, lịch sử dân tộc sẽ ghi đậm tội của nhà cầm quyền CSVN đã không làm gì khi có cơ hội, để cho chủ quyền biển đảo của dân tộc mất dần vào tay ngoại bang, người dân có quyền đặt câu hỏi: phải chăng nhà cầm quyền tìm cách nhượng đất nhượng biển cho ngoại bang mà không muốn giải quyết bằng pháp lý, hay có nguyên nhân thầm kín nào khác?

NHIỆM VỤ CHÚNG TA, NGƯỜI VIỆT TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC PHẢI LÀM GÌ?

Đất nước là đất nước chung, không ai được độc quyền, mọi người dân Việt Nam dù bất cứ ở đâu đều có trách nhiệm tham gia giải quyết những vấn đề quốc gia dân tộc, nhất là khi chủ quyền đất nước bị ngoại xâm xâm phạm và uy hiếp.

Chúng tôi xin nêu ra những nhiệm vụ của chúng ta như sau:

1-      Toàn dân Việt Nam hợp lực bằng mọi cách bảo vệ chủ quyền đất nước. Vận động quốc tế để đạt được mục tiêu.

2-      Kêu gọi lực lượng công an, quân đội hãy vì quyền lợi quốc gia, cùng toàn dân đứng lên chống ngoại xâm.

3-      Tầy chay hàng Trung Cộng trong và ngoài nước.

4-      Người dân áp lực buộc nhà cầm quyền CSVN hãy vì quyền lợi của đất nước từ bỏ chủ trương 3 không và trò đu dây với kẻ thù; từ bỏ độc quyền cai trị, hãy lấy dân làm gốc, tôn trọng các quyền tự do căn bản của dân trong đó có tự do ngôn luận, tự do thông tin,tự do bầu cử, cùng dân tìm cách giải quyết các vấn đề chung của dân tộc. Có dân thì mọi việc đều xong như được chứng minh trong lịch sử chống ngoại xâm hàng ngàn năm trước.

5-      Hợp tác với các quốc gia dân chủ giúp bảo vệ chủ quyền của dân tộc, đưa bá quyền Trung Cộng ra tòa Trọng Tài La Haye như Philippine đã làm và thành công vào năm 2016.

 

Chúng ta có thể hy vọng vào tiền đồ sáng lạn của dân tộc nếu toàn dân cùng chung sức góp tay giải quyết. Nhưng điều quan trọng là CSVN phải đưa TC ra tòa trọng tài quốc tế ngay lập tức. Hiện nay, theo các tin tức quốc tế mới nhất, TC đang ở vào thế suy yếu chưa từng thấy và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào bởi vì tình thế đã chín mùi cho một chế độ độc tài toàn trị, gian ác giống như Liên Sô trước kia sau 70 năm thống trị nửa quả địa cầu.

BS Đỗ Văn Hội  VS chuyen

Tháng 8, 2019
___________________________________________

Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam
United Council of Vietnamese in Homeland and Overseas (UCVHO)
_________________________________________
Liên Kết Trong Ngoài tạo sức mạnh
Tranh Đấu Cho Tự Do Dân Chủ, 
Vẹn Toàn Lãnh Thổ của Việt Nam

Liên lạc: UCVHO
10495 Bolsa Ave, Suite 206, Westminster, Ca 92683
Điện thoại: 909-802-6717
Website: LienketQnHn.org
Check xin đề UCVHO gửi về địa chỉ ở trên.
______________________________________
Ủng hộ xin đề: UCVHO (chữ tắt Anh ngữ của HĐLKQNHN )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm