Tham Khảo
Tại ta hay tại Trung Quốc?
Khoảng 5 năm trở lại đây, cuộc chiến biên giới năm 1979 với Trung Quốc đã bắt đầu được viết và nói đến một cách cởi mở hơn, có lẽ nguyên do bắt đầu từ
Khoảng 5 năm trở lại đây, cuộc chiến biên giới năm 1979 với Trung Quốc
đã bắt đầu được viết và nói đến một cách cởi mở hơn, có lẽ nguyên do bắt
đầu từ vụ dàn khoan HD 981 khi Trung Quốc có những động thái hung hăng
tại khu vực biển Đông. Trên rất nhiều mặt báo chính thống cũng như nhiều
blog cá nhân mạng xã hội, thông tin cụ thể, tài liệu lịch sử về chiến
tranh biên giới được nhiều người đọc và chia sẻ. Không ít người trẻ bất
ngờ về một sự kiện lịch sử quan trọng như vậy nhưng gần như không được
đả động đến trong chương trình sách giáo khoa Sử từ trước đến giờ. Thông
tin về cuộc chiến được lan rộng và nhận được nhiều phản hồi khá tích
cực vì phần thắng cuối cùng thuộc về Việt Nam khi đất nước ta đã đánh
đuổi được quân Trung Quốc ra khỏi biên giới.
Có thể nói, trong một số tài liệu về chiến tranh biên giới, Trung Quốc
lộ rõ bộ mặt là một tên “anh em cây khế” đầy mưu mô và xảo quyệt. Câu
tuyên ngôn “Không có đồng minh, kẻ thù nào là mãi mãi, chỉ có lợi ích
quốc gia là vĩnh cửu” đã được Trung Quốc áp dụng hiệu quả, đổi lại đất
nước này mãi mãi đi kèm cùng hình ảnh tráo trở, lật lọng và cơ hội.
Không thể phủ nhận được sau cuộc chiến biên giới 1979, Việt Nam rơi
xuống vực thẳm khi tình trạng đất nước bế quan tỏa cảng, kinh tế kiệt
quệ, Liên Xô cũng dần đi xuống trong khi quan hệ với Trung Quốc thì đóng
băng hoàn toàn, dẫn đến một cuộc trao đổi kinh tế mang tính chính trị
trong hội nghị Thành Đô năm 1991, mà cho đến bây giờ vẫn là một sự kiện
lịch sử còn nhiều uẩn khúc. Không ít người cho rằng đây là một trong
những giai đoạn tụt hậu quan trọng dẫn đến việc Việt Nam có tốc độ phát
triển quá chậm trễ nhiều đến như vậy so với các nước khác, đặc biệt là
với Trung Quốc.
Đúng, đất nước ta đã không bắt kịp xu hướng hội nhập trong cả thập niên
những năm 80. Tuy nhiên, chớ vội đổ thừa cho tên láng giềng to lớn,
trước hết chúng ta vẫn phải luôn nhìn về nội lực của bản thân mình. Đã
quá đủ để nhắc về Việt Nam và những cuộc chiến tranh. Người Việt không
thể tiếp tục nhắc đi nhắc lại và tự hào về một cuộc chiến thắng biên
giới với Trung Quốc khi mà thế giới đã quá chán ngán với con quái vật
mang tên “chiến tranh.” Họ sẽ chỉ thẳng mặt mà hỏi rằng, vậy sau lần
chiến thắng ấy, Việt Nam làm được thêm những gì? Đáng buồn thay, cũng
như đối với chiến thắng mà Cộng Sản đã giành được từ năm 1975 trong cuộc
đối đầu với Hoa Kỳ, Việt Nam có thể luôn đáng gờm trong các cuộc chiến
tranh, nhưng lại thua ở những mặt trận quan trọng khác. Chính quyền Việt
Nam đang tự nguyện mở một đường cho Trung Quốc vào đất nước mình mà
không cần bất kỳ một cuộc chiến nào. Những hệ thống cầu vượt, tàu điện
ngầm trong tay của các nhà thầu Trung Quốc méo mó, tạm bợ, đang xây dựng
dở phải bỏ ngỏ vì bị đòi thêm kinh phí. Các nhà máy sắt, thép như
Formosa vẫn tiếp tục hoành hành xả thải công nghiệp chưa qua xử lý khắp
biển miền Trung. Người dân Trung Quốc với chính sách du lịch được nới
lỏng từ phía Việt Nam đổ xô đến Đà Nẵng, Nha Trang… kinh doanh trái phép
và coi thường chính người dân Việt ra mặt, trong khi vấn đề xâm chiếm
toàn bộ biển Đông bằng đường lưỡi bò vẫn chưa có hồi kết.
Với vị trí địa lý bất lợi khi nằm ngay sát nách và bị Trung Quốc o ép về
nhiều mặt, Việt Nam không có sự hỗ trợ hoàn hảo về ngoại lực. Nhưng nội
lực của đất nước lại mục ruỗng khi chính quyền luôn muốn đục khoét, vơ
vét nguồn thuế của dân, làm cạn kiện tài nguyên đất nước. Có chăng là
chúng ta đã thất bại trong cuộc chiến với chính bản thân mình. Ngày 17
tháng 2, phải trải qua hơn 30 năm, các thế hệ sau mới phần nào biết đến ý
nghĩa của cuộc chiến đánh đuổi giặc Tàu. 10 vạn người đã ngã xuống trên
những mảnh đất biên giới phía bắc để bảo vệ đất nước, để khẳng định chủ
quyền, để lại một mảnh đất Việt trọn vẹn cho thế hệ tương lai. Liệu có
phải những đồng bào, chiến sĩ này đã hy sinh vô nghĩa? Ngày 17 tháng 2,
hãy cúi đầu tưởng niệm những con người anh dũng ngày ấy và cúi đầu ngẫm
về Tổ quốc hôm nay.
Hoàng Giang
(Blog VOA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tại ta hay tại Trung Quốc?
Khoảng 5 năm trở lại đây, cuộc chiến biên giới năm 1979 với Trung Quốc đã bắt đầu được viết và nói đến một cách cởi mở hơn, có lẽ nguyên do bắt đầu từ
Khoảng 5 năm trở lại đây, cuộc chiến biên giới năm 1979 với Trung Quốc
đã bắt đầu được viết và nói đến một cách cởi mở hơn, có lẽ nguyên do bắt
đầu từ vụ dàn khoan HD 981 khi Trung Quốc có những động thái hung hăng
tại khu vực biển Đông. Trên rất nhiều mặt báo chính thống cũng như nhiều
blog cá nhân mạng xã hội, thông tin cụ thể, tài liệu lịch sử về chiến
tranh biên giới được nhiều người đọc và chia sẻ. Không ít người trẻ bất
ngờ về một sự kiện lịch sử quan trọng như vậy nhưng gần như không được
đả động đến trong chương trình sách giáo khoa Sử từ trước đến giờ. Thông
tin về cuộc chiến được lan rộng và nhận được nhiều phản hồi khá tích
cực vì phần thắng cuối cùng thuộc về Việt Nam khi đất nước ta đã đánh
đuổi được quân Trung Quốc ra khỏi biên giới.
Có thể nói, trong một số tài liệu về chiến tranh biên giới, Trung Quốc
lộ rõ bộ mặt là một tên “anh em cây khế” đầy mưu mô và xảo quyệt. Câu
tuyên ngôn “Không có đồng minh, kẻ thù nào là mãi mãi, chỉ có lợi ích
quốc gia là vĩnh cửu” đã được Trung Quốc áp dụng hiệu quả, đổi lại đất
nước này mãi mãi đi kèm cùng hình ảnh tráo trở, lật lọng và cơ hội.
Không thể phủ nhận được sau cuộc chiến biên giới 1979, Việt Nam rơi
xuống vực thẳm khi tình trạng đất nước bế quan tỏa cảng, kinh tế kiệt
quệ, Liên Xô cũng dần đi xuống trong khi quan hệ với Trung Quốc thì đóng
băng hoàn toàn, dẫn đến một cuộc trao đổi kinh tế mang tính chính trị
trong hội nghị Thành Đô năm 1991, mà cho đến bây giờ vẫn là một sự kiện
lịch sử còn nhiều uẩn khúc. Không ít người cho rằng đây là một trong
những giai đoạn tụt hậu quan trọng dẫn đến việc Việt Nam có tốc độ phát
triển quá chậm trễ nhiều đến như vậy so với các nước khác, đặc biệt là
với Trung Quốc.
Đúng, đất nước ta đã không bắt kịp xu hướng hội nhập trong cả thập niên
những năm 80. Tuy nhiên, chớ vội đổ thừa cho tên láng giềng to lớn,
trước hết chúng ta vẫn phải luôn nhìn về nội lực của bản thân mình. Đã
quá đủ để nhắc về Việt Nam và những cuộc chiến tranh. Người Việt không
thể tiếp tục nhắc đi nhắc lại và tự hào về một cuộc chiến thắng biên
giới với Trung Quốc khi mà thế giới đã quá chán ngán với con quái vật
mang tên “chiến tranh.” Họ sẽ chỉ thẳng mặt mà hỏi rằng, vậy sau lần
chiến thắng ấy, Việt Nam làm được thêm những gì? Đáng buồn thay, cũng
như đối với chiến thắng mà Cộng Sản đã giành được từ năm 1975 trong cuộc
đối đầu với Hoa Kỳ, Việt Nam có thể luôn đáng gờm trong các cuộc chiến
tranh, nhưng lại thua ở những mặt trận quan trọng khác. Chính quyền Việt
Nam đang tự nguyện mở một đường cho Trung Quốc vào đất nước mình mà
không cần bất kỳ một cuộc chiến nào. Những hệ thống cầu vượt, tàu điện
ngầm trong tay của các nhà thầu Trung Quốc méo mó, tạm bợ, đang xây dựng
dở phải bỏ ngỏ vì bị đòi thêm kinh phí. Các nhà máy sắt, thép như
Formosa vẫn tiếp tục hoành hành xả thải công nghiệp chưa qua xử lý khắp
biển miền Trung. Người dân Trung Quốc với chính sách du lịch được nới
lỏng từ phía Việt Nam đổ xô đến Đà Nẵng, Nha Trang… kinh doanh trái phép
và coi thường chính người dân Việt ra mặt, trong khi vấn đề xâm chiếm
toàn bộ biển Đông bằng đường lưỡi bò vẫn chưa có hồi kết.
Với vị trí địa lý bất lợi khi nằm ngay sát nách và bị Trung Quốc o ép về
nhiều mặt, Việt Nam không có sự hỗ trợ hoàn hảo về ngoại lực. Nhưng nội
lực của đất nước lại mục ruỗng khi chính quyền luôn muốn đục khoét, vơ
vét nguồn thuế của dân, làm cạn kiện tài nguyên đất nước. Có chăng là
chúng ta đã thất bại trong cuộc chiến với chính bản thân mình. Ngày 17
tháng 2, phải trải qua hơn 30 năm, các thế hệ sau mới phần nào biết đến ý
nghĩa của cuộc chiến đánh đuổi giặc Tàu. 10 vạn người đã ngã xuống trên
những mảnh đất biên giới phía bắc để bảo vệ đất nước, để khẳng định chủ
quyền, để lại một mảnh đất Việt trọn vẹn cho thế hệ tương lai. Liệu có
phải những đồng bào, chiến sĩ này đã hy sinh vô nghĩa? Ngày 17 tháng 2,
hãy cúi đầu tưởng niệm những con người anh dũng ngày ấy và cúi đầu ngẫm
về Tổ quốc hôm nay.
Hoàng Giang
(Blog VOA)